Thực Trạng Năng Lực Cạnh Tranh Của Hàng Dệt May Việt Nam Trên Trị Trường Hoa Kỳ

trên thị trường về nhiều khía cạnh như chất lượng sản phẩm, sự khác biệt của sản phẩm, giá cả so với sản phẩm của các đối thủ trên thị trường để tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường này.‌‌


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM TRÊN TRỊ TRƯỜNG HOA KỲ

I. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG HÀNG DỆT MAY HOA KỲ

1. Đặc điểm dân số và thị hiếu tiêu dùng hàng dệt may của Hoa Kỳ

Hoa Kỳ có dân số là hơn 296,5 triệu người (2005), với 151 triệu nữ chiếm 50,9% và 145 nam, chiếm 49,1%. Có 209 triệu dân ở mức độ tuổi trưởng thành (trên 18 tuổi) trong đó có 108 triệu nữ và 101 triệu nam. Ở độ tuổi thanh thiếu niên (từ 14 đến 18 tuổi) có 41 triệu người gồm 20 triệu nữ và 21 triệu nam, còn lại là độ tuổi nhi đồng. Ba phần tư dân số Hoa Kỳ sống ở các khu vực thành phố rộng lớn, trong đó hơn nửa dân cư tập trung ở 40 khu lớn nhất. California là bang đông nhất, thứ hai là New york.20

Người dân Hoa Kỳ rất ưa chuộng mua sắm hàng dệt may, tính trung bình mỗi người tiêu thụ 54 bộ quần áo mỗi năm trong đó phụ nữ đóng vai trò chính trong việc sắm, mỗi người trung bình mua 17 bộ áo các loại gồm: sơ mi, váy, áo len các loại, áo lót trong, áo phông. Người tiêu dùng Hoa Kỳ thích sử dụng các sản phẩm dệt may gồm các chủng loại như: sợi nhân tạo, len dạ, tơ lụa và cotton.

Hàng sợi nhân tạo bao gồm: complet, các loại áo khoác, váy dài, sơ mi bó, váy ngắn, quần dài, quần đùi, quần sooc, quần áo ngủ, đồ lót...

Hàng len dạ: áo khoác, váy, complet, sơ mi không bó...

Hàng tơ lụa: sơ mi, áo sợi tơ lụa, quần dài, quần đùi, quần soóc...

Hàng cotton: áo khoác kiểu complet, các loại áo khoác, sơ mi, váy dài, quần dài, quần đùi, quần soóc, quần áo ngủ, đồ lót...

20 Nguồn: Nguyễn Thị Tú (2008), Thực trạng năng lực cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế (385), tr 32.

Thông thường họ không mua nhiều hàng một lúc, bởi vì họ thích mặc nhiều loại, thích đi nhiều và chỉ mua sắm nhiều trong các đợt khuyến mại, giảm giá. Người Mỹ có thói quen mua bất cứ thứ hàng hoá gì đang được bán giảm giá, họ rất ít khi mua hàng khi chưa được chiết khấu, vì vậy mà hầu như tất cả các cửa hàng bán hàng dệt may lúc nào cũng có một vài sản phẩm được bán hạ giá. Thị trường Hoa Kỳ có hàng trăm các nhãn hiệu hàng dệt may với rất nhiều nhãn hiệu nổi tiếng thế giới và gần như tất cả nhãn hiệu hàng dệt may trên khắp thế giới đều tồn tại trên thị trường này.

Người tiêu dùng Hoa Kỳ luôn có tâm lý là càng mua sắm và tiêu dùng nhiều thì càng kích thích sản xuất và dịch vụ tăng trưởng, từ đó nền kinh tế sẽ phát triển. Ngày nay, tâm lý này không chỉ ảnh hưởng đến riêng nền kinh tế Hoa Kỳ, mà có tác động sâu rộng đến các nhà xuất khẩu trên toàn thế giới.

Thực tế là mọi chủng loại sản phẩm dệt may dù chất lượng cao hay trung bình đều có thể được bán được trên thị trường Hoa Kỳ, vì tất cả các tầng lớp dân cư ở nước này đều tiêu thụ nhiều hàng hoá. Đối với những sản phẩm dệt may thông thường, nói chung người Mỹ thích sự giản tiện nhưng hiện đại, hợp mốt. Hơn nữa, những sản phẩm này là đồ hiệu thì càng được ưa chuộng và được mua nhiều. Ngoài ra, người Mỹ còn coi trọng yếu tố khác biệt, độc đáo, họ có thể mặc bất cứ hàng may nào mà họ thích. Ở những thành phố lớn, nam thường mặc complet, nữ mặc váy hoặc juyp khi đi làm. Còn ở nông thôn thì thường ăn mặc khá xuyền xoàng nên quần jean và vải thô rất phổ biến. Tuy vậy, hầu hết người Mỹ, kể cả người lớn tuổi, ngoài giờ làm việc thường mặc thoải mái theo ý họ những hàng hoá theo mùa và theo sự hợp mốt.

Tại Hoa Kỳ, không có các tiêu chuẩn thẩm mỹ xã hội mạnh và bắt buộc như ở các nước khác. Các nhóm người khác nhau vẫn sống theo văn hoá, tôn giáo của mình và dần dần hoà trộn theo thời gian, ảnh hưởng lẫn nhau. Chính điều này tạo nên sự khác biệt trong thói quen tiêu dùng của người tiêu dùng ở Hoa Kỳ so với người tiêu dùng ở các nước Châu Âu. Họ cũng tôn trọng chất lượng, nhưng sự thay đổi về kiểu dáng, mẫu mốt luôn là yếu tố chính làm thay đổi thị hiếu của người Hoa Kỳ. Cùng một sản phẩm dệt may nhưng thời gian sử dụng của họ có thể chỉ bằng một nửa thời gian sử dụng của người tiêu dùng các nước phát triển khác.

Với sự thay đổi nhanh chóng như vậy, giá cả càng trở nên có vai trò quan trọng. Điều này giải thích tại sao hàng hoá tiêu dùng từ một số nước phát triển chất lượng kém hơn nhưng vẫn có chỗ đứng ở Hoa Kỳ vì giá bán thực sự cạnh tranh, trong khi điều này khó xảy ra ở Châu Âu. Vì vậy, đối với các nước đang phát triển và Việt Nam, muốn tồn tại và cạnh tranh được trên thị trường Hoa Kỳ cần phải lấy giá làm yếu tố quan trọng, mẫu mã có thể không quá cầu kỳ, nhưng sản phẩm rất cần sự đa dạng và hợp thị hiếu với từng đặc thù riêng của thị trường này. Xác định rõ phân đoạn thị trường mình sẽ thâm nhập với những đặc trưng của nó là chìa khoá để đi đến thành công.

2. Nhu cầu về hàng dệt may của thị trường Hoa Kỳ.

Như đã trình bày ở trên, Hoa Kỳ là một quốc gia rộng lớn với hơn 280 triệu dân với nhiều chủng tộc, màu da, sự phân hoá giàu nghèo rõ ràng... Điều này đã tạo nên một nhu cầu vô cùng đa dạng về hàng dệt may và hình thành nên thị trường tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất thế giới.

Trong những thập kỷ 70 và 80 của thế kỷ XX, ngành dệt may Hoa Kỳ phát triển rực rỡ, không những đáp ứng phần lớn nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu mạnh mẽ sang các nước Châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản... Có rất nhiều sản phẩm với nhãn hiệu nổi tiếng của các hãng dệt may Hoa Kỳ được bán tại Hoa Kỳ và nhiều nước khác. Trong thời gian này, ngành dệt may Hoa Kỳ được sự bảo hộ rất lớn của Chính phủ trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu.

Tuy nhiên, sau Hịêp định ATC, để đáp ứng với xu hướng tự do hoá thương mại toàn cầu, cùng với việc tìm kiếm thị trường có nguồn lao động rẻ, ngành dệt may Hoa Kỳ đã đi theo một xu thế kinh doanh là mở rộng các thị trường mới cho hàng hoá mang nhãn hiệu Hoa Kỳ bằng việc cho thuê hoặc bán lại các cơ sở sản xuất trong nước, đầu tư ra nước ngoài và chuyển giao các cơ sở ở nước ngoài cho chủ sở hữu của nước sở tại, mở rộng thị trường buôn bán công nghệ và thương hiệu hàng hoá mang nhãn hiệu Hoa Kỳ trên toàn cầu... Sau đó nhập khẩu trở lại Hoa Kỳ theo những tiêu chuẩn quy định về hàng hoá của Hoa Kỳ. Điều này không những làm cho người tiêu dùng Hoa Kỳ mua được sản phẩm tốt với giá rẻ hơn, mà còn làm cho các nước xuất khẩu (thông thường là các nước đang phát triển và kém phát

triển) trở thành khách hàng nhập khẩu công nghệ, thiết bị, bản quyền thương hiệu và các hàng hoá khác của Hoa Kỳ.

Xu hướng này dẫn đến việc ngành dệt may trong nước của Hoa Kỳ ngày càng thu hẹp, ngày nay các hãng sản xuất trong nước chủ yếu tập trung sản xuất những sản phẩm cao cấp, chất lượng cao, hợp thời trang với giá cao. Mặc dù lượng hàng sản xuất trong nước chỉ chiếm 10 đến 12% trên tổng lượng hàng dệt may lưu thông tại Hoa Kỳ, nhưng tổng giá trị những sản phẩm này chiếm hơn 1/2 tổng chi phí mà người tiêu dùng Hoa Kỳ dành để mua hàng dệt may trong năm.

Hàng năm, thị trường Hoa Kỳ có nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may rất lớn, gần như là chiếm đa số lượng hàng tiêu thụ trên thị trường và có xu hướng ngày càng tăng. Nếu như trong năm 1997 lượng hàng nhập khẩu chiếm 72% trên thị trường, thì đến năm 2001 đã chiếm tới 88% và đến nay chiếm khoảng 90% tổng lượng hàng dệt may trên thị trường này.

Đến năm 2007, với những mặt hàng chính như quần áo may sẵn chỉ tăng 1,8%. Trong đó các sản phẩm dệt tăng 4,5%, hàng thêu ren tăng 3,5%, tuy nhiên nhập khẩu vải giảm 2,9% và sợi giảm 9,8%. Hàng thêu ren vẫn tiếp tục chiếm thị phần lớn nhất trong tổng sản lượng nhập khẩu hàng dệt may với 43,9%. Mặc dù vậy, các sản phẩm từ vải dệt đang ngày càng trở nên quan trọng trong những năm qua với thị phần tăng đều theo các năm từ 16,7% năm 1997 lên đến 33,7% năm 2007

Bảng 3: Kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ

Đơn vị: Tỷ USD


100,000

90,000

80,000

70,000

60,000

50,000

40,000

30,000

20,000

10,000

0


93,278

96,410

93,186

83,310

89,205


70,239

72,183

77,434

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008


Nguồn: http://otexa.ita.doc.gov

Trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ thì tỷ lệ bình quân hàng may mặc chiếm khoảng 80,5% và hàng dệt chiếm khoảng 19,5%. Trong tháng 1 năm 2009, kim ngạch nhập khẩu dệt may của Hoa Kỳ là 6,99 tỷ USD giảm so với cùng kỳ năm 2008là 7,636 tỷ USD.‌

II. TÌNH TÌNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ

1. Thời kỳ trước khi Hiệp định Thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ có hiệu lực

Thị trường Hoa Kỳ hoàn toàn đóng cửa đối với xuất khẩu hàng hoá nói chung và hàng dệt may nói riêng của Việt Nam tới tận năm 1994. Tháng 2 năm 1994, Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận kinh tế với Việt Nam. Ngày 11/07/1995 quan hệ bình thường hoá được thiết lập đã mở ra một trang mới trong quan hệ giữa hai nước về cả chính trị, ngoại giao và đặc biệt là kinh tế. Biểu hiện rõ nét nhất là trong lĩnh vực thương mại. Nếu năm 1990, Việt Nam chỉ xuất sang thị trường Hoa Kỳ số lượng hàng hoá trị giá

5.000 USD, thì đến năm 1996 con số đó đã tăng lên 319 triệu USD. Theo thống kê của Bộ Thương mại Hoa Kỳ, nếu năm 1992 số lượng hàng hoá Hoa Kỳ xuất sang Việt Nam trị giá hơn 5 triệu USD, đến năm 1995 đã tăng lên gần 200 triệu USD.

Cũng trong khoảng thời gian này kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ có tốc độ tăng đáng kể.

Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào Hoa Kỳ giai đoạn 1994 - 2000

Đơn vị: Triệu USD


Năm

1994

1995

1996

1997

1998

1999

2000

Hàng dệt

0,11

1,78

3,59

5,33

5,05

7,51

9,07

Hàng may

2,46

15,09

20,1

20,6

21,35

27,2

40,5

Tổng KNXK dêt may

2,57

16,87

23,69

25,93

26,4

34,71

49,57

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ - 6

Nguồn: http://otexa.ita.doc.gov

(US Department of Commercial; Office of Textile and Apparel)

Qua bảng trên ta thấy chỉ trong vòng 7 năm, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ tăng 19,29 lần. Mặc dù, so với tổng kim ngạch nhập

khẩu của Hoa Kỳ cùng thời điểm thì con số trên còn quá nhỏ bé (chỉ chiếm 0.043% thị trường hàng dệt và 0,041% thị trường nhập khẩu hàng may của Hoa Kỳ), song điều đó chứng tỏ rằng hàng dệt may Việt Nam có tiềm năng tăng thị phần ở thị trường Hoa Kỳ, nếu có thêm những điều kiện thuận lợi và nhất là nâng cao sức cạnh tranh của nó so với các đối thủ cạnh tranh khác.

2. Thời kỳ sau khi Hiệp định Thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ có hiệu lực.

Là thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới đối với hàng dệt may, nhưng Hoa Kỳ đồng thời là thị trường có rất nhiều rào cản thương mại đối với sản phẩm này, nên hàng dệt may Việt Nam vào Hoa Kỳ gặp phải rất nhiều khó khăn và thách thức. Sau khi Hiệp định Thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ được phê chuẩn và có hiệu lực (từ sau ngày 10/12/2001), việc giảm thuế nhập khẩu đối với hàng dệt từ 55,1% xuống 10,3%; sản phẩm may từ 68,9% xuống còn 13,4%21 đã mở ra một cơ hội mới cho sản phẩm dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ.

Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam- Hoa Kỳ giai đoạn 2001- 2008


Năm

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Kim ngạch XK dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ

( triệu USD)


49,3


951,7


2484


2720


2881


3396


4558


5425

Tốc độ tăng (%)


1932

261

109,5

105,9

117,87

134,2

119

Nguồn: http://otexa.ita.doc.gov

(US Department of commercial; Office of textile and apparel)

Qua bảng trên cho thấy, năm 2001 xuất khẩu dệt may Việt Nam vào Hoa Kỳ mới chỉ đạt 44,3 triệu USD, đến năm 2002 tăng lên đến 95,2 triệu USD, tăng 113,2%;

Ngày 01/05/2003, Hiệp định Dệt May Việt Nam- Hoa Kỳ bắt đầu có hiệu lực triển khai thực hiện. Theo Hiệp định này, Việt Nam bị phía Hoa Kỳ áp đặt hạn


21 Nguồn: Nguyễn Thị Tú (2008), Thực trạng năng lực cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ, Nghiên cứu Kinh tế (385), tr 36.

ngạch đối với 38 chủng loại sản phẩm (Cat), còn các chủng loại khác đều được tự do xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Mặc dù ngay năm đầu bị áp hạn ngạch, nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ năm 2003 vẫn tăng trưởng mạnh mẽ, đạt 2.484 triệu USD, chiếm 54% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam và đến năm 2004 đạt gần 2720 triệu USD, chiếm 56% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Nhưng sang đến năm 2005, xuất khẩu Việt Nam vào Hoa Kỳ tăng chậm lại, thậm chí là ở một vài mặt hàng chúng ta còn bị tăng trưởng âm (Cat 338- 339). Có thể nói nguyên nhân là do ATC bị bãi bỏ, Hoa Kỳ bỏ hạn ngạch nhập khẩu dệt may cho các nước là thành viên của WTO- dệt may Việt Nam không được hưởng ưu đãi này cho nên hàng dệt may của ta không thể cạnh tranh nổi với hàng dệt may của Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan... trên thị trường này. Chỉ sau khi Trung Quốc bị Hoa Kỳ áp đặt hạn ngạch trở lại với 34 Cat hàng, thì xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào Hoa Kỳ mới tiếp tục tăng trưởng được, vì thế mức tăng trưởng của năm 2005 so với 2004 chỉ đạt 10,95%. Sang đến năm 2006, xuất khẩu dệt may Việt Nam vào thị trường tiếp tục tăng trưởng vượt bậc, đạt 3,396 tỷ USD năm 2006.

Mặc dù giá nguyên liệu tăng cao trong những tháng đầu năm 2008, Việt Nam vẫn xuất khẩu được 5,425 tỷ USD kim ngạch sản phẩm dệt may sang thị trường Hoa Kỳ trong năm này, tăng 119% so với năm 2007.

Theo thống kê 6 tháng đầu năm 2008, có khoảng 1.100 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, tăng 200 đơn vị so với cùng kỳ năm 2007. Trong đó, số lượng doanh nghiệp mới tham gia xuất hàng lần đầu là 400. Trong số đó có khá nhiều đơn vị có kết quả xuất khẩu cao như Công ty TNHH Yakjin Việt Nam, Công ty TNHH Terratex Việt Nam, Công ty Cổ phần Tiên Hưng.

Năm đơn vị có kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ cao nhất đều thuộc về các công ty nước ngoài và liên doanh gồm Công ty TNHH Hansae Việt Nam, Công ty TNHH Han- Soll Vina (HVS), Công ty TNHH Quốc tế Chutex, Công ty TNHH NamYang International Việt Nam và Công ty TNHH Nobland Việt Nam.

Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ của một số doanh nghiệp điển hình22


Doanh nghiệp xuất khẩu điển hình


6T – 2008 (USD)


6T- 2007 (USD)


08/07

tăng (%)

Cty TNHH Hansae Việt Nam‌

108.076.265

79.324.054

36,25

Cty TNHH Han-Soll Vina (HSV)

63.765.087

48.174.948

32,36

Cty TNHH Quốc tế Chutex

39.795.097

45.348.175

-12,25

Cty TNHH NamYang International VN

36.717.893

41.202.148

-10,88

Cty TNHH NOBLAND Việt Nam

36.338.411

27.262.566

33,29

Hội đồng Thương mại Quốc tế (ITC) đang xếp Việt Nam nằm trong top 5 nhà xuất khẩu dệt may lớn nhất vào Hoa Kỳ. Theo Bộ Công Thương Việt Nam, mặc dù trong thời gian gần đây, thị trường dệt may thế giới có nhiều biến động song ngành dệt may của Việt Nam vẫn đạt 9,5 tỷ USD doanh thu xuất khẩu trong năm

2008, trong đó xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 5,4 tỷ USD. Kim ngạch này đưa Việt Nam trở thành nhà xuất khẩu dệt may lớn thứ 2 vào Hoa Kỳ, chỉ sau Trung Quốc.23

III. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG HOA KỲ

1. Phân tích các chỉ tiêu định lượng

1.1. Thị phần của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ so với các đối thủ cạnh tranh

Như đã phân tích ở trên, với dân số gần 300 triệu người mang đặc điểm tâm lý tiêu dùng rất nhiều sản phẩm dệt may (khoảng 27kg vải/người/năm)- Hoa Kỳ là thị trường số 1 cho tiêu thụ sản phẩm dệt may. Người dân Mỹ mua rất nhiều sản phẩm may mặc, thậm chí mua nhiều hơn mức họ tiêu dùng. Tính trung bình mỗi cư dân Mỹ cả nam giới, nữ giới và trẻ em mua khoảng 54 bộ quần áo mỗi năm. Có thể nói sự ưa chuộng của người dân với hàng dệt may đã đưa Hoa Kỳ trở thành thị



22Nguồn:http://www.tinthuongmai.vn/Trangchu/VN/tabid/66/CatID/152/ContentID/31747/

Default.aspx

23 Nguồn:

HTTP://NGOAITHUONG.VN/NEWS/TINMOI/TINXUATNHAPKHAU/1046.HTML

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/05/2022