Mức Chênh Lệch Về Giá Cả Của Hàng Dệt May Việt Nam So Với Sản Phẩm Cùng Loại Của Các Đối Thủ Cạnh Tranh Trên Thị Trường Hoa Kỳ.


354

565.332

6.094

-98,92

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ - 8

Nguồn: http://otexa.ita.doc.gov và tính toán của tác giả (US Department of commercial; Office of textile and apparel)

Qua việc tính toán tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam vào Hoa Kỳ ở một số Cat ta có thể thấy, sức cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ không đồng đều ở tất cả các mã hàng. Trong khi các Cat 332, 352, 351 đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước lần lượt ở mức 798,6%, 279,73% và 87,64% thì có những Cat nóng như 326, 353 hay 354 lại có mức tăng trưởng âm với mức chênh lệch khá lớn so với các mã hàng trên là - 30,74%,-84,57% và -98,92%.

Tuy nhiên, nhìn chung lại thì doanh thu tiêu thụ của hàng dệt may Việt Nam đạt được mức tăng trưởng khá cao ở năm 2007 (34,2%) và 2008 (19,02%), cao nhất trong số các quốc gia xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ, đưa Việt Nam từ vị trí thứ 5 vượt qua Inđônêxia giành vị trí thứ 4 năm 2007 và vượt cả Ấn Độ và Mêxico để giành vị trí thứ 2 trong số các nhà xuất khẩu lớn nhất vào thị trường Hoa Kỳ năm 2008. Đây quả là một mức tăng trưởng kỷ lục, thậm chí lớn hơn rất nhiều so với mức tăng doanh thu tiệu thụ của Trung Quốc. Sở dĩ mức tăng doanh thu của Trung Quốc có phần chậm lại là do một số nguyên nhân như chi phí sản xuất ở Trung Quốc tăng, NDT lên giá so với USD làm cho đơn giá xuất khẩu của Trung Quốc tăng, lại thêm chế độ quota mà phía Hoa Kỳ áp cho Trung Quốc vẫn được

duy trì đến hết năm 2008.25 Chính từ những yếu tố này mà nhiều nhà nhập khẩu dệt

may từ Mỹ đã đã chuyển sang đặt mua từ các thị trường khác, trong đó có Việt Nam là nước mới nổi về xuất khẩu hàng dệt may trong vài năm trở lại đây. Ngoài ra, có thể nói việc trở thành viên chính thức của WTO và được hưởng PNTR đã tạo ra những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. Gia nhập WTO đồng nghĩa với việc chấm dứt chế độ hạn ngạch vào Mỹ, hàng dệt may Việt Nam sẽ không chịu thuế nhập khẩu vào Hoa Kỳ và thuế



25 Nguồn: Cao Thuý Nga (2009), Dệt may trước biến động của thị trường thế giới, Tạp chí Thương mại( 3+4+5), tr 58- 59

nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu cũng được giảm xuống. Nhờ đó, đơn giá của hàng dệt may Việt Nam sẽ có sức cạnh tranh hơn.

Nhưng đến hết năm 2008, khi Trung Quốc được xoá bỏ hạn ngạch hoàn toàn, tốc độ tăng doanh thu của Trung Quốc sẽ lớn hơn rất nhiều và là một khó khăn cho các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.

1.3. Mức chênh lệch về giá cả của hàng dệt may Việt Nam so với sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường Hoa Kỳ.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường hàng dệt may Hoa Kỳ càng trở nên tự do hoá hơn bao giờ hết. Vì vậy giá cả hàng dệt may trở thành một nhân tố quan trọng, đặc biệt ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của hàng hoá đó.

Trên thực tế với tâm lý thực dụng của người dân Hoa Kỳ, thì việc giá bán của sản phẩm dệt may Việt Nam còn cao hơn khá nhiều so với các đối thủ cạnh tranh khác đã làm giảm đi phần nào sức cạnh tranh của các sản phẩm dệt may Việt Nam. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế ngành dệt may trong và ngoài nước, thì hiện nay giá bán của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ cao hơn giá bán của các nước trong khu vực từ 10-15%, còn so với Trung Quốc khoảng 20%.

Để so sánh giá bán sản phẩm dệt may giữa các quốc gia trên thị trường Hoa Kỳ, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã dùng phương pháp quy giá trị theo đơn vị mét vuông sản phẩm. Và rõ ràng với phương pháp đó, sức cạnh tranh về giá của các sản phẩm cùng loại của các đối thủ khác nhau đã được phản ánh đầy đủ và chính xác.

Bảng 14: So sánh giá bán sản phẩm dệt may của Việt Nam với các quốc gia trên thị trường Hoa Kỳ

Đơn vị: USD/m2


Năm

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Trung Quốc

1,76

1,4

1,25

1,34

1,45

1,51

1,59

n §é

1,94

1,93

1,90

1,98

1,90

1,87

1,79

Mªxic«

1,99

2,02

1,90

1,87

1,86

1,85

1,88

ViÖt Nam

2,66

3,00

3,00

3,03

2,96

3,03

2,99

Nguồn: http://otexa.ita.doc.gov và tính toán của tác giả (US Department of commercial; Office of textile and apparel)

Bảng so sánh trên cho thấy, trong những quốc gia nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất vào thị trường Hoa Kỳ, quốc gia có mức giá bán cạnh tranh nhất sản phẩm dệt may trên thị trường Hoa Kỳ không ai khác chính là Trung Quốc, thứ hai là Ấn Độ và thứ 3 là Mêxico.

Giá bán sản phẩm dệt may của Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ năm 2008 cao hơn Trung Quốc đến 1,89 lần, cao hơn của Ấn Độ 1,67 lần và cao hơn của Mêxico 1,59 lần. Điều đó cũng có nghĩa là sức cạnh tranh về giá của hàng dệt may Việt Nam kém hơn Trung Quốc 1,89 lần, kém hơn Ấn Độ 1,67 lần và kém hơn Mêxico 1,59 lần.

Nếu so sánh chỉ số, tỷ lệ giá bán/ chất lượng sản phẩm dệt may của Việt Nam với các đối thủ cạnh tranh thì có thể thấy chỉ số đó của Việt Nam cũng khá cao so với các nước, điều này đồng nghĩa với khẳng định rằng sức cạnh tranh về giá của sản phẩm dệt may còn kém so với các đối thủ cạnh tranh. Ngay cả giá gia công một số sản phẩm may của Việt Nam cũng cao hơn của Trung Quốc đến 20%.26

Tóm lại, có thể khái quát rằng giá bán sản phẩm dệt may của Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ chưa phải là lợi thế cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam. Một câu hỏi lớn đặt ra ở đây là vì sao ngành dệt may Việt Nam có chi phí về giá nhân công rẻ nhất so với các nước trong khu vực lại không có khả năng cạnh tranh về giá?

Chúng ta đều biết rằng cơ cấu sản phẩm dệt may được xác định căn cứ vào chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm, bao gồm: thứ nhất, chi phí cho nguyên phụ liệu đầu vào; thứ hai, chi phí nhân công; thứ ba, chi phí cố định, gồm tiêu hao điện nước, máy móc thiết bị; thứ tư, các khoản chi phí khác.

So với Trung Quốc, một quốc gia cũng có thế mạnh về giá nhân công lao động rẻ như Việt Nam nhưng giá cả các sản phẩm dệt may Việt Nam thường cao hơn giá sản phẩm cùng loại của Trung Quốc khoảng 20%. Có thể giải thích cho vấn đề này rằng ngành dệt may Việt Nam phát triển chậm hơn so với Trung Quốc hàng thế kỷ. Dệt may Trung Quốc đáp ứng hầu hết nguyên vật liệu đầu vào


26 Nguồn: Nguyễn Thị Tú ( 2008), Thực trạng năng lực cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế (385), tr 30- 46.

cho sản xuất, máy móc thiết bị hiện đại đã được trang bị và vận hành hết công suất, lao động đã làm quen với phương thức sản xuất lớn, kỷ luật lao động cao, trình độ quản lý cao dựa trên sự đồng bộ ở mọi khâu phục vụ sản xuất nên năng suất cao dẫn đến chi phí cho một đơn vị sản phẩm thấp. Ngoài ra, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế thì nhờ sản xuất đại trà với khối lượng lớn mà giá thành sản phẩm của Trung Quốc giảm được 20%.

Trong khi đó, Việt Nam phải chịu chi phí cao hơn do 80% nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất phải nhập khẩu. Nguồn nguyên phụ liệu của ngành dệt chủ yếu là bông. Năng suất trồng bông ở Việt Nam khá thấp. Người nông dân đã chuyển nhiều diện tích trồng bông sang trồng các loại cây khác mang lại lợi ích kinh tế cao hơn. Mặt khác, chất lượng bông nội địa kém, không đủ tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng xuất khẩu, cũng như tỷ lệ tiêu hao sợi nội địa cao hơn sợi ngoại nhập. Không chỉ vậy, đối với ngành may, cơ cấu phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ chưa theo kịp phát triển của ngành. Hầu hết vải, sợi, nguyên phụ liệu ngành may đều phải nhập khẩu từ nước ngoài như Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Hàn Quốc... vì mặt hàng ở các thị trường này chất lượng cao, mẫu mã đa dạng và hợp thị hiếu. Do vậy, ngành dệt may phải phụ thuộc rất nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu. Vấn đề khó khăn ở đây là giá sợi bông nhập khẩu không ổn định. Trong vài năm gần đây, giá bông đã tăng lên khá nhiều so với những năm trước. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến giá thành của các sản phẩm dệt, làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt về chi phí.

Bảng 15: Nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may qua các năm



Mặt hàng

2006

2007

2008

Số

lượng (tấn)

Trị gi¸ (TrUSD)

Slượng (tn)

Trị gi¸ (TrUSD)

Slượng (tn)

Trị gi¸ (Tr USD)

B«ng

181,200

219

212,000

268

291,000

468

Sîi c¸c lo¹i

338,831

544

425,000

744

414,000

788

V¶i c¸c lo¹i


2980


3980


4454

Phô liÖu dÖt may da giÇy



1952



2152



2376

Nguồn:http://www.vietnamtextile.org/ChiTietTinTuc.aspx?MaTinTuc=554&Matheloai=58

Máy móc thiết bị mới nhập khẩu nên đang ở giai đoạn phải khấu hao nhanh nhằm có cơ hội tiếp tục đổi mới công nghệ, trình độ quản lý kém, năng suất lao động thấp, chỉ đạt 50-70% so với năng suất lao động của các nước trong khu vực, công nghệ lạc hậu hơn khoảng 5 năm. Bên cạnh đó, cơ cấu vốn không hợp lý cùng với lãi suất ngân hàng và mức thuế động viên vào ngân sách còn quá lớn đã không khuyến khích sản xuất, làm cho các chi phí gián tiếp tăng lên. Việc nhiều doanh nghiệp thiếu vốn trung và dài hạn để kinh doanh phải vay vốn ngắn hạn để đầu tư phát triển và trả lãi vay vốn cao, thời gian vay lại ngắn khiến tăng chi phí sản xuất kinh doanh cũng như làm tăng giá thành của sản phẩm và làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm về giá của sản phẩm dệt may Việt Nam. Ngoài ra, tiền lương công nhân và các chi phí khác ở Việt Nam như điện, nước, viễn thông, giao thông vận tải... đang có xu hướng tăng lên do lạm phát tăng cao trong năm vừa qua với những yếu kém trong tổ chức và quản lý khiến hoạt động sản xuất và xuất khẩu phát sinh những lãng phí không đáng có và làm hàng dệt may Việt Nam gặp nhiều bất lợi trong cạnh tranh quốc tế nói chung và cạnh tranh trên thị trường Hoa Kỳ nói riêng.

Như vậy, dù chi phí về giờ công lao động Việt Nam rất thấp nhưng tất cả các yếu tố trên đã liên tiếp đội giá bán sản phẩm dệt may Việt Nam lên cao khiến cho sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam xét về giá bán vẫn thua các đối thủ cạnh tranh trên thị trường dệt may Hoa Kỳ trong đó có Trung Quốc.

Bảng 16: So sánh nhân tố tác động đến giá thành sản phẩm dệt may Việt Nam và Trung Quốc

Mức độ: Kém : x Trung bình: xx Khá: xxx Tốt: xxxx


Nhân tố tác động đến giá thành sản xuất

Việt Nam

Trung Quốc

1. Trang thiết bị phù hợp

xxx

xxxx

2. Khai thác công suất, hiệu suất thiết bị tốt

xx

xxx

3. Tổ chức sản xuất, áp dụng công nghệ hợp lý để giảm tiêu hao định mức vật tư năng lượng

xx

xxx

4. Sử dụng nhiều vật tư nội địa có giá cả cạnh tranh

x

xxxx


5. Tổ chức sản xuất có năng suất lao động cao, giảm chi phí tiền lương và chi phí cố định trên một đơn vị sản phẩm

xx

xxx

6. Giá lao động rẻ

xxx

xxx

7. Kiểm soát chi phí hành chính chặt chẽ‌

xx

xx

8. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

xx

xx

Nguồn: Hiệp hội Dệt May Việt Nam


2. Phân tích các chỉ tiêu định tính

2.1. Sức cạnh tranh về chất lượng hàng của hàng dệt may Việt Nam so với sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường Hoa Kỳ.

Chất lượng của sản phẩm là nhân tố mang tính quyết định tới sức cạnh tranh của mọi hàng hoá nói chung và của sản phẩm dệt may nói riêng. Đặc biệt là trên thị trường Hoa Kỳ- một thị trường rất “khó tính”, “sang trọng” luôn đòi hỏi cao về chất lượng, mẫu mốt của sản phẩm dệt may.

Để đánh giá chất lượng sản phẩm, khách hàng Hoa Kỳ thường đánh giá gián tiếp qua hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc tế mà doanh nghiệp có được như ISO 9000, ISO 14000, tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA8000, tiêu chuẩn thương mại xanh hay chính là rào cản thương mại xanh (Greentrade Barrier) hoặc các nhãn hiệu sinh thái được dán lên sản phẩm. Vì vậy, hàng dệt may của các doanh nghiệp đạt các chứng chỉ tiêu chuẩn chất lượng quốc tế thường được khách hàng Hoa Kỳ ưu tiên lựa chọn và sản phẩm đó có khả năng cạnh tranh cao. Một thực tế đặt ra đối với ngành dệt may Việt Nam là cho đến nay, các sản phẩm “xanh” chưa được quan tâm đúng mức. Một số nhà quản lý, điều hành doanh nghiệp còn chưa được trang bị kiến thức hoặc hiểu biết còn hạn chế về những yêu cầu “xanh” đối với sản phẩm dệt may xuất khẩu. Ngoài ra, phần lớn các công ty, xí nghiệp trong dây chuyền nhuộm- hoàn tất vẫn còn sử dụng một số hoá chất, chất phụ trợ, thuốc nhuộm và các hoá chất gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái, sức khoẻ người lao động và thậm chí cả người sử dụng sản phẩm. Có thể nêu lên vài ví dụ nổi bật sau. Trong hồ sợi, ngày càng sử dụng nhiều hoá chất độc hại đến nguồn nước, làm tăng tải lượng COD (nhu cầu oxy hoá học) trong nước thải khó xử lý vi sinh. Nước thải rũ hồ thông thường chứa 4000- 8000 mg/l COD. Kỹ thuật “giảm trọng” polieste bông kiềm

được áp dụng phổ biến làm sản sinh một lượng lớn telephtalat và glycol trong nước thải sau khi sử dụng 5- 6 lần, đưa COD có thể lên tới 80.000 mg/l COD. Trong thành phần nước thải của các công ty, nhà máy dệt - nhuộm hiện nay, có khoảng 300- 400mg/l COD (đã vượt quá tiêu chuẩn nước thải loại B 3- 4 lần) dự đoán sẽ tăng lên mức 700 - 800mg/l và có thể còn tăng hơn nữa trong tương lai. Chính vì vậy, nên việc sản phẩm dệt may Việt Nam được dán nhãn sinh thái lại càng khó khăn với khả năng đáp ứng của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, bởi vì chi phí thực hiện được những tiêu chuẩn về môi trường trong quá trình sản xuất, kiểm soát chặt chẽ dư lượng kim loại nặng, chất tẩy, thuốc nhuộm độc hại sử dụng trong quá trình nhuộm, may vượt quá khả năng của các doanh nghiệp, hiếm có doanh nghiệp nào của Việt Nam có thể đáp ứng được kể cả doanh nghiệp quy mô lớn của Nhà nước. Trong khi đó, Trung Quốc đang thực hiện chiến lược vừa tăng số lượng hàng xuất khẩu lại vừa tăng cường chất lượng sản phẩm, thông qua việc thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế. Hơn nữa, hàng dệt may Trung Quốc đang phấn đấu dán nhãn sinh thái khi nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Đây là bước tiến nhanh chóng của sản phẩm dệt may Trung Quốc trước thực tế cạnh tranh gay gắt với nhiều đối thủ cạnh tranh. Vì thế, năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Trung Quốc rất mạnh bởi sản phẩm dệt may Trung Quốc luôn đi trước các đối thủ cạnh tranh để giành được lợi thế.

Tuy nhiên, nếu so sánh về độ bền, độ phai màu trước tác động của ánh sáng, khi giặt, khi ngâm trong nước hoặc những yêu cầu về cách thức dệt may sản phẩm thì hàng dệt may Việt Nam không thua kém hàng Trung Quốc và các quốc gia khác. Trong thời gian vừa qua với nhiều cố gắng, sản phẩm dệt may Việt Nam đã tạo được sự tin cậy của các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ, kể cả những khách hàng khó tính chấp nhận. Tuy chưa có con số thống kê cụ thể nhưng đến nay, rất nhiều sản phẩm dệt may của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã đạt được tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000. Chất lượng sản phẩm dệt may Việt Nam ở các doanh nghiệp có quy mô lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt được chứng chỉ tiêu chuẩn quốc tế thường có chất lượng ổn định và tương đối cao.

Chất lượng sản phẩm dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ được cải thiện nhanh chóng chỉ trong một thời gian ngắn, điều này được phản ánh rõ ở chỉ số tỷ lệ hàng bị trả lại do không đạt yêu cầu thiết kế và chất lượng sản phẩm giảm rõ dệt, đến năm 2005 con số này chỉ còn dưới 1%. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng những sản phẩm dệt may Việt Nam nào được xuất khẩu thì chủ yếu là những sản phẩm tốt nhất mà Việt Nam có thể sản xuất được và cũng được đánh giá là xấp xỉ đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chỉ có thể đảm bảo chất lượng cho các mặt hàng đòi hỏi kỹ thuật không mấy phức tạp như áo sơ mi, jacket, quần âu... còn những mặt hàng yêu cầu kỹ thuật phức tạp hơn như complet, veston... thì rất ít các doanh nghiệp có thiết bị công nghệ hiện đại để sản xuất.

Cho đến nay, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể sản xuất tất cả các loại sản phẩm may mặc theo yêu cầu của thị trường Hoa Kỳ. Hầu hết các sản phẩm đều có chất lượng khá, đáp ứng được khả năng cạnh tranh về chất lượng ở nhiều mức độ, đẳng cấp khác nhau, trong đó có một số tỷ lệ tương đối đáp ứng được yêu cầu đẳng cấp ở mức khá và cao, được các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ đánh giá tốt như: sản phẩm veston của Công ty may Nhà Bè, Công ty may Việt Tiến, Công ty May 10, Công ty may Bình Minh, Công ty may Đức Giang, Công ty Argtex, Công ty Legamex, sản phẩm sơ mi dệt kim của Công ty may Phương Đông, may Thành Công, Công ty may Hà Nội, Công ty Chutex, Công ty Hansoll Vina...; sản phẩm áp khoác mùa đông của Công ty may Đồng Nai, may Thăng Long, may Hữu Nghị, Công ty may Hoà Thọ...; sản phẩm thời trang nữ của công ty Argtex, may Việt Tiến.

Không dừng lại ở đó, nắm bắt được sở thích thị hiếu của đa số người tiêu dùng Hoa Kỳ rất ưa chuộng các sản phẩm dệt kim, gần đây nhiều doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu dệt may sang Hoa Kỳ đã đặt mục tiêu tăng cường sản xuất quần áo có 100% cotton chất lượng tốt để xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Cụ thể các doanh nghiệp như: dệt kim Đông Xuân, dệt kim Phương Đông, may Thăng Long, may Thành Công đã đầu tư chiều sâu bằng cách nhập máy móc thiết bị dệt kim có khổ rộng theo cỡ người Hoa Kỳ, khâu hoàn tất có máy chống cơ học compactor của Hoa Kỳ. Chính

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/05/2022