Hệ Thống Tiêu Chí Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh Của Hàng Dệt May

quốc gia phát triển sang các quốc gia đang phát triển nhằm tận dụng nguồn lao động dồi dào, chi phí nhân công thấp, các quốc gia phát triển trở thành nhà nhập khẩu còn các quốc gia đang phát triển trở thành nhà xuất khẩu hàng dệt may. Do đó, đối với các quốc gia xuất khẩu hàng dệt may, hàng dệt may là mặt hàng rất nhạy cảm, bởi vì các quốc gia này có nguồn lao động rất dồi dào phục vụ cho ngành công nghiệp này, nếu hàng dệt may không xuất khẩu được thì nhiều lao động sẽ mất việc và nhiều nhà máy, doanh nghiệp sẽ bị phá sản. Hơn nữa, đối với các quốc gia đang phát triển thì ngành công nghiệp dệt may đóng vai trò rất quan trọng nhất là đối với những quốc gia đang ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá. Xuất khẩu hàng dệt may đem lại nguồn ngoại tệ lớn, để mua máy móc thiết bị, hiện đại hoá sản xuất, làm cơ sở cho nền kinh tế phát triển.

Hàng dệt may có tính phong phú đa dạng và tính thời vụ cao

Do người tiêu dùng các sản phẩm dệt may khác nhau về văn hoá, phong tục tập quán, tôn giáo, khác nhau về khu vực, địa lý, khí hậu, về giới tính, tuổi tác nên sản phẩm dệt may là loại sản phẩm được yêu cầu rất phong phú đa dạng, có tính thời trang cao và phải thường xuyên thay đổi mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, chất liệu để đáp ứng nhu cầu rất khác nhau của những người sử dụng chúng. Những sản phẩm dệt may phải thể hiện được lối sống, tính cách, địa vị của người sử dụng như những người có thu nhập cao thì ưa chuộng hàng dệt may có chất lượng tốt, kiểu dáng hiện đại, sang trọng, hình thức đẹp, thương hiệu sản phẩm nổi tiếng.‌

Ngoài ra, khi sản xuất và kinh doanh các sản phẩm dệt may còn cần chú ý đến yếu tố thời vụ. Phải căn cứ vào chu kỳ thay đổi của thời tiết trong năm ở từng khu vực thị trường mà cung cấp hàng hoá cho phù hợp.

2. Hệ thống tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của hàng dệt may

2.1. Chất lượng sản phẩm

“Chất lượng tăng lên và giá cả giảm xuống” đang trở thành xu hướng trong sản xuất, kinh doanh và cạnh tranh hàng dệt may trên thị trường. Chất lượng sản phẩm thường được xem xét, đánh giá qua hệ thống thiêu chuẩn chất lượng quốc tế mà doanh nghiệp có được như ISO 9000, ISO 14000, SA 8000 hay GB (rào cản

thương mại xanh). Nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải tuân thủ chặt chẽ những yêu cầu trong các khâu thiết kế và sản xuất.

Đây là một trong những tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may trên thị trường. Thứ nhất, mỗi sản phẩm phải thể hiện được những đặc tính kỹ thuật cơ bản của sản phẩm theo thiết kế như độ bền, độ chính xác, mức tiêu hao nhiêu liệu, nguyên liệu, chiều dài, chiều rộng, cân nặng, những đặc điểm về chất lượng sản phẩm được coi là đương nhiên có. Thứ hai, chất lượng sản phẩm được xem xét theo nghĩa chất lượng so sánh, được thể hiện thông qua những đặc điểm so sánh với những sản phẩm khác về đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng về môi trường, sinh thái, trách nhiệm xã hội nhằm thu hút khách hàng, là yếu tố khẳng định năng lực cạnh tranh của sản phẩm.14

2.2. Mức độ hấp dẫn của hàng dệt may

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

Độ hấp dẫn của hàng dệt may đối với khách hàng thể hiện năng lực cạnh tranh của hàng dệt may này là cao hay thấp. Sản phẩm dệt may càng thu hút được nhiều sự quan tâm của hàng, sản phẩm đó càng có khả năng cạnh tranh cao hơn so với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Trong cuộc sống hiện đại, hàng dệt may không dừng ở mức cung cấp cho người sử dụng những công năng sử dụng thuần tuý, mà còn đáp ứng những yêu cầu cao hơn, đó là mỗi sản phẩm phải thể hiện những giá trị về thẩm mỹ, giá trị về cái đẹp, nét sinh động trong cuộc sống, thể hiện được tính cách, tâm hồn, tình cảm, uy quyền và mục đích của người sử dụng thông qua kiểu dáng, mầu sắc, mẫu mã, chất liệu, phụ liệu, đa dạng về chủng loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Không chỉ vậy, độ hấp dẫn của sản phẩm dệt may đối với khách hàng còn được thể hiện rõ nét ở sự thay đổi kiểu dáng, mẫu mã, chất liệu, màu sắc, phụ liệu. Đặc biệt ở các quốc gia phát triển, người tiêu dùng rất nhạy bén với những mẫu mã, kiểu dáng mới, họ sẵn sàng chi trả nhiều tiền cho sản phẩm mới, kiểu dáng bắt mắt, độc đáo. Xã hội ngày càng phát triển, sự đa dạng về nhu cầu của người tiêu dùng tăng lên, vì vậy hàng dệt may phải đáp ứng được tính đa dạng về nhu cầu của khách hàng, thể hiện những giá trị, yếu tố trong


Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ - 4


14 Nguồn: Vitas- Hiệp hội Dệt may Việt Nam (2005), Đánh giá năng lực canh tranh của ngành Dệt may Việt Nam sau Hiệp định Thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ, Hà Nội, tr 135.

cuộc sống của họ. Những sản phẩm đáp ứng được những nhu cầu đó của khách hàng thì sản phẩm đó có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường.

2.3. Thương hiệu hàng dệt may

Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, thương hiệu là một cái tên, từ ngữ, ký hiệu, biểu tượng hoặc hình vẽ thiết kế... hoặc tập hợp các yếu tố trên nhằm xác định và phân biệt hàng hóa dịch vụ của một người bán hoặc nhóm người bán với hàng hoá và dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh.15

Hay nói một cách khác, thương hiệu thường được quan niệm theo nghĩa rộng nhằm để phân biệt và thể hiện sự khác biệt giữa sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp này với sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp khác.

Thương hiệu giúp cho hàng dệt may có khả năng cạnh tranh cao, là tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp không nên quan niệm chỉ cần đăng ký bản quyền dưới một cái tên, hình vẽ hoặc đặt một biểu tượng cho sản phẩm dệt may là sản phẩm đó có năng lực cạnh tranh cao hơn so với các sản phẩm khác mà nó chỉ giúp cho người tiêu dùng phân biệt được sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp này với sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp khác. Sản phẩm có năng lực cạnh tranh cao khi thương hiệu của sản phẩm đó được định hình trong tâm trí, suy nghĩ của khách hàng. Sản phẩm này phải chứng minh cho khách hàng những giá trị mà nó mang lại lớn hơn sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Khi hình ảnh của sản phẩm nằm trong tâm trí của khách hàng, họ luôn tin tưởng vào sản phẩm thì lúc đó thương hiệu sẽ là yếu tố lôi kéo khách hàng, giúp sản phẩm có năng lực cạnh tranh cao, khẳng định vị thế của mình khi cạnh tranh trên thị trường chứ không chỉ nhờ yếu tố giá cả hay chất lượng lôi kéo khách hàng mua sản phẩm dệt may của doanh nghiệp. Chính giá trị vô hình của thương hiệu đã tạo ra sự khác biệt của sản phẩm đối với khách hàng.

Trên thực tế, thương hiệu của có vai trò vô cùng quan trọng, có thương hiệu của doanh nghiệp trùng với thương hiệu của sản phẩm, nhưng cũng có doanh nghiệp đặt cho mỗi sản phẩm thương hiệu khác nhau. Thương hiệu trở thành tài sản



15 Nguồn: Ts. Vũ Đức Minh (2009), Xây dựng, phát triển thương hiệu cho ngành Dệt- May thực tiễn và những vấn đề đặt ra, Tạp chí Thương mại (6), tr 26- 27.

vô cùng quý giá và là một vũ khí hiệu quả trong cạnh tranh. Thương hiệu hàng dệt may càng lớn thì sức cạnh tranh của hàng dệt may càng cao.

2.4. Giá cả hàng dệt may

Giá cả là một trong những yếu tố quan trọng trong chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp. Cạnh tranh bằng giá đồng nghĩa với việc sản xuất với chi phí thấp để bán hàng hóa ra với mức giá thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Giá cả khác nhau của hàng dệt may làm gia tăng sự lựa chọn của khách hàng, chênh lệch về giá sẽ khiến cho khách hàng đưa các quyết định khác nhau khi mua hàng. Thông thường, khách hàng sẽ chọn những sản phẩm cùng loại, cùng chất lượng, các dịch vụ khách hàng được cung cấp như nhau nhưng có giá rẻ hơn, đó là tâm lý chung của khách hàng. Hàng dệt may có giá rẻ hơn sẽ thu hút được khách hàng nhiều hơn. Nhìn chung, những sản phẩm tiêu dùng thông dụng có chất lượng, các tính năng, tác dụng tương tự thì giá cả là sự phân biệt rất lớn. Giá cả càng được cân nhắc kỹ lưỡng khi môi trường xã hội có nhiều biến động như bất ổn về kinh tế như giai đoạn hiện nay hay bất ổn về chính trị sẽ làm cho người tiêu dùng quan tâm đến giá cả nhiều hơn. Đây là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may, nó tạo điều kiện cho sản phẩm dệt may của doanh nghiệp ngày càng có chỗ đứng trên thị trường, tức là sản phẩm của doanh nghiệp có vị trí cạnh tranh cao.

2.5. Thị phần của doanh nghiệp trên thị trường

Nếu thị phần của doanh nghiệp trên thị trường lớn hơn các đối thủ cạnh tranh khác thì điều đó cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả, chiếm một vị trí ổn định trên thị trường. Thị phần được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu bán hàng dệt may của doanh nghiệp này so với tổng doanh thu của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng dệt may trên một thị trường và trong một thời gian nhất định. Mỗi loại hàng dệt may thường chiếm những mảng thị trường nhất định, những mảng thị trường đó chính là số lượng khách hàng tiêu dùng hàng dệt may của doanh nghiệp. Khi hàng dệt may có năng lực cạnh tranh cao bởi sự kết hợp các yếu tố bên trong sản phẩm như chất lượng sản phẩm tốt hơn, giá cả

thấp, kiểu dáng, mẫu mã đa dạng và những yếu tố bên ngoài như nhiều cơ hội kinh doanh, công tác xúc tiến bán hàng, thương hiệu sản phẩm được duy trì và phát triển, doanh nghiệp mở rộng kênh phân phối làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm và mức độ bao phủ thị trường lớn hơn, khoảng thị phần tồn tại từ trước đến nay trở nên nhỏ bé so với sức mạnh và khả năng của nó. Sức mạnh đó tạo nên khả năng cạnh tranh rất lớn trước các đối thủ cạnh tranh, buộc hàng dệt may của đối thủ cạnh tranh nhường lại từng phần thị trường đã chiếm, khi đó thị phần của doanh nghiệp sẽ tăng lên và phần thị trường doanh nghiệp có được là rất lớn, tạo cho doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường.

Thị phần của hàng dệt may được tính theo công thức:


MS : Thị phần


MS

R100%

TR

R : Doanh thu bán sản phẩm của doanh nghiệp trong thời gian nhất định (tháng, quý, năm)

TR : Tổng doanh thu của các doanh nghiệp trên thị trường bán loại sản phẩm đó trong một thời gian nhất định (tháng, quý, năm)

Tóm lại, trong điều kiện tự hóa thương mại và cạnh tranh bình đẳng, sản phẩm dệt may của doanh nghiệp nào cạnh tranh tốt thường chiếm được mảng thị trường lớn hơn, ngược lại sản phẩm của doanh nghiệp nào cạnh tranh yếu thì chiếm được mảng thị trường nhỏ. Tiêu chí thị phần phản ánh chính xác sức mạnh của mỗi sản phẩm và năng lực cạnh tranh của sản phẩm đó trên thị trường.16

2.6. Khả năng tăng doanh thu của hàng dệt may

Doanh thu của hàng dệt may được tính theo công thức sau:

n


TR : Doanh thu

TR PixQi

i1

Pi : Giá cả của một đơn vị sản phẩm i



16 Nguồn: Vitas- Hiệp hội dệt may Việt Nam (2005), Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành Dệt- May Việt Nam sau Hiệp đinh Thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ, Hà Nội, tr 26- 27.

Qi : Số lượng sản phẩm i được tiêu thụ n : Số sản phẩm được tiêu thụ

Doanh thu của hàng dệt may đạt ở mức cao trên thị trường chứng tỏ sản phẩm được thị trường chấp nhận, được khách hàng ưa chuộng. Sự chấp nhận của khách hàng thể hiện sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Trong môi trường cạnh tranh bình đẳng, khách hàng tự do lựa chọn sản phẩm hợp sở thích, nếu cơ hội lựa chọn sản phẩm là như nhau, thì doanh thu là chỉ tiêu phản ánh chính xác mức độ thỏa mãn nhu cầu khác nhau của khách hàng đối với sản phẩm. Như vậy, doanh thu của hàng dệt may là một tiêu chí quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh của hàng dệt may. Hàng dệt may có khả năng cạnh tranh càng lớn sẽ dễ bán được và bán chạy, làm tăng doanh thu hơn những hàng dệt may có khả năng cạnh tranh yếu, dẫn đến doanh thu nhỏ.

Tăng doanh thu của hàng dệt may có thể đạt được thông qua tăng giá bán, trong khi giữ nguyên số lượng hàng dệt may cung ứng trên thị trường. Điều này khó xảy ra đối với những sản phẩm chưa có thương hiệu nổi tiếng trên thị trường. Hơn nữa, khi tự hóa thương mại diễn ra mạnh mẽ như ngày nay, xu thế chung của hàng dệt may trên thế giới đều giảm giá. Mặt khác, sản phẩm dệt may thường được tập trung sản xuất ở các quốc gia đang phát triển là nơi tận dụng giá nhân công rẻ, thu hút nhiều lao động, cho nên, hàng dệt may có xu hướng rẻ đi. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tăng doanh thu bán hàng bằng cách bán giá thấp hơn và đưa ra thị trường số lượng hàng dệt may lớn hơn, đẩy mạnh các họat động xúc tiến thương mại. Đây là xu thế chung của các nhà sản xuất và kinh doanh hàng dệt may trên thế giới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm.‌

3. Các yếu tố bên trong cấu thành năng lực cạnh tranh của hàng dệt may

3.1. Quy mô của các doanh nghiệp dệt may

Trong nền kinh tế hội nhập, yếu tố vốn đối với các doanh nghiệp dệt may trở nên vô cùng quan trọng, nó là cơ sở để doanh nghiệp có thể tiến hành thực hiện tốt các nội dung hoạt động của mình, là cơ sở để doanh nghiệp phát triển và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tạo lợi thế cạnh tranh so với doanh nghiệp khác trong khu vực và thế giới. Đặc biệt đối với doanh nghiệp thương mại, quy mô lớn sẽ là cơ

sở, nền tảng để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nhằm hướng tới lợi nhuận cao nhất có thể. Còn nếu doanh nghiệp tham gia với quy mô nhỏ thì phải chấp nhận bất lợi về chi phí, do đó khó có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường.

3.2. Bộ máy quản trị của các doanh nghiệp dệt may.

Các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường, bộ máy quản trị doanh nghiệp có vai trò đặt biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, bộ máy quản trị trong các doanh nghiệp dệt may phải đồng thời thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau:

Nhiệm vụ đầu tiên của bộ máy quản trị doanh nghiệp là phải xây dựng cho doanh nghiệp một chiến lược kinh doanh và phát triển hàng dệt may.

Xây dựng các kế hoạch sản xuất và kinh doanh hàng dệt may, xây dựng các phương án kế hoạch hóa các họat động của doanh nghiệp trên cơ sở chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp.

Tổ chức thực hiện các kế hoạch, các phương án và các họat động sản xuất kinh doanh đã đề ra.

Tổ chức kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh các quá trình trên.

Với chức năng và nhiệm vụ vô cùng quan trọng như vậy, chất lượng của bộ máy quản trị trong các doanh nghiệp dệt may quyết định rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó. Nếu bộ máy quản trị được tổ chức với cơ cấu phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, gọn nhẹ, linh hoạt, có sự phân chia nhiệm vụ chức năng rõ ràng, có cơ chế phối hợp hành động hợp lý, với đội ngũ quản trị viên có năng lực và tinh thần trách nhiệm cao sẽ đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả cao. Nếu bộ máy quản trị doanh nghiệp được tổ chức hoạt động không hợp lý (quá công kềnh hoặc quá đơn giản), chức năng nhiệm vụ chồng chéo và không rõ ràng, hoặc là phải kiêm nhiệm quá nhiều, sự phân phối trong hoạt động không chặt chẽ, các quả trị viên thì thì thiếu năng lực và tinh thần trách nhiệm sẽ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chưa cao.

3.3. Máy móc, thiết bị, công nghệ sản xuất hàng dệt may

Tình trạng máy móc thiết bị và công nghệ có ảnh hưởng một cách sâu sắc tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nó là yếu tố quan trọng bậc nhất thể hiện năng lực sản xuất của một doanh nghiệp và tác động trực tiếp tới chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, công nghệ sản xuất, máy móc thiết bị cũng ảnh hưởng đến giá thành và giá bán sản phẩm. Một doanh nghiệp có trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị hiện đại thì sản phẩm của họ nhất định có chất lượng cao. Ngược lại, không thể có một doanh nghiệp nào có thể nói là năng lực cạnh tranh cao khi mà trong tay họ là cả một hệ thống, máy móc cũ kỹ, lạc hậu.‌

3.4. Trình độ của đội ngũ công nhân trong các doanh nghiệp dệt may

Đây là một khâu vô cùng quan trọng, hỗ trợ cho ngành dệt may nhằm giúp các doanh nghiệp phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh và mở rộng thị trường mới cho sản phẩm của mình. Để xây dựng những nhà máy hiện đại, chi phí có thể lên tới hàng chục triệu USD, nhưng nếu đội ngũ công nhân lao động sản xuất không thành thạo, trình độ tay nghề không cao thì nhà máy hoạt động không thể có hiệu quả, do vậy sẽ không có khả năng cạnh tranh hay năng lực cạnh tranh sẽ yếu. Chất lượng, trình độ tay nghề nguồn nhân lực sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới giá trị của hàng hoá. Giá trị của hàng hoá là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá đó. Giá trị hàng hoá thay đổi phụ thuộc vào năng suất lao động. Khi chất lượng, trình độ tay nghề của nguồn nhân lực được nâng cao sẽ giúp cho năng suất lao động tăng lên. Việc tăng năng suất lao động được thể hiện ở chỗ hao phí lao động không tăng nhưng số sản phẩm trong một đơn vị thời gian tăng lên, do đó giá trị hàng hoá của một đơn vị hàng hoá giảm tạo điều kiện cho việc tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm.

3.5. Công nghiệp phụ trợ ngành dệt may

Khái niệm “công nghiệp phụ trợ”(CNPT) được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, tuy nhiên vẫn chưa có khái niệm chung nhất cho tất cả các nước. Tại Hoa Kỳ, công nghiệp phụ trợ được hiểu là “những ngành công nghiệp cung cấp nguyên liệu và quy trình cần thiết để sản xuất ra sản phẩm trước khi chúng được

Xem tất cả 148 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí