Việt Nam Và Các Nước Xuất Khẩu Dệt May Chính Và Thị Trường Hoa Kỳ Năm 2008

trường lý tưởng nhất thế giới cho xuất khẩu dệt may của các quốc gia. Tuy nhiên, Hoa Kỳ lại là thị trường rất khó tính, có tính bảo hộ cao với nhiều đòi hỏi về kỹ thuật đối với loại hàng này. Hơn nữa, thị trường Hoa Kỳ cũng là nơi hội tụ của tất cả các nhà sản xuất, xuất khẩu dệt may tiếng tăm trên thế giới, nên tính cạnh trên thị trường này là rất quyết liệt.

Mặc dù vậy, mới chỉ hơn 10 năm có mặt trên thị trường Hoa Kỳ, dệt may Việt Nam đã sớm tạo được chỗ đứng cho mình. Hiện nay, Việt Nam được đánh giá là một trong số 5 quốc gia xuất khẩu lớn nhất sản phẩm dệt may vào thị trường này. Đặc biệt, trong năm 2008, xuất khẩu dệt may sang Mỹ đạt 5,4 tỷ USD đưa Việt Nam trở thành nhà xuất khẩu dệt may lớn thứ 2 vào thị trường Hoa Kỳ. Tuy vậy, so với quốc gia xuất khẩu hàng đầu vào thị trường Hoa Kỳ là Trung Quốc thì thị phần của hàng dệt may Việt Nam vẫn chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn khoảng 5,82% trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ, trong khi đó Trung Quốc chiếm đến 35,06% thị phần nhập khẩu dệt may của Hoa Kỳ cùng trong năm 2008. Trung Quốc, Ấn Độ, Mêxico, Inđônêxia, Băngladesh... là những đối thủ cạnh tranh rất mạnh đối với sản phẩm dệt may của Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ.

Bảng 7: Việt Nam và các nước xuất khẩu dệt may chính và thị trường Hoa Kỳ năm 2008

Quốc gia

Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD)

Thị phần tương ứng (%)

Thứ hạng

Trung Quốc

32.678

35,06

1

Việt Nam

5.425

5,82

2

India

5.078

5,44

3

Mêxico

4.957

5,32

4

Indonêxia

4.241

4,55

5

Bangladesh

3.537

3,78

6

Pakistan

3.078

3,30

7

Honduras

2.611

2,80

8

Campuchia

2.386

2,56

9

Italy

2.038

2,24

10

Thái Lan

1.979

2,12

11

Các nước khác

25.179

27,01


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ - 7


Tổng cộng

93.187

100


Nguồn: http://otexa.ita.doc.gov và tính toán của tác giả

(US Department of commercial; Office of textile and apparel)

Qua bảng số liệu trên cho thấy, mặc dù là “ kẻ đến sau”, song chỉ trong một thời gian ngắn, dệt may Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 2 trong các nước xuất khẩu dệt may vào thị trường Hoa Kỳ năm 2008. Thống kê của Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho thấy năm 2008 kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 5,425 tỷ USD, chiếm 5,84% thị phần nhập khẩu dệt may của Hoa Kỳ. Nếu so sánh 5,84% thị phần mà dệt may Việt Nam giành được với 35,06% thị phần mà Trung Quốc chiếm giữ, thì thấy kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào Hoa Kỳ còn quá nhỏ bé và nó càng nhỏ bé hơn nữa nếu so sánh với con số khổng lồ của tổng kim ngạch nhập khẩu của dệt may Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nếu so sánh với các nước khác từng sớm có mặt trên thị trường này như: Thái Lan, Băngladesh, Ấn Độ và đặc biệt là Mexico- quốc gia nhiều năm liền đứng thứ 2 trong số các nước nhập khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ- thì đây quả là sự cố gắng rất lớn của các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam thời gian qua.

Bảng 8: Sự thay đổi kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam và các nước xuất khẩu hàng dệt may chính vào thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2001- 2008

Đơn vị: Triệu USD


Quốc gia

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Trung Quốc

6.536

8.744

11.608

14.558

22.405

27.067

32.322

32.678

Việt Nam

49,3

951,7

2.484

2.720

2.881

3.396

4.558

5.425

India

2.633

2.993

3.211

3.633

4.617

5.031

5.104

5.078

Mêxico

8.945

8.619

7.940

7.793

7.246

6.376

5.625

4.957

Indonêxia

2.552

2.328

2.375

2.620

3.081

3.901

4.206

4.241

Bangladesh

2.204

1.989

1.939

2.065

2.457

2.997

3.191

3.537

Pakistan

1.924

1.983

2.215

2.546

2.904

3.250

3.170

3.078

Honduras

2.347

2.443

2.507

2.677

2.629

2.445

2.517

2.611

Campuchia

952,5

1.061

1.251

1.441

1.727

2.150

2.435

2.386

Italy

2.063

2.031

2.182

2.260

2.143

2.067

2.233

2.038

Thái Lan

2.441

2.201

2.071

2.198

2.124

2.124

2.059

1.979


Các nước khác

39.968

36.84

37.887

38.80

34.99

32.48

28.99

25.179

Tổng cộng

70.240

72.183

77.434

83.310

89.205

93.279

96.410

93.187

Nguồn: http://otexa.ita.doc.gov

(US Department of commercial; Office of textile and apparel)

Từ sự thay đổi về kim ngạch xuất khẩu dẫn đến sự thay đổi thị phần của các nước xuất khẩu dệt may vào thị trường Hoa Kỳ thời gian qua, như sau:

Bảng 9: Sự thay đổi thị phần tuyệt đối của dệt may Việt Nam và các nước xuất khẩu dệt may chính vào thị trường Hoa Kỳ

Đơn vị: %


Quốc gia

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Trung Quốc

9,30

12,11

14,99

17,51

25,12

29,01

33,52

35,06

Việt Nam

0,07

1,32

3,21

3,26

3,23

3,64

4,72

5,82

India

3,75

4,15

4,15

4,36

5,18

5,39

5,29

5,44

Mêxico

12,73

11,94

10,25

9,35

8,12

6,84

5,83

5,32

Indonêxia

3,63

3,23

3,07

3,14

3,45

4,18

4,36

4,55

Bangladesh

3,14

2,76

2,50

2,48

2,75

3,21

3,31

3,78

Pakistan

2,74

2,75

2,86

3,06

3,26

3,48

3,29

3,30

Honduras

3,34

3,39

3,24

3,21

2,95

2,62

2,61

2,80

Campuchia

1,36

1,47

1,62

1,73

1,94

2,30

2,53

2,56

Italy

2,94

2,81

2,82

2,71

2,40

2,22

2,32

2,24

Thái Lan

3,48

3,05

2,67

2,64

2,38

2,28

2,14

2,12

Các nước khác

56,9

51,03

48,92

46,57

39,23

34,81

30,06

27,01

Tổng cộng

100

100

100

100

100

100

100

100

Nguồn: http://otexa.ita.doc.gov và tính toán của tác giả

(US Department of commercial; Office of textile and apparel)

Bảng số liệu trên cho ta thấy rõ sự đổi “ngôi” trong thứ bậc của các quốc gia xuất khẩu dệt may chính vào thị trường Hoa Kỳ. Trong khoảng thời gian 7 năm kể từ năm 2001- 2008, do tính cạnh tranh vô cùng quyết liệt trên thị trường Hoa Kỳ, cho nên các quốc gia Inđônexia, Pakistan, Băngladesh với rất nhiều nỗ lực mới giữ vững được thị phần của mình, trong khi đó Mêxico từng được coi là bạn hàng lâu đời của thị trường dệt may Hoa Kỳ lại để tuột mất khỏi tay mình “phần bánh” đã

chiếm giữ bấy lâu nay để nhường lại chỗ cho các quốc gia mới nổi có nhiều sức mạnh chiếm lĩnh thị trường dệt may Hoa Kỳ như Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ. Cụ thể có thể thấy, năm 2001, Mêxico nắm giữ 12,73% thị phần tuyệt đối tuyệt đối, tương ứng với vị trí số 1 trên thị trường Hoa Kỳ. Vậy mà đến năm 2006, thị phần tuyệt đối của Mêxico chỉ còn 5,68% giảm 7,84% và đến năm 2008 chỉ còn 5,32%. Trong khi đó, năm 2001, Trung Quốc với 9,3%, Ấn Độ với 3,75% thị phần thì đến năm 2008 đã vươn lên nắm giữ 35,06% và 5,44% thị phần ở vị trí số 1 và vị trí số 3 trong các quốc gia xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ.

Với dệt may Việt Nam, nếu chỉ xét riêng về mức tăng trưởng thị phần tuyệt đối trên thị trường Hoa Kỳ thì đúng như các nhà kinh tế Hoa Kỳ nhận định là “một hiện tượng sau Trung Quốc”. Bởi chỉ trong vòng 7 năm, từ chỗ không có tên tuổi trên thị trường Hoa Kỳ (với 0,07% thị phần năm 2000), đến năm 2008 dệt may Việt Nam đã giành được 5,82% thị phần tuyệt đối trên thị trường Hoa Kỳ. Con số biết nói đó đã cho ta thấy, trên thị trường Hoa Kỳ, dệt may Việt Nam không những đuổi kịp mà còn vượt xa các đối thủ từng có mặt trên thị trường Hoa Kỳ từ lâu đời như Mêxico, Honduras, Thái Lan... Sự tăng trưởng liên tục với mức gia tăng cao về thị phần tuyệt đối của dệt may Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ trong bảng so sánh cho thấy năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ ngày càng được được nâng cao. Cả trong hiện tại và tương lai dệt may Việt Nam hoàn toàn có khả năng tăng cường sự hiện diện của mình hơn nữa trên thị trường Hoa Kỳ.

Về thị phần tương đối của dệt may Việt Nam so với các đối thủ khác trên thị trường Hoa Kỳ: để khách quan, công bằng và chính xác hơn khi đo lường sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ, cần phải đo lường bằng chỉ tiêu thị phần tương đối, tức là phải so sánh về thị phần của hàng dệt may Việt Nam với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp nhất với dệt may Việt Nam trên thị trường.

Hiện nay có tới hơn 130 quốc gia xuất khẩu hàng dệt và may mặc vào thị trường Hoa Kỳ, nhưng sự quan tâm của hầu hết tất cả quốc gia đều đổ dồn về 1 đối thủ Trung Quốc. Trước khi đo lường sức mạnh của dệt may Trung Quốc qua kim

ngạch và thị phần trên thị trường Hoa Kỳ, đầu tiên phải xác định rõ Trung Quốc là ai. Bởi vì trong các thống kê của WTO và các phân tích dựa trên đó thì Trung Quốc, Hồng Kông và Macao được tính và xếp hạng riêng bởi đó là 3 thành viên khác nhau với qui chế, lãnh thổ, quan chế riêng. Điều này phù hợp với cơ sở pháp lý của WTO và việc Trung Quốc gia nhập WTO sau Hồng Kông và Macao. Nhưng trên thực tế thì có điều gì đó là vô lý, vì theo yêu cầu của Trung Quốc thì tên chính thức của hai nơi này tại WTO là “ Hong Kong China” và “ Macao China”- nghĩa là không bao giờ được thiếu chữ China. Vì thế khi giang san được thu về một mối và lúc nào đó sẽ không còn “một quốc gia, hai chế độ” thì công bằng mà nói phải cộng chung cả ba lại mới phản ảnh đầy đủ sức mạnh thật sự của dệt may Trung Quốc.

Bảng 10: Xuất khẩu dệt may của Trung Quốc, Hồng Kông và Macao vào Hoa Kỳ năm 2001-2008

Đơn vị: triệu USD


Năm

2001

2001

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Trung Quốc

6.536

8.744

11.60

8

14.55

8

22.40

5

27.06

7

32.32

2

32.678

Hồng Kông

4.403

4.032

3.818

3.959

3.607

2.893

2.124

1.616

Macao

1.134

1.148

1.282

1.437

1.199

1.163

1.028

838,67

Trung Quốc tổng cộng

12.07

3

13.92

4

16.70

8

19.95

4

27211

31.12

3

35.47

4

35.132

Nguồn: http://otexa.ita.doc.gov

(US Department of commercial; Office of textile and apparel)


Từ thống kê đó có thể thấy, ngay cả khi tính riêng, Trung Quốc vẫn đứng thứ nhất, nếu cộng thêm phần đóng góp đáng kể của Hồng Kông và Macao vào thì có thể ví một cách hình ảnh sức mạnh dệt may của Trung Quốc trên thị trường Hoa Kỳ chẳng khác gì như “hổ mọc thêm cánh” bỏ xa các đối thủ của mình trong đó có Việt Nam. Từ năm 2002, sau khi Trung Quốc gia nhập WTO và được thoát khỏi một số hạn ngạch, sự phát triển của dệt may Trung Quốc nói chung và vào Hoa Kỳ nói riêng dường như không có gì cản trở nổi. Chỉ trong một năm nhập khẩu các mặt hàng này từ Trung Quốc vào Hoa Kỳ tăng bình quân 125%, có những sản phẩn tăng

với tốc độ phi thường như găng tay 242%, quần áo trẻ em 306%, nịt ngực 250% và 557% cho áo choàng và áo ngủ.

Các ví dụ trên chứng tỏ “dệt may Trung Quốc như một anh chàng khổng lồ đã to con nay còn chạy rất nhanh và rất sung sức”; là một đối thủ đáng ngại của dệt may Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ.

Bảng 11: Thị phần tương đối của dệt may Việt Nam so với dệt may Trung Quốc trên thị trường Hoa Kỳ.

Đơn vị: %


Năm

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

TPTĐ của DMVN trên thị trường HK


0,07


1,32


3,21


3,26


3,23


3,64


4,72


5,82

TPTĐ của DMTQ trên thị trường HK


9,30


12,11


14,99


17,51


25,12


29,01


33,52


35,06

TPTĐ của DMVN so với DMTQ trên trường HK


0,0075


0,109


0,214


0,168


0,128


0,125


0,131


0,166

Nguồn: http://otexa.ita.doc.gov và tính toán của tác giả

(US Department of commercial; Office of textile and apparel)

Từ bảng so sánh có thể thấy thị phần của dệt may Việt Nam so với Trung Quốc trên thị trường Hoa Kỳ còn quá nhỏ bé. Điều này chứng tỏ sức cạnh tranh của dệt may Việt Nam so với đối thủ trực tiếp này còn thua kém nhiều.

Quốc gia có mức tăng thị phần nhanh chóng thời gian gần đây trên thị trường Hoa Kỳ ngoài Trung Quốc phải kể đến là Ấn Độ. Thị phần của Ấn Độ trong những năm gần đây cũng gia tăng nhanh chóng, vượt qua Mêxico giành vị trí thứ 3 chỉ sau Trung Quốc và Việt Nam năm 2008 với 5,44% thị phần. Do vây, không riêng Trung Quốc, dệt may Ấn Độ cũng được xem là một đối thủ “sừng sỏ” của dệt may Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ.

1.2. Mức doanh thu tiêu thụ của hàng dệt may Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường Hoa Kỳ.

Mức doanh thu tiêu thụ của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ được so sánh với doanh thu tiêu thụ của các đối thủ cạnh tranh là một tiêu chí vô cùng quan trọng để đánh giá sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam. Bởi lẽ khi sản phẩm, hàng hoá nào đó được tiêu thụ nhanh chóng với khối lượng lớn hơn nhiều so với sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh thì điều đó đồng nghĩa với việc hàng hoá đó có chất lượng tốt, đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng, có giá cả hấp dẫn người mua. Nói cách khác là mặt hàng đó có năng lực cạnh tranh cao.

Bảng 12: Tốc độ tăng doanh thu tiêu thụ mặt hàng dệt may của Việt Nam và một số nước


Stt

Quốc gia và vùng lãnh thổ

2006

(triệu USD)


2007

Tốc độ tăng (%)

2007

(triệu USD)

2008

(triệu USD)

Tốc độ tăng (%)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Thế giới Trung Quốc Việt Nam India Mêxico Inđônêxia Băngladesh Pakistan Honduras Campuchia

93.279

27.067

3.396

5.031

6.376

3.901

2.997

3.250

2.445

2.150

96.410

32.322

4.558

5.104

5.625

4.206

3.191

3.170

2.517

2.435

3,36

19,4

34,2

1,45

-11,7

7,82

6,47

-2,46

2,94

13,3

96.410

32.322

4.558

5.104

5.625

4.206

3.191

3.170

2.517

2.435

93.187

32.678

5.425

5.078

4.957

4.241

3.537

3.078

2.611

2.386

-3,34

1,10

19,02

-0,51

-11,9

0,83

-10,8

-2,90

3,73

-2,01

Nguồn: http://otexa.ita.doc.gov và tính toán của tác giả

(US Department of commercial; Office of textile and apparel)

Từ bảng trên cho thấy, mức doanh thu tiêu thụ của hàng dệt may Việt Nam từ năm 2006 đến nay đã vượt lên so với rất nhiều quốc gia khác, song nếu so sánh với một đối thủ “nặng ký” như Trung Quốc thì quả là chúng ta vẫn còn thua kém rất nhiều. Mức doanh thu tiêu thụ của của Trung Quốc năm 2008 gấp 6,02 lần của Việt Nam.

Do đặc thù của sản phẩm dệt may là có rất nhiều chủng loại khác nhau (hàng dệt may vào Hoa Kỳ lên đến hơn 800 mã hàng24), cho nên nếu xét riêng lẻ có thể trong cùng một thời điểm thì sức cạnh tranh trực diện ở Cat khác nhau sẽ không giống nhau. Chẳng hạn như thời kỳ năm 2007-2008, xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ đạt mức tăng trưởng ở khá nhiều Cat, nhưng ở một số

mã hàng khác nhau do sức cạnh tranh yếu của sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường nên đã có mức tăng trưởng âm vào thời kỳ này.

Bảng 13: Xuất khẩu dệt may Việt Nam năm 2007-2008 vào Hoa Kỳ ở một số mã hàng

Mã hàng

2007 (USD)

2008 (USD)

Tốc độ tăng trưởng (%)

317

45.935

42.270

-7,98

326

61.659

42.704

-30,74

330

5.000

3.683

-26,34

331

1.457

2.112

44,95

332

439.202

3.946.877

798,6

333

2,447.321

3.856.225

57,57

334

48.299.426

54.276.442

12,37

335

135.764.464

159.697.362

17,63

338

300.087.955

336.265.103

12,06

339

841.477.991

1.111.532.722

32,09

340

138.470.391

138.338.598

-0,095

341

34.351.490

42.260.499

23,02

342

27.318.240

33.020.559

20,87

345

3.378.846

5.657.153

67,43

347

244.819.708

270.030.564

10,30

348

530.050.662

621.462.766

17,24

349

635.793

717.313

12,82

350

41.591.836

58.871.413

41,55

351

23.694.437

44.462.573

87,64

352

15.155.903

57.552.014

279,73

353

107.992

16.663

-84,57


24 Tham khảo phụ lục 2

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/05/2022