Tăng Trưởng Kim Ngạch Xuất Khẩu Của Việt Nam Với Hoa Kỳ Từ 1995- 2008 33

được nhiều nhà đầu tư Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam nói chung và ngành dệt may nói riêng; qua đó thúc đẩy việc nâng cao vị thế của các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may trên thị trường Hoa Kỳ.

Thiết lập quan hệ ngoại giao từ ngày 12/7/1995, trao đổi Đại sứ đầu tiên từ tháng 7/1997, mở Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh và Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại San Fransisco vào tháng 11/1997; đến nay, mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ngày càng được củng cố và phát triển về nhiều mặt.

Về mặt kinh tế – thương mại: hai nước đã ký kết một số Hiệp định, thoả thuận về kinh tế như:

Hiệp định với Cơ quan Đầu tư hải ngoại Hoa Kỳ (OPIC) nhằm cho phép cơ quan OPIC hoạt động tại Việt Nam để bảo lãnh cho các khoản đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Các Hiệp định về hoạt động của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hoa Kỳ. Năm 1999, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hoa Kỳ (EXIMBANK) đã ký với Chính phủ Việt Nam Hiệp định bảo lãnh khung và cùng năm 1999, Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hoa Kỳ đã ký Hiệp định về hoạt động của Ngân hàng Xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ được ký kết ngày 13/7/2000, có hiệu lực ngày 10/12/2001 với nội dung và phạm vi hết sức rộng và phức tạp đối với cả hai nước trên cơ sở các quy định và chuẩn mực của pháp luật thương mại quốc tế. E.Anthony Wayne, Trợ lý Ngoại trưởng Phụ trách các Vấn đề Kinh tế và Doanh nghiệp trong bài phát biểu tại buổi tiệc trưa đón tiếp phái đoàn Chính phủ / Doanh nhân Việt Nam Washington, DC; nhấn mạnh “ Hiệp định thương mại song phương là một biểu hiện rõ ràng rằng Việt Nam đang mở cửa nền kinh tế và hội nhập vào hệ thống kinh tế thế giới. Hiệp đinh thương mại song phương là một ví dụ điển hình về việc chúng ta có thể sử dụng các biện pháp đổi mới và ngoại giao kinh tế đầy sáng tạo để thúc đẩy lợi ích của cả hai bên như thế nào”. Ông còn nhấn mạnh: “ Đây là mội bước tiến để hai nước mở rộng sự tiếp cận thị trường của nhau và chỉ trong năm đầu tiên thôi thương mại song phương sẽ tăng gấp đôi. Tôi hiểu rằng hiệp định này sẽ có hiệu lực ngay lập tức31



31 Nguồn: http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov

Hiệp định hợp tác về khoa học và công nghệ giữa Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và Chính phủ CHXHCNVN ký tại Hà Nội ngày 17/11/2001 và có hiệu lực từ 23/6/2002 mở ra khả năng hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực quan trọng này. Tăng cường hợp tác về khoa học và công nghệ sẽ góp phần cải thiện máy móc, kỹ thuật trong các doanh nghiệp dệt may, một nhân tố quan trọng cấu thành năng lực cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu.

Hiệp định Dệt – may có hiệu lực từ 1/5/200332

Đáng chú ý, ngày 9/12/2006, Quốc hội Mỹ đã thông qua dự luật áp dụng quy chế Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam và ngày 29/12/2006 Tổng thống G.Bush đã ký ban hành luật này. Nhân chuyến thăm chính thức Mỹ của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (21/6/2007), hai bên đã ký Hiệp định khung về thương mại và đầu tư ( TIFA).

Kể từ Hiệp định thương mại có hiệu lực đến nay, kim ngạch buôn bán hai chiều giữa hai nước không ngừng tăng mạnh. Có thể nói Hiệp định Thương mại Việt Mỹ đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình bình thường hoá quan hệ hai nước. Kim ngạch thương mại hàng hoá hai chiều đã tăng từ 50,4 triệu USD năm 1994 - năm Mỹ bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt Nam lên 1,4 tỷ USD năm 2001- năm trước khi BTA có hiệu lực- đạt 9,6 tỷ USD vào năm 2006. Năm 2007 tăng lên 12 tỷ USD, trong đó Việt Nam luôn là nước xuất siêu:

Bảng 21: Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt nam với Hoa Kỳ từ 1995- 200833

Năm

Kim ngạch xuất khẩu ( 1.000 USD)

Tăng trưởng (%)

1995

198.968


1996

319.037

60,3

1997

338.189

21,7

1998

553.408

42,6

1999

608.953

10,0

2000

821.658

34,9

2001

1.052.626

28,1

2002

2.394.748

127,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ - 11



32 Tham khảo phụ lục 1.

33Nguồn: PGS- TS Hoàng Thị Bích Loan (2009), Quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ

, thực trạng và giải pháp, Tạp chí Thương mại (1+2), tr 17-18.


2003

4.554.859

90,2

2004

5.275.810

15,8

2005

6.630.149

25,7

2006

8.566.331

29,2

2007

10.500.000

23,0

2008

12.610.000

19,60

Nhìn vào bảng trên có thể thấy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng lên qua các năm và năm 2007 đạt 10,5 tỷ USD vượt qua một số đối thủ như ChiLê, Côlômbia, Philippin, Tây Ban Nha để vào danh sách 30 nước xuất khẩu hàng đầu vào Hoa Kỳ.

Kim ngạch xuất khẩu bình quân của Việt Nam sang Mỹ sau khi có BTA tăng gấp đôi so với trước khi có Hiệp định. Từ năm 1996 đến năm 2001, tăng trưởng bình quân 32,9% một năm. Năm 2002, năm đầu tiên sau khi Hiệp định có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ tăng 127,5%, tính trung bình tốc độ tăng bình quân trong 5 năm từ 2002- 2006 là 57,7%.Trong đó dệt may, giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ, dầu thô vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất từ nhiều năm qua (81% tổng giá trị xuất khẩu).

Đối với mặt hàng dệt may, BTA đã và đang phát huy hiệu quả, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam bước đầu đã quen và hiểu hơn về thị trường Hoa Kỳ, từ đó có cách tiếp cận phù hợp và hiệu quả hơn với thị trường này. Chính vì vậy mà tiềm lực xuất khẩu và khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam đã được nâng cao một bước, cơ cấu xuất khẩu đã có những chuyển dịch tích cực theo hướng đa dạng hoá chủng loại sản phẩm và tăng tỷ trọng sử dụng nguyên phụ liệu sản xuất trong nước, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ đã đạt được mức tăng trưởng đột biến, từ 49,3 triệu USD năm 2001 đã tăng lên gần 2.720 triệu USD năm 2s004 và gần 5.425 triệu USD năm 2008 chiếm 5,82% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ.

Bảng 22: Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam- Hoa Kỳ giai đoạn 2001- 2008

Năm

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Kim ngạch XK dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ


49,3


951,7


2.484


2.720


2.881


3.396


4.558


5.425


(triệu USD)









Tốc độ tăng (%)


1932

261

109,5

105,9

117,87

134,2

119


Nguồn: http://otexa.ita.doc.gov

Cần thấy rằng, mặc dù mấy năm qua hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ bị áp hạn ngạch, nhưng nếu so sánh với việc Hoa Kỳ áp đặt hạn ngạch đối với Trung Quốc thì Việt Nam vẫn được ưu đãi hơn nhiều. Thực tế là trong năm 2008, Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ đã đạt kim ngạch 5,4 tỷ USD, trong khi đó với năng lực sản xuất gấp 50 lần Việt Nam, Trung Quốc chỉ xuất khẩu vào Hoa Kỳ 32,6 tỷ. Điều này không phải là do hàng dệt may Việt Nam có khả năng cạnh tranh tốt hơn hàng Trung Quốc, mà do hàng dệt may Trung Quốc vẫn bị Hoa Kỳ khống chế nhiều hạn ngạch đến hết năm 2008.

Quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước đang phát triển theo chiều hướng tích cực chắc chắn sẽ còn đem lại những điều kiện thuận lợi hơn nữa để hàng dệt may Việt Nam có thể nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường Hoa Kỳ.

2.4. Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường Hoa Kỳ.

Sau khi Hiệp định ATC hết hiệu lực, bối cảnh cạnh tranh trên thị trường Hoa Kỳ về hàng dệt may diễn ra vô cùng khốc liệt, giữa ngành dệt may Hoa Kỳ với các nước xuất khẩu và giữa các nước xuất khẩu với nhau. Với những lợi thế có sẵn về nguồn nguyên liệu, vốn, công nghệ, thương hiệu, thị trường tiêu thụ và các lợi thế về kinh tế, chính trị, kết hợp hài hoà giữa xuất khẩu và nhập khẩu, ngành dệt may Hoa Kỳ chắc chắn sẽ không chịu yếu thế.

Ngoài ra, trên thị trường Hoa Kỳ hiện nay có mọi chủng loại hàng dệt may của hầu hết các nước, nên đương nhiên phải cạnh tranh rất khốc liệt với nhau nhằm ổn định và mở rộng thị phần... Chỉ có những nước sản xuất lớn, sản phẩm chất lượng tốt, giá rẻ và thời gian giao hàng nhanh mới tiếp tục nhận được nhiều đơn đặt hàng của các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ. Đây là một vấn đề cực kỳ lo ngại cho việc cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam, bởi vì Việt Nam mới chỉ thực sự thâm nhập thị trường Hoa Kỳ kể từ năm 2002 sau khi Hiệp định Thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ có hiệu lực, trong khi đó các đối thủ cạnh tranh lớn của Việt Nam đều đã có hệ thống bạn hàng nhập khẩu và phần phối tại đây. Chẳng hạn như Trung Quốc và Ấn Độ, hai nước này không những có nguồn nguyên liệu dồi dào, công nghiệp dệt rất

phát triển và là thành viên của WTO... mà từ lâu họ đã thiết lập được hệ thống phân phối rộng khắp Hoa Kỳ. Điều này đã và đang đặt ra cho hàng dệt may Việt Nam thêm những thách thức lớn trong việc nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị trường Hoa Kỳ.

Thực tế là từ khi Trung Quốc và Đài Loan trở thành thành viên chính thức của WTO tháng 11 năm 2001 đã gây sức ép nặng nề lên các nước xuất khẩu hàng dệt may trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Có thể thấy rằng, việc tận dụng những cơ hội có được nhờ gia nhập WTO như đầu tư nước ngoài, hưởng mức thuế quan ưu đãi, được miễn trừ khỏi sự ngăn cấm trợ cấp xuất khẩu đối với những nước có thu nhập thấp, hạn ngạch... làn sóng hàng dệt may Trung Quốc đã tràn ngập các thị trường thế giới. Và đặc biệt năm 2005, khi Hiệp định ATC hết hiệu lực, hàng rào hạn ngạch đối với dệt may được gỡ bỏ cho các nước thành viên WTO, người khổng lồ Trung Quốc được “cởi trói” và “thức dậy”. Tính riêng trong tháng 1/2005, xuất khẩu của Trung Quốc sang EU tăng 47% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, dệt may xuất khẩu sang Mỹ tăng 56,8%, chiếm 25,12% thị phần nhập khẩu nước này. Với ưu thế tuyệt đối về nguồn cung cấp nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, công nghệ và lao động, Trung Quốc được đánh giá là nước sẽ khống chế thị trường dệt may thế giới trong vài năm tới.

Trên thị trường Hoa Kỳ, các doanh nghiệp dệt may Trung Quốc không những có mặt trước các doanh nghiệp Việt Nam, mà còn có những ưu thế nổi trội hơn hẳn so với Việt Nam.

Ngành công nghiệp dệt may Trung Quốc có lịch sử phát triển lâu đời hơn Việt Nam, tiềm lực công nghiệp hiện nay của Trung Quốc cũng mạnh hơn và công nghệ dệt may của nước này cũng đi trước Việt Nam khoảng 5 năm. Trong lịch sử, hàng dệt may Trung Quốc đã khẳng định được vị thế trên thị trường thế giới.

Trung Quốc định hướng phát triển kinh tế thị trường và thực hiện chính sách mở cửa trước Việt Nam hơn 10 năm và đã thu được những thành tựu tích cực. Do vậy, kinh nghiệm và năng lực cạnh tranh trên thị trường của các doanh nghiệp Trung Quốc cũng phong phú hơn. Trung Quốc đã sử dụng Hồng Kông như một điểm tựa về kinh tế để thâm nhập vào thị trường thế giới, trong đó có Hoa Kỳ.

Trong khi tiền lương của một lao động trong ngành dệt may của Trung Quốc và Việt nam gần như tương đương nhau, thì năng suất lao động của một lao động Trung Quốc lại cao hơn lao động Việt Nam, điều này góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh về chi phí sản xuất của các doanh nghiệp Trung Quốc so với các đối thủ khác. Ngoài Trung Quốc, Ấn Độ cũng là một đối thủ cạnh đáng gờm đối với Việt

Nam. Mặc dù trong năm 2008, Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ để giành vị trí nhà nhập khẩu hàng dệt may lớn thứ hai vào thị trường Hoa Kỳ, nhưng so với Việt Nam các doanh nghiệp Ấn Độ vẫn có những lợi thế nhất định mà các doanh nghiệp dệt may Việt Nam còn yếu kém:

Thứ nhất, Ấn Độ có khả năng tự cung tự cấp nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành dệt may, đặc biệt nước này rất dồi dào về các loại sợi tự nhiên. Diện tích gieo trồng bông của Ấn Độ lớn thứ ba thế giới và ngành công nghiệp dệt của Ấn Độ sản xuất được tất cả các loại sợi. Do đó, các sản phẩm dệt may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ được sử dụng tối đa nguyên phụ liệu trong nước, nhằm góp phần hạ giá thành sản phẩm, đồng thời tạo ra sự đa dạng hoá sản phẩm và chất liệu.

Thứ hai, Ấn Độ có nguồn lao động dồi dào, giá rẻ với kỹ năng cao luôn là xương sống cho ngành công nghiệp dệt may Ấn Độ.

Thứ ba, ngành công nghiệp dệt may của Ấn Độ có tính linh hoạt cao, hầu hết các hãng sản xuất đều ở quy mô nhỏ tạo điều kiện phục vụ tốt hơn cho các đơn hàng nhỏ lẻ đòi hỏi tính chuyên môn đặc biệt.

Thứ tư, Ấn Độ có đội ngũ thời các nhà thiết kế thời trang khá chuyên nghiệp, đồng thời có những trung tâm thời trang phát triển như ở Bombay, Newdeli luôn cung cấp những mẫu thời trang mới cho các nhà thiết kế, nhằm biến những ý tưởng, những thị hiếu của khách hàng thành hiện thực rồi nhanh chóng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ.

Qua phân tích ở chương 2, khi phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ theo các tiêu chí đưa ra ở chương 1 cho thấy:

Nhìn chung, doanh thu xuất khẩu hàng dệt mặc Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ tăng một cách đáng kể trong thời gian gần đây, thị phần ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên, xét chung lại, năng lực cạnh tranh của hàng dêt may Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ vẫn còn nhiều hạn chế.

Chất lượng sản phẩm hàng dệt may Việt Nam chưa cao và không ổn định, chất lượng sản phẩm cao chỉ tập trung ở một số mặt hàng và của các doanh nghiệp lớn.

Mức độ hấp dẫn của sản phẩm dệt may chưa tạo ra sự thu hút đặc biệt đối với khách hàng. Mặc dù trong nhiều năm, mẫu mã hàng dệt may Việt Nam đã có nhiều thay đổi, nhưng mức độ thay đổi vẫn chưa theo kịp với thị hiếu của khách hàng Hoa Kỳ.

Khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam thấp bởi thương hiệu sản phẩm chưa được xây dựng và phát triển mạnh mẽ, một số sản phẩm dệt may của Việt Nam có chất lượng tốt nhưng chưa được khách hàng Hoa Kỳ biết đến.

Giá cả hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam tương đối cao so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Đây là điều bất lợi cho hàng dệt may Việt Nam, khi cạnh tranh với hàng dệt may của các đối thủ có giá rẻ hơn nhiều.

Trên đây là những hạn chế trong năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ so với các đối thủ khác. Việc phân tích những hạn chế này cùng với phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam là cơ sở để em đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may trên thị trường Hoa Kỳ ở chương 3.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG HOA KỲ.‌‌‌


I. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

1. Chương trình sản xuất vải dệt thoi phục vụ xuất khẩu đến năm 2015

Ngày 19/11/2008 Bộ trưởng Bộ Công Thương đã phê duyệt quyết định số 43/2008/QĐ- BCT về “Chương trình sản xuất vải dệt thoi phục vụ xuất khẩu đến năm 2015” căn cứ vào Quyết định số 36/2008/QĐ/TTG ngày 10 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, và định hướng đến năm 2020 với những nội dung chính của Chương trình như sau:

1.1. Quan điểm phát triển và mục tiêu

Quan điểm:

Phát triển ngành dệt may theo hướng chuyên môn hoá, hiện đại hoá nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất lượng và số lượng sản phẩm. Tạo điều kiện cho ngành dệt may Việt Nam tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững và hiệu quả;

Tập trung phát triển mạnh sản xuất nguyên phụ liệu, giảm nhập siêu, nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm trong ngành;

Khuyến khích, huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế và đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển sản xuất nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may Việt Nam

Mục tiêu:

Tập trung phát triển sản suất vải dệt thoi phục vụ xuất khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và của khách hàng theo hướng phát triển bền vững, nâng cao hiệu quả kinh tế, chất lượng sản phẩm;

Phấn đấu đến năm 2010 sản xuất 1,0 tỷ m2 vải dệt thoi, trong đó có 500

triệu m2 phục vụ xuất khẩu; Đến năm 2015 sản xuất 1,5 tỷ m2 vải dệt thoi, trong đó có 1,0 tỷ m2 phục vụ xuất khẩu.

Xem tất cả 148 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí