ảnh hưởng đến NLCT bao gồm: (1) Nguồn nhân lực; (2) Kĩ thuật; (3) Chiến lược; (4) Năng suất; (5) Vốn; (6) Thòa mãn khách hàng, chất lượng dịch vụ; (7) Hình ảnh thương hiệu; (8) Chiến lược liên minh; (9) Chi phí hoạt động; (10) Điều kiện thị trường; (11) Điều kiện nhu cầu; (12) Tiếp thị; (13) Gía cả; (14) Đặc tính vật chất; (15) Quản lý quá trình. Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra rằng NLCT của điểm đến sẽ nâng cao khi kết hợp Chất lượng dịch vụ, cơ sở hạ tầng và khách sạn. Tuy nhiên vẫn chưa đưa ra được các yếu tố chung giữa NLCT của điểm đến du lịch và khách sạn.
Nghiên cứu của Review, Assistant và Dubrovnik (2013) trong nghiên cứu “NLCT của các doanh nghiệp lữ hàng tại thị trường Châu Âu” đã tiến hành khảo sát 500 doanh nghiệp du lịch tại 20 quốc gia Châu Âu. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra 6 yếu tố hảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp gồm (1) Chất lượng dịch vụ; (2) Giá; (3) Giá trị thu được so với chi phí bỏ ra; (4) Vấn đề môi trường; (5) Các vấn đề xã hội; (6) An ninh. Tuy nhiên nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc thu thập dữ liệu thứ cấp và sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích và đưa ra kết luận, chưa đi sâu vào nghiên cứu doanh nghiệp và khách hàng.
Nghiên cứu của Phạm Thu Hương (2017) trong luận án Tiến sỹ “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ, nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Đại học Mỏ Địa Chất. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hà Nội, với sự tham gia trả lời bảng hỏi của ban lãnh đạo, kế toán trưởng, lãnh đạo các phòng ban tại doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tác giả đã chỉ ra 6 yếu tố ảnh hương đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm: (1) Năng lực tổ chức quản lý doanh nghiệp; (2) Năng lực Marketing; (3) Năng lực tài chính; (4) Năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ; (5) Năng lực tổ chức dịch vụ; (6) Năng lực tạo lập các mối quan hệ. Nghiên cứu giúp cho tác giả tìm ra được những yếu tố phù hợp để đánh giá NLCT của đề tài.
Nghiên cứu của Vũ Thị Hoa Khánh (2014) trong luận văn Thạc sỹ kinh tế “Năng lực cạnh tranh của công ty bảo hiểm BSH Thái Nguyên”, Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên. Tác giả đac chỉ ra 6 yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty bảo hiểm BSH Thái Nguyên bao gồm: (1) Năng lực tài chính;
(2) Thương hiệu và kinh nghiệm hoạt động; (3) Hệ thống sản phẩm với chất lượng dịch vụ; (4) Ứng dụng công nghệ trong quản lý và điều hành; (5) Nguồn nhân lực; (6)
Hệ thống phân phối sản phẩm. Nghiên cứu giúp cho tác giả tìm ra được những yếu tố phù hợp để đ Qua tham khảo về các bài nghiên cứu liên quan và lý thuyết về năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp, cho thấy các yếu tố tác động nhiều nhất đến NLCT trong lĩnh vực dịch vụ đó chính là Gía cả; Nguồn nhân lực; Thương hiệu; Năng lực marketing; chất lượng sản phẩm; Năng lực tổ chức quản lý. Tuy nhiên, qua 3 tháng thực tập tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HueITC, tác giả nhận thấy các yếu tố về Giá cả; Chất lượng đào tạo; Nguồn nhân lực; Năng lực Marketing, Thương hiệu là các yếu tố chính ảnh hưởng đến NLCT của Trung tâm. Từ đó đã hình thành được mô hình nghiên cứu đề xuất để phân tích và đánh giá thực trạng cạnh tranh của Trung tâm.ánh giá NLCT của đề tài.
1.2.4.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Thông qua sự tham khảo về các bài nghiên cứu có liên quan ở trên, tác giả quyết định đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của trung tâm Ngoại ngữ - Tin học bao gồm (1) Chất lượng đào tạo, luyện thi, (2) Giá cả, (3) Nguồn nhân lực, (4) Năng lực Marketing, (5) Thương hiệu. Dựa vào các kết quả của các nghiên cứu trong và ngoài nước trên, tôi xin đề xuất mô hình nghiên cứu cho đề tài của mình như sau:
Chất lượng đào tạo
Giá cả
Nguồn nhân lực
Năng lực cạnh tranh của trung tâm Ngoại ngữ - Tin học ITC
Năng lực Marketing
Thương hiệu
Hình 1.3: Mô hình nghiên cứu đề xuất
1.2.4.3. Xây dựng thang đo
Thang đo bao gồm 20 biến được xây dựng dựa trên 5 yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của trung tâm Ngoại ngữ -Tin học HueITC. Mỗi biến được biểu diễn dưới dạng thang đo Likert 5 mức độ - Rất không đồng ý – Không đồng ý - Bình thường – Đồng ý – Rất đồng ý.
Thang đo được xây dựng dựa vào các yếu tố sau:
Chất lượng đào tạo, luyện thi: Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến năng lực cạnh tranh của các trung tâm ngoại ngữ tin học, các trung tầm không ngừng nâng cao, đổi mới các chương trình luyện thi phù hợp với năng lực của học viên, đáp ứng nhu cầu của học viên và làm cho học viên hài lòng về các buổi luyện thi đó, vì thế nếu không làm hài lòng các học viên thì họ có thể đánh giá và liên hệ với các trung tâm khác mà theo họ cảm thấy yên tâm. Yếu tố này bao gồm 4 biến quan sát.
Giá cả: Là một chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá năng lực cạnh tranh giữa các trung tâm ngoại ngữ - tin học với nhau, các học viên dễ dàng so sánh giá của trung tâm này với các trung tâm khác. Vì vậy, nếu giá chênh lệch nhiều hơn so với đối thủ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự lựa chọn của khách hàng. Yếu tố này bao gồm 4 biến quan sát.
Nguồn nhân lực: Là yếu tố quyết định đến sự lựa chọn đăng ký làm hồ sơ thi chứng chỉ tại trung tâm, nguồn nhân lực yêu cầu phải có vốn hiểu biết, nhiệt tình, thân thiện và sẵn sàng đáp trả mọi thắc mắc của học viên. Bao gồm 4 biến quan sát.
Năng lực marketing: Là công cụ kích thích nhu cầu của khách hàng, thu hút và kéo khách hàng đến với trung tâm, là công cụ để quảng cáo, đề truyền thông tin đến với khách hàng, tăng sự tương tác giữa các khách hàng và trung tâm. Gồm 4 biến quan sát.
Thương hiệu: Là một trong những dấu hiệu để phân biệt trung tâm này với trung tâm khác, để một thương hiệu được nhiều người biết đến, trung tâm không ngừng tạo sự tin tưởng với khách hàng, làm hài lòng khách hàng, chăm sóc khách hàng, đồng thời nâng cao các chiến lược marketing để truyền thông, quảng cáo đến khách hàng. Khi một trung tâm có thương hiệu được nhiều người biết đến thì trung tâm đó đã chiếm được ưu thế trong năng lực cạnh tranh trên thị trường. Bao gồm 4 biến quan sát.
Diễn giải thang đo:
Mã hóa | Nội dung | Các tiêu chí NLCT của trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HueITC | |
Chất lượng đào tạo | |||
1 | CLĐT 1 | Thời gian cung cấp các sản phẩm, dịch vụ nhanh (Mital, Kumar và Tsiros, 1999; Ladd và Zober, 1977). | Thời gian đăng ký các khóa ôn và thi Tin học và Ngoại ngữ tại trung tâm nhanh |
2 | CLĐT 2 | Sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp rất phong phú, đa dạng (Mital, Kumar và Tsiros, 1999; Ladd và Zober, 1977). | Các hình thức ôn tập có đa dạng, phong phú |
3 | CLĐT 3 | Các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cung cấp luôn đảm bảo chất lượng và uy tín (Berry, Zeithaml, và Parasuraman, 1990). | Chất lượng các chương trình, khóa ôn tập và tổ chức thi Tin học và Ngoại ngữ tại trung tâm |
4 | CLĐT 4 | Các sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp luôn đổi mới (Levins, 2000; Schweikhardt, 2000; Badcock, 2002). | Chương trình học đào tạo luyện thi luôn được đổi mới. |
Giá cả | |||
1 | GC 1 | Giá cả tương xứng với chất lượng sản phẩm , dịch vụ (Dwyer và Kim, 2003; Mattila và O’Neil, 2003; Parasuraman, Berry và Zeithaml, 1999). | Học phí tương xứng với chất lượng tổ chức ôn tập và luyện thi của trung tâm |
2 | GC 2 | Giá các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp rất linh hoạt phù hợp với nhu cầu và thu nhập của khách hàng (Qu, Xu và Tan, 2002; Tsai, Kang, Yeh và Suh, 2005; Lockyer, 2005). | Học phí các khóa thi linh hoạt phù hợp nhu cầu và thu nhập của học viên |
Có thể bạn quan tâm!
- Nâng cao hiệu quả năng lực cạnh tranh tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HUEITC - 2
- Cơ Sở Lý Luận Về Năng Lực Cạnh Tranh.
- Các Tiêu Chí Và Mô Hình Phân Tích Năng Lực Cạnh Tranh
- Tổ Chức Của Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Hueitc
- Đối Thủ Cạnh Tranh Trực Tiếp Của Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Hueitc Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Alpha
- Hệ Số Tin Cậy Alpha Của Thang Đo Năng Lực Cạnh Tranh
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
GC 3 | Giá các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp luôn có mức chiết khấu nếu khách hàng đăng ký hồ sơ theo nhóm (ý kiến của giám đốc trung tâm). | Học phí luôn có các chương trình ưu đãi đối với từng đối tượng học viên khi đăng ký hồ sơ theo nhóm | |
4 | GC 4 | Giá các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp luôn cạnh tranh so với đối thủ (Dwyer và Kim, 2003). | Mức học phí cạnh tranh so với các đối thủ |
Nguồn nhân sự | |||
1 | NS1 | Nguồn nhân sự đã qua đào tạo về kỹ thuật và chuyên môn (Porter, 1980; Vesna và cộng sự, 2011). | Nguồn nhân lực của trung tâm đã được qua đào tạo về chuyên môn và kỹ thuật |
2 | NS2 | Nguồn nhân sự có kỹ năng giải quyết các vấn đề phát sinh nhanh và kịp thời (Fantanariu và Andra, 2011). | Nhân sự của trung tâm giải quyết kịp thời các vấn đề nảy sinh một cách nhanh chóng và kịp thời |
3 | NS3 | Nguồn nhân sự luôn thân thiệt, nhiệt tình, giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng (Ý kiến của giám đốc trung tâm) | Nhân sự của trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HueITC rất thân thiện, nhiệt tình và giải đáp mọi thắc mắc của học viên |
4 | NS4 | Chiến lược sử dụng và quản lý nhân viên hiệu quả (David, 2001; Mammohan, 2011). | Ban giám đốc sử dụng và quản lý nhân viên một cách hiệu quả |
Năng lực Marketing | |||
1 | NLM1 | Khả năng đáp ứng nhu cầu, thị hiếu khách hàng của doanh nghiệp luôm đảm bảo (Kotler và cộng sự, 2006; Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2011; Nguyen và Barrett, 2007) | Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học luôn đảm bảo các khóa thi cho học viên khi có nhu cầu. |
2 | NNM2 | Doanh nghiệp có khả năng thích ứng tốt với mọi biến động của | Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HueITC có phản ứng tốt với đối |
môi trường (Kotler và cộng sự, 2006; Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2011). | thủ | ||
3 | NNM3 | Chiến lược phát triển các hoạt động marketing của doanh nghiệp luôn phát huy hiệu quả (Keh và cộng sự, 2007; Benedetto và cộng sự, 2008). | Các hoạt động quảng cáo, truyền thông tin một cách dễ tiếp cận cho học viên, hoạt động chăm sóc học viên tốt. |
4 | NNM4 | Chất lượng mối quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng luôn đảm bảo (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2011) | Trung tâm luôn giữ được lòng tin của học viên và tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa học viên và trung tâm |
Thương hiệu | |||
1 | TH1 | Thương hiệu của doanh nghiệp đảm bảo niềm tin với khách hàng (Hosany và cộng sự, 2006; Koneenik, 2006; Knapp, 2000; Rossiter và Percy, 1987). | Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học luôn đảm bảo sự tin tưởng về chất lượng sản phẩm đối với học viên |
2 | TH2 | Thương hiệu của doanh nghiệp được nhiều người biết đến (Aaker,2000; Knapp, 2000; Koneenik, 2006). | Anh (chị) cảm thấy Trung tâm Ngoại ngữ -Tin học có nhiều người biết đến |
3 | TH3 | Thương hiệu của doanh nghiệp được xây dựng và quản lý bài bản (Boo và cộng sự, 2009) | Anh (chị) cảm thấy rằng Trung tâm có phong cách hoạt động tốt |
4 | TH4 | Doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm (Ý kiến của giám đốc trung tâm) | Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HueITC có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo |
Năng lực cạnh tranh của trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HueITC | |||
1 | NLCT1 | Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh tốt so với đối thủ (Ý kiến của giám đốc Trung tâm) | Anh (chị) cảm thấy Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HueITC đang cạnh tranh tốt so với các Trung tâm cùng ngành trên địa |
bàn | |||
Hiệu quả NLCT của doanh | |||
nghiệp làm gia tăng vị trí, hình | Anh (chị) thấy vị trí, hình ảnh của | ||
2 | NLCT2 | ảnh trên thị trường (D’Hartserre,2000; Hassan, 2000; | Trung tâm trên thị trường có nổi trội. |
Li, 2011). | |||
Hiệu quả NLCT của doanh | |||
3 | NLCT3 | nghiệp làm gia tăng sự ổn định và phát triển bền vững trong tương lai (D’Hartserre, 2000; Hassan, 2000; Dwyer, Forsyth và Rao, | Anh (chị) cho rằng Trung tâm có khả năng ổn định và phát triển bề vững trong tương lai. |
2002; Li, 2011). |
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI TRUNG TÂM ANH NGỮ - TIN HỌC HUEITC
2.1. Một số khái quát về trung tâm Ngoại Ngữ - Tin học HUEITC
Logo:
Tên chính thức của trung tâm: Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HUEITC Tên tiếng anh: Hue Information Technology Centre
Tên viết tắt: HUEITC
Địa chỉ: 3/64 Bà triệu, Phường Phú Hội, Thành Phố Huế Điện thoại: 096 642 025
Website: http://hueitc.vn/
Người đại diện pháp luật: Ông Nguyễn Thái Sơn, Chức danh: Giám đốc
Số giấy CN ĐKKD: Trung tâm Ngoại Ngữ - Tin Học HueITC được thành lập theo Quyết định số 1023/QĐ-SGD&ĐT ngày 17/06/2010 do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế cấp
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HueITC là đơn vị đào tạo được Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế cấp phép thành lập theo quyết định số 1023/QĐ-GD&ĐT ngày 17/06/2010 với chức năng chính là đào tạo và tổ chức sát hạch các chứng chỉ quốc gia ngoại ngữ, tin học cho học sinh, sinh viên, các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế và các tỉnh lân cận