Khái Quát Chung Tình Hình Bất Động Sản Tại Thừa Thiên Huế


thời gian qua Chính Phủ đã ban hành nhiều chính sách kịp thời để thực hiện “mục tiêu kép” vừa đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh vừa chống dịch hiệu quả. Trong lĩnh vực bất động sản, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội được chọn là một trong những giải pháp cấp bách giai đoạn này. Do đó, Chính phủ đã cân đối thêm 1.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Chính sách xã hội theo Nghị quyết số 71/2018/QH14 về điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020 và bổ sung 2.000 tỷ đồng để cấp bù lãi suất cho 4 ngân hàng thương mại do Ngân hàng nhà nước Việt Nam chỉ định. Từ đó, có thể huy động được hơn 60.000 tỷ đồng để hỗ trợ cho doanh nghiệp vay xây nhà ở xã hội và người dân vay để mua, thuê nhà ở xã hội.

Hiện Chính phủ đang nghiên cứu ban hành Nghị quyết về phát triển dự án nhà ở thương mại giá thấp (căn hộ chung cư có quy mô dưới 70m2, giá bán không vượt quá 20 triệu đồng/m2), trong đó có nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi về tiền sử dụng đất, thuế, thủ tục đầu tư xây dựng, cơ chế huy động vốn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào loại hình nhà ở này v.v.

Các giải pháp của chính phủ là cơ hội rất lớn để doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, xây dựng tạo đà khôi phục lại sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, các địa phương cũng cần khẩn trương hoàn thành việc rà soát thủ tục pháp lý bất động sản đang thực hiện nhưng bị tạm dừng và xử lý dứt điểm để đảm bảo kịp thời có nguồn cung hàng hóa cho thị trường trong thời gian tới.

1.2.2 Khái quát chung tình hình bất động sản tại Thừa Thiên Huế

Thị trường bất động sản tại Thừa Thiên Huế vẫn duy trì tình trạng ổn định khi tình hình chung trên cả nước đều bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Huế tiếp tục thực hiện chủ trương kêu gọi đầu tư trên địa bàn các dự án khu đô thị và công tác quản lý đối với các dự án đầu tư bất động sản.

Thị trường Huế không ngừng phát triển khi sở hữu nhiều tiềm năng, triển vọng. Du lịch phát triển, cộng thêm những chính sách cởi mở của tỉnh đã kích thích làn sóng đầu tư mới vào lĩnh vực bất động sản. Từ năm 2019 sang đầu năm 2020, hàng loạt dự án lớn được tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, nhiều dự án tải khởi động như: dự án xây dựng công trình dịch vụ du lịch, văn phòng, căn hộ cao cấp của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam tại số 4 Hà Nội (267 tỷ đồng); dự án Le Babilone De Hue


của Công ty Đầu tư kinh doanh nhà Thành Đạt tại đường Nguyễn Tri Phương (160 tỷ đồng); dự án xây dựng công trình dịch vụ du lịch, văn phòng của Công ty TCP Đầu tư xây dựng du lịch và Phát riển Đất Vàng tại khu nhà đất số 14, 16, 18 và 20 Lý Thường Kiệt (600 tỷ đồng) v.v.

Theo Sở xây dựng, lũy kế đến nay trên địa bàn tỉnh có 10 dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án phát triển đô thị được chấp thuận đầu tư, đã và đang triển khai xây dựng, với diện tích đất khoảng 230 ha, tổng số khoảng 7.146 căn hộ.

Đối với nhà ở xã hội, từ năm 2010 – 2014 có 4 dự án, đến nay tỉnh có chủ trương kêu gọi đầu tư thêm 5 dự án với tổng căn hộ dự kiến là 5.880 căn hộ.

Riêng tại Khu đô thị mới An Vân Dương, năm 2020 có 9 dự án thuộc danh mục dự án khởi công năm 2020. Trong đó, có 6 dự án được kêu gọi đầu tư trong giai đoạn 2020 – 2025 khoảng 13.000 tỷ đồng.

Theo định hướng phát triển đến năm 2025, Thừa Thiên Huế sẽ có trên 5.116 tỷ đồng đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, các khu kinh tế, khu công nghiệp góp phần hoàn thiện hạ tầng, thu hút đầu tư.

Có thể nhận định khách quan rằng, thị trường bất động sản tại Thừa Thiên Huế đang có bước chững lại trong những tháng đầu năm 2020 (lần Covid-19 thứ nhất), tuy nhiên phân khúc nhà ở dự án và đất nền vẫn ghi nhận những bước tăng trưởng tích cực so với các thị trường lân cận như Đà Nẵng, Quảng Nam, v.v. Và tính đến thời điểm hiện tại, Huế được đánh giá là thị trường tiềm năng cần được khai thác đúng giá trị thật.

Trong thời gian sắp đến, tỉnh chủ trương tái cơ cấu thị trường bất động sản, phát triển đa dạng các loại hàng hóa bất động sản, nhất là nhà ở phù hợp với nhu cầu của thị trường, khắc phục lệch pha cung cầu, chủ động bình ổn thị trường, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. Tạo điều kiện thông thoáng cho thị trường bất động sản nhằm thúc đẩy và quản lý thị trường bất động sản phát triển ổn định, bền vững và lành mạnh.


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY HOÀNG THỊNH PHÁT LAND

2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần Hoàng Thịnh Phát Land

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển


Công ty Cổ phần Hoàng Thịnh Phát Land được chính thức thành lập vào ngày 1

Công ty Cổ phần Hoàng Thịnh Phát Land được chính thức thành lập vào ngày 10/10/2018, là một đơn vị hoạt động mạnh mẽ trong lĩnh vực: tư vấn, đầu tư, môi giới bất động. Hoàng Thịnh Phát đã xây dựng thương hiệu uy tín, mở rộng mối quan hệ tại thị trường, môi giới nhiều dự án lớn nhỏ. Thành quả phát triển của Hoàng Thịnh Phát Land vẫn đang là nổ lực đầy tiềm năng. Với chiến lược phát triển của ban lãnh đạo, nhân viên và trọng tâm là đột phá về chiến lược, định hướng hành động hướng tới giá trị cốt lòi “Tạo dựng giá trị tương lai” và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ. Hoàng Thịnh Phát Land đã và đang cố gắng khẳng định vị thế để trở thành một thương hiệu mạnh về bất động sản thị trường Huế nói riêng và Việt Nam nói chung.

Với sứ mệnh “Kiến tạo giá trị - Nâng tầm hạnh phúc”, công ty cam kết tư vấn tận tâm, giá cả xứng tầm, giảm thiểu rủi ro, mang đến lợi nhuận đầu tư bền vững cho khách hàng.

Thông tin về công ty


Tên công ty: Công ty Cổ phần Hoàng Thịnh Phát Land

Tên quốc tế: HOANG THINH PHAT LAND JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: HOANG THINH PHAT LAND.,JSC

Mã số thuế: 3301634044

Địa chỉ:

Trụ sở: 25B Lê Hồng Phong, Phường Phú Nhuận, Thành phố Huế.

Văn phòng , khối kinh doanh tại Huế: Lô B1.26 KQH Tam Thai, Hồ Đắc Di,

Phường An Cựu, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế.

Văn phòng, khối kinh doanh tại Quảng Trị: 1 Mạc Đỉnh Chi, Thành phố Đông

Hà, Tỉnh Quảng Trị

Lĩnh vực chính: tư vấn, đầu tư, môi giới bất động sản.

Điện thoại: 0906425335

Website: hoangthinhphatland.com

Email: nguyendinhhoangboss@gmail.com

Fanpage: Công ty CPBĐS Hoàng Thịnh Phát

2.1.2 Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý


GIÁM ĐỐC

P. TÀI CHÍNH

KẾ TOÁN

P. KINH

DOANH

P.

MARKETING

P. HÀNH CHÍNH

NHÂN SỰ

CN HUẾ

CN QUẢNG TRỊ


Sơ đồ 5: Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Hoàng Thịnh Phát Land


(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự Công ty Cổ phần Hoàng Thịnh Phát Land)


Mặc dù là một đơn vị trẻ đi vào hoạt động chưa lâu nhưng Hoàng Thịnh Phát Land đã đạt được tốc độ phát triển về cả mặt số lượng và chất lượng, các phòng ban trong công ty cũng đã được thành lập và ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng yêu cầu phát triển của công ty. Hiện nay công ty có 2 văn phòng khối kinh doanh và 1 trụ sở chính.

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Hoàng hịnh Phát Land được xây dựng ngày càng hoàn thiện trên tinh thần tinh giản, linh hoạt và bao quát. Các cán bộ, lãnh đạo quản lý luôn được đào tạo, nâng cao năng lực, trình độ đồng thời bản thân cán bộ nhân viên cũng không ngừng tự học tập, cải tiến phương pháp làm việc và phương pháp quản lý, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc.

2.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận

Giám đốc: là người có thẩm quyền cao nhất, lãnh đạo điều hành công ty, đề ra chủ trương chính sách, chiến lược phát triển dài hạn cũng như các chiến lược cho từng giai đoạn cụ thể. Là người đại diện theo pháp luật của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty.

Phòng tài chính – kế toán: tổ chức thực hiện công tác hoạch toán kế toán, lập các báo cáo tài chính và quản lý công tác hoạch toán kế toán trong công ty theo đúng quy định pháp luật về kế toán. Lập các kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính của công ty. Tham mưu cho lãnh đạo công ty về các chế độ quản lý tài chính, tiền tệ, xây dựng kế hoạch tài chính hàng tháng, quý, năm.

Phòng kinh doanh: phòng thực hiện các nhiệm vụ: (1) Tham mưu cho lãnh đạo về các phương án kinh doanh tiêu thụ sản phẩm, tình hình thị trường và các giải pháp tiếp cận thị trường, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty, (2) Tìm kiếm đối tác, thiết lập quan hệ với khách hàng, thực hiện các chiến lược phát triển kinh doanh, marketing của ban lãnh đạo, (3) Xác định nhu cầu của khách hàng từ đó cung cấp thông tin sản phẩm, khuyến mãi và giá cả phù hợp với từng đối tượng, (4) Liên lạc thường xuyên, thực hiện các phương án, thuyết phục khách hàng ký hợp đồng, (5) Phát triển và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, trả lời những thắc mắc của khách hàng, giải quyết các thủ tục pháp lý, các giấy tờ có liên quan đến hợp đồng mua bán


cho khách hàng, (6) Tổ chức chăm sóc khách hàng, đưa ra các chiến lược phù hợp để

phân phối các sản phẩm phù hợp với thị trường và theo định hướng của công ty

Phòng marketing: xây dựng và phát triển hình ảnh công ty; nghiên cứu, phát triển sản phẩm và mở rộng thị trường; xây dựng và thực hiện kế hoạch chiến lược marketing; thiết lập mối quan hệ hiệu quả với giới truyền thông

Phòng hành chính – nhân sự: tham mưu cho lãnh đạo trong lĩnh vực sắp xếp, cải tiến tổ chức, quản lý cán bộ, nhân viên của công ty, thực hiện chế độ, chính sách Nhà nước đối với người lao động; thực hiện các nhiệm vụ về hành chính, quản trị, văn phòng, đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật cho hoạt động của công ty; thực hiện công tác tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên. Xây dựng các chiến lược quản lý và phát triển nguồn nhân lực của công ty

2.1.3 Cơ cấu và tình hình lao động

Bảng 3: Cơ cấu và tình hình nhân sự



Chỉ tiêu


Năm 2018


Năm 2019


Năm 2020


2019/2018


2020/2019

+/-

%

+/-

%

Tổng nhân viên

20

40

68

20

100,00

28

70,00

Theo

giới tính

Nam

11

24

42

13

118,18

18

75,00

Nữ

9

16

26

7

77,78

10

62,50

Theo trình độ học vấn

Lao động phổ

thông

4

12

18

8

200,00

6

50,00

Cao đẳng,

trung cấp

9

18

20

9

100,00

2

11,11

Đại học và

trên đại học

7

10

30

3

42,86

20

200,00

Theo

tính chất công việc

Cộng tác viên

5

10

15

5

100,00

5

100,00

Nhân viên

chính thức

15

30

53

15

100,00

23

76,67

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự Công ty Cổ phần Hoàng Thịnh Phá Land)


Lao động là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp, số lượng và chất lượng lao động là nhân tố quan trọng tác động đến kết quả kinh doanh của chính doanh nghiệp đó. Từ đầu mới thành lập Hoàng Thịnh Phát chỉ có 20 nhân sự. Qua bảng trên ta có thể thấy được sự thay đổi vô cùng lớn về nhân sự qua các năm. Cụ thể giai đoạn 2018 – 2019 có thêm 20 nhân sự, đến giai đoan 2019 – 2018 tăng thêm được 28 nhân sự để đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển hoạt động kinh doanh của công ty đặc biệt là sau đợt dịch ngành bất động sản dự báo sẽ có những cơ hội phát triển mới đầy triển vọng. Điều này cũng chứng minh tình hình hoạt động kinh doanh của công ty đang phát triển tốt, đòi hỏi một nguồn nhân sự dồi dào hơn để đáp ứng kịp thời việc phân phối các sản phẩm của công ty. Hơn nữa, giai đoạn 2019 đánh dấu bước chuyển mới của công ty khi mở thêm văn phòng mới ở Quảng Trị, nên nguồn lực cũng cần được bổ sung hơn.

Theo giới tính: có thể dễ hiểu rằng đối với ngành kinh doanh bất động sản thì lao động nam sẽ chiếm đa số, bởi lẽ tính chất ngành nghề khá phức tạp và đầy rủi ro. Tuy nhiên có thể thấy lượng nhân viên nữ chiếm cũng khá nhiều, vì nữ giới có thể có ưu thế hơn trong việc bán hàng và thuyết phục khách hàng. Trong giai đoạn 2018 – 2019, nhân sự nam tăng thêm 13 người chiếm 118,18% thì nữ cũng tăng thêm 7 người chiếm 77,78%. Do nhu cầu tăng lao động nên giai đoạn 2019 – 2020 cũng có sự tăng lượng nhân viên một cách rò ràng, nam tăng thêm 1 người chiếm 75% và nữ tăng 10 người chiếm 62,50%.

Theo trình độ học vấn: đối với kinh doanh bất động sản thì yêu cầu về trình độ cũng không quá cao. Nhân viên mới khi vào công ty sẽ được đào tạo với các buổi training bài bản. Giai đoạn 2018 – 2019 thì lao động phổ thông tăng thêm 8 người chiếm 200%, cao đẳng trung cấp tăng thêm 9 người chiếm 100%, đại học và trên đại học tăng thêm 3 người chiếm 42,86%. Đến giai đoạn 2019 – 2020 có thể thấy nhân sự tại công ty có sự thay đổi lớn về chất khi lao động tăng thêm đáng kể là đại học và trên đại học 20 người chiếm 200%, trong khi lao động phổ thông tăng người chiếm 50% và cao đăng trung cấp tăng 2 người chiếm 11,11%.

Theo tính chất công việc: nhân viên kinh doanh bất động sản không bị gò bò quá nhiều về mặt thời gian hay phải ngồi làm việc ở văn phòng do đó lượng nhân sự


làm cộng tác viên của công ty cũng tăng đều qua các năm. Giai đoạn 2018 – 2020 đều tăng thêm 5 người chiếm 50%.

2.1.4 Tình hình kết quả kinh doanh của công ty Hoàng Thịnh Phát Land Bảng 4: Tình hình kết quả kinh doanh

ĐVT: triệu đồng


Nội dung

2019

2020 (2 quý đầu)

2020 (quý 3)

Doanh thu thực tế

3.668

1.323

1.436

Chi phí

3.640

1.321

1.000

Lợi nhuận sau thuế

22,4

1,6

348,8

(Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty Cổ phần Hoàng Thịnh Phát Land)

Trong năm 2019, tuy chỉ mới được thành lập không lâu nhưng công ty đã cho thấy được sức trẻ của mình khi đạt được mức doanh thu 3.668 triệu đồng. Mặc dù vậy, sau khi trừ các khoản chi phí hoạt động và tiền thuế phải nộp công ty chỉ còn thu được lợi nhuận là 22,4 triệu dồng. Tuy đó là một con số không lớn, nhưng qua đó có thể thấy được nổ lực đáng kể của chính công ty và đội ngũ nhân lực. Đối với một doanh nghiệp mới thành lập chưa lâu, còn khá non trẻ khi phải bỏ ra các chi phí lớn cho các chiến dịch marketing, các chiến lược tiếp cận thị trường v.v. Mặc dù vậy so với khó khăn ban đầu mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải đối mặt thì công ty cũng đã thu lại cho mình một phần lợi nhuận nhỏ còn hơn là phải chịu lỗ them vào đó công ty cũng đã phần nào xây dựng được hình ảnh của mình trên thị trường bất động sản Thừa Thiên Huế. Đến năm 2020 là một năm đặc biệt khó khăn gây ảnh hưởng cho rất nhiều lĩnh vực nói chung và bất động sản nói riêng khi đầu năm phải chịu một đợt dịch lớn. Trong 2 quý đầu năm 2020 doanh thu công ty có được là 1.323 triệu đồng, trong khoảng thời gian này không những doanh thu không được cao mà công ty còn phải chi ra những khoản lớn để có thể chống cự và tiếp tục duy trì hoạt động. Kết quả lợi nhuận 2 quý đầu năm 2020 thu được 1,6 triệu đồng, ngoài ra trong đợt này công ty đã phải cắt giảm lượng nhân viên kinh doanh từ năm 2019 là 25 NVKD xuống còn 20 NVKD. Tuy vậy đến quý 3 công ty đã nhanh chóng vực dậy sau đợt dịch và đã có được những bước tiến vững vàng hơn. Tính riêng quý 3, doanh thu của công ty đạt 1.436 triệu đồng, vượt doanh thu 2 quý đầu năm và chiếm 1/3 doanh thu năm 2019 và một thành

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/07/2022