Cơ Sở Lý Luận Về Năng Lực Cạnh Tranh.


Khi hệ số Cronbach’s Alpha càng cao thì thì các biến có sự tương quan càng lớn. Theo Nunally và Burnstein (1994), các biến có hệ số tương quan tổng nhỏ hơn 0,3 thì xem là biến rác và loại khỏi thang đo.

Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để tập hợp nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa nhưng vẫn chứa đựng hầu hết các thông tin ban đầu (Theo Hair & ctg,1998).

Giá trị KMO (Kaiser – Meyer – Olkin)

Kiểm định KMO & Barlett’s Test có mức ý nghĩa sig. < 0,05 thì biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Hệ số KMO >= 0,5 thì đủ điều kiện tiến hành phân tích nhân tố

Ngoài ra, giá trị Eigenvalue thể hiện phần biến thiên được giải thích bởi một nhân tố so với biến thiên toàn bộ những nhân tố. Eigenvalue > 1 chứng tỏ nhân tố đó có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn biến gốc và được giữ lại trong mô hình để phân tích. Nhân tố Eigenvalue < 1 thì biến đó bị loại.

Ma trận nhân tố (Compoment Matrix): Ma trận nhân tố chứa các hệ số biểu diễn các tiêu chuẩn hóa bằng các nhân tố. Hệ số tải nhân tố biểu diễn mối tương quan giữa các biến và các nhân tố, cho ta biết các biến và các nhân tố có mối liên quan chặt chẽ với nhau hay không, từ đó giúp ta kết luận có nên loại bỏ biến hay không.

Phương pháp phân tích hồi quy

Phân tích hệ số hồi quy, để đánh giá độ phù hợp của mô hình, ta sử dụng giá trị điều chỉnh và kiểm định ANOVA. Dựa theo phương pháp Variables

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Entered/Removed tiến hành kiểm định dựa trên số liệu thu thập được.

Kiểm định ANOVA với sig.= 0,000b < 0,05 suy ra R bình phương của tổng thể khác 0. Chứng tỏ các biến độc lập có tác động đến các biến phụ thuộc.

Nâng cao hiệu quả năng lực cạnh tranh tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HUEITC - 3

Mô hình hệ số tương quan: Y = β0 + β1*X1 + β2*X2 + β3*X3 +…..+ βi*Xi Trong đó:

Y: Biến phụ thuộc

β0: Hằng số

βi: Hệ số hồi quy


Xi: Các biến độc lập trong mô hình

Kiểm định One Sample T – test

Kiểm định giá trị trung bình bằng kiểm định One Sample T – test được sử dụng

để kiểm định giá trị trung bình đối với các yếu đố đánh giá NLCT của trung tâm.


6. Thiết kế quy trình nghiên cứu


Xác định vấn

đề

Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu sơ bộ

Phỏng vấn thử

Thiết kế bảng hỏi

Nghiên cứu chính thức

Phát và thu thập lại bảng hỏi

Sử dụng phần mềm SPSS, tiến hành phân tích số liệu

Xử lí, phân tích số liệu

Kết luận, báo cáo


7. Kết cấu đề tài.

Kết cấu đề tài gồm:

- Đặt vấn đề

- Chương 1: Cơ sở khoa học về năng lực cạnh tranh

- Chương II: Thực trạng năng lực cạnh tranh tại Trung tâm anh ngữ - tin học HUEITC

- Chương III: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại Trung tâm anh ngữ tin học HUEITC

- KẾT LUẬN


CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH

1.1. Cơ sở lý luận về cạnh tranh

1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh.

Theo từ điển Longman của Anh thì “cạnh tranh là sự nỗ lực của một bên nhằm có được ưu thế hơn những đối thủ của mình trong kinh doanh” [42, tr.20]. Hoặc theo Giáo trình Marketing Quốc tế, Đại học Ngoại thương Hà Nội do PGS.TS Nguyễn Trung Vãn làm chủ biên thì “cạnh tranh là quá trình giành giật những lợi thế từ phía đối thủ về phía doanh nghiệp mình nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh tối ưu” [35, tr.37]. Như vậy, xét về khía cạnh kinh tế, cạnh tranh được hiểu là quá trình ganh đua hoặc tranh giành giữa ít nhất hai đối thủ để có được những nguồn lực hoặc ưu thế về sản phẩm hoặc khách hàng về phía mình nhằm đạt được lợi ích tối đa.

Cạnh tranh là hiện tượng phổ biến trong tự nhiên, xã hội và kinh tế, trong đó thường đề cập nhất trong kinh tế. Trong giai đoạn kinh tế học cổ điển, Adam Smith đã quan tâm đến cạnh tranh và vai trò của nó đối với sản xuất. Sau này Karl Max đã có những đóng góp nhất định vào lý thuyết cạnh tranh. Sang thế kỷ XX, cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường thì nhiều lý luận về cạnh tranh được đưa ra, như của những người theo Chủ nghĩa kinh tế tự do mới ở Đức, của A. Samuelson, ... trong đó, lý thuyết Lợi thế cạnh tranh Micheal Porter là nổi bậc hơn cả.

Cho đến nay, khái niệm cạnh tranh vẫn chưa được định nghĩa thống nhất. Nguyên nhân ở đây là khái niệm cạnh tranh được sử dụng ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề, ở nhiều cấp độ khác nhau (cá nhân, DN và quốc gia) và với nhiều mục đích khác nhau (lợi nhuận, phúc lợi xã hội). Theo Diễn đàn tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD): “Cạnh tranh là khả năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia, vùng trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”

Qua các định nghĩa trên có thể tóm lại một số đặc điểm về cạnh tranh như sau:

+ Nói đến cạnh tranh là nói đến sự ganh đua lẫn nhau nhằm giành lấy phần lợi thế về mình. Nâng cao vị thế của người này mà giảm vị thế của người kia.

+ Mục tiêu cuối cùng của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận.


+ Cạnh tranh diễn ra trong môi trường cụ thể, có ràng buộc chung mà các bên tham gia phải tuân theo như: đặc điểm sản phẩm, thị trường, điều kiện pháp lý, thông lệ kinh doanh…

+ Trong quá trình cạnh tranh, các chủ thể có quyền sử dụng nhiều công cụ khác nhau như: đặc tính và chất lượng sản phẩm, giá cả, chất lượng dịch vụ đi kèm, nhân viên bán hàng, hình thức thanh toán…

1.1.2. Vai trò của cạnh tranh.

Đối với nền kinh tế:

Canh tranh là động lực phát triển kinh tế nâng cao năng suất lao động xã hội. Một nền kinh tế mạnh là nền kinh tế mà các tế bào của nó là các doanh nghiệp phát triển có khả năng cạnh tranh cao. Tuy nhiên ở đây cạnh tranh phải là cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh lành mạnh, các doanh nghiệp cạnh tranh nhau để cùng phát triển, cùng đi lên thì mới làm cho nền kinh tế phát triển bền vững. Còn cạnh tranh độc quyền sẽ ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế, nó tạo ra môi trường kinh doanh không bình đẳng dẫn đến mâu thuẫn về quyền lợi và lợi ích kinh tế trong xã hội, làm cho nền kinh tế không ổn định. Vì vậy, Chính phủ cần ban hành lệnh chống độc quyền trong cạnh tranh, trong kinh doanh để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Cạnh tranh hoàn hảo sẽ đào thải các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả. Do đó buộc các doanh nghiệp phải lựa chọn phương án kinh doanh có chi phí thấp nhất, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Như vậy cạnh tranh tạo ra sự đổi mới mang lại sự tăng trưởng kinh tế.

Đối với doanh nghiệp.

Cạnh tranh là điều bất khả kháng đối với mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh có thể được coi là cuộc chạy đua khốc liệt mà các doanh nghiệp không thể tránh khỏi mà phải tìm mọi cách vươn nên để chiếm ưu thế và chiến thắng. Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp luôn tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, thay đổi kiểu dáng mẫu mã đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cạnh tranh khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ mới, hiện đại, tạo sức ép buộc các doanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của mình để giảm giá thành,


nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, tạo ra các sản phẩm mới khác biệt có sức cạnh tranh cao.

Cạnh tranh khốc liệt sẽ làm cho doanh nghiệp thể hiện được khả năng “bản lĩnh” của mình trong quá trình kinh doanh. Nó sẽ làm cho doanh nghiệp càng vững mạnh và phát triển hơn nếu nó chịu được áp lực cạnh tranh trên thị trường.

Chính sự tồn tại khách quan và sự ảnh hưởng của cạnh tranh đối với nền kinh tế nói chung và đến từng doanh nghiệp nói riêng nên việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là một đòi hỏi tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường.

1.1.3. Các hình thức cạnh tranh.

Một doanh nghiệp khi tham gia vào một thị trường cạnh tranh, để có thể cạnh tranh được thường áp dụng rất nhiều hình thức cạnh tranh. Các hình thức cạnh tranh mà doanh nghiệp áp dụng có thể là:

- Cạnh tranh về sản phẩm.

Để cạnh tranh đòi hỏi sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp phải thỏa mãn tốt nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Cạnh tranh sản phẩm có thể là cạnh tranh về chất lượng dịch vụ, sự đa dạng các dịch vụ giá trị gia tăng. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, cạnh tranh về sản phẩm dịch vụ là sự cạnh tranh mà doanh nghiệp cần hoàn chỉnh cho các sản phẩm của mình dưới các hình thức như bao gói, quảng cáo, tư vấn khách hàng, những đặc điểm giao hàng, dịch vụ lưu kho…

Cạnh tranh về sản phẩm có thể là hoàn thiện sản phẩm hiện có bằng cách cải tiến các thông số chất lượng của sản phẩm dịch vụ hay tiến hành nghiên cứu sự phát triển để đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới thỏa mãn tốt nhu cầu của khách hàng mục tiêu, cạnh tranh bằng việc đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa các thông số của sản phẩm.

- Cạnh tranh về giá.

Cạnh tranh về giá là hình thức cạnh tranh trong đó các nhà cung cấp tìm cách giành giật khách hàng bằng thủ đoạn bán hàng với giá thấp hơn giá bán của đối thủ cạnh tranh. Cạnh tranh giá cả đặc biệt có lợi cho người tiêu dùng khi nó góp phần hình thành giá cả phù hợp với chi phí cung ứng, vì điều này hàm ý thị trường hoạt động một


cách có hiệu quả trong việc phân bổ nguồn lực và đẩy các nhà cung ứng kém hiệu quả, có chi phí cao ra khỏi thị trường.

Nếu đứng trên quan điểm của nhà sản xuất, thì cạnh tranh giá cả là điều nên tránh, vì nó làm giảm lợi nhuận và có thể dẫn tới chiến tranh giá cả. Vì lý do này, các nhà sản xuất thường tìm mọi cách để tránh cạnh tranh về giá.

Giảm giá là một vũ khí lợi hại để doanh nghiệp tiến hành cạnh tranh, nhưng để thực hiện hiệu quả đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng phản ứng từ khách hàng, đối thủ cạnh tranh để tránh xảy ra cuộc chiến về giá, hơn nữa sử dụng công cụ này đòi hỏi doanh nghiệp phải có một nguồn lực lớn và phải tuân theo quy định của nhà nước. dfsdfs

- Cạnh tranh về phân phối sản phẩm dịch vụ

Để sản phẩm đến tay người tiêu dùng thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có hệ thống phân phối hoạt động đủ mạnh, có hiệu quả. Hai sản phẩm có chất lượng, giá cả tương tự nhau thì sản phẩm nào thuận tiện với người tiêu dùng hơn sẽ chiếm ưu thế hơn. Hiện nay, bên cạnh chú trọng hoàn thiện đa dạng hóa sản phẩm, cạnh tranh về giá thì các doanh nghiệp còn cạnh tranh với nhau về hệ thống phân phối như mạng lưới đại lý, các hình thức chuyển giao sản phẩm tới tận tay khách hàng. Chọn kênh phân phối là một quyết định quan trọng ảnh hưởng lâu dài đến công tác đầu tư, phân đoạn khách hàng và toàn bộ chiến lược marketing của doanh nghiệp.

- Cạnh tranh về xúc tiến bán hàng.

Quảng cáo trở nên quan trọng và không thể thiếu trên tất cả các thị trường, khi cạnh tranh trở nên quyết liệt hơn thì chi phí quảng cáo tăng và chiến dịch quảng cáo doanh nghiệp cũng được thiết kế tinh vi hơn. Thông qua truyền thông, quảng cáo doanh nghiệp thu hút khách hàng chú ý đến sản phẩm của doanh nghiệp, thuyết phục họ về các ưu việt của sản phẩm so với các sản phẩm hiện tại, tạo ra sự phân biệt và ưa thích của khách hàng đối với các sản phẩm mới và xây dựng một hình ảnh đẹp về doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng. Khuyến mãi bao gồm các hoạt động kích thích khách hàng mua sản phẩm và trung gian nỗ lực bán hàng. Khuyến mãi giúp đạt


được các mục tiêu: gia tăng sự chú ý, nhận biết của khách hàng về thương hiệu dịch vụ, kích thích khách hàng mua hàng.

1.2. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh.

1.2.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh (NLCT)

Năng lực cạnh tranh (NLCT) là một chủ đề có tầm quan trọng lớn, không chỉ đối với các nhà hoạch định chính sách mà còn đối với doanh nghiệp. Mặc dù nó có tầm quan trọng trên nhiều khía cạnh, nhưng NLCT vẫn còn thiếu một định nghĩa thống nhất, tất cả cách tiếp cận về kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô đều có định nghĩa NLCT khác nhau.

Khái niệm năng lực cạnh tranh được đề cập đầu tiên ở Mỹ vào đầu những năm 1990. Theo Aldington Report (1985): “Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh là doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm dịch vụ với chất lượng vượt trội và giá cả thấp hơn các đối thủ khác trong nước và quốc tế. Khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với việc đạt được lợi ích lâu dài của doanh nghiệp và khả năng bảo đảm thu nhập cho người lao động và chủ doanh nghiệp”. Định nghĩa này cũng được nhắc lại trong “Sách trắng về năng lực cạnh tranh của Vương quốc Anh” (1994). Năm 1998, Bộ thương mại và Công nghiệp Anh đưa ra định nghĩa “Đối với doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh là khả năng sản xuất đúng sản phẩm, xác định đúng giá cả và vào đúng thời điểm. Điều đó có nghĩa là đáp ứng nhu cầu khách hàng với hiệu suất và hiệu quả hơn các doanh nghiệp khác”.

Theo Porter (1996), năng suất lao động là thước đo duy nhất về NLCT: “Năng lực cạnh tranh là khả năng tạo dựng duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp để tạo ra năng suất, chất lượng cao hơn đối thủ, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững”. Ông cũng cho rằng: “Nếu một công ty chỉ tập trung vào hai mục tiêu tăng trưởng và đa dạng hóa sản phẩm thì không đảm bảo cho sự thành công lâu dài. Điều quan trọng nhất đối với bất kỳ công ty nào đó là phải xây dựng được một lợi thế cạnh tranh bền vững”. Tâm điểm trong lý thuyết cạnh tranh của Porter là việc đề xuất mô hình 5 áp lực. Ông cho rằng trong bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào cũng có 5 yếu tố tác động: (1) Sự cạnh tranh giữa các công

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/07/2022