Xếp Hạng Năng Lực Cạnh Tranh Tăng Trưởng Của Việt Nam

thôn nói riêng mặc dù không ngừng được nâng cao nhưng vẫn có sự cách biệt khá lớn giữa khu vực thành thị và nông thôn, giữa nam và nữ, giữa các vùng lãnh thổ kinh tế về trình độ giáo dục. Nhiều công trình nghiên cứu đã đưa ra kết luận ở nông thôn, dân trí thấp hơn 2 lần, nhân tài thấp hơn 8,6 lần, trong đó có đào tạo nghề thấp hơn 10 lần so với khu vực thành thị. Hay theo số liệu thống kê được công bố ở khu vực đô thị, cứ 100 người tham gia lực lượng lao động thì có 67 người tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên, cao hơn 1,5 lần so với chỉ số này ở khu vực nông thôn; trong khi đó tỷ lệ chưa biết chữ ở khu vực nông thôn cao gấp 4 lần so với thành thị. Trong toàn nền kinh tế, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đến nay mới đạt 25%, còn tới 75% chưa qua đào tạo. Trên thực tế, chưa có con số thống kê chính xác về bao nhiêu phần trăm lao động đáp ứng được yêu cầu sử dụng. Thêm vào đó, cơ cấu đào tạo còn nhiều bất hợp lý, tồn tại tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”. Bên cạnh đó chỉ số phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam là 1,9 (theo phương pháp đánh giá của WB) tức là mức rất thấp. So với các nước; Ấn Độ, Inđônêxia, Mailaixia, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ [19,105].

Thứ ba, năng suất lao động xã hội thấp còn là do trình độ công nghệ của nước ta còn thấp, hiệu quả quản lý kém, dẫn đến lãng phí các nguồn lực lao động, không phát huy được tiềm năng.

Theo chấm điểm và xếp hạng của diễn đàn kinh tế thế giới, về sức cạnh tranh của lao động theo thang điểm 100 thì Việt Nam mới đạt 45 điểm về khung pháp lý, 20 điểm về năng suất lao động, 40 điểm về thái độ lao động, 16 điểm về kỹ năng lao động và 32 điểm về chất lượng lao động. Các nhà kinh tế thế giới cũng cảnh báo rằng các nền kinh tế có chất lượng nguồn nhân lực dưới 35 điểm đều có nguy cơ mất sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Như đã phân tích ở trên, các nguyên nhân liên quan đến cơ cấu lao động và chất lượng lao động đã dẫn đến năng suất lao động xã hội thấp, sử dụng vốn con người không hiệu quả, dẫn đến tỷ trọng thấp của TFP trong tăng trưởng kinh tế.

- Tiến bộ khoa học công nghệ: yếu tố cơ bản trong năng suất nhân tố tổng hợp là tiến bộ khoa học công nghệ. Tiến bộ khoa học công nghệ có tác động tăng

năng suất lao động xã hội và nâng cao hiệu quả đầu tư, thúc đẩy yếu tố năng suất nhân tố tổng hợp trong tăng trưởng.

Đầu tư vào nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất ở nước ta trong những năm qua mặc dù đã có những tiến triển khả quan, tác động đến tăng trưởng trong nhiều lĩnh vực, góp phần tạo ra nhiều sản phẩm mới, có giá trị kinh tế cao, song vẫn chưa tạo nên bước đột phá trong tỷ lệ đóng góp của tiến bộ khoa học công nghệ vào tăng trưởng. Theo tiêu chí đầu tư cho nghiên cứu và triển khai R&D bình quân trên cán bộ nghiên cứu, Việt Nam thấp hơn Thái Lan 4 lần, Trung Quốc 7 lần, 8 lần so với Malaixia và 26 lần so với Singapo. Đáng lưu ý là đầu tư R&D của khu vực ngoài nhà nước đang còn quá thấp, mới đạt khoảng 19% trong khi mức độ này ở Trung Quốc là 45%, Malaixia 60% và Nhật Bản đạt trên 72%. Cuộc điều tra trên 7.850 doanh nghiệp công nghiệp của Tổng cục Thống kê trong năm 2005 cũng cho thấy, chỉ có 3,86% trong số 293 doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ, tỷ lệ này sút giảm gần 2 lần so với kỳ điều tra của năm 2002 (chiếm 6,14%). Mặc dù chế biến là ngành được khuyến khích mạnh mẽ, nhưng chỉ có 38 doanh nghiệp sản xuất thực phẩm và đồ uống (chiếm 3,4% số doanh nghiệp) đầu tư vào khoa học công nghệ.

Số lượng các bằng phát minh sáng chế trên một người dân chỉ bằng 1/11 so với Trung Quốc và Thái Lan, bằng 1/88 so với Singapo. Năng lực nghiên cứu cơ bản và phát triển công nghệ mặc dù được đánh giá là có tiến bộ khả quan song mới chỉ thể hiện dưới dạng tiềm năng. Số lượng các cơ quan khoa học công nghệ so với các nước là không nhiều, trình độ của cán bộ làm nghiên cứu khoa học công nghệ còn thấp so với nhiều nước trong khu vực và khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội còn hạn chế.

Trình độ công nghệ trong nền kinh tế nước ta còn thấp, lạc hậu 3 đến 4 thế hệ so với những nước công nghiệp phát triển, đứng thứ 92 trong số 104 nước được điều tra (WEF - 2004). Công nghệ trong các doanh nghiệp lạc hậu nhiều thế hệ so với khu vực. chuyển giao công nghệ chưa có những tiến bộ cần thiết, đặc biệt trình độ công nghệ thông tin còn rất thấp. Tỷ trọng doanh nghiệp có công

nghệ cao mới đạt 20,6%, thấp xa so với các nước ASEAN; rất ít doanh nghiệp quan tâm đến thông tin về khoa học và công nghệ, chỉ có khoảng 8% doanh nghiệp đạt được trình độ tiên tiến (phần lớn là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) (kết quả phân tích trên 41.000 doanh nghiệp ở 30 tỉnh, thành phố của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cuối năm 2005).

* Năng lực cạnh tranh quốc gia còn kém

Tăng trưởng về chất phải là quá trình tăng trưởng theo chiều sâu, đảm bảo nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và của ngành, của doanh nghiệp nói riêng. Tăng trưởng kinh tế đi liền với việc nâng cao năng lực cạnh tranh là tăng trưởng có chất lượng cao.

Hiện nay, mặc dù đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, nhưng nhìn chung, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta vẫn còn kém. Xếp hạng năng lực cạnh tranh của nước ta rất thấp và liên tục tụt bậc trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu của WEF trong những năm gần đây.

Bảng 5: Xếp hạng năng lực cạnh tranh tăng trưởng của Việt Nam


Năm

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

Xếp hạng

48/33

49/59

64/75

60/80

60/102

77/104

81/117

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam - 9

Nguồn: WEF - Global Competitiveness Report.

Xếp hạng của nước ta tụt giảm là do các chỉ số năng lực cạnh tranh thành phần thấp (gồm có: chỉ số công nghệ - TI: technology index; chỉ số thế chế công - PII: public institution index; chỉ số môi trường vĩ mô - MEI: macroeconomic environment index) và có sự tụt giảm trong bảng xếp hạng:

Bảng 6: Xếp hạng các chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam


Năm

TI

PII

MEI

Hạng

Điểm

Hạng

Điểm

Hạng

Điểm

2004

92

2,92

82

3,66

58

3,82

2005

92

2,72

97

3,43

60

3,96

Nguồn: WEF - Global Competitiveness Report.

Nguyên nhân dẫn đến xếp hạng chỉ số công nghệ của nước ta thấp do trình độ công nghệ của nước ta còn yếu kém. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ đáng kể trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật (với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và Luật Đấu thầu năm 2006) và các chính sách cởi mở về xuất khẩu, song hệ thống pháp luật của nước ta vẫn còn tồn tại nhiều bất cập; còn thiếu tính nhất quán và ổn định. Việc thực thi pháp luật không nghiêm cũng được coi là một nguyên nhân. Nạn quan liêu, tham nhũng tuy đã có những biện pháp đấu tranh nhưng trong những năm gần đây vẫn còn khá phổ biến và nghiêm trọng. Dẫn đến chỉ số về năng lực thể chế của nước ta còn rất thấp. Chỉ số về môi trường vĩ mô của Việt Nam cũng ở vị trí khiêm tốn. Nguyên do môi trường kinh doanh còn chưa thực sự bình đẳng, còn quá nhiều doanh nghiệp nhà nước độc quyền trên các lĩnh vực; tính minh bạch, công khai của nền kinh tế, bao gồm cả doanh nghiệp và cơ quan nhà nước còn thấp.


2.2.2. Thực hiện công bằng xã hội

Trong những năm qua bên cạnh những thành tựu về tăng trưởng kinh tế, Việt Nam cũng đã có những kết quả quan trọng trong việc thực hiện công bằng xã hội

2.2.2.1. Phát triển kinh tế nhiều thành phần và đa dạng hóa các hình thức phân phối

Quá trình đổi mới, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN không chỉ tạo sự tăng trưởng kinh tế mà còn tạo nhiều điều kiện thực hiện công bằng xã hội nhìn từ góc nhìn phân phối, thực hiện đa dạng hóa các loại hình sở hữu, để mỗi người có thể tham gia làm kinh tế theo điều kiện và khả năng có thể của mình.

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện đa dạng hoá loại hình sở hữu, các thành phần kinh tế, tạo nhiều cơ hội để mọi người có thể tham

gia làm kinh tế tuỳ theo điều kiện và khả năng có thể của mình. Bước vào thời kỳ Đổi mới, Đảng và Nhà nước chủ trương thực hiện đa dạng hóa các loại hình sở hữu và các thành phần kinh tế, cải cách, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước để thúc đẩy kinh tế phát triển hiệu quả, tạo điều kiện cho mọi thành phần, tầng lớp nhân dân được tham gia sản xuất làm giàu chính đáng cho bản thân và cho xã hội. Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước hoặc từng bộ phận doanh nghiệp nhà nước là phương thức quan trọng nhất nhằm sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước.

Kinh tế ngoài quốc doanh gồm các doanh nghiệp tư nhân các hợp tác xã, hộ gia đình, cá thể, tiểu chủ tiếp tục được phát triển nhanh dưới mọi hình thức đa dạng.

Việc chuyển đổi hợp tác xã kiểu cũ sang loại hình hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã, dã bước đầu tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế tập thể. Đã xuất hiện nhiều mô hình hợp tác xã kinh doanh đa ngành nghề hoặc chuyên ngành làm ăn có hiệu quả với việc mở rộng sản xuất và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, góp phần đảm bảo thu nhập ổn định cho gần 10,5 triệu hộ xã viên. Năm 2005, kinh tế tập thể đóng góp khoảng 7,6% tổng sản phẩm trong nước, năm 2006 là 6,53% và năm 2007 là 6,9%.

Kinh tế tư nhân, cá thể phát triển trong các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ, góp phần quan trọng vào các thành tựu về kinh tế - xã hội. Hệ thống chợ nông thôn, chợ bán buôn, bán lẻ, các cụm công nghiệp, các làng nghề được phát triển trên nhiều vùng… Việc ban hành Nghị quyết Trung ương 5 về phát triển kinh tế tư nhân và việc thực hiện Luật Doanh nghiệp đã thực sự tạo động lực thúc đẩy cho kinh tế tư nhân phát triển. Số doanh nghiệp được thành lập từ năm 2000 - 2004 trong khu vực này tăng gấp 3,5 lần và tổng số vốn đăng ký tăng gấp 10 lần so với 9 năm trươc đó. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực này trong nền kinh tế hiện đang dẫn đầu. Năm 2005, khu vực kinh tế tư nhân, cá thể đóng góp khoảng 38,8% tổng sản phẩm trong nước, năm 2006 là 39,1% và năm 2007 là 39,72%.

Một thời gian dài thực hiện cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp, cùng với việc thực hiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất dưới hai hình

thức quốc doanh và hợp tác xã, chúng ta đã thực hiện chế độ tiền lương ở khu vực Nhà nước và chế độ phân phối sản xuất trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, học phí, viện phí trong lĩnh vực giáo dục, y tế. Về thực chất đây là thời kỳ thực hiện chế độ bình quân và trong nền kinh tế kém hiệu quả, chậm phát triển; đó là sự chia đều cái nghèo cho tất cả mọi người.

Thực tế cho thấy, sự chia đều trong phân phối dưới hình thức nào trong nền kinh tế phát triển hay chậm phát triển cũng sớm muộn dẫn đến sự triệt tiêu động lực đối với người lao động. Nó không tạo ra sự kích thích đối với những người có nhiều đóng góp tích cực; mặt khác, tạo ra tâm lý trông chờ, ỷ lại, thụ động đối với những đối tượng khác. Như thế, về thực chất, sự phân phối bình quân đã chứa đựng trong mình sự bất bình đẳng.

Kinh tế thị trường nói chung và kinh tế thị trường định hướng XHCN như ở nước ta hiện nay dù còn nhiều khiếm khuyết, nhưng nó có khả năng khắc phục nhiều hạn chế từ hình thức phân phối bình quân chủ nghĩa trước đây. Bởi lẽ, việc phân phối của cả xã hội dựa trên nhiều tiêu chí, trước hết là căn cứ vào lao động và hiệu quả kinh tế. Văn kiện Đại hội IX của Đảng ghi rò: "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế". Có thể thấy, phương thức phân phối như vậy vừa đảm bảo sự công bằng cho người lao động, vừa đảm bảo cho kinh tế có sự phát triển bền vững. Nếu trong nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp người lao động thờ ơ, không quan tâm đến hiệu quả của sản xuất, thì trong cơ chế thị trường lại ngược lại. Kết quả lao động và hiệu quả kinh tế sẽ tác động một cách trực tiếp tới lợi ích của người lao động. Quan hệ này buộc người lao động phải làm việc một cách trách nhiệm hơn, hiệu quả hơn. Kinh tế thị trường tạo môi trường khách quan thực hiện phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế một cách công bằng.

Quyết định hiệu quả kinh tế của các quá trình sản xuất và kinh doanh không chỉ có nguồn lực con người, mà chịu sự quy định của hàng loạt các nguồn lực khác nhau như vốn đầu tư, công cụ và tư liệu sản xuất… Việc phân phối không chú ý đúng mức đến sự đóng góp này sẽ hạn chế việc huy động nguồn vốn và các

hình thức đầu tư khác từ dân chúng và như vậy sẽ đánh mất cơ hội để phát triển sản xuất. Hơn nữa, sự tham gia góp vốn, mua cổ phần của người lao động là một hình thức thắt chặt hơn nữa mối quan hệ người lao động với tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động của chính mình. Vì vậy, trong phân phối không chỉ cần chú ý đến sự đóng góp của lao động sống, mà còn phải chú ý tới mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất kinh doanh, đây là một nét mới trong quá trình đổi mới. Đó cũng là hình thức hiện thực công bằng xã hội từ góc nhìn đóng góp và hưởng thụ.

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn đòi hỏi phải chú ý đến việc phân phối thông qua phúc lợi xã hội như: thực hiện chính sách người có công với nước, với dân, chính sách bảo trợ những người già cả, cô đơn không nơi nương tựa, chính sách đối với trẻ em lang thang có hoàn cảnh khó khăn, chính sách bảo trợ phát triển xã hội ở vùng sâu, vùng xa, chính sách xóa đói giảm nghèo…

Ba hình thức phân phối cơ bản này đã được thể hiện trong các văn bản lớn của Đảng và Nhà nước. Trong những năm đổi mới vừa qua, việc thực hiện chế độ phân phối theo hiệu quả lao động, các nguồn lực đóng góp, phúc lợi xã hội đã thật sự kích thích người lao động.

2.2.2.2. Xóa đói giảm nghèo

Xóa đói giảm nghèo là một chiến lược của chính phủ Việt Nam nhằm giải quyết vấn đề đói nghèo và phát triển kinh tế tại Việt Nam. Năm 1988, trong sản xuất nông nghiệp ,Việt Nam đã thực hiện giao quyền sử dụng đất lâu dài đến từng hộ.

Đầu thập niên 1990, nguy cơ đói nghèo đã được nhận rò, mà trước hết là số liệu trẻ em suy dinh dưỡng đã ở mức báo động (gần 50%). Ngay đầu năm 1991, vấn đề xoá đói giảm nghèo đã được đề ra trong các diễn đàn, các nghiên cứu, và triển khai thành phong trào xoá đói giảm nghèo.

Nghị quyết Quốc hội Việt Nam về nhiệm vụ năm 1993 đã đánh giá cao tinh thần cộng đồng, tương thân tương ái "trong nhân dân đã phát triển nhiều hoạt

động từ thiện giúp đỡ nhau và phong trào xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa...". Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lấy ngày 17 tháng 10 là "Ngày vì người nghèo", đó cũng là ngày Liên hợp quốc chọn là ngày "Thế giới chống đói nghèo"

Quy mô của chương trình xóa đói giảm nghèo của Việt Nam rất ấn tượng. Chính thức được khởi xướng vào năm 1998 bằng chương trình 133 (Chương trình Mục tiêu xóa đói giảm nghèo) có mục tiêu hỗ trợ các hộ nghèo trên toàn quốc, Chương trình đã huy động khoảng 19. 000 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương và địa phương [6,1].

Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo ban đầu gồm 6 chính sách liên quan đến các lĩnh vực hỗ trợ miễn giảm phí khám chữa bệnh; miễn giảm học phí; hỗ trợ đồng bào dân tộc; hỗ trợ những người dân yếu thế, dễ bị tổn thương; hỗ trợ nhà ở và công cụ sản xuất. Ngoài ra, Chương trình còn bao gồm 8 dự án về tín dụng, khuyến nông, xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, đào tạo cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo, ổn định dân cư tại các vùng kinh tế mới, định canh định cư, ổn định dân cư tại các xã nghèo và phát triển mô hình xóa đói giảm nghèo để nhân rộng. Chương trình này kết hợp với Chương trình 120 (Chương trình Việc làm) vào năm 2001 với tên gọi là Chương trình 143 (Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Xóa đói Giảm nghèo và Tạo Việc làm) được thực hiện đến hết năm 2005.

Từ năm 1996 đến năm 2002 tổng số tiền 14.695 tỷ đồng đã được đầu tư sử dụng cho cấp vốn ưu đãi cho 2,75 triệu hộ gia đình nghèo trên toàn quốc; cấp khoảng 1,5 triệu thẻ tín dụng bảo hiểm y tế miễn phí cho các hộ dân nghèo tính hết đến năm 2002; hỗ trợ về giáo dục cho trẻ em thuộc các hộ nghèo với khoảng hơn 120 tỷ đồng.

Ngày 21 tháng 5 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt "Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo". Đây là chiến lược đầy đủ, chi tiết phù hợp với mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDG) của Liên Hợp Quốc công bố. Trong quá trình xây dựng chiến lược có sự tham gia của chuyên gia các tổ chức quốc tế tại Việt Nam như IMF, UNDP, WB,.. tổng hợp thành các mục tiêu phát triển Việt Nam. Vấn đề là cụ thể hoá chiến lược bằng các chương trình,

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 24/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí