Khái Quát Chung Về Tình Hình Bất Động Sản Cả Nước


Theo như nghiên cứu của Hongbin Cai và Ichiro Obara (2008), danh tiếng doanh nghiệp có được từ chất lượng sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp trên thị trường (Allen, F, 1984) và một khi chất lượng sản phẩm không đạt như đã cam kết doanh nghiệp sẵn sàng chịu trách nhiệm hay sự trừng phạt như thu hồi sản phẩm, trả tiền bồi thường cho khách hàng v.v. Sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng các dịch vụ và sản phẩm của doanh nghiệp đó cũng là một yếu tố tạo nên danh tiếng của doanh nghiệp. Theo Heski Bar – Isaac (2004), việc doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các cam kết với khách hàng, cùng với sự thể hiện của đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp là hai yếu tố góp phần củng cố và tăng thêm danh tiếng của doanh nghiệp. Cả hai nghiên cứu của Heski Bar – Isaac (2004) và Hongbin Cai & Ichiro Obara (2008) đều công nhận những thông tin mà khách hàng có về doanh nghiệp phản ánh rò nét về danh tiếng của doanh nghiệp trên thị trường. Cuối cùng, Giám đốc điều hành (CEO) ở doanh nghiệp là người có ảnh hưởng tích cực đến danh tiếng của doanh nghiệp.

Để tạo được danh tiếng, doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều nguồn tài nguyên riêng có của doanh nghiệp mình trong suốt quá trình hoạt động, trong đó danh tiếng mà doanh nghiệp có được từ lần giao dịch đầu tiên với khách hàng là rất quan trọng (không thể bắt chước và thay thế). Chính vì yếu tố này mà danh tiếng doanh nghiệp đã thỏa mãn yêu cầu của VRIN và trở thành yếu tố của năng lực động của doanh nghiệp.

Năng lực nguồn nhân lực

Đó là tổng thể các tiềm năng lao động của doanh nghiệp để sẵn sàng tham gia vào hoạt động phát triển của công ty. Năng lực nguồn nhân lực được thể hiện thông qua nhiều mặt như chất lượng và trình độ lao động của doanh nghiệp; thái độ và năng lực phục vụ khách hàng của nhân viên; quy mô và số lượng lao động của doanh nghiệp; trình độ học vấn của nguồn nhân lực; các chính sách đãi ngộ, khuyến khích người lao động hay là các chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực v.v.

Các tiêu chí càng được doanh nghiệp quan tâm và phát triển, tạo được bầu không khí và tinh thần làm việc tích cực trong nhân viên sẽ làm động lực phát triển mạnh mẽ cho mỗi công ty. Để làm được điều đó, công ty cần phải quan tâm sâu sát hơn nữa trong quá trình tìm hiểu, xây dựng và phát triển tiềm năng mỗi cá nhân trong công ty. Vì mỗi nguồn nhân lực là một nguồn tài nguyên riêng có của doanh nghiệp


mình. Nó không hiếm về mặt số lượng nhưng hiếm về mặt chất lượng và có giá trị. Chính vì vậy mà yếu tố này đã thỏa mãn VRIN và trở thành một trong những yếu tố của năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp.

1.1.6 Bình luận về các nghiên cứu liên quan

Với những lý thuyết nêu trên, các nhà nghiên cứu trên thế giới vẫn đang khám phá ra các yếu tố tạo nên nguồn lực động của doanh nghiệp và đề ra mô hình nghiên cứu để đánh giá năng lực động của doanh nghiệp. Sau đây là một số nghiên cứu:

Bảng 1: Một số nghiên cứu về năng lực động


Tác giả

Kết quả chính

Sinkula, Baker, & Noordewier (1997)

Kết quả nghiên cứu với 126 doanh nghiệp tại Mỹ cho thấy có định hướng học hỏi có ảnh hưởng tích cực đến hệ thống thông tin thị trường và mức độ phổ biến thông tin thị trường. Hệ thống thông tin thị trường có ảnh hướng tích cực đến mức độ phổ biến thông tin thị trường. Cuối cùng là chương trình marketing động chịu ảnh hưởng tích cực bởi nhân tố

mức độ phổ biến thông tin thị trường.

Teece, Pisano, & Shuen, (1997)

Tác giả phân tích khung lý thuyết của kinh tế tổ chức, kinh tế học Chaimberlain, kinh tế học Schumpeter trong phân tích chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp (mô hình lực lượng cạnh tranh, nô hình xung đột chiến lược), quan điểm về nguồn lực để xây dựng khái niệm “năng lực động”. Theo đó “năng lực động” là “khả năng tích hợp, xây dựng và định dạng lại những tiềm năng của doanh nghiệp để đáp ứng với

thay đổi của môi trường kinh doanh”.

Wu (2007)

Kết quả nghiên cứu với 200 doanh nghiệp công nghệ tại Đài Loan cho thấy nguồn lực doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến tính sẵn sàng của đối tác bên ngoài. Cả nguồn lực của doanh nghiệp và tính sẵn sàng của đối tác bên ngoài đều

có ảnh hưởng tích cực đến năng lực động của doanh nghiệp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Hoàng Thịnh Phát Land bằng việc áp dụng thuyết năng lực động - 5




trong đó nguồn lực của doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn.

Năng lực động của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.

Keh, Nguyen Thi Tuyet Mai, Ng,.(2007)

Kết quả nghiên cứu từ 294 doanh nghiệp tại Singapore cho thấy định hướng kinh doanh có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kinh doanh, thông tin mua lại và tính hữu dụng thông tin. Thông tin mua lại cũng có ảnh hưởng tích cực tính hữu dụng thông tin. Tính hữu dụng thông tin có ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu không có thấy việc mua lại thông tin có ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh. Xu hướng cho thấy việc mua lại

thông tin có ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả kinh doanh.

Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2009)

Kết quả phân tích trên 323 doanh nghiệp tại TP.HCM cho thấy định hướng kinh doanh có ảnh hưởng tích cực đến định hướng học hỏi, năng lực sáng tạo, năng lực marketing và kỳ vọng cơ hội WTO. Định hướng học hỏi có ảnh hưởng tích cực đến năng lực marketing. Kỳ vọng cơ hội WTO có ảnh hưởng tích cực đến hướng học hỏi và năng lực markting. Năng lực marketing có ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh và năng lực sáng tạo. Năng lực sáng tạo có ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh. Nghiên cứu này tác giả xây dựng hai thang đo (1) năng lực marketing và (2) định hướng kinh doanh là những thang đo đa hướng. Các biến nghiên

cứu khác được xây dựng là thang đo đơn hướng.

Nguyễn Trần Sỹ (2013)

Tác giả phân tích khung lý thuyết về năng lực động dựa trên các kết quả nghiên cứu lý thuyết và kiểm định thực nghiệm trước đó. Nghiên cứu đưa ra các định nghĩa về năng lực động và tổng hợp một số yếu tố tạo lên năng lực động cho

doanh nghiệp dựa trên các nghiên cứu tiền nghiệm. Cụ thể 6




nhân tố tạo nên năng lực động của doanh nghiệp được các nhà doanh nghiệp đề cập phổ biến là (1) Năng lực nhận thức;

(2) Năng lực tiếp thu (học hỏi); (3) Năng lực thích nghi; (4) Năng lực sáng tạo; (5) Năng lực kết nối và (6) Năng lực tích hợp. Tác giả cũng cho rằng việc chưa có mô hình nghiên cứu

kiểm định là một hạn chế lớn của nghiên cứu.


1.1.7 Mô hình nghiên cứu Mô hình nghiên cứu

Thông qua khảo lược các tài liệu nghiên cứu, có nhiều nhân tố nội tại ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đề tài nghiên cứu tiến hành xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính ban đầu với biến phụ thuộc là năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp và 5 biến độc lập:


Năng lực nguồn nhân lực

Danh tiếng doanh nghiệp


Năng lực marketing

Năng lực động của doanh

nghiệp

Định hướng kinh doanh

Năng lực sáng tạo


Sơ đồ 4: Mô hình năng lực động của doanh nghiệp


Như đã nói trong phần phương pháp thu thập thông tin, các yếu tố biến độc lập được xây dựng dựa trên mô hình nghiên cứu Năng lực cạnh tranh động của các nghiên cứu khác ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Căn cứ vào mô hình nghiên cứu năng lực động của Wang và Ahmed (2007), mô hình nghiên cứu năng lực động và kết quả kinh doanh của Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2009). Tuy nhiên trong quá trình triển khai để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu thập thông tin phân tích, nội


dung sẽ gắn với thực tế doanh nghiệp đang điều tra nên không hoàn toàn giống với nghiên cứu gốc.

Tác giả kế thừa 4 yếu tố trong mô hình Năng lực động của tác giả Huỳnh Thị Thúy Hoa. Yếu tố còn lại là Năng lực nguồn nhân lực được rút ra từ cơ sở việc xem xét tình hình cụ thể của doanh nghiệp cũng như tham khảo ý kiến của cán bộ Ban lãnh đạo trong các cuộc phỏng vấn sâu vì tác giả tự xét thấy yếu tố Năng lực tổ chức dịch vụ trong mô hình đề xuất của Huỳnh Thị Thúy Hoa không phù hợp để áp dụng tại công ty bất động sản. Do vậy, tác giả đã tham khảo ý kiến Ban lãnh đạo công ty cũng như cán bộ hân viên lâu năm tại công ty để đề xuất thay yếu tố Năng lực tổ chức dịch vụ như trong mô hình nghiên cứu ban đầu thành Năng lực nguồn nhân lực. Yếu tố Năng lực nguồn nhân lực cũng đã được chứng minh có ý nghĩa tác động đến mô hình Năng lực động của doanh nghiệp thông qua nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đình Thọ trong bài “Một số yếu tố tạo thành năng lực động và giải pháp nuôi dưỡng, Nguyễn Đình Thọ, 2009”

Xây dựng thang đo

Điều tra khảo sát đối tượng là khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ của công ty. Bảng câu hỏi sẽ được gửi trực tiếp cho khách hàng, đồng thời cũng nhờ các anh chị phòng kinh doanh gửi cho hách hàng của họ để trả lời cho đến khi đạt được số lượng mẫu cần thiết. Bảng câu hỏi sau khi thu thập sẽ được lựa chọn và làm sạch nhằm loại bỏ những bảng câu hỏi trả lời thiếu thông tin, không phù hợp với yêu cầu phân tích. Sau đó, bảng câu hỏi sẽ được mã hóa và nhập vào hệ thống máy tính và được xử lý bằng phần mềm SPSS và sẵn sàng cho việc phân tích.

Bảng 2: Các biến nghiên cứu và nguồn gốc thang đo


Nhân tố

Nguồn

Năng lực Marketing

Homburg và cộng sự, 2007; Kotler và cộng sự, 2006; Li & Calatone, 1998; Tho & Trang, 2009; Nguyen & Barrett, 2007; Jayachandran, 200; Menguc & Auh,

2006; Wang & Ahmed, 2007.

Định hướng kinh doanh

Covin & Slevin, 1989; Lumpkin & Dess, 1996; Keh




và cộng sự, 2007; Tho & Trang, 2009; Wang &

Ahmed, 2007.

Năng lực sáng tạo

Dess & Picken, 2000; Hult và cộng sự, 2006; Tho &

Trang, 2009.

Năng lực nguồn nhân lực

Một số yếu tố tạo thành năng lực động và giải pháp

nuôi dưỡng, Nguyễn Đình Thọ, 2009

Danh tiếng doanh nghiệp

Trout, 2004; Gronroos, 1984; Kang & James, 2004;

Roberts & ctg, 2002; Wang & Ahmed, 2007.


Thiết kế bảng hỏi: bảng hỏi được xây dựng dựa trên mô hình nghiên cứu Năng lực động của các nghiên cứu khác ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Căn cứ vào mô hình nghiên cứu năng lực động của Wang và Ahmed (2007), mô hình nghiên cứu năng lực động và kết quả kinh doanh của Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2009).

Tuy nhiên trong quá trình triển khai để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu thập thông tin phân tích, nội dung sẽ gắn với thực tế doanh nghiệp đang điều tra nên không hoàn toàn giống với nghiên cứu gốc.

Các nhân tố hay biến được lấy từ các nghiên cứu trước đây, những nội dung của các nhân tố này được cấu thành dựa trên việc xem xét các định nghĩa của chính nhân tố đó và các nghiên cứu liên quan. Và đây cũng là cơ sở để xây dựng các biến quan sát dưới dạng câu hỏi nghiên cứu của đề tài này.

Thang đo của bảng hỏi được thiết kế bằng thang đo Likert 5 mức độ gồm các mức đánh giá từ 1 đến 5 tương ứng với mức từ “Rất không đồng ý” đến “Rất đồng ý”. Căn cứ vào thang đo này, người được hỏi sẽ đưa ra đánh giá của mình cho từng phát biểu được nêu trong bảng hỏi.

Ngoài ra bảng câu hỏi còn dùng các thang đo định danh, thang đo tỷ lệ để thu thập thêm các thông tin chung về khách hàng như độ tuổi, giới tính, thu nhập v.v.

Các khách hàng nhận được bảng hỏi sẽ phản hồi trực tiếp và kết quả phản hồi sẽ được lọc và làm sạch trước khi tiến hành các ước nghiên cứu tiếp theo.


Kiểm định độ tin cậy với hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA được sử dụng để đảm bảo các thành phần thang đó có độ kết dính phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Khái quát chung về tình hình bất động sản cả nước

Năm 2020 nền kinh tế Việt Nam cũng như toàn cầu chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19. Bất động sản, xây dựng cũng nằm trong nhóm ngành nghề gặp nhiều khó khăn cần hỗ trợ. Các chuyên gia nhận xét chưa bao giờ thị trường bất động sản lại trải qua những khó khăn như năm 2020.

Theo số liệu của Bộ kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 11/2020 có tới

1.272 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản phải tạm ngừng kinh doanh có thời hạn,

tăng hơn 117% so với cùng kì năm trước.

Các chuyên gia đều chung nhận định, 2020 là một năm khai tử đối với nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. Nhiều doanh nghiệp bất động sản giao dịch sàn chứng khoán vẫn thể hiện sự tăng trưởng về lợi nhuận nhưng dòng tiền kinh doanh lại “âm”. Dịch Covid-19 đã khiến cho các doanh nghiệp bất động sản gặp khó khăn về dòng tiền bởi việc tổ chức mở bán dự án bị hoãn liên tục và nhu cầu thị trường sụt giảm mạnh. Việc hạn chế tập trung đông người, di chuyển qua lại v.v đều ảnh hưởng đến sức mua bất động sản. Cùng đó, nhiều nhân viên bán hàng trong lĩnh vực này thất nghiệp hoặc phải chuyển nghề.

Báo cáo của Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản – Bộ xây dựng cũng cho thấy ảnh hưởng của dịch Covid-19 cũng đã khiến nhiều doanh nghiệp địa ốc chỉ giữ lại khoảng 50% cán bộ, nhân viên để duy trì hoạt động. Bên cạnh đó có khoảng 80% sàn giao dịch bất động sản phải đóng cửa hoặc tạm ngừng hoạt động, không phát sinh giao dịch, nhiều cá nhân môi giới thất nghiệp v.v.

Những khó khăn đã tác động đến hoạt động của một bộ phận doanh nghiệp bất động sản vừa và nhỏ ngay từ quý I. Điều này được phản ánh qua tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm tại phân khúc nhà ở thương mại chỉ đạt khoảng 14% - thấp nhất trong vòng 4 năm qua và chỉ bằng khoảng 40% so với cùng kì năm 2019. Lượng giao dịch thành công giảm 36,6% so với quý IV/2019 và chỉ bằng khoảng 14% của năm 2019.


Đặc biệt khó khăn là phân khúc văn phòng cho thuê với tỷ lệ gia tăng khu du lịch, nghỉ dưỡng phải tạm dừng hoạt động v.v khiến doanh nghiệp kinh doanh hầu như không có nguồn thu. Ngay như nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực bất động sản cũng chứng kiến sự sụt giảm mạnh kể từ quý I, tụt từ vị trí thứ 2 đang được duy trì nhiều năm qua xuống vị trí thứ 4 và vươn lên vị trí thứ khi kết thúc tháng 9.

Thị trường bất động sản trong những quý đầu năm 2020 đã rơi vào trạng thái “lò xo nén”. Nhiều phân khúc gần như “đóng băng”. Tuy nhiên, các chuyên gia đều kì vọng về sức bật trở lại của thị trường ở giai đoạn tới.

Những tháng cuối năm cho thấy các doanh nghiệp bất động sản “tăng tốc” để hoàn thành những chỉ tiêu kinh doanh đề ra. Điều này khiến cho thị trường bất động sản có xu hướng sôi động trở lại sau khoảng thời gian dài trầm lắng. Cùng đó, niềm tin của các nhà đầu tư cũng tạo động lực thúc đẩy thị trường phát triển. Như việc các ngân hàng đảy mức lãi suất huy động xuống thấp đến mức kỷ lục đã khiến dòng tiền chảy mạnh sang kênh đầu tư bất động sản. Tận dụng thời cơ, nhiều chủ đầu tư chủ động tung ra hàng loạt ưu đãi hấp dẫn ở các dự án lớn, có giá trị thực, thanh khoản lớn.

Thị trường bất động sản cũng diễn biến khá đặc biệt khi có sự lệch pha giữa thanh khoản và giá cả. Cho dù giao dịch hạn chế, thanh khoản ở mức thấp nhưng giá bất động sản lại không giảm, thậm chí có phân khúc còn tăng nhẹ. Lý do chủ yếu là thị trường vẫn thiếu nguồn cung và dòng tiền của nhà đầu tư vẫn tiếp tục tin tưởng và lựa chọn bất động sản để rót vốn. Trên thực tế, có thể thấy giai đoạn dịch bệnh lại chính là quãng thời gian để thị trường bất động sản tái cấu trúc lại cung – cầu, phân khúc sản phẩm, chiến lược kinh doanh v.v.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Nguyễn Mạnh Hà nhận định, thị trường bất động sản 2020 chỉ suy giảm chứ không suy thoái về nguồn cung cũng như giao dịch. Những điều chỉnh của thị trường là cần thiết, trong đó có điều chỉnh về phân khúc, quy mô, chất ượng và điều hướng đến mục tiêu thích ứng với thị trường. Qua những khó khăn cũng cho thấy các chủ thể tham gia thị trường cũng tích lũy được kinh nghiệm để sẵn sàng nắm lấy cơ hội.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bất động sản cũng được đón nhận nhiều cơ hội từ chính sách hỗ trợ của Chính phủ. Thứ trưởng Bộ xây dựng Nguyễn Văn Sinh chỉ rò,

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 05/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí