Mức Hấp Dẫn Của Hàng Dệt May Việt Nam Về Mẫu Mã, Kiểu Cách So Với Sản Phẩm Cùng Loại Của Các Đối Thủ Cạnh Tranh Trên Thị Trường Hoa Kỳ.

nhờ vậy, mà các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã không ngừng nâng cao được chất lượng sản phẩm xuất khẩu của mình vào thị trường Hoa Kỳ.

Mặc dù đạt được nhiều tiến bộ về chất lượng sản phẩm trên trường Hoa Kỳ, song để có thể cạnh tranh với những sản phẩm của nhiều nhà cung cấp tiếng tăm khác trên thị trường này, thời gian tới đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam vẫn cần phải có nhiều cố gắng hơn nữa để cải thiện chất lượng hàng dệt may nếu muốn trụ vững trên thị trường này.

2.2. Mức hấp dẫn của hàng dệt may Việt Nam về mẫu mã, kiểu cách so với sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường Hoa Kỳ.

Với mặt hàng dệt may, nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi cực kỳ nhanh chóng, đặc biệt là về mẫu mã và kiểu dáng. Trong khi đó phải thừa nhận rằng, điểm yếu nhất của dệt may Việt Nam là khâu sáng tạo và thiết kế sản phẩm. Vì vậy, trên thị trường Hoa Kỳ, hàng dệt may của Việt Nam bị người tiêu dùng Hoa Kỳ đánh giá là mẫu mã, kiểu cách còn đơn giản, chưa được phong phú và hấp dẫn so với hàng hoá cùng loại của Trung Quốc, Ấn Độ hay Srilanca.

Trình độ thiết kế thời trang của Việt Nam còn rất non kém, chưa có trường đào tạo mang tính chất chuyên nghiệp, lực lượng các nhà thiết kế mặc dù đã được đào tạo nhưng vẫn chưa nắm bắt được nhu cầu và đáp ứng tốt được thị hiếu của người tiêu dùng Hoa Kỳ. Những sản phẩm dệt may của của Việt Nam chưa tạo được dấu ấn riêng của các nhà thiết kế, trong khi đó với khách hàng thì kiểu dáng và mẫu mã hàng dệt may quyết định rất lớn đến việc mua hay không mua hàng của họ.

Mặt khác, nguồn cung cấp nguyên phụ liệu cho sản xuất sản phẩm còn ít với chất lượng chưa được đảm bảo, mẫu mã chưa phong phú, đa dạng. Chính vì vậy, sản phẩm của các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam chưa đáp ứng tốt yêu cầu của các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ về mẫu mã, kiểu mốt, đường nét, chất lượng, màu sắc... nên đã phải chủ yếu dựa vào nguồn nguyên phụ liệu nước ngoài.

Điều này đã dẫn đến hiện trạng, nhiều doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm dệt may sang Hoa Kỳ sau khi ký kết được hợp đồng xuất khẩu, thì đã phải rất

chật vật trong việc tìm kiếm nguồn nguyên phụ liệu đúng với mẫu mã đã chào hàng. Có trường hợp không tìm được đúng nguyên phụ liệu thích hợp, đã buộc nhà sản xuất phải đàm phán lại với nhà nhập khẩu để thay đổi mẫu mã, khiến cho khách hàng đặt mua không hài lòng và làm giảm uy tín của doanh nghiệp, thậm chí doanh nghiệp phải bồi thường và có khi mất cả khách hàng.

Lấy đơn cử một ví dụ như của Công ty Minh Châu (thành phố Hồ Chí Minh). Ngay sau khi Hiệp định Thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ có hiều lực, công ty đã gần như chuyển hẳn sang làm hàng FOB để tăng cường xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Hiện nay, mặt hàng FOB chiếm tới 97% trong tổng lượng hàng xuất khẩu của Minh Châu. Bà Nguyễn Thị Mỹ Linh – Giám đốc Công ty Minh Châu cho biết: “Nguyên liệu chính của Minh Châu là vải thun, chủ yếu tìm trong nước nên chất lượng màu sắc và cả số lượng rất bấp bênh, vì không có nguồn nguyên liệu tập trung. Cũng vì lý do đó, Minh Châu đã hai lần phải đền hợp đồng cho khách hàng Hoa Kỳ vì trọng lượng và màu sắc của hàng không đúng với hợp đồng. Hy vọng là

khi trung tâm nguyên phụ liệu ra đời, những doanh nghiệp làm hàng FOB như chúng tôi mới bớt lo”27

Để đối phó với tình trạng trên, nhiều doanh nghiệp vẫn phải chọn giải pháp là mua nguyên phụ liệu của khách hàng và bán thành phẩm để giảm bớt khó khăn. Vì vậy trên thực tế, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn chỉ có thể là những “nhà may”, bởi có đến hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu là làm gia công cho nước ngoài theo mẫu mã, kiểu dáng của họ. Song, với phương thức gia công xuất khẩu thực chất là đi làm thuê “lấy công làm lãi”, nên phần lợi nhuận thu được rất ít, thường chỉ đạt 5% giá trị gia công. Phân tích của các chuyên gia kinh tế cho thấy, năm 2008 kim ngạch xuất khẩu của cả ngành đạt 9,5tỷ USD thì phải bỏ ra khoảng 8,1 tỷ USD để nhập khẩu nguyên phụ liệu, cả ngành chỉ được hưởng 1,4 tỷ USD. Một hạn chế nữa của gia công dệt may xuất khẩu là làm cho các doanh nghiệp dệt may trở nên quá phụ thuộc vào đối tác nước ngoài, khiến cho họ gặp phải khó khăn


27 Nguồn: THờI BÁO KINH Tế VIệT NAM- VNECONOMIC-19-1-2006

trong việc tiếp cận nguồn thông tin về thị trường và không phát huy được tính sáng tạo của mình.

Chính những hạn chế đó, nên việc giảm tỷ lệ gia công hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, tăng hàng FOB là việc cần phải làm của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu dệt may sang Hoa Kỳ trong thời gian tới.

Ở một khía cạnh khác, hàng dệt may so với các sản phẩm hàng hoá khác thường có vòng đời sản phẩm rất ngắn, đặc biệt với thị trường phát triển như Hoa Kỳ thì việc chạy theo “mốt” là xu ngày càng mạnh mẽ của xã hội. Hàng năm ở Hoa Kỳ cũng như nhiều quốc gia phát triển khác thường có định hướng phát triển mẫu mốt của năm đó và dự báo cho những năm tiếp theo. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần phải nắm bắt được điều đó để có thể sản xuất, cung cấp các sản phẩm phù hợp.

Trên thực tế, trong nhiều năm trở lại đây, dù tỷ trọng hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ đã tăng lên đáng kể nhưng phần lớn đều không thuộc diện hàng cao cấp nên đa phần mẫu mã, kiểu dáng vẫn theo form sẵn. Nhưng gần đây, các doanh nghiệp dệt may lớn như : Công ty may Việt Tiến, Công ty may 10, Công ty may Nhà Bè... đã sử dụng công nghệ CAD - CAM (Computer Added Design- Computer Added Manufacturing), máy trợ giúp thiết kế và sản xuất. Công nghệ mới này đã mang lại hiệu quả rất cao, thực hiện nhiều chức năng vẽ phác thảo trên máy, tạo mẫu chính xác, mô tả chất liệu vải, tạo ra bản vẽ kỹ thuật đầy đủ, thiết kế thẳng trên người thật... Nhờ áp dụng kỹ thuật này, kiểu dáng mẫu mã sản phẩm dệt may của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, nên đã nhận được nhiều thiện cảm của người tiêu dùng Hoa Kỳ.

2.3. Mức ấn tượng về hình ảnh thương hiệu sản phẩm dệt may Việt Nam so với sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường Hoa Kỳ.

Chất lượng của sản phẩm dệt may ngày càng được nâng cao, cạnh tranh ngày càng gay gắt thì vai trò của thương hiệu sản phẩm ngày càng trở nên quan trọng. Ý thức được điều này, hiện nay nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã thực hiện tích cực việc quảng bá thương hiệu sản phẩm của mình ra thị trường thế giới. Mục tiêu của

các doanh nghiệp Việt Nam với thị trường Hoa Kỳ là tạo dựng thương hiệu doanh nghiệp sản xuất có uy tín, nhằm thu hút đơn đặt hàng của các nhà nhập khẩu có nhãn hiệu và đẳng cấp cao với những đơn hàng ổn định và có giá cả phù hợp. Đây chính là con đường mà rất nhiều nhà sản xuất của Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc đã thực hiện thành công giúp cho sản xuất dệt may của họ đến được với thị trường Hoa Kỳ từ nhiều thập kỷ nay.

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã có ý thức xây dựng hình ảnh thương hiệu của mình và bước đầu đã gặt hái được thành công như: Công ty TNHH Á Châu (AQ), Công ty dệt Thái Tuấn, Công ty may Việt Tiến, Công ty may Nhà Bè, Công ty may 10, Công ty dệt Hanoisimex... với uy tín doanh nghiệp của mình, lúc nào cũng nhận được đơn hàng cố định với giá cao từ các nhà nhập khẩu có đẳng cấp của Hoa Kỳ. Chính nhờ vào uy tín của doanh nghiệp mà áo sơ mi cotton xuất khẩu giá FOB của Công ty may Việt Thắng, Công ty may 10, Công ty may Việt Tiến có thể bán với giá từ 5- 8 USD/chiếc cho các nhà nhập khẩu có uy tín của Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, nếu so sánh với nhiều đối thủ khác cùng bán sản phẩm dệt may trên thị trường Hoa Kỳ thì mức ấn tượng về hình ảnh còn rất mờ nhạt trong con mắt của người tiêu dùng Hoa Kỳ. So sánh với Trung Quốc, nhìn chung, khả năng thiết kế và xây dựng thương hiệu sản phẩm của các công ty dệt may Việt Nam đã được chú trọng nhưng còn rất yếu. Có thể nói, khía cạnh này, Việt Nam còn thua xa Trung Quốc. Nằm trên con đường tơ lụa nên hàng dệt may Trung Quốc được biết đến từ ngàn năm nay. Bên cạnh đó, Trung Quốc đã đầu tư nghiên cứu và phát triển hàng loạt mặt hàng vải mới cho mỗi năm trong khi ngành dệt Việt Nam do thiếu đầu tư vào nghiên cứu, thiết kế nên phần lớn chỉ quanh quẩn với những mặt hàng cơ bản, đơn điệu từ nhiều năm nay. Các sản phẩm Trung Quốc xuất hiện trên thị trường thế giới với những nhãn hiệu “made in China” đã ngày càng trở nên quen thuộc và góp phần khẳng định tiềm lực và vị trí của hàng Trung Quốc. Trong khi đó, sản phẩm với nhãn mác mang tên tuổi Việt Nam vẫn vắng bóng trên thị trường Hoa Kỳ. Một số thương hiệu hàng may mặc Việt Nam đã tiếp cận được thị trường và có những thành công nhất định như trên nhưng số các doanh nghiệp đó chưa

nhiều. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sản phẩm dệt may sang Hoa Kỳ chủ yếu là dưới hình thức gia công, xuất khẩu nhưng gắn với tên của doanh nghiệp trung gian nước ngoài cho nên xảy ra tình trạng là áo sơ mi do Việt Nam sản xuất với nhãn hiệu nước ngoài thường được bán với giá cao hơn từ 2 đến 5 lần so với chính chiếc áo đó khi mang nhãn hiệu Việt Nam. Có sự chênh lệch đó là do sự khác biệt ở đẳng cấp thương hiệu. Việc xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ qua trung gian có thể có lợi trước mắt, giải quyết được những khó khăn về công nghệ, trình độ quản lý, việc làm cho người lao động... nhưng về lâu dài sẽ là bất lợi bởi người dân Hoa Kỳ tiêu dùng sản phẩm dệt may Việt Nam nhưng lại không biết là do Việt Nam sản xuất và như vậy Việt Nam đã vô tình bỏ qua cơ hội tự giới thiệu mình với người tiêu dùng Mỹ.

Hơn nữa, trên thị trường Hoa Kỳ, các nhãn hiệu của Việt Nam phải chịu thiệt thòi vì “họ là kẻ đến sau” trong khi sản phẩm của các hãng nổi tiếng đã có mặt ở đây từ rất lâu, nhiều nhãn hiệu sản phẩm của họ đã ăn sâu vào tâm lý tiêu dùng của khách hàng Hoa Kỳ.

Từ những lý do trên đã dẫn đến một nghịch lý là thị trường Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của dệt may Việt Nam, nhưng lại có rất ít khách hàng Hoa Kỳ biết đến thương hiệu sản phẩm, thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam, khách hàng Hoa Kỳ đi tìm mua sản phẩm dệt may Việt Nam nhưng mang nhãn hiệu của các hãng nước ngoài.

Trong khi hàng dệt may của Việt Nam còn nhiều yếu kém về vấn đề thương hiệu, thì Srilanca- một đối thủ cạnh tranh của dệt may Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ đã có những giải pháp rất hữu hiệu để giải quyết vấn đề thương hiệu. Cụ thể là, nhiều nhãn hiệu hàng may mặc nổi tiếng trên thế giới đã được các nhà sản xuất dệt may Srilanca trực tiếp sản xuất thông qua hình thức nhượng quyền thương mại, như: Victoria’ S Secret, Lif Claiborne Nike, GAP, Pierre Cardin, Abercrombie an Fitch, Ralph Lauren, Tommy Hilfinger, Marks and Spencer... Xuất khẩu dệt may của Srilanca chiếm tới 63% tổng kim ngạch xuất khẩu, nhưng trong đó có tới 65% hàng may mặc xuất khẩu là qua con đường nhượng quyền thương mại. Nhờ những nhãn hiệu nổi tiếng này đã quá quen thuộc với khách hàng Hoa Kỳ về uy tín, chất

lượng, tính thời trang, sự sang trọng nên hàng dệt may của Srilanca luôn được khách hàng Hoa Kỳ ưu ái lựa chọn.‌‌

IV. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG HOA KỲ.

1. Các nhân tố bên trong cấu thành nên năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam

1.1. Quy mô của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam có khoảng 2000 doanh nghiệp dệt may được phân theo các tiêu chí sau:

Bảng 17: Quy mô sản xuất của ngành dệt may Việt Nam trong năm 2008


Phân loại

Loại hình

Số lượng

Tỷ lệ


Phân theo vốn

Nhà nước

10

0,50%

TNHH và Cổ phần

1940

74,50%

FDI

500

25%


Phân theo địa phương

Miền Bắc

300

15%

Miền Trung

150

7.50%

Miền Nam

1550

77,50%


Phân theo nhóm sản phẩm

Dệt và May

600

30%

May

1360

68%

Kéo sợi

40

2%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ - 9

Nguồn:http://www.vietnamtextile.org/ChiTietTinTuc.aspx?MaTinTuc=645&Matheloai=57

Qua bảng trên ta thấy, nếu phân loại theo vốn thì nước ta hiện nay có 10 doanh nghiệp Nhà nước, 500 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và 1490 doanh nghiệp doanh nghiệp tư nhân và cổ phần. Điều này cũng có nghĩa là phần lớn các doanh nghiệp dệt may Việt Nam thuộc loại vừa và nhỏ trong khi lại thiếu những nhà quản trị giỏi dẫn đến năng lực sản xuất của các doanh nghiệp dệt may không lớn lắm, thường gặp khó khăn trong việc thực hiện các hợp đồng lớn, thậm chí nhiều doanh nghiệp Việt Nam phải bỏ qua các đơn đặt hàng của các công ty Mỹ có giá trị lớn, thường từ 50.000 sản phẩm trở lên.

Theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành dệt may Việt Nam và trên thế giới, ngoài các doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cùng với một số ít doanh nghiệp tư nhân có tiềm lực về vốn đã tiến hành đầu tư đổi mới trang thiết bị. Còn lại năng lực sản xuất hầu hết các doanh nghiệp còn hạn chế, quy mô nhỏ, thiếu vốn, thiếu máy móc hiện đại. Vì thế, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam muốn tăng quy mô sản xuất, tăng sản lượng dệt may xuất khẩu cũng không thể tăng được. Với các yếu tố quy mô nhỏ, năng lực sản xuất thấp, hạn chế về vốn và công nghệ hiện đại góp phần làm cho năng suất lao động của các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may thấp hơn. Hiện nay, năng suất lao động bình quân của Nhật cao gấp 135 lần của Việt Nam, của Thái Lan gấp 30 lần, Malaysia gấp 20 lần và Inđônêixia gấp 10 lần so với năng suất lao động của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Tóm lại, do quy mô sản xuất của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vừa nhỏ, năng lực sản xuất thấp, manh mún đã làm ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của hàng dệt may trên thị trường Hoa Kỳ.

1.2. Máy móc thiết bị trong các doanh nghiệp dệt may Việt Nam

Nhìn chung toàn ngành dệt may hiện nay vẫn ở trình độ công nghệ và trang thiết bị lạc hậu. Hầu hết các nhà máy đều có trang thiết bị được lắp đặt từ những năm 1950, chủ yếu là các máy may đạp chân, sau đó dần chuyển sang trang bị máy may công nghiệp của Trung Quốc và Liên Xô (cũ) như máy K22, K25, K27... Vào những năm 80 của thế kỷ 19, bổ sung thêm máy may của CHLB Đức (textima) và một số máy của Nhật Bản để đảm bảo chất lượng sản phẩm dệt may được sản xuất ra. Cuối những năm 80, để thực hiện chương trình hợp tác 19/5 với Liên Xô (cũ), ngành dệt may Việt Nam đã nhận của Liên Xô (cũ) gần 7000 máy, trừ vào tiền công may gia công, đồng thời bổ sung máy của Nhật để đảm bảo hàng gia công cho Hungary, Tiệp Khắc, CHLB Đức. Từ năm 1991 đến nay, ngành dệt may liên tục tiến hành đầu tư mở rộng sản xuất và đổi mới thiết bị để đáp ứng yêu cầu về năng suất và chất lượng của sản phẩm.

Trong vòng 10 năm trở lại đây, thị trường trong nước và nước ngoài yêu cầu rất cao, thiết bị được đổi mới bằng các thiết bị hiện đại, đòi hỏi công nghệ may cũng phải chuyển biến.

Theo cách đánh giá của Tập đoàn Dệt May Việt Nam, trình độ công nghệ máy móc thiết bị sử dụng trong các doanh nghiệp may được chia làm 3 nhóm:

Nhóm 1: Trình độ tiên tiến, nghĩa là trong các phân xưởng có sử dụng CAD, CAM trong quá trình thiết kế sản phẩm và giác sơ đồ, có hoặc sử dụng phần mềm trong thiết kế sản phẩm. Tỷ lệ sử dụng các máy cắt, vận chuyển theo dây chuyền, thiết bị hoàn tất chuyên dùng được tự động hoá, sử dụng phần mềm trong quản lý sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Với nhóm 1, VINATEX- Tập đoàn Dệt May Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 23,6% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành có 126 xưởng may với 78.000 máy may, cắt và hoàn tất sản phẩm nhưng số máy móc thiết bị đạt nhóm 1 cũng chỉ chiếm 20%.

Nhóm 2: Trình độ trung bình khá, trong đó có các doanh nghiệp sử dụng một phần công nghệ CAD, CAM trong quá trình thiết kế mẫu mã và giác sơ đồ, sử dụng một phần các thiết bị chuyên dùng và trang bị điện tử trong các dây chuyền cắt, may và hoàn tất; sử dụng một phần hoặc chưa sử dụng phần mềm trong quản lý sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Theo cách phần loại nảy, VINATEX cũng chỉ đạt 70% các phân xưởng đủ tiêu chuẩn trình độ công nghệ máy móc thuộc nhóm 2.

Nhóm 3: Trình độ thấp và trung bình, tức là trang thiết bị máy móc thông thường, không sử dụng phần mềm quản lý sản xuất và tiêu thụ. Trong nhóm này, VINATEX có 10% xưởng sản xuất trang bị thuộc nhóm trình độ máy móc thấp và trung bình.28

Nhìn chung các doanh nghiệp đã nhận thức được vai trò của máy móc thiết bị hiện đại, nó có ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam nên các doanh nghiệp không ngừng đổi mới thiết bị, nhập các dây chuyền công nghệ mới nhằm đáp ứng nhu cầu về chất lượng hàng xuất khẩu. Theo Bộ Công Nghiệp, đến nay có 5% các doanh nghiệp đi đầu trong quá trình đổi mới, đầu tư công nghệ mới như May 10, May Việt Thắng, Nhà Bè, Đức Giang, Thăng Long, Việt Tiến, Chiến Thắng. Các doanh nghiệp này đã đầu tư mua mua dây chuyền hiện đại, đồng bộ như


28 Nguồn: Vitas Hiệp hội dệt may Việt Nam (2005), Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam sau Hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ, tr 26- 27

Xem tất cả 148 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí