Hạn Chế Của Sự Vận Dụng Lý Luận Hàng Hóa Vào Việc Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Hàng Hóa Việt Nam

được phát triển mà bị thay thế bằng sự thi đua. Nội dung chủ yếu của thi đua là hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh, tiết kiệm nguyên liệu sản xuất. Tuy nhiên, thi đua chủ yếu dựa trên sự tự nguyện của các đơn vị sản xuất, không có sức ép mạnh mẽ buộc các đơn vị này phải đổi mới sản xuất, cải tiến chất lượng giá trị sử dụng và hạ thấp giá trị hàng hóa, và do vậy, không nâng cao được hiệu quả kinh tế.

Từ Đổi Mới, Việt Nam đã khuyến khích cạnh tranh lành mạnh bằng cách tăng tính tự chủ của các chủ thể kinh tế. Tuy vậy, nhận thức về cơ chế quản lý kinh tế mới để đảm bảo tính cạnh tranh đó chưa thực sự rò ràng ở thời kỳ đầu Đổi Mới. Thay vào đó, Việt Nam chủ yếu tập trung vào quá trình tạo lập các thiết chế cần thiết để xây dựng một cơ chế thị trường mang bản chất của nền kinh tế chuyển đổi hơn là hoàn thiện các công cụ quản lý một thị trường hiện đại [59, tr.89]. Chính vì thế, chính sách thúc đẩy cạnh tranh chưa thực sự rò ràng, và khung pháp lý cho cạnh tranh mới từng bước được hình thành: Luật doanh nghiệp tư nhân, Luật công ty năm 1990, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989, Luật Thương mại 1997 khẳng định, thừa nhận quyền tự do kinh doanh, và đến 2005, Luật Cạnh tranh mới được ban hành.

Sự ra đời của Luật Cạnh tranh đã đánh dấu một bước tiến lớn trong việc thừa nhận và thúc đẩy sự cạnh tranh trong nền kinh tế Việt Nam. Về phạm vi điều chỉnh, Luật Cạnh tranh giới hạn những mặt trái của cạnh tranh, theo đó, Luật không quy định và điều chỉnh hành vi cạnh tranh tích cực, mà bảo vệ cạnh tranh tích cực bằng cách cấm đoán các biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh hoặc hạn chế cạnh tranh [59, tr.98]. Về đối tượng điều chỉnh, Luật Cạnh tranh hướng đến điều chỉnh các quan hệ phát sinh từ hành vi cạnh tranh không lành mạnh, từ hành vi hạn chế cạnh tranh, và trong quá trình xử lý vụ việc cạnh tranh. Như vậy, dựa vào phạm vi và đối tượng điều chỉnh, có thể thấy, Luật Cạnh tranh muốn bảo vệ và duy trì một trật tự cạnh tranh lành mạnh bằng việc cấm các hành vi vi phạm pháp luật. Về đối tượng áp dụng, Luật

Cạnh tranh điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh và hoạt động của các hiệp hội ngành, nghề. Có thể nói, Luật Cạnh tranh đã dựa trên các nguyên lý cơ bản của kinh tế thị trường là tôn trọng bình đẳng, tự do, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh doanh. Ngoài ra, do có đối tượng điều chỉnh và phạm vi điều chỉnh đặc thù nên Luật Cạnh tranh đòi hỏi áp dụng những nguyên tắc đặc thù trong thực tế: nguyên tắc sử dụng tập quán kinh doanh trong việc xác định hành vi vi phạm, nguyên tắc ưu tiên áp dụng Luật Cạnh tranh, nguyên tắc bảo vệ người tiêu dùng và nguyên tắc trong xử lý hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh [59, tr.121].

Những chính sách mới đã mở rộng và đảm bảo môi trường cạnh tranh cho nền kinh tế Việt Nam. Chẳng hạn, trong lĩnh vực ngân hàng, thị trường ngân hàng từ chỗ chỉ có các ngân hàng thương mại nhà nước tham gia, đã gia tăng nhiều chủ thể tham gia hơn: năm 2007, Việt Nam có 5 ngân hàng thương mại nhà nước, 37 ngân hàng thương mại cổ phần, 28 ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh, 996 quỹ tín dụng nhân dân… Nhờ vậy, tính cạnh tranh trong thị trường ngân hàng tăng lên mạnh mẽ biểu hiện ở xu hướng: thị phần ngày càng thu hẹp của ngân hàng thương mại nhà nước mặc dù vẫn có tỷ trọng lớn (từ 72-73% năm 2004 giảm xuống 56,9% năm 2007), thị phần của ngân hàng thương mại cổ phần ngày càng mở rộng (từ 16-17% năm 2004 tăng lên khoảng 26,5% năm 2007) [27, tr.50].

2.1.4 Hạn chế của sự vận dụng lý luận hàng hóa vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam

2.1.4.1 Độc quyền doanh nghiệp nhà nước ngăn cản việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam

Tại Việt Nam, tính cạnh tranh trong nền kinh tế bị đe dọa bởi tình trạng độc quyền của doanh nghiệp nhà nước tương đối phổ biến trong nhiều ngành sản xuất quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn những năm 1990. Tiền đề cho

sức mạnh của độc quyền doanh nghiệp nhà nước là sự thừa nhận độc quyền nhà nước trong một số lĩnh vực kinh tế quan trọng [73] (xuất phát từ quan điểm “thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” trong Hiến pháp Việt Nam 1992 và quan điểm “Nhà nước nắm những ngành kinh tế then chốt”).

Từ đầu những năm 1990, số lượng doanh nghiệp nhà nước, xí nghiệp quốc doanh lên tới trên 12000 đơn vị giúp độc quyền nhà nước hình thành nhưng không đem lại động lực phát triển mạnh mẽ cho nền kinh tế. Sau khi tinh giản số lượng, nhiều tổng công ty với sức mạnh thị trường rất lớn đã được hình thành. Đến 2005, chỉ riêng các Tổng công ty 91 quản lý 487 đơn vị thành viên đã giữ vai trò then chốt trong các lĩnh vực cực kỳ quan trọng: 9 tổng công ty ngành công nghiệp (điện, than, dầu khí, hóa chất, giấy, dệt may, xi măng, thuốc lá), 4 tổng công ty ngành giao thông vận tải (hàng không, hàng hải, đường sắt, công nghiệp tàu thủy), 4 tổng công ty ngành nông nghiệp (lương thực miền bắc, lương thực miền nam, cà phê, cao su) và 1 tổng công ty ngành dịch vụ (bưu chính viễn thông) [58, tr.89]. Ngoài ra, các Tổng công ty 90 cũng giúp nhà nước kiểm soát các ngành xây dựng, dệt may, lắp máy… Vấn đề là, độc quyền của các tổng công ty nhà nước không được hình thành từ quá trình cạnh tranh, đổi mới sản xuất mà phần lớn từ sự hỗ trợ hành chính của nhà nước. Các doanh nghiệp độc quyền nhà nước chưa có năng suất lao động vượt trội, do vậy, giá trị sử dụng do các tổng công ty tạo ra chưa đáp ứng yêu cầu xã hội trong khi giá trị hàng hóa vẫn rất cao. Kết quả là, sức cạnh tranh của hàng hóa chưa ổn định, sẽ bị giảm nhanh khi cạnh tranh tự do hơn và khi nền kinh tế mở cửa hội nhập. Vị thế độc quyền của các tổng công ty đã cản trở cạnh tranh lành mạnh của hàng hóa, kìm hãm động lực đổi mới, nâng cao giá trị sử dụng, hạ thấp giá trị hàng hóa ở Việt Nam.

2.1.4.2 Các doanh nghiệp Việt Nam chú trọng cạnh tranh về giá cả hơn là về giá trị sử dụng

Một là, doanh nghiệp Việt Nam thường sử dụng cách thức hạ giá cả hàng hóa mà ít coi trọng cạnh tranh bằng giá trị sử dụng. Sự cạnh tranh bằng giá thường không bền vững vì giá cả hàng hóa chỉ có thể hạ thấp xuống một mức nhất định, không thể hạ xuống vô hạn. Lý do là, thứ nhất, các quy định pháp luật tại nhiều quốc gia coi việc bán hàng hóa ở mức thấp hơn chi phí sản xuất thực tế là hành vi bán phá giá và bị phạt nặng. Ví dụ, theo luật Cạnh tranh tại Việt Nam (2005), một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm: Thỏa thuận ấn định giá một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh… [59]. Thứ hai, không phải mọi người sản xuất đều có thể nâng cao sức sản xuất của lao động - yếu tố làm giảm giá cả hàng hóa. Chỉ những người sản xuất có năng lực sản xuất tốt thì mới có điều kiện cạnh tranh bằng giá cả [23, tr.170]. Mặt khác, sự cạnh tranh bằng giá cả có thể kéo các doanh nghiệp vào cuộc chiến về giá. Kết cục là, mọi nhà sản xuất đều hạ thấp giá cả hàng hóa, thậm chí dưới giá trị hàng hóa rất nhiều, lợi thế cạnh tranh ban đầu về giá dần mất đi, và làm cho lợi nhuận của hãng bị giảm sút. Thực tế trên cho thấy, doanh nghiệp không nên sử dụng thuần túy giá cả để cạnh tranh mà cần kết hợp với nhiều phương thức khác như: cung cấp dịch vụ khách hàng, gia tăng hoạt động marketing…

Hai là, nguyên tắc “nâng cao giá trị sử dụng, hạ thấp giá trị hàng hóa” thường bị nhận thức sai lệch thành “nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ thấp chi phí sản xuất”. Điều này đã dẫn đến những sai lầm nhất định trong cạnh tranh hàng hóa ở Việt Nam, thể hiện ở hai vấn đề sau: Thứ nhất, chất lượng hàng hóa chỉ là một khía cạnh của giá trị sử dụng, chỉ là một thuộc tính của hàng hóa giúp thỏa mãn nhu cầu người sử dụng. Như đã trình bày tại chương trước, giá trị sử dụng có thể được hiểu dưới nhiều khía cạnh khác nhau: chất lượng, hình thức bên ngoài của hàng hóa, sự phù hợp với văn hóa, đặc điểm, trình độ của khách hàng, cách thức mang giá trị sử dụng đến khách hàng,

thương hiệu của hàng hóa. Như vậy, chất lượng hàng hóa không bao hàm đầy đủ giá trị sử dụng. Có thể hàng hóa có chất lượng rất tốt nhưng không phù hợp đặc điểm văn hóa, trình độ của khách hàng, hoặc người sản xuất không biết cách đưa hàng hóa đến người tiêu dùng… thì hàng hóa đó cũng không được coi là có giá trị sử dụng cao mặc dù chất lượng biểu hiện ra ngoài là những thuộc tính lý, hóa học của hàng hóa đảm bảo mọi quy định chất lượng quốc tế. Do đó, nâng cao giá trị sử dụng không chỉ có việc nâng cao chất lượng hàng hóa mà còn bao gồm nhiều công việc khác. Thứ hai, hạ thấp giá trị hàng hóa không đồng nghĩa với việc hạ thấp chi phí sản xuất. Cần hiểu rằng, hạ thấp giá trị hàng hóa có nghĩa là giảm hao phí lao động cá biệt của doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất hàng hóa. Nỗ lực đó chắc chắn sẽ đồng thời làm giảm chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp cắt giảm những chi phí về bảo hộ lao động, về đảm bảo an toàn của sản phẩm đối với người tiêu dùng, hoặc phổ biến nhất là giảm những chi phí xử lý chất thải, bảo vệ môi trường… thì có thể giảm chi phí thấp hơn bình thường nhưng năng suất lao động cá biệt không thay đổi, do đó, giá trị cá biệt không đổi. Như vậy là, việc theo đuổi mục tiêu hạ thấp chi phí sản xuất hàng hóa có thể dẫn doanh nghiệp tới sự vi phạm luật, giảm chất lượng của sản phẩm… mà không giúp nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa bền vững.

2.2 Thực trạng về sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam – xét theo hai thuộc tính của hàng hóa

Để đánh giá sức cạnh tranh của từng loại hàng hóa, cần phải tìm hiểu quy mô thị trường mà hàng hóa đó chiếm lĩnh, đây là chỉ số tổng hợp tiêu biểu nhất thể hiện sức cạnh tranh hiện tại của hàng hóa. Để tìm hiểu cụ thể hơn, cần phải đánh giá các biểu hiện của hai tiêu chí giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa: giá cả hàng hóa, chất lượng hàng hóa, hình thức bên ngoài, sự phù hợp của hàng hóa đối với khách hàng, dịch vụ trước-trong-sau bán hàng,

thương hiệu của hàng hóa. Sau cùng, để giải thích tại sao hàng hóa có sức cạnh tranh như vậy, cần phải tìm hiểu thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất của lao động: trình độ người lao động, khoa học công nghệ, trình độ quản lý sản xuất, tư liệu sản xuất, tài nguyên thiên nhiên. Như vậy, khung phân tích này sẽ là công cụ nghiên cứu hiệu quả sức cạnh tranh của nhiều loại hàng hóa.

Tuy nhiên, vẫn dựa vào khung phân tích đó, khi đánh giá chung về sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam thì không thể đánh giá quá chi tiết từng tiêu chí được vì hàng hóa Việt Nam bao gồm rất nhiều loại. Do vậy, dưới đây sẽ trình bày thực trạng sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam dựa trên việc chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu của giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa Việt Nam nói chung.

2.2.1 Thị phần hàng hóa Việt Nam


2.2.1.1 Thị phần nội địa của hàng hóa Việt Nam

Hàng hóa Việt Nam giữ vị trí cạnh tranh tương đối tốt trên thị trường hàng hóa tiêu dùng nội địa. Chẳng hạn, tại thị trường trong nước, gạo Việt Nam giữ vị trí ưu thế do thị trường gạo thường có tính chất vùng, tức là gạo được lưu thông ngay trong vùng sản xuất và vùng lân cận [22, tr.86]. Sự xâm nhập của gạo Thái Lan, Nhật Bản đang ngày càng chiếm lĩnh thị trường nội địa Việt Nam, nhưng tỷ trọng vẫn ở mức rất thấp, chủ yếu tập trung ở phân khúc thị trường gạo cao cấp [87]. Trong giai đoạn 2000- 2007, Lượng gạo tiêu dùng nội địa chiếm trung bình 61%, xuất khẩu chiếm 39% sản lượng gạo hàng năm [58, tr.96]. Ưu thế của hàng hóa Việt Nam tại thị trường trong nước thể hiện ở sự tăng lên của hàng hóa Việt Nam trong cơ cấu hàng bán lẻ của các siêu thị lớn và trong giỏ hàng hóa của người dân, đặc biệt là những hàng hóa trực tiếp phục vụ tiêu dùng như lương thực, thực phẩm, hàng dệt may,

văn phòng phẩm. Ví dụ, tại các siêu thị Metro Việt Nam, trên 90% hàng hóa bày bán đều do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất [84].

Ưu thế cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam xuất phát từ nhiều yếu tố. Một là, về giá cả, một số hàng tiêu dùng có giá cả tương đối thấp so với hàng hóa nhập khẩu, phù hợp thu nhập chưa cao của đại bộ phận người dân Việt Nam, đặc biệt là khách hàng sống ở nông thôn. Hai là, thói quen tiêu dùng hàng hóa trên địa bàn gần, thân thuộc của người tiêu dùng giúp hàng hóa Việt Nam được ưa chuộng, tin tưởng, dù nhiều hàng hóa chưa có thương hiệu lớn. Ví dụ, người dân trong thôn, xã thường tiêu dùng sản phẩm rèn, sản phẩm mộc của những người thợ nổi tiếng trong vùng. Ba là, sự hạn chế nhận thức về hàng hóa làm những yêu cầu của khách hàng đối với nhiều hàng hóa chưa cao, chưa cầu kỳ, tạo điều kiện để hàng hóa Việt Nam được chấp nhận dễ dàng hơn. Bốn là, hàng hóa Việt Nam mang nhiều nét văn hóa phù hợp hơn với thị hiếu khách hàng Việt. Chẳng hạn, những chiếc bát được in hình làng quê Việt Nam, Chùa một cột… do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất sẽ dễ được thị trường trong nước chấp nhận hơn những chiếc bát có nhiều họa tiết hoa lá do doanh nghiệp Trung Quốc sản xuất.

2.2.1.2 Thị phần ngoài nước của hàng hóa Việt Nam

Một là, Trên thị trường ngoài nước, thị phần của hàng hóa Việt Nam vẫn còn rất nhỏ, ngay cả hàng hóa có sức cạnh tranh cao như nông sản, dệt may cũng chỉ chiếm tỷ phần hạn chế. Chẳng hạn, dù theo tiêu chí nào, thị phần gạo Việt Nam vẫn thường xuyên giữ vị trí thứ hai, thứ ba thế giới. Xét theo sản lượng, gạo Việt Nam chiếm 17,96%, đứng thứ hai thị phần gạo thế giới trong năm 2008, thấp xa so với thị phần 31,08% của gạo Thái Lan.

Bảng 2.1: Thị phần xuất khẩu gạo tính theo sản lượng 1998 – 2008

Đơn vị: %


Năm

1998

1999

2000

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Thế giới

100

100

100

100

100

100

100

100

100

Trung

Quốc

10,91

12,97

7,55

3,23

2,27

4,18

4,21

3,27

4,49

Ấn Độ

11,09

6,37

7,92

11,64

16,20

15,58

19,79

11,40

8,63

Pakistan

7,41

8,90

9,88

7,29

10,48

12,29

8,47

10,11

13,81

Thái

Lan

26,91

28,78

30,76

37,20

25,14

25,33

30,01

33,75

31,08

Việt

Nam

18,35

14,81

14,43

15,76

17,88

16,16

14,20

15,67

17,96

Mỹ

10,65

12,51

10,39

11,34

13,35

11,36

9,51

11,10

10,70

Nước

khác

14,68

15,66

19,07

13,54

14,68

15,10

13,81

14,70

13,33

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Lý luận hàng hóa của C.Mác và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam - 8

Nguồn: United States Department of Agriculture [109] và tính toán của tác giả

Xét theo giá trị, kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam tương đương 12,12% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo thế giới năm 2006, bằng ½ kim ngạch xuất khẩu gạo Thái Lan và thấp hơn một chút so với kim ngạch gạo Ấn Độ. Đáng lưu ý là, dù sản lượng gạo xuất khẩu tăng lên theo từng năm nhưng tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu vẫn dao động quanh mức 10% – 14% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo thế giới.

Bảng 2.2:Thị phần xuất khẩu gạo tính theo giá trị 1996 – 2006

Đơn vị: %


Năm

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Thế giới

100

100

100

100

100

100

100

100

100

100

100

Trung

Quốc

1,78

3,57

9,80

8,55

8,89

5,02

5,89

6,94

2,59

2,34

3,89

Ấn Độ

11,56

11,69

15,78

9,21

10,08

10,09

18,22

12,55

16,48

14,70

14,76

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/07/2022