Năng Lực Cạnh Tranh Của Các Nhtm Việt Nam So Với Các Ngân Hàng Trong Khu Vực Đông Nam Á


o Chỉ số tổng dư nợ trên tiền gửi của khách hàng

Chỉ số này cho thấy mức độ cung ứng vốn của thị trường 1 cho hoạt động tín dụng của các ngân hàng, hệ số này nếu quá cao (khoảng 90-100%) sẽ gây mất an toàn khả năng thanh khoản của ngân hàng vì đa số ngân hàng tại Việt Nam huy động vốn ngắn hạn chiếm đa số nhưng lại tập trung cho vay trung, dài hạn. Do đó, việc chênh lệch thời gian giữa huy động nguồn và sử dụng nguồn sẽ làm tăng tỷ lệ mất khả năng thanh khoản nếu chỉ số này quá cao. Ngược lại, nếu chỉ số quá thấp sẽ thể hiện hiệu quả sử dụng vốn thấp khi huy động tiền gửi của khách hàng nhiều nhưng lại không cho vay được sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Chỉ số này tốt nhất nằm trong khoảng 70%-85%.Các ngân hàng trong nhóm I đều đạt về chỉ số này.

Chỉ số khả năng thanh khoản.

Thể hiện qua chỉ số khả năng thanh toán ngay (trên 15%) và khả năng thanh toán trong 7 ngày (trên 100%) của các ngân hàng, chỉ số này càng cao thì thể hiện khả năng thanh khoản của ngân hàng càng tốt. Chỉ số này ở tất cả ngân hàng nhóm I đều được đảm bảo (theo báo cáo của các ngân hàng).

3.4.1.2 Nhóm chỉ số FSIs của các ngân hàng trong nhóm II

Chỉ số đánh giá an toàn vốn tự có.

Các ngân hàng trong nhóm II đều đảm bảo mức quy định về hệ số CAR tối thiểu là 9%, trong đó, có những ngân hàng hệ số CAR cao đến hơn 20% như Saigonbank ở mức 22% năm 2014. Điều này cho thấy các ngân hàng trong nhóm II đều tương đối ổn định về mặt đảm bảo an toàn vốn. Hệ số CAR trung bình của các ngân hàng trong nhóm II cao hơn các ngân hàng nhóm I, điều này có thể được giải thích do sự chênh lệch về mức độ rủi ro và khả năng quản trị của 2 nhóm ngân hàng. Do đó, với khả năng huy động vốn, khả năng quản trị đều kém hơn trong khi rủi ro cao hơn nên việc các ngân hàng nhóm II duy trì hệ số CAR cao hơn nhóm I là hoàn toàn hợp lý.


Chỉ số đánh giá về chất lượng tài sản.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

Chỉ số trung bình nợ xấu trên tổng dư nợ của các ngân hàng trong nhóm II trong năm 2014 đạt mức 1,89%, thấp hơn so với các ngân hàng trong nhóm I. Điều này có thể được giải thích một phần do sự hạn chế trong tăng trưởng tín dụng giữa các ngân hàng trong chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của NHNN, một phần xuất phát từ chính việc tái cơ cấu lại hoạt động của các ngân hàng để bảo đảm an toàn hoạt động.

Chỉ số đánh giá kết quả hoạt động.

Hoạt động sáp nhập và mua lại của các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 10

o ROA, ROE.

Chỉ số ROA, ROE bình quân của các ngân hàng trong nhóm II ở mức trung bình của toàn hệ thống (ROA, ROE năm 2014 của nhóm II ở mức 0,59% và 5,08%, xấp xỉ so với trung bình ngành là 0,51% và 5,49%), cho thấy khả năng sinh lời trên tổng tài sản và trên vốn chủ sở hữu của các ngân hàng nhóm II ở mức tạm chấp nhận được.

o Chỉ số thu nhập ròng từ lãi trên tổng thu nhập

Chỉ số bình quân của thu nhập ròng từ lãi trên tổng thu nhập của các ngân hàng trong nhóm II năm 2014 đạt mức 84%, dao động mạnh giữa các ngân hàng từ mức 56% tại HDBank đến 108% tại Liên Việt Post Bank. Qua đó, cho thấy sự phụ thuộc rất lớn từ nguồn thu của hoạt động tín dụng trong tổng thu nhập của các ngân hàng trong nhóm II, đây cũng là một trong những vấn đề cần phải cải thiện của các ngân hàng trong nhóm II khi quá phụ thuộc vào hoạt động tín dụng (nhất là những ngân hàng như OCB, Liên Việt Post Bank, Kiên Long, Bắc Á với tỷ trọng thu nhập ròng từ lãi trên tổng thu nhập luôn từ 90-110%).

o Chỉ số tổng dư nợ trên tiền gửi của khách hàng.

Chỉ số trung bình về tổng dư nợ trên tiền gửi của khách hàng trong nhóm II ở mức khoảng 80%, cho thấy khả năng quản trị tốt của các ngân hàng về mặt cân đối giữa huy động nguồn và sử dụng nguồn. Tuy nhiên, cũng có một số ngân hàng chỉ số này cao đến gần 100% như Saigonbank năm 2014, 2013 là 93% và 97%, OCB


năm 2013, 2012 là 101% và 107%, … cũng nói lên sự không đồng đều và bất ổn về thanh khoản tại một số ngân hàng trong nhóm II.

Chỉ số khả năng thanh khoản.

Theo báo cáo của các ngân hàng thì chỉ số khả năng thanh khoản đều được đảm bảo theo quy định của NHNN.

3.4.1.3 Nhóm chỉ số FSIs của các ngân hàng trong nhóm III

Chỉ số đánh giá an toàn vốn tự có.

Các ngân hàng trong nhóm III đều đảm bảo mức quy định về hệ số CAR là 9%, mức dao động từ 9%- 19%. Điều này cho thấy tất cả các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam đều đảm bảo về mặt chỉ số an toàn vốn tự có.

Chỉ số đánh giá về chất lượng tài sản.

Chỉ số trung bình của nợ xấu trên tổng dư nợ năm 2014 của các ngân hàng trong nhóm III đạt mức 2,25%, cao nhất trong 3 nhóm ngân hàng. Tuy nhiên, chỉ số này có xu hướng giảm dần đều qua các năm từ mức cao 4,63% năm 2012 xuống còn 2,25% năm 2014, cho thấy nỗ lực giảm nợ xấu của các ngân hàng (nguyên nhân chủ yếu do bán nợ xấu cho công ty VAMC).

Chỉ số đánh giá kết quả hoạt động.

o ROA, ROE.

Chỉ số ROA, ROE bình quân năm 2014 của các ngân hàng trong nhóm III chỉ đạt 0,1% và 1,23%, thấp hơn rất nhiều lần so với trung bình ngành là 0,51% và 5,49%, cho thấy khả năng sinh lời của các ngân hàng nhóm III gần như không có, cụ thể hơn, chỉ số ROA, ROE có xu hướng giảm mạnh qua các năm từ 1,86% và 17,87% năm 2011 xuống 0,3% và 2,76% năm 2012 và đến hết năm 2014 còn 0,1% và 1,23%. Nguyên nhân chính của việc giảm mạnh trong khả năng sinh lời của các ngân hàng nhóm III là vấn đề nợ xấu cao và những quy định mới của NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro cũng như việc hạn chế tỷ lệ tăng trưởng tín dụng đối với các ngân hàng yếu kém đã làm cho tình hình kinh doanh của các ngân hàng này phản ánh sát thực tế hơn so với các năm trước 2011, qua đó giúp cho các


ngân hàng nhóm III có thể nhận ra tình hình thực tế của ngân hàng mình để có sự điều chỉnh cho phù hợp xu hướng phát triển mới.

o Chỉ số thu nhập ròng từ lãi trên tổng thu nhập.

Bình quân của chỉ số này ở các ngân hàng nhóm III trong năm 2014 đạt mức 75,9%, cho thấy nguồn thu từ hoạt động tín dụng có vai trò chủ đạo trong tổng thu nhập của các ngân hàng trong nhóm (đặc biệt nhất trong nhóm này là ngân hàng Pvcombank với việc có thu nhập ròng từ lãi âm trong cả 2 năm sau M&A, lần lượt năm 2013, 2014 là -19,64% và –34,57% trong tổng thu nhập), cụ thể hơn, chỉ số này trong năm 2011 ở các ngân hàng nhóm III là 97,14% cũng là năm mà khả năng sinh lời của các ngân hàng khả quan nhất với ROA đạt 1,86% và ROE đạt 17,87%. Qua đó, có thể thấy được vai trò của nguồn thu lãi từ hoạt động tín dụng trong tổng thu nhập của các ngân hàng này.

o Chỉ số tổng dư nợ trên tiền gửi của khách hàng.

Bình quân của chỉ số tổng dư nợ trên tiền gửi của khách hàng trong nhóm III đạt mức 70%, cho thấy sự hạn chế trong khả năng cấp tín dụng của các ngân hàng và kết hợp với xu hướng giảm trong chỉ số nợ xấu, có thể thấy được rằng các ngân hàng trong nhóm III đã có sự cẩn trọng hơn trong việc cấp tín dụng so với trước đây.

Chỉ số khả năng thanh khoản.

Chỉ số khả năng thanh khoản của các ngân hàng trong nhóm III đã được đảm bảo trong 2 năm gần đây 2013-2014 (Theo nguồn thông tin đưa ra của các ngân hàng).

Ngoài 3 nhóm ngân hàng trên, người viết còn chia ra nhóm ngân hàng thứ IV là những ngân hàng mà người viết không tìm được thông tin về các bản báo cáo kinh doanh như các ngân hàng: Bảo Việt, Agribank, Tiên Phong Bank, Việt Bank và các ngân hàng có tình hình kinh doanh xấu đi đột ngột trong 2 năm gần đây(2013, 2014) là Eximbank và VIB do việc giảm mạnh trong thu nhập từ hoạt động cho vay.


Tóm lại:

Với việc phân tích sơ bộ về các chỉ số lành mạnh tài chính của hệ thống ngân hàng Việt Nam, các vấn đề về thiếu công khai minh bạch cũng như việc thông tin sai lệch số liệu rất nhiều giữa số liệu công báo của các ngân hàng so với báo cáo của thanh tra, giám sát NHNN, cụ thể như nợ xấu toàn hệ thống năm 2014 do các TCTD báo cáo là 3,4% trong khi theo báo cáo của thanh tra NHNN là 5,2% và theo đánh giá của các tổ chức quốc tế thì nợ xấu của toàn hệ thống Việt Nam phải từ 10- 15%. Qua đó, ta có thể thấy được rằng các ngân hàng thuộc nhóm III là những ngân hàng bắt buộc phải tiến hành M&A với các ngân hàng thuộc nhóm I hoặc nhóm II để cải thiện hiệu quả kinh doanh và giúp ổn định hệ thống ngân hàng Việt Nam; các ngân hàng trong nhóm II được khuyến khích nên sớm tiến hành M&A với nhau hoặc với các ngân hàng nhóm I để cải thiện quy mô của mình (đa số ngân hàng nhóm II có quy mô vốn từ 3.000 tỷ - 5.000 tỷ đồng và mạng lưới giao dịch từ 100- 200 điểm giao dịch) cho phù hợp với xu hướng phát triển cũng như định hướng của NHNN là đến năm 2017 hoặc trễ nhất vào năm 2020, toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam còn 15-17 ngân hàng, trong đó ít nhất 1-2 ngân hàng lớn có năng lực cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực. Do đó, ta có thể dự đoán rằng trong tương lai gần, NHNN sẽ tiếp tục đẩy mạnh yêu cầu với vốn điều lệ tối thiểu từ 3.000 tỷ đồng trong hiện tại sẽ lên mức 5.000 tỷ và đến năm 2020 có thể lên mức 8.000 tỷ -

10.000 tỷ đồng, chúng ta cũng có thể nhìn thấy rò ràng trong thực tế là số lượng các ngân hàng trong nhóm I đã chiếm 9 trong tổng số 31 ngân hàng còn lại. Với việc định hướng còn 15-17 ngân hàng trong năm 2020 thì sẽ có ít nhất 21 ngân hàng phải tiến hành M&A với nhau để còn lại khoảng 7-10 ngân hàng. Do đó, các ngân hàng nhóm III nên chủ động tìm kiếm đối tác để tiến hành M&A trước khi NHNN bắt buộc phải thu mua lại với giá 0 đồng như đã làm với VNCB, Oceanbank và GPBank hoặc M&A bắt buộc như trường hợp của SCB; các ngân hàng trong nhóm II cũng nên có sự chủ động tìm kiếm đối tác để tiến hành M&A với nhau để giúp gia tăng quy mô vốn và mạng lưới hoạt động, gia tăng năng lực cạnh tranh, điển hình là sự chủ động tiến hành M&A của ngân hàng Habubank vào SHB và Đại Á


Bank với HDBank. Mục tiêu cuối cùng trong quá trình M&A giữa các NHTM Việt Nam là hình thành được ít nhất 1-2 ngân hàng lớn để có thể cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực thì để đạt được mục tiêu đó chỉ có thể là thương vụ M&A giữa các ngân hàng lớn mà NHNN đang nắm giữ cổ phần như Vietinbank, Vietcombank, BIDV và Agribank, đây là vấn đề rất khó khi bắt buộc các ngân hàng đang hoạt động hiệu quả tự nguyện M&A với nhau nên vai trò của NHNN trong trường hợp này đóng vai trò chủ đạo.

3.4.2 Năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam so với các ngân hàng trong khu vực Đông Nam Á

Có rất nhiều yếu tố được xem xét để đánh giá về năng lực cạnh tranh của các ngân hàng như quy mô vốn, lãi suất, sự đa dạng trong sản phẩm kinh doanh, nhân viên nhiệt tình, thân thiện, ngân hàng có lịch sử hoạt động lâu đời, công nghệ thông tin… Trong đó, 2 yếu tố chính thường được sử dụng để đo lường nhanh về năng lực của các ngân hàng với nhau là quy mô vốn chủ sở hữu và cơ sở mạng lưới hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Do đó, khi xem xét về năng lực cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam với các ngân hàng khác trong khu vực với môi trường kinh doanh khác nhau, văn hóa khác nhau, người viết sẽ chỉ đi so sánh về 2 mặt đó là quy mô vốn chủ sở hữu và mạng lưới hoạt động.

Bảng phụ lục 3 cho thấy, quy mô vốn chủ sở hữu của các NHTM lớn tại Việt Nam nhỏ hơn rất nhiều so với các ngân hàng lớn khác trong khu vực, cụ thể, vốn chủ sở hữu của ngân hàng lớn nhất Việt Nam là Vietinbank trong cuối năm 2014 có vốn khoảng 2,47 tỷ USD, thấp hơn rất nhiều lần so với các ngân hàng như ngân hàng Bangkok của Thái Lan là 9,16 tỷ USD, ngân hàng Maybank của Malaysia là 13,11 tỷ USD, ngân hàng DBS của Singapore là 40,21 tỷ USD, ngân hàng Mandiri của Indonesia là 7,7 tỷ USD và ngân hàng BDO Unibank của Philippines là 3,91 tỷ USD. Tuy nhiên, việc quy mô vốn chủ sở hữu của các NHTM Việt Nam thấp hơn rất nhiều lần so với các ngân hàng khác trong khu vực cũng có thể chấp nhận được khi thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam thấp hơn tương ứng với các nước khác trong khu vực, cụ thể, thu nhập bình quân của Việt Nam trong tháng 2/2014


(xem phụ lục 3) là 1.970 USD thì tại Thái Lan là 6.000 USD, Indonesia là 4.007 USD, Malaysia là 11.857 USD và Singapore là 56.797 USD. Do đó, điều đáng lo ngại thật sự khi đánh giá về năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam không phải nằm chính yếu ở mặt quy mô vốn chủ sở hữu mà ở mạng lưới hoạt động kinh doanh khi mạng lưới kinh doanh của các NHTM Việt Nam tập trung toàn phần tại thị trường trong nước, còn tại thị trường khu vực Đông Nam Á và trên thế giới thì lại rất ít (mỗi NHTM lớn của Việt Nam chỉ có tối đa khoảng 2-5 cơ sở kinh doanh tại nước ngoài, chủ yếu là ở Lào và Campuchia nhưng quy mô cũng rất nhỏ), trong khi đó, các ngân hàng khác trong khu vực đã mở rộng mạng lưới kinh doanh của mình ra rất nhiều các nước khác trong khu vực để đón đầu xu hướng phát triển khi Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN (AEC) chính thức được thành lập trong năm 2015, điển hình như ngân hàng Bangkok Thái Lan đã có mặt ở tất cả các nước trong khu vực Đông Nam Á, các ngân hàng của các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á tuy không có mạng lưới phủ khắp các nước trong khu vực như ngân hàng Bangkok Thái Lan nhưng cũng đã mặt tại nhiều nước trong khu vực, nhất là xuất hiện tại các nước là đối thủ cạnh tranh với nhau trong khu vực như tại Thái Lan có ngân hàng CIMB và RHB Bank của Malaysia, ngân hàng UOB của Singapore, tại Singapore có mặt ngân hàng MayBank, RHB, CIMB của Malaysia, Mandiri, Bank Negara của Indonesia, ngân hàng Krung Thai, Siam Commercial Bank của Thái Lan, ngân hàng Philippine National Bank của Philippin … Qua đó cho thấy, trước mặt, các NHTM lớn tại Việt Nam sẽ vẫn chiếm ưu thế hoàn toàn trong thị trường quốc nội với ưu thế sân nhà so với các ngân hàng trong khu vực, ít nhất trong giai đoạn 2016-2020, nhưng nếu xét về năng lực cạnh tranh trong toàn khu vực và trên thế giới thì các NHTM tại Việt Nam còn quá yếu kém và nếu không sớm cải thiện tình hình này thì trong tương lai xa hơn (10-20 năm sau), khi thị trường Việt Nam mở cửa hoàn toàn với các ngân hàng khác trong khu vực và Thế giới thì các NHTM Việt Nam hoàn toàn có khả năng bị đào thải.


3.5 Kết luận chương

Qua phân tích chương 3 về thực trạng hoạt động M&A ngân hàng, chúng ta có thể thấy được định hướng chính sách của NHNN và hành lang pháp lý của hoạt động ngân hàng ảnh hưởng rất lớn đến tình hình hoạt động kinh doanh và xu hướng phát triển của các NHTM Việt Nam. Xuyên suốt cả quá trình phát triển trong giai đoạn 2011-2015 là sự phát triển về chất của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong nhiều vấn đề khi NHNN đã dám nhìn thẳng vào thực tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam đó là sự yếu kém trong quản trị tài chính (trong huy động nguồn và sử dụng nguồn), trong quản trị điều hành (định hướng phát triển của ngân hàng) và đặc biệt trong quản trị rủi ro (tác động đến nợ xấu, vấn đề chính tạo ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008), bên cạnh đó là sự thừa nhận của NHNN về các vấn đề tồn tại lâu năm trong hệ thống tài chính Việt Nam như thiếu minh bạch trong cung cấp thông tin và chất lượng thông tin, vấn đề sở hữu chéo, vấn đề các cá nhân có hành vi vi phạm hoạt động ngân hàng để kiếm lợi, hành lang pháp lý chồng chéo, thiếu rò ràng … Từ việc thừa nhận những vấn đề yếu kém đã tồn tại lâu năm trong hệ thống tài chính Việt Nam, Chính Phủ và NHNN đã có những bước đi mới trong việc phát triển hệ thống ngân hàng, tập trung vào việc tái cơ cấu các TCTD, trước tiên là vấn đề công khai, minh bạch trong phân loại nợ và trích lập dự phòng, thứ hai là kiên quyết xử lý vấn đề nợ xấu, thứ ba là lần đầu tiên NHNN đã công khai, minh bạch trong việc phân loại các ngân hàng, chỉ mặt điềm danh từng ngân hàng yếu kém, thứ tư là quyết liệt hơn trong xử lý các ngân hàng hoạt động kinh doanh yếu kém thông qua tự tái cơ cấu hoặc bắt buộc tiến hành M&A với các ngân hàng khác hoặc bị NHNN mua lại với giá 0 đồng, thứ năm là xử lý dứt điểm tình trạng sở hữu chéo của các cổ đông lớn, xử lý việc đầu tư tràn lan của các tổng công ty nhà nước ngoài ngành gây mất ổn định hệ thống tài chính, thứ sáu là đã áp dụng các chuẩn mực quốc tế vào hệ thống ngân hàng, … Những hành động trên của Chính Phủ và NHNN đã nhận được rất nhiều sự đồng tình và đánh giá cao của các chuyên gia, tổ chức uy tín trong nước và quốc tế, không chỉ nhận được ủng hộ về mặt tinh thần, các kết quả đạt được trong giai đoạn 2011-2015 cũng hết sức đáng

Xem tất cả 166 trang.

Ngày đăng: 07/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí