Bảng 23: Các chỉ tiêu cụ thể trong chương trình sản xuất vải dệt phục vụ xuất khẩu đến năm 2015.34
Đơn vị | Thực hiện 2007 | Mục tiêu đến | |||||
Ngành | Vinatex | ||||||
Ngành | Vinatex | 2010 | 2015 | 2010 | 2015 | ||
Nhu cầu vải dệt thoi | Triệu m2 | 1.860 | - | 3.500 | 4.600 | - | - |
Sản xuất vải dệt thoi | Triệu m2 | 610,7 | 170 | 1.000 | 1.500 | 300 | 450 |
Vải phục vụ xuất khẩu | Triệu m2 | 155 | 18 | 500 | 1.000 | 220 | 300 |
Có thể bạn quan tâm!
- Mức Hấp Dẫn Của Hàng Dệt May Việt Nam Về Mẫu Mã, Kiểu Cách So Với Sản Phẩm Cùng Loại Của Các Đối Thủ Cạnh Tranh Trên Thị Trường Hoa Kỳ.
- Trình Độ Của Đội Ngũ Công Nhân Trong Các Doanh Nghiệp Dệt May Việt Nam
- Tăng Trưởng Kim Ngạch Xuất Khẩu Của Việt Nam Với Hoa Kỳ Từ 1995- 2008 33
- Giải Pháp Nhằm Hạ Giá Thành Sản Phẩm Dệt May Việt Nam Trên Thị Trường Hoa Kỳ
- Đáp Ứng Những Tiêu Chuẩn Chất Lượng Của Hoa Kỳ Nhằm Hoàn Thiện Hàng Dệt May Xuất Khẩu
- Kiến Nghị Đối Với Chính Phủ Và Các Bộ, Ngành Liên Quan
Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.
1.2. Định hướng phát triển
Tập trung phát triển sản xuất một số mặt hàng chủ lực, thông dụng có nhu cầu số lượng lớn ở các doanh nghiệp may xuất khẩu như: vải bông, bông pha để may quần áo, vải dùng trong gia đình...
Xây dựng một số trung tâm dệt nhuộm đủ lớn về quy mô, nhằm nâng cao chất lượng, giảm chi phí sản xuất, đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường.
Các trung tâm dệt nhuộm được bố trí tại các khu công nghiệp thuận lợi cho cung cấp điện, cấp nước và xử lý nước thải;
Đầu tư các trung tâm dệt nhuộm, hoàn tất gắn liền với công tác chuẩn bị thị trường, nguồn nhân lực quản lý và vận hành thiết bị, chuyển giao công nghệ, xử lý môi trường. Chú trọng phát triển các nhà máy dệt nhằm cung cấp vải mộc đảm bảo chất lượng cho xử lý nhuộm và hoàn tất.
Đầu tư vào lĩnh vực dệt nhuộm gắn với hợp tác quốc tế nhằm tiếp cận nguồn vốn, thị trường, công nghệ và kinh nghiệm quản lý các nước có ngành dệt phát triển và có xu hướng chuyển dịch như Đài Loan, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản...
Đa dạng hoá sở hữu, tổ chức các nhà máy nhuộm hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, hợp tác sản xuất, liên doanh liên kết trong đó Vinatex giữ vai trò nòng cốt.
1.3. Kinh phí thực hiện chương trình
34 Nguồn: Chiến lược phát triển ngành Công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015và định hướng đến 2020 (2008), Tạp chí Kinh tế và Dự báo (6), tr 2.
Nhu cầu vốn đầu tư: Nhu cầu vốn để thực hiện Chương trình này giai đoạn 2008 - 2015 là 2.570,8 triệu USD trong đó: Vốn cho các khu, cụm công nghiệp dệt nhuộm tập trung và các dự án là 2.464 triệu USD; Vốn cho dự án nhà máy sản xuất xơ PES là 56,5 triệu USD; vốn cho các chương trình hỗ trợ khác là 50,3 triệu USD; được trình bày cụ thể như sau:
Bảng 24: Danh mục các dự án thuộc chương trình sản xuất vải dệt thoi phục vụ xuất khẩu đến năm 2015.35
Đơn vị tính | Đầu tư đến 2015 | Suất đ.tư (106USD) | Vốn đầu tư (106USD) | |
Khu, cụm CN dệt nhuộm | Khu, cụm | 7 | 352 | 2.464,0 |
Nhà máy sản xuất xơ PES | Tấn/ngày | 120 | 0,47 | 56,5 |
Các chương trình hỗ trợ khác | 50,3 | |||
Trường Đại học Dệt may | Tr•êng | 1 | 12,5 | 12.5 |
Trung tâm mẫu và PTN sinh thái | Trung tâm | 1 | 6,0 | 6,0 |
Trung tâm nguyên phụ liệu | Trung tâm | 2 | 9,0 | 18,0 |
Đào tạo | 6,2 | |||
Nghiên cứu triển khai | 3,6 | |||
Xúc tiến thương mại | 4,0 | |||
Tổng cộng | 2.570,8 |
Việc huy động vốn để thực hiện Chương trình có tính chất quyết đinh tới việc đạt mục tiêu phát triển của ngành dệt may Việt Nam. Nguồn vốn chủ yếu là từ các nhà đầu tư nước ngoài, nguồn vốn vay từ các quỹ đầu tư, vốn ODA, vốn từ tiền chuyển quyền sử dụng đất khi di dời các nhà máy và một phần vốn từ thị trường chứng khoán khi các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu, trái phiếu.
Cơ cấu vốn đầu tư được chia làm hai loại:
Vốn tự huy động của Vinatex và các đối tác khác: 20 - 30%
Vốn vay từ các tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính khác: 70 - 80%.
35 Nguồn: Chiến lược phát triển ngành Công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015và định hướng đến 2020 (2008), Tạp chí Kinh tế và Dự báo (6), tr 3.
2. Quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020
Ngày 19/11/2008, Bộ Công Thương đã có quyết định số 42/2008/QĐ- BTC phê duyệt “ Quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến 2020” với những nội dung chủ yếu như sau:
2.1. Quan điểm phát triển
Phát triển ngành dệt may theo hướng chuyên môn hoá, hiện đại hoá, đảm bảo tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững, hiệu quả;
Phát triển tối đa thị trường nội địa đồng thời với việc mở rộng thị trường xuất khẩu trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm; lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho sự phát triển của ngành;
Phát triển thị trường thời trang Việt Nam tại các đô thị, thành phố lớn. Chuyển dịch mạnh các cơ sở dệt may sử dụng nhiều lao động về các vùng nông thôn;
Đa dạng hoá sở hữu, đa dạng hoá quy mô và loại hình doanh nghiệp; huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển ngành dệt may Việt Nam;
Phát triển dệt may theo hướng đầu tư chuyên môn hoá, hiện đại hoá, nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất lượng của sản phẩm;
Phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu dệt may, giảm nhập siêu, nâng cao giá trị gia tăng của ngành;
Phát triển ngành dệt may gắn với bảo vệ môi trường và xu thế dịch chuyển lao động nông nghiệp nông thôn;
Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng cho sự phát triển bền vững của ngành dệt may Việt Nam.
2.2. Mục tiêu phát triển
Mục tiêu tổng quát: phát triển ngành dệt may thành một ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu, thoả mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới; Đồng thời, đảm bảo cho các doanh
nghiệp dệt may phát triển bền vững, hiệu quả trên cơ sở công nghệ hiện đại, hệ thống quản lý chất lượng, quản lý lao động, quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế.
Mục tiêu cụ thể:
Bảng 25: Các chỉ tiêu chủ yếu trong quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến 2020.36
ĐVT | Năm 2010 | Năm 2015 | Năm 2020 | |
1. Kim ngạch XK | Tr.USD | 12.000 | 18.000 | 25.000 |
2. Sử dụng lao động | 1000 ng | 2.500 | 2.750 | 3.000 |
3. Sản phẩm chủ yếu | ||||
- B«ng x¬ | 1000 tấn | 20 | 40 | 60 |
- Xơ, sợi tổng hợp | 1000 tấn | 120 | 210 | 300 |
- Sîi c¸c lo¹i | 1000 tấn | 350 | 500 | 650 |
- V¶i c¸c lo¹i | Tr.m2 | 1.000 | 1.500 | 2.000 |
- Sản phẩm may | Tr.SP | 1.800 | 2.850 | 4.000 |
4. Tỷ lệ nội địa hoá | % | 50 | 60 | 70 |
Giai đoạn 2008- 2010, tăng trưởng sản xuất bình quân đạt 16 - 18%, tăng trưởng xuất khẩu bình quân đạt 20% và kim ngạch đạt 12 tỷ USD vào năm 2010;
Giai đoạn 2011- 2015, tăng trưởng sản xuất bình quân đạt 12 - 14%, tăng trưởng xuất khẩu đạt 15% và kim ngạch xuất khẩu đạt 18 tỷ USD vào năm 2015;
Giai đoạn 2016- 2020, tăng trưởng sản xuất bình quân đạt 12 - 14%, tăng trưởng xuất khẩu đạt 15% và kim ngạch xuất khẩu đạt 25 tỷ USD vào năm 2010
2.3. Quy hoạch phát triển sản phẩm và bố trí quy hoạch
Quy hoạch sản phẩm chiến lược:
Thứ nhất, tập trung sản xuất vải và phụ liệu phục vụ may xuất khẩu. Trong sản xuất vải, khâu nhuộm và hoàn tất vải đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng vải đáp ứng yêu cầu của thị trường và của khách hàng. Đầu tư sản
36 Nguồn: Chiến lược phát triển ngành Công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015và định hướng đến 2020 (2008), Tạp chí Kinh tế và Dự báo (6), tr 4.
xuất vải phải lựa chọn công nghệ tạo ra sản phẩm đó có giá trị gia tăng cao, giảm chi phí nguyên liệu và thân thiện với môi trường.
Thứ hai, đẩy mạnh đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất bông, xơ, sợi tổng hợp và phụ liệu, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và giảm dần nhập khẩu, tiết kiệm ngoại tệ.
Thứ ba, tăng cường đầu tư phát triển ngành may xuất khẩu để tận dụng cơ hội của thị trường. Các doanh nghiệp may cần đa dạng hoá và nâng cao đẳng cấp mặt hàng, tích cực thay đổi phương thức sản xuất hàng xuất khẩu từ nhận nguyên liệu giao thành phẩm sang mua đứt bán đoạn, đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp may như các hoạt động thiết kế mẫu mốt, cung ứng nguyên phụ liệu, xúc tiến thương mại.
Quy hoạch theo vùng lãnh thổ
Quy hoạch dệt may theo vùng lãnh thổ được phân bố ở các khu vực với những định hướng chính:
Khu vực I: Vùng đồng bằng sông Hồng. Quy hoạch theo định hướng lấy Hà Nội là trung tâm làm dịch vụ, cung cấp nguyên phụ liệu, công nghệ, mẫu mốt, các cơ sở may sản xuất có giá trị cao. Các cơ sở sản xuất di dời về các Khu công nghiệp ở các tỉnh như: Hoà Xá (Nam Định), Nguyễn Đức Cảnh (Thái Bình), Phố Nối B (Hưng Yên), Đồng Văn (Hà Nam), Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Ninh Bình. Tại khu vực này sẽ hình thành một cụm công nghiệp may xuất khẩu và ba khu công nghiệp dệt nhuộm hoàn tất tập trung. Đầu tư một nhà máy sản xuất xơ Polyester công suất
160.000 tấn/ năm tại khu công nghiệp Đình Vũ (Hải Phòng)
Khu vực II: Vùng Đông Nam Bộ. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm thương mại, thiết kế mẫu mốt, dịch vụ công nghệ dệt may và các nhà máy may các sản phẩm thời trang, có giá trị cao. Di dời các cơ sở nhuộm, hoàn tất tại thành phố Hồ Chí Minh về Khu công nghiệp Long An và các tỉnh lân cận. Đây là khu vực đã phát triển nóng về dệt may trong những năm qua, hiện đang gặp rất nhiều khó khăn về lao động nên không khuyến khích đầu tư mới vào khu vực này để tránh sức ép về lao động.
Khu vực III: Vùng duyên hải Trung Bộ. Lấy Thành phố Đà Nẵng làm trung tâm hình thành một cụm công nghiệp may xuất khẩu và một số Khu công nghiệp dệt nhuộm - hoàn tất tại Hoà Khánh (Đà Nẵng), Quảng Trị.
Khu vực IV: Đồng bằng sông Cửu Long. Lấy thành phố Cần Thơ làm trung tâm để hình thành nên một cụm công nghiệp may xuất khẩu và một khu công nghiệp dệt nhuộm tập trung tại Trà Vinh.
Khu vực V: Vùng Bắc Trung Bộ. Quy hoạch theo hướng bố trí các doanh nghiệp dệt may theo trục quốc lộ 1 với một số cụm, điểm công nghiệp tại Bỉm Sơn (Thanh Hoá), Vinh (Nghệ An), Huế (Thừa Thiên Huế). Hình thành ba khu công nghiệp dệt nhuộm tập trung tại Diễn Châu (Nghệ An), Hà Tĩnh, Quảng Trị trong giai đoạn từ 2012 đến 2015.
Khu vực VI: Vùng Tây Nguyên. Định hướng đẩy mạnh chuyên môn hoác các cây nguyên liệu dệt như dâu tằm, bông... gắn liền với chế tạo ra các sản phẩm cho thị trường nội địa và xuất khẩu. Đồng thời kết hợp phát triển các cơ sở may phục vụ nội địa hoặc làm vệ tinh cho ngành may của khu vực II và khu vực III.
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
1. Giải pháp mở rộng thị phần hàng dệt may Viêt Nam trên thị trường Hoa Kỳ
1.1. Nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng thị trường hàng dệt may Hoa Kỳ
Đây là giải pháp quan trọng phải được các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam tiến hành trong suốt quá trình xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ.
Thứ nhất, cần phải nắm bắt những thông tin về thị trường và liên tục cập nhật thông tin qua các nguồn thông tin đáng tin cậy như Hiệp Hội Dệt may Việt Nam, Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam hay Bộ Thương mại Hoa Kỳ. Những thông tin đó bao gồm những thay đổi hạn ngạch đối với hàng dệt may; những thay đổi về chính sách thương mại, hệ thống thuế, yêu cầu về chất lượng sản phẩm, nhu cầu khách hàng, xu hướng tiêu dùng hàng dệt may của người dân Hoa Kỳ trong từng thời kỳ, các đối thủ cạnh tranh đặc
biệt là sự thay đổi về lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của mình so với các đối thủ khác trên thị trường hàng dệt may. Những nhân tố này có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ.
Thứ hai, qua việc nghiên cứu và đánh giá những thông tin thị trường, tiến hành phân đoạn thị trường khách hàng mà hàng dệt may Việt Nam sẽ tiếp cận với những nhóm khách hàng đó. Như đã phân tích về thị hiếu của người tiêu dùng Hoa Kỳ ở phần trên ta có thể thấy do Hoa Kỳ là một quốc gia đa chủng tộc với nhiều nhóm người khác nhau. Tại Hoa Kỳ, không có các tiêu chuẩn thẩm mỹ xã hội mạnh và bắt buộc như ở các nước khác. Các nhóm người khác nhau vẫn sống theo văn hoá, tôn giáo của mình và dần dần hoà trộn theo thời gian, ảnh hưởng lẫn nhau. Chính điều này tạo nên sự khác biệt trong thói quen tiêu dùng của người tiêu dùng ở Hoa Kỳ so với người tiêu dùng ở các nước Châu Âu. Vì vậy, việc phân đoạn thị trường có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp hàng dệt may Việt Nam tiếp cận đúng nhóm khách hàng với những nhu cầu và xu hướng tiêu dùng khác nhau. Với nhóm khách hàng ưa thích kiểu dáng, hàng dệt may Việt Nam muốn cạnh tranh được với các đối thủ cạnh tranh khác thì cần phải có sự đầu tư trong khâu thiết kế để đa dạng hoá các sản phẩm dệt may với những mẫu mã và chất liệu khác nhau. Với những nhóm khách hàng lựa chọn hàng dệt may theo thương hiệu thì đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ phải tập trung vào việc xây dựng thương hiệu của mình trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh khác.
Thứ ba, cần phải tiếp cận đúng những nhóm khách hàng theo tiêu chí chất lượng sản phẩm. Không phải nhóm khách hàng nào cũng yêu cầu chất lượng sản phẩm giống nhau. Nhóm khách hàng mua hàng dệt may xa xỉ, đắt tiền rất thích những hàng dệt may kết hợp giữa sản xuất thủ công và hiện đại nhờ những họa tiết, chi tiết trên các sản phẩm dệt may đồng thời những sản phẩm này được làm bằng những chất liệu có chất lượng tốt. Với những nhóm khách hàng có nhu cầu hàng dệt may với giá cả trung bình thì chất lượng các chất liệu ở mức bình thường nhưng sản phẩm phải mang tính thời trang cao. Việc nghiên cứu nhu cầu của từng nhóm khách hàng cho phép hàng dệt may Việt Nam phục vụ những nhóm khách hàng khác nhau
với những chất lượng khác nhau, không phải hàng dệt may nào cũng sử dụng nguyên phụ liệu chất lượng cao gây lãng phí và tăng chi phí không cần thiết.
Thứ tư, nhận biết các đối thủ cạnh tranh trên thị trường và thu thập những thông tin về chiến lược cạnh tranh của họ đối với hàng dệt may Việt Nam. Hiện có rất nhiều quốc gia xuất khẩu hàng dệt may trên thị trường Hoa Kỳ, hàng dệt may của mỗi quốc gia có những khả năng cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh và những hạn chế không giống nhau. Việc nghiên cứu chiến lược cạnh tranh của họ cùng với sự thay đổi các chiến lược đó sẽ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam không bị động trong quá trình cạnh tranh, đem lại một lợi thế nhất định cho hàng dệt may Việt Nam. Nghiên cứu lợi thế cạnh tranh của các đối thủ, kinh nghiệm trong việc nâng cao sức cạnh tranh của họ và rút ra bài học cho mình đóng vai trong vô cùng quan trọng trong việc hoàn thiện sản phẩm dệt may và nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ.
1.2. Mở rộng hệ thống các kênh phân phối hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ
Cho đến nay vẫn còn 70% các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chủ yếu sản xuất theo hình thức gia công cho các nhà sản xuất Hoa Kỳ và 30% số doanh nghiệp sản xuất FOB ở dạng cấp thấp. Vì vậy nên gần như toàn bộ lượng hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ đều được phân phối bởi hệ thống các của hàng, siêu thị của Hoa Kỳ, chưa có một doanh nghiệp nào thiết lập được hệ thống phân phối sản phẩm trực tiếp tới tận tay người tiêu dùng tại thị trường này, kể cả những doanh nghiệp có tỷ lệ xuất khẩu trực tiếp lớn như: Công ty May 10, Công ty May Việt Tiến, Công ty may Hansoll... Bước đầu những doanh nghiệp này mới chỉ có những văn phòng đại diện hoặc người đại diện tại Hoa Kỳ. Như vậy, hệ thống kênh phân phối hàng dệt may của Việt Nam rất hẹp và ngắn, ảnh hướng nhiều tới sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ.
Phải thấy rằng, để xây dựng được cho mình hệ thống phân phối sản phẩm tại thị trường Hoa Kỳ đòi hỏi doanh nghiệp phải tốn một lượng chi phí lớn. Do hiện nay thu nhập của một lao động Hoa Kỳ là rất cao, chi phí dành cho việc thuê cửa hàng, siêu thị, kho chứa hàng và phương tiện vận tải cũng không nhỏ, hơn nữa Hoa