Nguồn Lực Đạt Vrin Và Lợi Thế Cạnh Tranh Của Doanh Nghiệp


Nguồn lực hiếm: nó cần phải hiếm trong sự cạnh tranh tiềm tàng và hiện tại của doanh nghiệp và chỉ có ở doanh nghiệp này, được doanh nghiệp này sử dụng để thực thi các chiến lược tạo ra giá trị mà không cùng lúc được thực thi bởi nhiều doanh nghiệp khác.

Một nguồn lực có giá trị mà có mặt ở các doanh nghiệp khác thì không được xem là nguồn lực hiếm. Nguồn lực hiếm là nguồn lực mà chỉ có ở doanh nghiệp này, được doanh nghiệp sử dụng trong chiến lược tạo ra giá trị cho doanh nghiệp, đem lại lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp (Barney, 1991)

Nguồn lực khó bắt chước: theo Lippman & Rumelt (1982) và Barney (1986a, 1986b), nguồn lực khó bị bắt chước khi có một trong ba hoặc cả ba nhân tố sau (a) doanh nghiệp có được nguồn lực đó nhờ vào một số điều kiện xảy ra ở một thời điểm đặc biệt nào đó, (b) mối liên hệ giữa những nguồn lực đó với năng lực canh tranh của công ty một cách ngẫu nhiên, (c) nguồn lực đó có liên quan đến một hiện tượng xã hội, vượt quá khả năng kiểm soát và ảnh hưởng của doanh nghiệp.

Nguồn lực không thể thay thế: yêu cầu quan trọng đối với nguồn lực của doanh nghiệp để nguồn lực đó tạo ra lợi thế cạnh tranh đó là những nguồn lực không thể bị thay thế bằng những nguồn lực có giá trị thay thế tương đương về mặt chiến lược (Barney, 1991). Khả năng thay thế diễn ra dưới hai hình thức, trước tiên nguồn lực đó không thể bắt chước được nhưng có thể được thay thế bằng một nguồn lực tương tự khác mà nó cho phép doanh nghiệp sử dụng nguồn lực tương tự này vẫn thực hiện được các chiến lược của doanh nghiệp (Barney & Tyler, 1990). Hình thức thứ hai là nhiều nguồn lực khác nhau có thể là thay thế mang tính chiến lược. Đối với doanh nghiệp này, nguồn lực A (ví dụ là lực lượng lãnh đạo tài năng) (Zucker, 1977) là nguồn lực đặc trưng mà doanh nghiệp khác không có được, nhưng doanh nghiệp B vẫn có thế mạnh đối với nguồn lực B (ví dụ đó là khả năng lên kế hoạch rất tốt) của mình và từ đó nguồn lực B của doanh nghiệp B vẫn có thể cạnh tranh với nguồn lực A của doanh nghiệp A (Pearce, Freeman & Robinson, 1987).


Nguồn lực

doanh nghiệp

Giá trị Hiếm

Khó bắt chước

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Không thể thay

Lợi thế cạnh tranh bền vững của

Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Hoàng Thịnh Phát Land bằng việc áp dụng thuyết năng lực động - 3

doanh nghiệp

Sơ đồ 2: Nguồn lực đạt VRIN và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

(Nguồn: Barney, J.B, 1991)

1.1.2 Lý luận chung về thuyết năng lực động 1.1.2.1Khái niệm về năng lực động

Năng lực động (Dynamic Capability) là một loại năng lực đặc biệt, thể hiện “khả năng tích hợp, xây dựng và tái tổ chức các năng lực bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp trong khi phải đối diện với những thay đổi liên tục của môi trường kinh doanh” (Tee, Pisano và Shuen, 1997). Khái niệm năng lực động phản ánh khả năng doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh dưới dạng mới và sáng tạo hơn trong điều kiện lịch sử và vị thế thị trường hiện tại (Leonard-Barton, 1992)

Nắm giữ khả năng động cho phép doanh nghiệp liên tục tích hợp, tái cấu trúc, làm mới và tái tạo các nguồn lực và quan trọng là nâng cấp, tái tạo lại năng lực cốt lòi để đáp ứng với những thay đổi của môi trường kinh doanh, duy trì lợi thế cạnh tranh. Eisenhardt và Martin (2000) định nghĩa khái niệm năng lực động là “các quy trình của doanh nghiệp có ử dụng các nguồn lực – đặc biệt các quy trình tích hợp, tái cơ cấu, xây dựng và phân bổ các nguồn lực – nhằm bắt kịp những sự kiến tạo nên những biến động thị trường” và “…những thói quen doanh nghiệp và thói quaen chiến lược cho phép doanh nghiệp đạt được các nguồn lực mới và tái cơ cấu khi thị trường xuất hiệ, cạnh tranh, phân chia, phát triển và biến mất”

Bản chất của năng lực động gắn với tên gị của nó:

(1) Khả năng (capabilities) gắn liền với vai trò chính của quản trị chiến lược trong thích nghi, tích hợp, tái tổ chức các nguồn lực, năng lực, kĩ năng trong doanh nghiệp một cách phù hợp nhất với yêu cầu của thị trường biến động.

(2) Động (dynamic) khả năng đổi mới các năng lực cho phù hợp với những thay

đổi của môi trường kinh doanh


Yếu điểm của các mô hình kinh tế học cổ điển là bỏ qua quá trình động của thị trường. Lý thuyết năng lực động ra đời đã khắc phục khuyết điểm này. Lý thuyết năng lực động ngoài việc tập trung nghiên cứu khả năng và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp còn nhấn mạnh vào sự thay đổi của môi trường (Easterby-Smith và các cộng sự, 2009). Vì vậy, cho phép phân tích doanh nghiệp trong điều kện môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng.

Năng lực động là một loại năng lực và là một nguồn lực đặc biệt, do đó cũng là nền tảng hình thành lợi thế cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp theo mô hình VRIN. Trong môi trường biến động, nguồn lực đủ bốn yếu tố trong mô hình VRIN khong thực sự bền vững qua thời gian, vì vậy lợi thế cạnh tranh từ nguồn lực này sẽ không bền vững. Như vậy, khả năng chỉ là điều kiện cần đầu tiên, có thể cho phép doanh nghiệp khi sử dụng nguồn lực này, đạt được mục đích đề ra như cải thiện hiệu quả sản xuất kinh doanh. Năng lực cốt lòi là điều kiện cần thứ hai cho phép xác định phạm vi và mức độ quan trọng của nguồn lực và khả năng đối với lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp ở một thời điểm nhất định. Tuy nhiên năng lực cốt lòi vẫn có thể bị lỗi thời, không thích hợp khi thị trường thay đổi, do sự phát triển của khoa học công nghệ hay nhu cầu thị trường thay đổi. Vì vậy, năng lực động là điều kiện cần thứ ba cho phép doanh nghiệp phản ứng và quản trị được thay đổi, nhờ khả năng cập nhật, tái cấu trúc và tái tạo mới ccs nguồn lực, năng lực và năng lực cốt lòi.

Như vậy, năng lực động chính là khả năng quyết định mang lại hiệu quả trong dài hạn cho doanh nghiệp (Teece, Pisano và Shuen, 1997). Bởi vì khả năng thay dổi nhanh và tỉnh táo trước biến động thị trường rất khó bị bắt chước hoặc phải trả một giá rất đắt để có được, nên đây chính là nguồn lực của lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp (Barney và các cộng sự, 2001)

1.1.2.2 Lịch sử hình thành lý thuyết năng lực động


Lý thuyết năng lực động doanh nghiệp



Lý thuyết cạnh tranh truyền thống (Kinh tế học tổ chức, Kinh tế học Chamberlain, Kinh tế học Schumpeter)


Xem xét xây dựng chiến lược từ việc phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài: ví dụ mô hình 5 áp lực cạnh tranh.

Phân tích ở điều kiện thị trường cân bằng


Lý thuyết nguồn lực doanh nghiệp


Xem xét xây dựng chiến lược kinh doanh từ việc phân tích các yếu tố nội bộ doanh nghiệp (các nguồn lực hữu hình và vô hình)

Phân tích ở điều kiện thị trường cân bằng


Xem xét xây dựng chiến lược kinh doanh dựa trên phân tích các nguồn lực nội bộ mang lại những lợi thế cho doanh nghiệp (chủ yếu các nguồn lực vô hình thỏa mãn tiêu chí: Đem lại lợi ích, hiếm, khó bắt chước, không thể thay thế).

Phân tích xem xét các yếu tố trong điều kiện thị trường động (biến đổi)


Sơ đồ 3: Lịch sử hình thành lý thuyết năng lực động

(Nguồn: Bùi Quang Tuyến, tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh)


1.1.3 Lý luận chung về bất động sản 1.1.3.1Khái niệm về bất động sản

Bất động sản là những tài sản gắn liền với cuộc sống của mọi thành viên trong xã hội, là một phần quan trọng của mỗi quốc gia. Đó là một phần không thể thiếu trong mọi hoạt động của con người.

Từ thời La Mã cổ đại, người ta đã phân loại thành “bất động sản” và “động sản”, theo đó bất động sản không chỉ là đất đai, của cải trong lòng đất mà còn là tất cả những gì được tạo ra do sức lao động của con người trên mảnh đất. Bất động sản bao gồm các công trình, mùa màng, cây trồng v.v và tất cả những gì liên quan đến đất đai hay gắn liền với đất đai, những vật trên mặt đất cùng với những bộ phận cấu thành lãnh thổ.

Pháp luật của nhiều nước trên thế giới đều thống nhất ở chỗ coi bất động sản gồm đất đai và những tài sản gắn liền với đất đai. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật của mỗi nước cũng có những nét đặc thù riêng thể hiện ở quan điểm phân loại và tiêu chí phân loại, tạo ra cái gọi là khu vực giáp ranh giữa hai khái niệm “bất động sản” và “động sản”.

Hầu hết các nước đều coi bất động sản là đất đai và những tài sản có liên quan đến đất đai, không tách rời với đất đai, được xác định bởi vị trí địa lý của đất (Điều 517, 58 Luật Dân sự Cộng hòa Pháp; Điều 86 Luật Dân sự Nhật Bản, Điều 130 của Luật Dân sự Cộng hòa Liên Bang Nga; Điều 94, 96 Luật Dân sự Cộng hòa Liên Bang Đức v.v). Tuy nhiên, Nga quy định cụ thể bất động sản là “mãnh đất” chứ không phải là đất đai nói chung. Việc ghi nhận này là hợp lý vì đất đai nói chung là bộ phận của lãnh thổ, không thể là đối tượng của giao dịch nhân sự.

Tuy nhiên, mỗi nước lại có quan niệm khác nhau về những tài sản “gắn liền” với đất đai được coi là bất động sản. Điều 520 Luật Dân sự Pháp quy định “mùa màng chưa gặt, trái cây chưa bứt khỏi cây là bất động sản, nếu đã bứt ra khỏi cây được coi là động sản”. Tương tự, quy định này cũng được thể hiện ở Luật Dân sự Nhật Bản, Bộ luật Dân sự Bắc Kỳ và Sài Gòn cũ. Trong khi đó Điều 100 Luật Dân sự Thái Lan quy định: “Bất động sản là đất đai và những vật gắn liền với đất đai, bao gồm cả những


quyền gắn với việc sở hữu đất đai”. Luật Dân sự Đức đưa ra khái niệm bất động sản bao gồm đất đai và các tài sản gắn với đất.

Như vậy, có hai cách diễn đạt chính: thứ nhất, miêu tả cụ thể những gì được coi là “gắn liền với đất đai, và do vậy là bất động sản; thứ hai, không giải thích rò về khái niệm này và dẫn tới các cách hiểu khác nhau về những tài sản “gắn liền với đất đai”.

Luật Dân sự Nga năm 1994 quy định về bất động sản đã có những điểm khác biệt đáng chú ý so với các Luật Dân sự truyền thống. Điều 130 của Luật này một mặt, liệt kê tương tự theo cách của các Luật Dân sự truyền thống mặt khác, đưa ra khái niệm chung bất động sản là “những đối tượng mà dịch chuyển sẽ làm tổn hại đến giá trị của chúng”. Bên cạnh đó, Luật này còn liệt kê những vật không liên quan đến đất đai như “tàu biển, máy bay, phương tiện vũ trụ v.v” cũng là bất động sản.

Theo Bộ Luật Dân sự số 33/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14/6/2005 thì bất động sản là các tài sản bao gồm đất đai, nhà, công trình, gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; các tài sản khác gắn liền với đất đai; các tài sản do pháp luật quy định. Theo tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế năm 2005 thì bất động sản được định nghĩa gồm đất đai và những công trình do con người tạo nên gắn liền với đất.

Như vậy khái niệm bất động sản rất rộng, đa dạng nhưng nói chung có một quan điểm thống nhất là “bất động sản là những tài sản gắn liền với đất đai và không di dời được”, đất đai đó phải được đo lường bằng giá trị thể hiện qua số lượng và chất lượng của đất; nhà ở và công trình gắn liền với đất đai: là nhà cửa, các trung tâm thương mại, các văn phòng khách sạn. Và đặc biệt là các tài sản khác gắn liền không thể tách với công trình xây dựng đó: máy điều hòa,các máy móc thiết bị điều khiển hoạt động của công trình; các tài sản khác gắn liền với đất đai như: vườn cây, ao cá, chuồng trại chăn nuôi, cánh đồng làm muối, các hầm mỏ khoáng sản.

1.1.3.2Thuộc tính của bất động sản

Tính bất động: đất đai là hàng hóa đặc biệt, dù được đem chuyển nhượng, nhưng không thể đem bất động sản đó đến nơi họ muốn, đến một vị trí khác. Quyền sử dụng đất nằm trong thị trường bất động sản, vị trí của đất đai gắn liền với điều kiện


sinh thái, kinh tế-xã hội, điều đó đã tác động đến phương thức sử dụng đất và giá đất, đó chính là nguyên nhân tại sao giá đất lại khác nhau dù ở thế cận nhau.

Tính không đồng nhất: trong nền kinh tế thị trường, hàng hóa rất đa dạng và phức tạp nên khó có thể tìm kiếm được hai tài sản giống hoàn toàn mà nó chỉ tương đồng về mặt đặc điểm, chính vì vậy giá cả của bất động sản gắn liền với đặc điểm của mỗi tài sản. Giả sử rằng, hai bất động sản cùng nằm trong một khu vực nhưng giá của chúng còn phụ thuộc vào thời điểm bán như thế nào, người mua có thích hay không, tâm lý của người đi mua lúc đó như thế nào và đặc điểm cụ thể của bất động sản, tất cả điều này chứng minh cho sự không đồng nhất đối với bất động sản và nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

Tính khan hiếm: diện tích đất là có hạn so với sự phát triển của dân số, do vậy về lâu dài giá đất có xu hướng ngày càng tăng lên. Diện tích đất đai có chiều hướng giảm có rất nhiều nguyên nhân. Một là, do tốc độ tăng dân số nhanh đặc biệt là vùng nông thôn. Hai là, do tốc độ phát triển kinh tế thị trường theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa làm cho diện tích nông nghiệp giảm. Ba là, do nhu cầu lao động ở thành thị cao hơn nông thôn dẫn đến tình trạng dân số ở thành phố cao lên, nhu cầu về chỗ ở cũng tăng lên vì vậy phát sinh nhu cầu mua bán bất động sản, kinh doanh nhà cho thuê.

Tính bền vững đời sống kinh tế: bất động sản bao gồm cả đất đai và các công trình trên đất, đất đai là nguồn tài nguyên do thiên nhiên ban tặng, là tư liệu sản xuất đặc biệt mà không có tài sản nào có thể thay thế được. Nó được tham gia vào quá trình tái sản xuất xã hội nhưng dù đem sử dụng cho mục đích nào đi nữa thì nó cũng vẫn mang lại lợi ích cho chủ sở hữu nên nó mang tính bền vững. Hơn nữa, đất đai được sử dụng để hưởng quyền sở hữu đất đai và hưởng các lợi ích do đất mang lại và thời gian sử dụng lại vô hạn làm cho ý nghĩa của đất đai, bất động sản được nhân đôi. Điều này thể hiện đời sống kinh tế bền vững.

1.1.4 Lý luận chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong kinh doanh bất động sản

1.1.4.1Khái niệm về cạnh tranh


Cạnh tranh là yếu tố đã xuất hiện từ rất lâu và luôn gắn liền với sự hình thành và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Nhưng định nghĩa thế nào là cạnh tranh cho đến nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam vẫn còn nhiều quan niệm khác nhau, chưa có sự đồng nhất.

Theo Các Mác (1978) “Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch”. Các Mác đã phát hiện ra quy luật cơ bản của cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là quy luật điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận bình quân, qua đó hình thành nên hệ thống giá cả thị trường. Quy luật này dựa trên những chênh lệch giữa giá cả chi phí sản xuất và khả năng có thể bán hàng hóa dưới giá trị của nó nhưng vẫn thu được lợi nhuận.

Theo Từ điển tiếng Việt (2002) “Cạnh tranh được hiểu là cố giành phần hơn, phần thắng về phía mình giữa những người, những tổ chức hoạt động nhắm vào những lợi ích như nhau”.

Theo từ điển Cornu của Pháp “Cạnh tranh là hành vi của doanh nghiệp độc lập với nhau và là đối thủ của nhau trong cung ứng hàng hóa dịch vụ nhằm làm thỏa mãn nhu cầu giống nhau với sự may rủi của mỗi bên, thể hiện qua việc lôi kéo được hoặc để mất đi một lượng khách hàng thường xuyên” (Nguyễn Hữu Huyên, 2003)

Từ những khái niệm trên, cạnh tranh được khái quát một cách chung nhất là “Cuộc ganh đua gay gắt giữa các chủ thể đang hoạt động trên thị trường với nhau, kinh doanh cùng một loại sản phẩm hoặc những sản phẩm tương tự thay thế lẫn nhau nhằm chiếm lĩnh thị phần, tăng doanh số và lợi nhuận”.

Các doanh nghiệp thương mại cần nhận thức đúng đắn về cạnh tranh để một mặt chấp nhận cạnh tranh theo khía cạnh tích cực để từ đó phát huy yếu tố nội lực nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, mặt khác tránh tình trạng cạnh tranh bất hợp lý dẫn đến làm tổn hại đến lợi ích cộng đồng cũng như làm suy yếu chính mình.

1.1.4.2Khái niệm về năng lực cạnh tranh

Theo Từ điển thuật ngữ kinh tế học (2001): “Năng lực cạnh tranh được hiểu là giành được thị phần lớn trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả năng giành lại một phần hay toàn bộ thị phần của đồng nghiệp”.

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 05/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí