Nâng cao hiệu quả năng lực cạnh tranh tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HUEITC - 2

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ


Hình 1.1: Mô hình 5 yếu tố cạnh tranh của Michael E. Porter 18

Hình 1.2: Mô hình kim cương của Michael E. Porter 20

Hình 1.3: Mô hình nghiên cứu đề xuất 25

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu sau khi phân tích hồi quy 57


Sơ đồ 2.1. Tổ chức của trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HueITC 32


ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài


Hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO năm 2007, thì ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng không chỉ là một công cụ hữu hiệu, mà còn là một phương tiện đắc lực để hội nhập, phát triển và mở rộng giao lưu quốc tế. Nhu cầu học ngoại ngữ ngày càng tăng cao, đặc biệt là các chứng chỉ Anh ngữ như: TOEIC, IELTS, TOEFL ITP…. Đã trở thành “điều kiện cần” để có thể tốt nghiệp, du học, xin việc… Không chỉ đối với các tổ chức nước ngoài và ngay cả các tổ chức trong nước. Bên cạnh đó, khi thị trường càng phát triển, yêu cầu của công việc ngày càng phức tạp, người đi xin việc hay để trở thành nhân viên ưu tú cũng phải có rất nhiều kỹ năng, bên cạnh trình độ chuyên môn, các kỹ năng cần thiết thì kỹ năng về Tiếng anh và Tin học cũng rất quan trọng và luôn là vấn đề mà đơn vị tuyển dụng đòi hỏi từ ứng viên.

Trong xu thế hội nhập quốc tế, tiếng Anh trở thành một ngôn ngữ phổ biến và hết sức cần thiết. Tuy nhiên, mặt bằng chung ở Thừa Thiên Huế, mức độ thành thạo tiếng Anh vẫn còn rất hạn chế so với các tỉnh thành lớn khác như Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội. Ở thời điểm hiện tại, nhu cầu về ngoại ngữ là điều khá phổ biến, do đó, các học viên tìm đến các Trung tâm ngoại ngữ là một điều dĩ nhiên. Có thể nói, đây là cơ hội cho các Trung tâm Ngoại ngữ phát triển thị trường, vừa là thách thức khi các Trung tâm Ngoại ngữ mọc lên ngày càng nhiều và cạnh tranh gay gắt lẫn nhau. Vì vậy, để duy trì và phát triển đòi hỏi trung tâm đưa ra các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của riêng mình.

Theo thống kê giáo dục thường xuyên vào năm 2019, số trung tâm ngoại ngữ - tin học lên đến 3.974, tăng 34.24% so với năm 2018 cho thấy sự cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt. Hiện nay, trên địa bàn Thừa Thiên Huế có khoảng 10 Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học như ITC, ICP, Alpha, ANI, CTI…

Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HUEITC hoạt động trong lĩnh vực đào tạo anh ngữ, tin học cho rất nhiều đối tượng học viên với đầy đủ các cấp độ đào tạo. Trung tâm không ngừng có những cải tiến về phương pháp giảng dạy, ôn tập, đầu tư cơ sở


vật chất, đổi mới quy chế quản lý để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Tuy vậy, hiện tại Trung tâm vẫn còn nhiều hạn chế và gặp không ít khó khăn như: Năng lực tài chính, cơ sở vật chất hay trong việc quảng cáo hình ảnh thương hiệu đều còn nhiều hạn chế. Nên không mang lại hiệu quả cao trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh.

Là một thực tập sinh tại trung tâm qua việc tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề trên vì vậy em đã chọn nghiên cứu đề tài: “Nâng cao hiệu quả năng lực cạnh tranh tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HUEITC” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình nhằm tìm hiểu và đánh giá được thực trạng năng lực cạnh tranh tại trung tâm qua đó đưa ra những giải pháp tối ưu nhất.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở hệ thống lý luận, thực tiễn, làm rò các vấn đề liên quan đến NLCT, phân tích đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh tại trung tâm Anh ngữ - Tin học HUEITC, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả năng lực cạnh tranh tại trung tâm.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Phân tích, nhận xét và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HUEITC.

Đề xuất một số giải pháp góp phần giúp Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HUEITC nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời gian tới.

3. Câu hỏi nghiên cứu

Thế nào là cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp?

Thực trạng năng lực cạnh tranh tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HUEITC hiện tại như tế nào? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của trung tâm? Giải pháp giúp nâng cao năng lực cạnh tranh tại trung tâm Ngoại ngữ - Tin học

HUEITC là gì?


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Năng lực cạnh tranh tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HUEITC.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về nội dung: đề tài tập trung vào nâng cao năng lực cạnh tranh.

Phạm vi về không gian: nghiên cứu được thực hiện tại tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HUEITC.

Phạm vi về thời gian: dựa vào các thông tin, số liệu sơ cấp, số liệu thứ cấp thu thập phục vụ cho đề tài trong giai đọan từ năm 2017 đến năm 2019.

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Số liệu thứ cấp: Các số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính của Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HUEITC các năm 2017 – 2019. Các định hướng, chiến lược kinh doanh của Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HUEITC, các tài liệu chuyên ngành marketing, quản trị kinh doanh, các tài liệu khác có liên quan đến năng lực cạnh tranh từ tạp chí, internet, giáo trình.

- Số liệu sơ cấp:

Phương pháp này được thu thập thông qua:

+ Nghiên cứu định tính:

Dựa trên cơ sở các lý thuyết về nâng cao năng lực cạnh tranh và các lý thuyết liên quan khác. Tác giả xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và đồng thời xây dựng thang đo sơ bộ chuẩn bị cho nghiên cứu định lượng.

+ Nghiên cứu định lượng:

Được thu thập từ việc tiến hành điều tra thông qua bảng hỏi đã thiết lập sẵn, đối tượng điều tra bằng bảng hỏi là những học viên đã và đang đăng kí hồ sơ thi Ngoại ngữ và Tin học tại trung tâm HUEITC trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế.


Dựa trên những ý kiến của giám đốc Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HueITC

được bổ sung vào bảng hỏi.


5.2. Phương pháp chọn mẫu điều tra

Phương pháp chọn mẫu

Phương pháp chọn mẫu mà tác giả lựa chọn là phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Dựa trên số lượng học viên đang theo học và danh sách những cựu học viên của trung tâm để tiến hành khảo sát.

Kích cỡ mẫu

Xác định quy mô mẫu: Ta có công thức tính cỡ mẫu của William G Cochran như

sau:


× ( )

=


Với n là kích thước mẫu cần chọn; z = 1,96 là giá trị ngưỡng của phân phối chuẩn, tương ứng với độ tin cậy 95%, e là mức độ sai số cho phép trong chọn mẫu (e từ 5%-10%)

Chọn e = 0.09%, độ tin cậy 95%, p = 0,5.

,

× . (

,

. )

= = 118,57 (~119)


Tuy nhiên, để hạn chế các trường hợp đối tượng không hoàn toàn hợp tác, bảng hỏi không hợp lệ, nội dung trả lời không thiết thực, đề tài quyết định thực hiện dự phòng thêm một số bảng hỏi, do đó, để đảm bảo kích thước mẫu, đề tài thực hiện khảo sát tổng là 130 phiếu.

Đối tượng điều tra là học viên đã đăng ký hồ sơ thi lấy chứng chỉ cấp tốc Tin học và Ngoại ngữ tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HUEITC.


Quy trình chọn mẫu

Quy trình chọn mẫu của đề tài bao gồm 4 bước như sau:


Xác định tổng thể chung

Xác định khung chọn mẫu

Danh sách các học viên đã đăng ký hồ so tại trung tâm

Chọn phương pháp chọn mẫu

Xác định kích

thước mẫu


5.3. Cách thức tiếp cận mẫu

Nghiên cứu được thực hiện bằng cách gặp mặt trực tiếp tất cả 130 học viên đã và đang theo học tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HueITC vào giờ giải lao và khi các học viên đến trung tâm lấy chứng chỉ Tin học và chứng chỉ Ngoại ngữ, sau khi phát bảng khảo sát tác giả sẽ hướng dẫn cụ thể về cách đánh và giải đáp mọi thắc mắc của các bạn trong quá trình đó. Tác giả đã lựa chọn điều tra vào các giờ giải lao và nhân cơ hội khi các bạn học viên đến trực tiếp tại Trung tâm để nhận chứng chỉ. Kết quả thu về được 130 bảng hỏi trong đó chỉ có 120 bảng hợp lệ và 10 bảng hỏi không hợp lệ. Số bảng hỏi hợp lệ cụ thể:


Công cụ

Ngày

Tiến trình

Số bảng hỏi thu

được

Bảng giấy

30/11/2020

Khảo sát 7 học viên đến lấy bằng CNTT vào buổi sáng, 11 học viên đến lấy bằng CNTT vào buổi chiều, khảo sát lớp ôn thi A2 vào

buổi sáng

33

02/12/2020

Khảo sát lớp ôn B1 tiếng Anh vào buổi sáng và 1 lớp ôn B1 vào buổi chiều, khảo sát 6 học viên đến lấy bằng CNTT, 3 học viên đến lấy

bằng tiếng Anh A2

36

03/12/2020

Khảo sát 2 lớp ôn thi B1 Tiếng anh, 13 bạn đến lấy bằng CNTT và Tiếng anh

A2

38

04/12/2020

Khảo sát 1 lớp ôn thi B1 tiếng Anh và 1 lớp ôn thi B1 tiếng Pháp, 3 bạn đến lấy bằng CNTT

23

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả năng lực cạnh tranh tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HUEITC - 2

(Nguồn: tác giả tổng hợp)


5.4. Phân tích và xử lý số liệu Phương pháp thống kê

Tiến hành thực hiện các phương pháp phân tổ thống kê, phân tích thống kê, phân tích và tổng hợp đánh giá kết quả điều tra, số liệu của các tài liệu liên quan. Phương pháp phân tổ sử dụng chủ yếu để tổng hợp kết quả điều tra dựa vào các tiêu thức thể hiện đặc điểm cơ bản của khách hàng, học viên tại trung tâm.

Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Tiêu chuẩn để so sánh thường là: Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh, tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua, chỉ tiêu các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành. Điều kiện để so sánh là: Các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán. Áp dụng phương pháp này nhằm so sánh năng lực cạnh tranh của trung tâm với các doanh nghiệp, trung tâm khác trên cùng địa bàn.

Kiểm định Cronbach’s Alpha

Kiểm tra độ tin cậy của thang đo nhằm kiể định mối tương quan giữa các biến. Cronbach (1951) đưa ra hệ số tin cậy cho thang đo, hệ số Cronbach’s Alpha dùng để đo lường độ tin cậy của thang đo (bao gồm 3 biến quan sát trở lên) chứ không tính được độ tin cậy cho từng biến quan sát (Nguyễn Đình Thọ, 355). Hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị biến thiên trong đoạn [0,1] về lý thuyết, hệ số Cronbach’s Alpha càng cao thì độ tin cậy càng lớn. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn chính xác, hệ số Cronbach’s Alpha quá lớn 0.95 trở lên cho thấy có nhiều biến trong thang đo không có khác biệt gì nhau, gọi là trùng lặp trong thang đo. (Nguyễn Đình Thọ, 364).

Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) thì:

- Cronbach’s Alpha > 0,8: Thang đo lường tốt

- 0,7 < Cronbach’s Alpha < 0,8: Thang đo sử dụng được

- 0,6 < Cronbach’s Alpha < 0,7: Thang đo chấp nhận nếu đang đo lường các nghiên cứu mới

- Cronbach’s Alpha < 0,6: Thang đo lường không phù hợp

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 06/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí