Mô Hình Đo Lường Các Nhân Tố Tác Động Đến Năng Lực Cạnh Tranh Của Các Công Ty Và Công Ty Cho Thuê Tài Chính


vận hành, quy mô và nợ.

Fatjola Lubonja, Blerina Gjylameti, Sllavka Kurti (2019), nghiên cứu cho rằng các DNNVV là trụ cột của nền kinh tế, nhu cầu được cung cấp nguồn vốn cho các SME là chủ đề được bàn thảo nhiều nhất. Nghiên cứu đã cho thấy CTTC tại Albania gặp khó khăn, trong khi nhu cầu và tiềm năng là rất lớn. Tìm hiểu mối quan hệ về khả năng được cấp vốn bằng thuê tài chính và yếu tố nội bộ của công ty. Trong đó, yếu tố nội bộ gồm hai giả thuyết: Một là, Nhu cầu tài chính của công ty ảnh hưởng tích cực đến xu hướng sử dụng vốn của công ty CTTC; Hai là, Các công ty biết được lợi thế của việc sử dụng vốn từ công ty CTTC thì khả năng sử dụng sẽ nhiều hơn.

- Nghiên cứu về nhân tố bên trong tác động đến năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính

Guojin Liu (2010), nghiên cứu xem xét câu hỏi: Pháp luật nước Anh công nhận và khuyến khích việc sử dụng CTTC như thế nào trong thương mại thiết bị. Đề tài cho thấy việc luật pháp nước Anh công nhận tính tài chính của CTTC, bên cho thuê chỉ đơn thuần là nhà tài trợ, còn bán thiết bị là việc xảy ra giữa nhà cung cấp và bên thuê. Trong luật pháp Anh, nhận thấy có hai thỏa thuận giữa các bên: Bên nhà cung cấp và bên cho thuê, hợp đồng CTTC giữa bên thuê và bên cho thuê. Hợp đồng không thể hiện tay ba, nhưng nó cho phép bên thuê quyền đối với nhà cung cấp. Hợp đồng, thể hiện sự cho phép bên cho thuê loại trừ trách nhiệm về chất lượng của tài sản cho thuê, nhưng được bảo vệ lợi ích thương mại bằng cách giữ quyền sở hữu tài sản cho thuê.

R K N D DARSHANI (2013), nghiên cứu đã đi vào phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh, trong ngành tài chính. Đơn vị lựa chọn: Chi nhánh Kahawatta - Ngân hàng của Ceylon Leasing – Srilanka, nơi không có cải thiện về giao dịch trong CTTC của Ngân hàng này. Nghiên cứu đã chỉ ra được các yếu tố quan trọng, như: Chất lượng dịch vụ; Nỗ lực quảng cáo;


Công nghệ mới và Giá cho thuê, là những yếu tố tác động nhiều nhất và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh. Sau khi thu thập dữ liệu, khảo sát bằng bảng câu hỏi, tác giả đã phân tích thông qua phương pháp sự tương quan các biến và hồi quy bội, để trả lời các giả thuyết đặt ra. Kết quả cho thấy, hai yếu tố quan trọng đó là: Chất lượng dịch vụ và Giá thuê đã có tác động tích cực đến lợi thế cạnh tranh, còn sự tiến bộ công nghệ mới và nỗ lực quảng cáo không ảnh hưởng nhiều. Cụ thể: Giá thuê là phần đóng góp chính với 81% Co- relation; Chất lượng dịch vụ là 22% Co-relation cho kết quả làm thay đổi lợi thế cạnh tranh.

Liang Wang, Weiguang Gong, Wei Song, Ahmad Newaz Zaheer (2016), theo các tác giả CTTC là một mô hình mới tại tỉnh An Huy – Trung Quốc và là điểm nóng trong ngành tài chính tại đây. Nghiên cứu đã dựa trên tình hình CTTC hiện tại để phân tích, nhằm đưa ra những gợi ý để thúc đẩy sự phát triển ngành CTTC, theo xu hướng nước ngoài và trong nước. Có những biện pháp đối phó với những vấn đề còn khó khăn đối với CTTC.

Ekaterina BLINOVA; Kirill GERASIMOV (2018), nghiên cứu nói về cách thanh toán khi thuê tài chính, cách tính giá cả thuê tài chính, giúp bên cho thuê và bên thuê có sự thỏa thuận nhau về khoản phải trả khi thực hiện hợp đồng cho thuê tài chính.

Công thức tính giá thuê:

LP = D + CP + Fee + AS + VAT

Trong đó:

LP: là tổng số tiền thanh toán cho thuê; D: là số khấu hao do bên cho thuê sử dụng trong năm hiện tại; CP: là khoản thanh toán cho các nguồn tín dụng đã sử dụng của bên cho thuê để mua tài sản - đối tượng của hợp đồng thuê; Fee: là phí hoa hồng cho bên cho thuê để cung cấp tài sản theo hợp đồng cho thuê; AS: là khoản thanh toán cho bên cho thuê đối với các dịch vụ bổ


sung cho bên thuê cung cấp trong hợp đồng cho thuê; VAT: là thuế giá trị gia tăng bên thuê trả cho các dịch vụ của bên cho thuê.

Tại Việt Nam, các nghiên cứu về lĩnh vực cho thuê tài chính cũng đã tập trung vào các nhân tố tác động đến NLCT của công ty CTTC. Nhằm mục đích giúp các công ty CTTC ngày càng phát triển tốt hơn, đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng. Những nghiên cứu đó, cụ thể như sau:

Với Đoàn Thanh Hà (2003), Bùi Thị Hồng Đới (2003), Tống Thiện Phước (2005), đã khái quát được lịch sử hình thành và phát triển đối với loại hình CTTC tại Việt Nam. Các tác giả cũng đã phân tích được thực trạng hoạt động ngành, để tìm ra những nguyên nhân thành công và thất bại của các công ty này trong giai đoạn 1997-2005, xác định xu hướng phát tiển của ngành tại Việt Nam. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động CTTC tại Việt Nam. Với Lê Thị Kim Nhung (2005), cũng hệ thống hóa lý luận về thị trường CTTC, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa lý luận với thực tiễn ở Việt Nam. Khẳng định tính tất yếu và vai trò quan trọng của thị trường này đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam, trong quá trình phát triển và hội nhập. Tác giả hoàn thiện và bổ sung các giải pháp, thúc đẩy sự phát triển đối với thị trường CTTC tại Việt Nam.

Với Hoàng Thị Thanh Hằng (2013), đã có nghiên cứu về định lượng và đưa ra kết quả nhận xét để đề xuất các giải pháp, cụ thể với những đóng góp: Hệ thống hóa khung lý luận về NLCT của các công ty CTTC, nêu hoạt động của các công ty này tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tổng hợp các phương pháp đo lường NLCT của các công ty CTTC tại TP. Hồ Chí Minh. Nghiên cứu góp phần giải quyết những câu hỏi: Một là, Các công ty CTTC ở TP. Hồ Chí Minh mạnh hay yếu? Hai là, Các công ty CTTC ở TP. Hồ Chí Minh mạnh yếu ở điểm nào? Ba là, Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài và các yếu tố nội lực đến NLCT của các công ty CTTC tại TP. Hồ Chí


Minh? Từ đó đưa ra nhóm giải pháp để nâng cao NLCT của các công ty CTTC tại TP. Hồ Chí Minh.

1.2. Mô hình đo lường các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của các công ty và công ty cho thuê tài chính

1.2.1. Mô hình các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của công ty

- Buckley và cộng sự (1992), nghiên cứu sự tương quan về khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Buckley và cộng sự đã quan tâm đến các yếu tố: Hiệu suất cạnh tranh; Khả năng cạnh tranh và Quá trình cạnh tranh. Trong đó các tác giả chỉ ra được: Khả năng cạnh tranh là khả năng để cải thiện hiệu suất, ngược lại hiệu suất bền vững cũng thể hiện cho khả năng cạnh tranh của DN. Mặt khác, hiệu suất giúp cải tiến được quá trình quản lý, ngược lại quản lý tốt thì cho hiệu suất cao. Khả năng cạnh tranh tốt tạo ra nguồn lực để quản lý quá trình cạnh tranh, quá trình cạnh tranh quản lý tốt tạo ra năng lực tiềm năng cho khả năng cạnh tranh.


Tạo ra các nguồn lực ợc quản lý

Các quyết định quản lý tạo ra tiềm năng

Khả năng cạnh tranh

Quá trình cạnh tranh

Hiệu suất cạnh tranh

Làm cho hiệu suất bền vững


Khả năng để cải thiện hiệu suất Quản lý tiềm

năng để đạt hiệu suất

đư

Hiệu suất cho

phép cải thiện quy trình quản lý


Hình 1.1: Mô hình sự tương quan về khả năng cạnh tranh của các DN

(Nguồn: Buckley và cộng sự, 1992)


- David Aaker (2007), phân tích năng lực của đối thủ cạnh tranh

Sức mạnh tài chính

Phân tích Năng lực cạnh tranh

Phản ứng với những thay đổi trong chiến lược của doanh nghiệp

Những thay đổi trong chiến lược

Các mối đe dọa

Chiến lược hiện tại

Sức mạnh hoạt động

Điểm mạnh

Điểm yếu

Cơ hội

Tác giả David A.Aaker đã nghiên cứu và đưa ra một mô hình để phân tích NLCT, trong mô hình này tác giả đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng, để đánh giá NLCT của các đối thủ. Cụ thể gồm các yếu tố, như: Chiến lược hiện tại; Những phản ứng với những thay đổi trong chiến lược của đối thủ; Những thay đổi trong chiến lược của đối thủ; Các sức mạnh về hoạt động, tài chính; Các điểm mạnh, điểm yếu, nguy cơ và cơ hội của đối thủ. Từ đó mới nhận thấy rò chiến lược mình cần làm gì để có thể cạnh tranh được trong kinh doanh so với đối thủ trên thị trường.


Hình 1.2: Mô hình phân tích năng lực của đối thủ cạnh tranh

(Nguồn: David A.Aaker, 2007)

Trong giai đoạn mới, cũng có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra các mô hình và giả thuyết nghiên cứu về những nhân tố tác động đến NLCT của doanh nghiệp, trong đó có cả nghiên cứu cho DNNVV. Các nghiên cứu cho thấy NLCT của các doanh nghiệp chủ yếu vẫn tập trung vào các nhân tố bên trong của một doanh nghiệp, là nội lực của doanh nghiệp đó.

- Ibarra, M. A., González, L. A. & Demuner, M. del R. (2017),

Nghiên cứu khả năng cạnh tranh trong các DNNVV của ngành sản xuất tại Baja California, với 8 yếu tố phân biệt, đã cho thấy các khía cạnh ảnh hưởng đến NLCT của các nhà sản xuất của Baja California.


Bảng 1.1: Các yếu tố NLCT của DNNVV tại Baja California



H1: Lập kế hoạch chiến lược (Strategic planning)

- Mục tiêu

- Những mục tiêu

- Chính sách

- Phân tích môi trường, Kế hoạch dự phòng


H2: Sản xuất và hoạt động (Production and operations)

- Quy trình sản xuất

- Giấy chứng nhận

- Sản xuất

- Phát triển sản phẩm và quy trình mới

- Quy hoạch vật tư, vật tư

H3: Đảm bảo chất lượng (Quality assurance)

- Quy định

- Nhóm làm việc và phản hồi

- Quy trình được chứng nhận


H4: Marketing

- Chính sách bán hàng

- Phân phối

- Mối quan hệ giữa nhà cung cấp và bán hàng

- Sự hài lòng của khách hàng

- Nghiên cứu thị trường


H5: Kế toán và tài chính (Accounting and finance)

- Cơ cấu chi phí

- Quản lý tài chính

- Chiến lược thuế

- Nộp thuế

- Hàng tồn kho


H6: Nguồn nhân lực (Human resources)

- Quy trình tuyển chọn và tuyển dụng

- Giáo dục và đào tạo

- Thu nhập và môi trường làm việc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 231 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam - 5



- An toàn vệ sinh

- Sự đền bù

H7: Quản lý môi trường (Environmental

management)

- Chương trình quản lý chất thải

- Chính sách tái chế

- Quy định

H8: Hệ thống thông tin (Information systems)

- Công nghệ thông tin

- Hệ thống hóa

- Kế hoạch dự phòng

(Nguồn: Ibarra, M. A., González, L. A. & Demuner, M. del R - 2017)

- Nghiên cứu của Anna Kaleka and Neil A. Morgan (2017)


Các yếu tố ngành (Inductry Factors)

-Sự hỗn loạn công nghệ (Technological turbulence) (H2)

Yếu tố đáp ứng từ phía cung (Supply-Side Responsiveness Factors)

-Chất lượng quan hệ khách hàng cuối cùng của nhà phân phối (Distributor-end customer relationship quality) - (H3)

-Năng lực sản xuất sẵn có (Available production capacity) - (H4)



Hiệu quả thị trường xuất khẩu

Lợi thế về giá

Lợi thế về sản phẩm

Lợi thế về dịch vụ

H1a-b


H1c-d


Hình 1.3: Mô hình khái niệm với giả thuyết đường dẫn

(Nguồn: Anna Kaleka and Neil A. Morgan, 2017)

Nghiên cứu này đã xem xét các loại lợi thế cạnh tranh chính, như: lợi thế về giá, sản phẩm, dịch vụ và sự ảnh hưởng đối với hoạt động trên thị trường xuất khẩu của một công ty. Ngoài các mối quan hệ trực tiếp, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra các tác động về hiệu suất của tính đối xứng và bất đối xứng, trong việc tạo ra giá trị nhận thức khi ghép ba loại lợi thế riêng biệt


trên. Tiếp đó, các nhà nghiên cứu thảo luận về sự hỗn loạn của công nghệ, trong môi trường rộng lớn hơn, xem sự ảnh hưởng đến nhận thức và hành động về giá trị của khách hàng. Đồng thời tập trung vào việc trao đổi giá trị tiềm năng, nghiên cứu vai trò của hai yếu tố tác động tiềm ẩn: chất lượng của mối quan hệ giữa nhà phân phối cho khách hàng cuối và khả năng của nhà sản xuất, như những nhân tố tiềm ẩn ảnh hưởng đến sự sẵn lòng của khách hàng và khả năng trao đổi. Nghiên cứu có ba đóng góp: Thứ nhất, kết nối các tài liệu về lợi thế cạnh tranh. Thứ hai, chuyển nghiên cứu từ các lợi thế cạnh tranh riêng lẻ sang vai trò của tính đối xứng và bất đối xứng, trong việc đạt được những lợi thế và hiệu quả hoạt động thị trường khi kết hợp đối xứng và bất đối xứng giữa các cặp giá cả, sản phẩm và lợi thế dịch vụ. Thứ ba, xác định vai trò các yếu tố bên ngoài có liên quan đến lợi thế về giá, sản phẩm và dịch vụ.

- Tại Việt Nam, các nghiên cứu, như: tác giả Hồ Đức Hùng (2009), đã đưa ra mô hình 6M, với các yếu tố để xác định NLCT cho các doanh nghiệp:

Khả năng cạnh tranh

của Doanh nghiệp

Marketing

Management (Quản lý điều hành)

Machinery (Kỹ thuật, công nghệ, máy móc thiết bị)

Man – power (Nguồn nhân lực)

Money (Vốn, tài chính)

Market (Thị trường)

Hình 1.4: Mô hình NLCT với 6M của DNNVV Việt Nam – Hồ Đức Hùng


(Nguồn: Hồ Đức Hùng, 2009)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/07/2022