cạnh tranh và những yếu tố thể hiện phần thắng giữa các cá nhân, tập thể thể hiện bằng nhiều tiêu chí khác nhau, nó phụ thuộc vào mục tiêu mà cá nhân hoặc tập thể hướng tới như doanh thu cao, chi phí thấp, thị phần lớn, thương hiệu nổi tiếng, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, môi trường, trách nhiệm xã hội.
Như vậy, xét theo quan điểm tổng hợp: “Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau để đạt được mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất. Đối với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ích kinh tế và sự tiện lợi”.5
1.2. Vai trò của cạnh tranh
Vai trò của cạnh tranh được biểu hiện ở các bình diện sau:
Đối với nền kinh tế, cạnh tranh làm sống động nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn tăng cường đầu tư theo chiều rộng và chiều sâu, từ đó thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nhanh nền kinh tế quốc dân.
Đối với chủ thể kinh doanh, bằng sự hấp dẫn từ lợi nhuận của việc đi trước về chất lượng, mẫu mã hàng hoá và áp lực phá sản nếu dừng lại, cạnh tranh buộc các chủ thể kinh tế phải thường xuyên tìm tòi, sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, công nghệ, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm mới. Rõ ràng, cạnh tranh là một sự sàng lọc mọi mặt, nó nâng cao trình độ mọi mặt của những người lao động sản xuất, nhất là đội ngũ các nhà quản trị kinh doanh. Mặt khác, cạnh tranh đào thải nghiêm khắc các chủ thể kinh tế không thích ứng trước sự khắc nghiệt của cạnh tranh trên thị trường.
Đối với người tiêu dùng, cạnh tranh tạo ra một áp lực liên tục đối với giá cả, buộc các nhà doanh nghiệp phải phản ứng tự phát phù hợp với mong muốn của người tiêu dùng về giá cả, chủng loại, mẫu mã, chất lượng hàng hoá và dịch vụ. Thông thường, cạnh tranh làm giá có xu hướng ngày cảng giảm, lượng hàng hoá trên thị trường ngày một tăng, chất lượng tốt, đa dạng và phù hợp với mong muốn của người tiêu dùng, mặc dù các doanh nghiệp không muốn điều đó. Nhận thức về điều này, C. Mac đã viết: “Cạnh tranh là phương thuốc duy nhất để chống lại
5 Nguồn: Bộ Kế Hoạch và Đầu tư (2003), Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị Quốc Gia, tr 56.
những nhà tư sản, một phương thuốc mà những nhà chính trị học cho là có ảnh hưởng tốt đến việc nâng cao tiền công lẫn việc giảm giá hàng hoá, có lợi cho công chúng tiêu dùng”6. Sâu xa hơn, cạnh tranh còn đảm bảo cả người sản xuất và người tiêu dùng không thể dùng sức mạnh của mình để áp đặt cho người khác. Với ý nghĩa đó, cạnh tranh là lực lượng điều tiết trên thị trường, vừa góp phần giảm thiểu hiện tượng độc quyền hoá các quan hệ kinh tế – xã hội.
Có thể bạn quan tâm!
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ - 1
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ - 2
- Hệ Thống Tiêu Chí Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh Của Hàng Dệt May
- Quy Trình Sản Xuất Và Hoàn Tất Sản Phẩm Dệt May
- Thực Trạng Năng Lực Cạnh Tranh Của Hàng Dệt May Việt Nam Trên Trị Trường Hoa Kỳ
Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.
Trong việc mở rộng và nâng cao các quan hệ kinh tế đối ngoại, cạnh tranh thúc đẩy các doanh nghiệp và Nhà nước mở rộng và tìm kiếm thị trường, thúc đẩy việc thực hiện liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài nhằm huy động nguồn vốn, lao động, khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, hoà nhập thị trường mới.
Cùng với sự tác động của các quy luật kinh tế khác trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh đã điều tiết một cách tự phát nền kinh tế trong từng thời kỳ nhất định. Nó giúp các doanh nghiệp và cao hơn là các Chính phủ trả lời các câu hỏi: sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? và đặc biệt quyết định việc sản xuất bằng công nghệ gì? Vận dụng quy luật cạnh tranh, các doanh nghiệp và Nhà nước có điều kiện hoạch định được các chiến lược kinh tế và chiến lược sản xuất kinh doanh một cách khoa học, góp phần nâng cao năng lực trong quản lý vi mô cũng như vĩ mô.
Khái niệm “năng lực cạnh tranh”, “khả năng cạnh tranh” hay “tính cạnh tranh” hiện còn rất nhiều ý kiến và chưa thống nhất do đây là một khái niệm rất rộng và do được tiếp cận từ nhiều góc độ rộng, hẹp khác nhau.
Năng lực cạnh tranh là sức mạnh tương đối của một chủ thể kinh tế trong tương quan với các chủ thể kinh tế khác. Kinh tế học thường xem xét năng lực cạnh tranh ở 3 loại chủ thể cũng là 3 cấp độ như sau: năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ. Một nền kinh tế có năng lực cạnh tranh cao phải có nhiều doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao, với nhiều sản phẩm và dịch vụ có lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
2.1. Năng lực cạnh tranh quốc gia
Năng lực cạnh tranh quốc gia được xác định là năng lực của một nền kinh tế tăng trưởng bền vững, thu hút đầu tư tốt, bảo đảm ổn định kinh tế - xã hội, nâng
6 Nguồn: Cac Mac (1994), Mac- Anghen toàn tập, tập 23, Nxb CHQGST, Hà Nội, tr 26.
cao đời sống nhân dân. Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) sử dụng 8 nhóm tiêu chí sau đây để đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia7:
Mức độ mở cửa của nền kinh tế. WEF sử dụng các tiêu chí đánh giá mức độ hội nhập của nền kinh tế vào nền kinh tế thế giới và mức độ tự do hóa ngoại thương và đầu tư, như: thuế quan và hàng rào phi thuế quan; mức độ ưu tiên cho xuất khẩu, tín dụng xuất khẩu và bảo hiểm; chính sách tỷ giá; đầu tư trực tiếp nước ngoài;
Vai trò của Nhà nước, bao gồm mức độ can thiệp của Chính phủ vào kinh doanh; tính công khai, minh bạch của các quy định; mức độ quan liêu của bộ máy năng lực nhân viên công vụ; chất lượng các dịch vụ công; gánh nặng thuế và trốn thuế; quy mô Chính phủ và chi tiêu Chính phủ; chính sách tài khóa...;
Vai trò của các thị trường tài chính trong nỗ lực hỗ trợ phát triển và tiêu dùng; hiệu quả của các tổ chức trung gian tài chính trong việc chuyển tiết kiệm thành vốn đầu tư; mức độ rủi ro tài chính và phân loại tín dụng quốc gia; đầu tư...;
Môi trường công nghệ, thể hiện qua tình hình nghiên cứu và ứng dụng (R&D), trình độ công nghệ và kiến thức tích lũy được...;
Kết cấu hạ tầng thông qua các chỉ tiêu đánh giá về hệ thống giao thông, mạng viễn thông, bến bãi, kho tàng và các điều kiện phân phối...;
Chất lượng quản trị kinh doanh, gồm chiến lược cạnh tranh, quản trị sản phẩm, quản trị chất lượng, quản trị tài chính, quản trị nhân lực và khả năng tiếp thị;
Hiệu quả và tính linh hoạt của thị trường lao động, thể hiện qua các chỉ số về tay nghề và năng suất, chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo nghề; tính linh hoạt trong quy chế điều tiết, hiệu quả của các chương trình xã hội; các quan hệ nghề nghiệp (bãi công, sức mạnh đàm phán của tập thể lao động...);
Môi trường pháp lý bao gồm tính đúng đắn của các quy định pháp lý; tính đồng bộ và hiệu quả của hệ thống luật pháp, nhất là các chỉ số đánh giá về chính sách kiểm soát độc quyền; vấn đề bảo hộ quyền sở hữu và mức độ rủi ro bị tước đoạt cơ hội kinh doanh, hiệu lực thi hành các hợp đồng thương mại, thỏa thuận với
7 Nguồn: http://203.162.0.19:8080/show_content.pl?topic=9&ID=4141
chính phủ; các công cụ pháp lý khiếu kiện các cơ quan hành chính, cảnh sát và phòng chống tội phạm...
2.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp biểu hiện khả năng của doanh nghiệp trong việc duy trì và mở rộng thị phần, mức doanh lợi, lợi nhuận của doanh nghiệp trên thị trường trong nước, khu vực và thế giới. Một quốc gia có nhiều doanh nghiệp có ưu thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế, có khả năng đổi mới về công nghệ sản xuất, phương thức quản lý, xúc tiến thị trường và có môi trường kinh doanh thuận lợi phản ánh khía cạnh nhất định của năng lực cạnh tranh quốc gia.8
Theo quan điểm của M. Porter, trong nền kinh tế thị trường, bất kỳ ngành, doanh nghiệp nào trong quá trình hoạt động đều phải chịu áp lực cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh của ngành, doanh nghiệp phụ thuộc vào năm yếu tố là sức mạnh đàm phán của nhà cung cấp, đe doạ của các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường, đe dọa của sản phẩm và dịch vụ thay thế, sức mạnh đàm phán của người mua và cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại. Muốn nâng cao được năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp cần xác định được những lợi thế của mình mới có thể dành thắng lợi. Hai nhóm lợi thế cạnh tranh đó là:
Lợi thế về chi phí: tạo ra sản phẩm có chi phí thấp hơn đối thủ cạnh tranh. Các yếu tố sản xuất như máy móc, công nghệ, vốn và lao động thường được xem là nguồn lực để tạo ra lợi thế cạnh tranh
Lợi thế về sự khác biệt: Dựa vào sự khác biệt của sản phẩm làm tăng giá trị cho người tiêu dùng hoặc giảm chi phí sử dụng sản phẩm hoặc nâng cao tính hoàn thiện khi sử dụng sản phẩm. Lợi thế này cho phép thị trường chấp nhận mức giá thậm chí cao hơn đối thủ.9
8 Nguồn: Ts. Trần Thị Minh Châu (2005), Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Lý luận Chính trị (8), tr 51.
9 Nguồn: Michael E. Porter (1996), Chiến lược cạnh tranh, Nxb Khoa học kỹ thuật, tr 87- 92.
Theo Fafchapms, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng của doanh nghiệp đó có thể sản xuất sản phẩm với chi phí biến đổi trung bình thấp hơn giá trị của nó trên thị trường. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp có khả năng sản xuất ra loại sản phẩm có chất lượng tương tự như doanh nghiệp khác nhưng với chi phí thấp hơn thì được coi là có năng lực cạnh tranh.10
Theo Dunning, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng cung cấp sản phẩm của chính doanh nghiệp trên thị trường khác nhau mà không phân biệt bố trí nơi sản xuất của doanh nghiệp đó. Theo cách hiểu này thì một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh là một doanh nghiệp có thể sản xuất và bán sản phẩm đó ra trên thị trường khác nhau mà vẫn thu được lợi nhuận, không phụ thuộc vào địa điểm sản xuất sản phẩm đó.11
Cũng như cấp độ cạnh tranh quốc gia, các quan niệm và cách tính toán đưa ra của các nhà nghiên cứu về năng lực cạnh tranh có khác nhau nhưng kết quả cuối cùng là ngành, doanh nghiệp đó sau khi cạnh tranh phải đứng vững trên thị trường.
2.3. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm
Theo quan niệm của các nhà quản lý, sản phẩm có tính cạnh tranh hay có năng lực cạnh tranh được đo bằng thị phần trên thị trường. Sản phẩm nào có thị phần lớn thì sản phẩm đó cạnh tranh tốt hơn. Quan niệm trên, theo em mới thể hiện một phần trong cạnh tranh ở cấp sản phẩm mà chưa đưa ra hết sức mạnh và đặc tính của sản phẩm đó trên thị trường. Thị phần là một yếu tố phản ánh sản phẩm có năng lực cạnh tranh cao nhưng không phải là tất cả, bởi ngoài yếu tố thị phần còn nhiều yếu tố khác gộp lại mới chứng tỏ sản phẩm này cạnh tranh tốt hơn sản phẩm kia. Khi mua sản phẩm, khách hàng quan tâm nhiều yếu tố như giá cả, chất lượng, thương hiệu sản phẩm, dịch vụ khách hàng. Một hàng hóa, dịch vụ được coi là có sức cạnh tranh cao khi chúng có chất lượng vượt trội so với các hàng hoá cùng loại, cùng một mặt bằng giá hoặc có chất lượng vượt trội độc đáo riêng có. Nói cách khác, bí quyết tạo nên chất lượng riêng của sản phẩm luôn tạo cho sản phẩm, dịch
10 Nguồn: Hà Bội Đức (1995), Mưu lược chiến tranh Thương mại, Nxb Khoa học kỹ thuật, tr 45- 53.
11 Nguồn: Đào Duy Huân (1996), Chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, Nxb Thống kê, tr 56- 63.
vụ những khách hàng ưa chuộng riêng và do đó chiếm được sự “độc quyền lành mạnh” ở một nước nhất định. Ngược lại, tiêu chí giá cả của sản phẩm chủ yếu do chi phí sản xuất quyết định. Nếu mặt hàng chất lượng như nhau thì chỉ có doanh nghiệp quản lý tốt, sử dụng công nghệ tiên tiến, lao động có tay nghề cao và khả năng sáng tạo... mới có thể làm cho chi phí sản xuất trong đơn vị sản phẩm thấp, từ đó kéo giá xuống làm cho sản phẩm có sức cạnh tranh. Ngoài ra, còn có hình thức nhãn mác hấp dẫn, hợp thị hiếu, quy cách sản phẩm thuận tiện cho tiêu dùng... Sau khi xem xét và cân nhắc các yếu tố đó, khách hàng mới quyết định mua, chính sự quan tâm và ra quyết định mua của khách hàng là dấu hiệu chứng tỏ sản phẩm này có năng lực cạnh tranh hơn sản phẩm khác.
Giáo sư Keinosuke Ono và Tatsuyuki Negoro (2001) cho rằng sản phẩm cạnh tranh tốt là sản phẩm hội tụ đủ các yếu tố chất lượng. Yếu tố kế tiếp là giá cả mà khách hàng phải trả nhiều hay ít so với sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh, yếu tố thứ ba là thời gian giao hàng đúng hạn và cuối cùng là các dịch vụ khách hàng như dịch vụ thanh toán, dịch vụ bảo hành, dịch vụ trước, trong và sau khi bán hàng. Các nhà nghiên cứu cũng đưa ra một xu hướng mới trong nền kinh tế hiện đại là thương hiệu sản phẩm là một yếu tố rất quan trọng. Vì thế, sản phẩm có thương hiệu càng nổi tiếng thì có năng lực cạnh tranh tốt hơn so với những sản phẩm chưa có thương hiệu hoặc thương hiệu chưa nổi tiếng.12
Giáo sư Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2003) lại cho rằng sản phẩm cạnh tranh là sản phẩm đem lại một giá trị gia tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn để khách hàng lựa chọn mình chứ không phải lựa chọn sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh.13 Theo nhà nghiên cứu này, cạnh trạnh không phải là một động thái nhất định mà là một quá trình liên tục, điều này buộc các doanh nghiệp phải luôn tạo ra những sản phẩm có tính năng vượt trội, có giá trị gia tăng cao hơn của các đối thủ cạnh tranh. Những
12 Nguồn: Keinosuke- Tatsuyuki Negoro (2001), Quản trị chiến lược các doanh nghiệp sản xuất, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, tr 59- 62.
13 Nguồn: Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2003), Thị trường, Chiến lược, Cơ cấu: Cạnh tranh về giá trị gia tăng, định vị và phát triển doanh nghiệp, Nxb Tp Hồ Chí Minh, Trung tâm kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, tr 125- 127.
yếu tố tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng là chất lượng sản phẩm, thời gian đưa sản phẩm ra thị trường, địa điểm bán hàng, dịch vụ, thương hiệu và giá cả. Sáu yếu tố này liên kết, hỗ trợ nhau tạo ra giá trị gia tăng của sản phẩm dưới cách đánh giá của khách hàng.
Những quan điểm này rất thực tế có thể áp dụng nhiều trong nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam. Thông thường, quan niệm về giá cả phải được đặt lên hàng đầu, nhưng trong xu thế cạnh tranh hiện nay, yếu tố giá cả được đặt xuống cuối cùng và chất lượng sản phẩm được đặt lên hàng đầu.
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG DỆT MAY
1 Những vấn đề cơ bản về hàng dệt may
1.1. Khái niệm hàng dệt may
Hàng dệt may là sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng dệt may, sản phẩm dệt may được hình thành từ các nguyên liệu khác nhau như bông, sợi, thông qua các công đoạn sản xuất tạo ra nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp may như vải, len, dạ. Các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt và may là các doanh nghiệp bổ trợ nhau trong quá trình sản xuất. Sự đa dạng của các sản phẩm may còn tuỳ thuộc vào sự đa dạng các loại sản phẩm do các doanh nghiệp dệt tạo ra. Hiện nay, cụm từ thường được nói đến là các sản phẩm dệt may. Trong thực tế, sản phẩm dệt may là hai loại sản phẩm riêng biệt có những đối tượng phục vụ khác nhau, đặc điểm khác nhau và bổ trợ cho nhau. Sản phẩm của ngành dệt may bao gồm quần áo, vải vóc và các vật dụng quen thuộc như khăn bàn, khăn tắm, chăn mền, nệm, rèm, thảm, đệm ghế, ô dù, mũ nón ..v..v..
1.2. Đặc trưng chủ yếu của hàng dệt may
Hàng dệt may được sử dụng thường xuyên và liên tục
Khác với những hàng hoá thông thường khác, hàng dệt may được sử dụng thường xuyên và liên tục. Đây là loại hàng hoá có tính toàn cầu hoá cao, được sử dụng ở mọi châu lục, quốc gia, trong tất cả các ngành nghề đặc biệt là hàng may mặc được mọi người sử dụng mà không phân biệt giới tính, độ tuổi, không phân biệt thu nhập cao hay thấp, thất nghiệp hay có việc làm. Hàng ngày, chúng ta có thể không xem tivi, nghe radio, đọc báo nhưng không thể không sử dụng hàng may
mặc. Chúng ta sử dụng hàng hoá này với tần suất nhiều hơn so với các loại hàng hoá khác: ta mặc các loại quần áo thời trang, ngồi lên các đệm ghế, dùng ô dù, mũ nón, và trong một số ngành nghề có găng tay, mũ bảo hộ... Riêng đối với hàng may mặc, người sử dụng quan tâm đến hàng may mặc phụ thuộc vào hoàn cảnh, địa điểm và thời gian khác nhau. Ví dụ, những người đi làm tại các công sở, dự dạ hội, tham gia các hoạt động văn hoá, xã hội, nghệ thuật thì những sản phẩm dệt may mà họ sử dụng được chú ý nhiều đến kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc, mức độ sang trọng, lịch sự. Còn khi sử dụng ở nhà, làm việc trong các nhà máy hay tham gia các hoạt động thể thao thì tính thẩm mỹ, kiểu dáng vẫn được quan tâm nhưng với mức độ thấp hơn và tính tiện dụng được chú ý nhiều hơn. Tuy nhiên, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, khách hàng vẫn phải sử dụng thường xuyên và liên tục các sản phẩm dệt may trong đời sống sinh hoạt, trong công việc và trong các hoạt động xã hội khác.
Hàng dệt may không có hàng hoá thay thế.
Ngoài việc các sản phẩm dệt may được sử dụng thường xuyên và liên tục thì loại hàng hoá này còn không có hàng hoá thay thế, không có hàng hoá khác cạnh tranh trong nhu cầu sử dụng của khách hàng mà chỉ có các nguyên phụ liệu tạo ra hàng dệt may được sử dụng thay thế cho nhau. Điều này chứng tỏ, cạnh tranh giữa các hàng dệt may là chính là cạnh tranh giữa các hàng dệt may sử dụng các nguyên phụ liệu, cách thức tạo ra sản phẩm khác nhau, hình dáng khác nhau. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các sản phẩm dệt may trên thị trường, đặc biệt là hàng may mặc, thời trang như quần áo, giày dép, mũ nón, ga đệm... chủ yếu về kiểu dáng, mẫu mã thiết kế, mầu sắc, nguyên phụ liệu tạo nên hàng dệt may đó chứ không có yếu tố cạnh tranh của hàng hoá thay thế như nhiều hàng tiêu dùng khác. Đây là đặc trưng rất quan trọng của hàng dệt may, nó giúp cho các nhà sản xuất tập trung vào những biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh bằng mẫu mã đa dạng, nguyên phụ liệu tạo nên hàng dệt may phong phú, nhiều kiểu dáng thiết kế.
Hàng dệt may có tính nhạy cảm cao
Đặc trưng này liên quan đến ngành dệt may của quốc gia. Bởi lẽ, ngành dệt may thu hút nhiều lao động trong xã hội hơn so với những ngành sản xuất khác. Trong nhiều năm gần đây, có sự dịch chuyển phần lớn sản xuất hàng dệt may từ các