Nghiên Cứu Về Năng Lực Cạnh Tranh Của Hệ Thống Ngân Hàng Là Hướng Nghiên Cứu Được Nhiều Nhà Khoa Học Quan Tâm Với Các Công Trình Tiêu Biểu Sau


cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần. Mặc dù vậy, những kiến nghị của các tác giả vẫn mang tính gợi ý cho hướng đề xuất giải pháp về vấn đề năng lực cạnh tranh của Vietcombank trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế mà nghiên cứu sinh đang nghiên cứu.

1.2.2. Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Luận án tiến sĩ Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thủy sản Việt Nam của Bùi Ðức Tuân [42]. Tác giả đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành, đồng thời đưa ra những thách thức của thị trường trong và ngoài nước để từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành thủy sản trong điều kiện hội nhập của ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam.

Luận án tiến sĩ Quản lý tài chính góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các tập đoàn kinh tế Việt Nam của Vũ Anh Tuấn [43]. Tác giả đã nghiên cứu phân tích đánh giá thực trạng quản lý tài chính của các tập đoàn kinh tế nhà ở Việt Nam trong thời gian qua. Để từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam.

Luận án tiến sĩ Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam, của Nguyễn Mạnh Hùng [14]. Tác giả đã nghiên cứu luận điểm lý thuyết cạnh tranh và làm rõ quan niệm về ngành viễn thông, xác định tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh của ngành và đo lường các chỉ tiêu đó. Tác giả đã vận dụng mô hình kim cương của M.E Porter để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông. Qua đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị với các ban ngành liên quan tăng cường rà soát chấn chỉnh hành vi phạm luật cạnh tranh và hoàn thiện chính sách tạo môi trường kinh doanh lành mạnh trong việc phát triển ngành viễn thông.

Luận án tiến sĩ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch Bến Tre của Nguyễn Thành Long [20]. Tác giả đã đưa khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đưa ra mô


hình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực ngành du lịch. Tác giả đã nêu ra các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch Bến Tre gắn với đặc thù của địa phương gồm: năng lực nguồn nhân lực; thương hiệu; năng lực marketing; trách nhiệm xã hội; chất lượng sản phẩm, dịch vụ; cạnh tranh về giá; điều kiện môi trường. Để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch Bến Tre.

Nghiên cứu các luận án nhà nghiên cứu trên đây cho thấy, mỗi đề tài nghiên cứu đều có đối tượng, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu khác nhau và đều đã đi sâu phân tích, làm rõ được các yêu cầu, mục đích nghiên cứu đặt ra. Đồng thời, các đề tài đều đã đề cập đến vấn đề cạnh tranh và năng lực cạnh tranh dưới các góc độ khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các đề tài nghiên cứu trên đây đều chưa đi sâu, phân tích làm sáng tỏ vấn đề cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng nói chung và đối với ngân hàng cổ phần thương mại nói riêng. Mặc dù vậy, lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh cùng những giải pháp của các tác giả đề xuất sẽ là những nội dung quan trọng để nghiên cứu sinh tiếp thu tham khảo trong đề tài luận án của mình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.

1.2.3. Nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng là hướng nghiên cứu được nhiều nhà khoa học quan tâm với các công trình tiêu biểu sau

- Luận án tiến sĩ Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thực hiện cam kết gia nhập WTO của Hoàng Ngọc Hải [12]. Luận án đã hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh, các nhân tố ảnh hưởng cạnh tranh của NHTM, qua đó khẳng định sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng, đây là điều kiện cần và đủ để đáp ứng khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập.

Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế - 4

Tác giả phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của NHTM Việt Nam trong tiến trình thực hiện các cam kết gia nhập WTO trên cơ sở phân tích


thực trạng NHTM kết hợp các bối cảnh cạnh tranh NHTM.Theo đó môi trường cạnh tranh khi gia nhập WTO của các NHTM chịu sự chi phối của ba nhân tố: (1) việc đổi mới cơ chế hoạt động của các NHTM khi nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; (2) môi trường vĩ mô của Việt Nam trong tiến trình cam kết WTO trong lĩnh vực Ngân hàng. Qua đó, rút ra những thành tựu và hạn chế về năng lực cạnh tranh của NHTM khi gia nhập WTO, tác giả đưa ra những đề xuất, kiến nghị của tác giả có cơ sở lý luận và thực tiễn có tính khả thi.

- Luận án tiến sĩ Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Nguyễn Thu Hiền [15]. Luận án đã hệ thống hóa toàn diện những vấn đề cơ bản về hoạt động của doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập, phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của NHTMNN trong những năm qua.

Tác giả đánh giá năng lực cạnh tranh của các NHTMNN đầy đủ theo các chỉ tiêu, tác giải còn vận dụng để tính toán các chỉ số Eindex, CRVI, Sindex, Pindex... Từ đó, đánh giá chính xác, đầy đủ năng lực cạnh tranh của NHTMNN.

Tác giả đánh giá và nhận định cạnh tranh của các NHTMNN trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế khá gay gắt và khốc liệt, ngoài yếu tố tài chính thì năng lực tổ chức nhân sự thì năng lực quản trị điều hành, năng lực đổi mới tài sản và ứng dụng công nghệ hiện đại là vô cùng quan trọng được coi là điều kiện cần và đủ cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTMNN.

Luận án đã trình bày, phân tích khá đầy đủ các nội dung, khía cạnh, chỉ tiêu thể hiện năng lực cạnh tranh của NHTM Việt Nam. Trên cơ sở đó, luận án đã sử dụng mô hình SWOT để tổng hợp đánh giá về các mặt mạnh -mặt yếu - cơ hội - thách thức của NHTM, rút ra 08 điểm mạnh , 11 điểm yếu , 03 cơ hội, 05 thách thức đối các NHTM trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Trên cơ sở phân tích năng lực cạnh tranh luận án đã chỉ ra những điểm yếu, cơ hội thách thức mà NHTMNN phải đối mặt. Để từ đó kiến nghị Quốc hội gồm: (1) Xây dựng hoàn thiện môi trường pháp lý, (2) Nâng cao năng lực


cạnh tranh của nền kinh tế, (3) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống giám sát tài chính quốc gia. Kiến nghị NHNN gồm: (1) Nâng cao năng lực của NHNN về điều hành chính sách tiền tệ, (2) Nâng cao năng lực của NHNN về thanh tra giám sát và đánh giá theo các tiêu chí CAMELS phương pháp thành tra giám sát dựa trên rủi ro, (3) Nâng cao chất lượng tín dụng (4)Ban hành chính sách, chuẩn mục theo thông lệ quốc tế.

- Luận án tiến sĩ Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Lê Cẩm Ninh [28]. Luận án đã phân tích một cách có hệ thống các nội dung cơ bản làm rõ quan điểm cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, hệ thống đo lường năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM. Đặc biệt tác giả phân tích sâu tác động của hội nhập đến năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM, đã chọn và phân tích kinh nghiệm của một số quốc gia điển hình và rút ra được 4 bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Thành công của luận án tác giả đã phân tích một cách toàn diện hệ thống hầu hết các khía cạnh liên quan đến năng lực tài chính, kênh phân phối, năng lực quản trị điều hành quản trị rủi ro, giải quyết nợ xấu, nguồn lực, công nghệ …vv. Căn cứ vào đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị có giá trị đối với chính phủ và NHNN liên quan đến hệ thống pháp lý tạo môi trường cho cạnh tranh, chú trọng trong công tác dự báo, vai trò giám sát của NHNN.

Luận án khá thành công trong việc phân tích thực trạng năng lực cung cấp sản phẩm dịch vụ của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trên các mảng nghiệp vụ như huy động vốn, hoạt động cho vay, sản phẩm dịch vụ với các số liệu phân tích sâu sắc, từ đó đánh giá được những mặt được và chưa được đối với năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trên các mặt như chất lượng tín dụng, sản phẩm dịch vụ, hệ thống công nghệ thông tin, quản trị điều hành...vv. Từ đó, chỉ ra các nguyên nhân yếu kém và có đề xuất giải pháp lớn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh như: “Tăng cường năng lực tài chính”, “Phát triển dịch vụ”, “Nâng cao năng lực


quản trị ngân hàng”, Nâng cao năng lực quản lý của NHNN”, “Nâng cao hiệu quả tính khả thi dự báo”.

- Luận án tiến sĩ Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam hậu khủng hoảng kinh tế toàn cầu của Nguyễn Bình Minh [22]. Tác giả đã hệ thống hóa các vấn đề về năng lực cạnh tranh của hệ thống các ngân hàng thương mại, sử dụng phân tích cạnh tranh P.Porter, SWOT, BCG trong phân tích năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại. Để từ đó, ứng dụng mô hình vào phân tích đánh giá các khía cạnh về năng lực tài chính, năng lực về sản phẩm dịch vụ, năng lực trình độ công nghệ , năng lực nguồn nhân lực và năng lực về quản trị ... trên cơ sở đó đánh giá phân tích nguyên nhân và đưa ra định hướng giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTMCP hậu khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Tác giả đã chỉ ra khái quát tác động của khủng hoảng toàn cầu đối với nền kinh tế của hệ thống NHTMCP Việt Nam, chỉ ra các cam kết chủ yếu của Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng. Luận án đi sâu phân tích NLCT của 06 ngân hàng TMCP qua 05 tiêu chí đánh giá NLCT để từ đó đưa ra kết quả đạt được, những nguyên nhân, hạn chế làm tăng giảm NLCT của hệ thống NHTM trong thời gian qua.

Tham khảo kinh nghiệm một số nước quốc gia Châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Singapore để từ đó rút ra những biện pháp hữu ích cho Việt Nam trong việc cơ cấu lại hệ thống NHTM để nâng cao năng lực cạnh tranh.

Tác giả đề xuất Chính phủ 05 giải pháp về tài chính, sản phẩm dịch vụ, quản trị điều hành và cạnh tranh quốc tế. Đây là những hướng đi cần thiết của hệ thống ngân hàng để Việt Nam có được vị thế và năng lực cạnh tranh thực sự trong quá trình hội nhập.

- Luận án tiến sĩ Tái cấu trúc nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam của Nghiêm Xuân Thành [44] . Luận án đã hệ thống các lý luận cơ bản về vấn đề tái cơ cấu và nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM. Phân tích được các mối quan hệ tương quan của tái cơ cấu và


nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM. Tác giả luận án đã đưa ra những luận điểm mới về mối quan hệ giữa tái cơ cấu và nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM. Luận án nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về tái cơ cấu ngân hàng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM Việt Nam như: Đổi mới hoàn thiện mô hình tổ chức, phân chia lợi nhuận và quản lý rủi ro theo Basel II, Basel III đánh giá mức độ đủ vốn của ngân hàng trong điều kiện sử dụng đồng thời tỷ lệ đòn bẩy và hệ số an toàn vốn gắn với chuẩn mực quốc tế trong bối cảnh hội nhập và nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMVN.

Tác giả đã đề ra một số nội dung, giải pháp khả thi triển khai tại Vietcombank để áp dụng vào thực tiễn hoạt động của các NHTM như: Cơ cấu nguồn vốn, tăng trưởng tín dụng đi kèm với việc kiểm điểm soát, xử lý nợ xấu, cơ cấu, sắp xếp lại mô hình tổ chức và hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ các đơn vị trụ sở chính đến chi nhánh các NHTMNN.

Luận án nghiên cứu kinh nghiệm từ một số quốc gia trên thế giới: Nhật Bản, Trung Quốc, Indonesia và Mỹ trong việc tái cơ cấu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM, từ đó rút ra vận dụng các NHTM Việt Nam.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thưc tiễn và xác định rõ quan điểm, định hướng đối với việc tái cơ cấu các NHTMNN Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015 và thực trạng năng lực cạnh tranh của NHTM.

Luận án đề xuất một hệ thống gồm 3 nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTMVN, bao gồm: Nhóm giải pháp cơ cấu lại tài chính nhằm nâng cao năng lực tài chính, nhóm giải pháp hoạt động nhằm nâng cao năng lực hoạt động, nhóm giải pháp cơ cấu lại quản trị nhằm nâng cao năng lực quản trị. Các nhóm giải pháp luận giải khá cụ thể và có căn cứ, nội dung giải pháp, điều kiện và lộ trình thực hiện nếu được nghiên cứu áp dụng trong thực tế có thể mang lại kết quả tốt.

1.2.4. Nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của từng Ngân hàng

- Luận án tiến sĩ Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP quốc tế trên thị trường Việt Nam, của Nguyễn Tú [46]. Tác giả luận giải và


làm rõ được quan điểm các nhân về năng lực cạnh tranh của NHTM, hệ thống hóa khá toàn diện các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh. Tác giả đưa ra quan điểm về cạnh tranh NHTM, khái quát hóa về các loại hình cạnh tranh NHTM, các đặc điểm cạnh tranh Ngân hàng. Luận án nghiên cứu các nhân tố ảnh hướng đến năng lực cạnh tranh Ngân hàng thương mại với cách tiếp cận theo chuỗi giá trị của Micheal E.Poter, mô hình SWOT, đồng thời phân tích các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM. Luận án đi phân tích các nhóm tiêu chí đo lường năng lực cạnh tranh Ngân hàng thương mại gồm: nhóm sức mạnh nội tại, nhóm sản phẩm dịch vụ, nhóm khách hàng và thị phần,nhóm lợi nhuận. Đây là nhóm tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh tại VIB. Từ đó, chỉ ra các kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân làm cơ sở đề xuất 06 giải pháp gắn với tình hình kinh doanh thực tế của VIB, các đề xuất tập trung chính vào: Xây dựng trung tâm bán hàng tập trung, trung tâm phê duyệt và hỗ trợ tín dụng tập trung , xây dựng bộ KPI có tính khả thi các trong thực tế.

- Luận án tiến sĩ Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, của Đỗ Thị Tố Quyên [36]. Tác giả đã hệ thống, phân tích khá chi tiết và đầy đủ liên quan đến cạnh tranh và năng lực cạnh tranh (NLCT) của Ngân hàng thương mại (NHTM) như: Tổng quan về NHTM, khái niệm đặc trưng, các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM. Trên cơ sở đó, vấn đề đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh được hệ thống hóa khá rõ ràng như: Khái niệm, vai trò, đặc điểm, nội dung đầu tư, vốn đầu tư, mô hình và quy trình đầu tư, hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư và các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư nâng cao NLCT. Tác giả phân tích đặc điểm của Vietcombank trên 03 góc độ: Mô hình và tổ chức hoạt động, hoạt động kinh doanh, vị thế cạnh tranh. Trên cơ sở đó, phân tích thực trạng đầu tư nâng cao NLCT của Vietcombank trong giai đoạn 2005-2012. Từ đó, nêu ra kết quả đạt được và hạn chế trong hoạt động đầu tư của Vietcombank. Tác giả khẳng định thêm rằng phần quan trọng


của vấn đề nghiên cứu là dựa theo xu thế phát triển của thị trường tài chính Việt Nam, đối thủ cạnh tranh Vietcombank, định hướng Vietcombank đến năm 2020, từ đó đưa ra khuyến nghị, giải pháp tăng cường đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Vietcombank.

Luận án tiến sĩ Cạnh tranh và giải pháp phát triển bền vững Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt của Nguyễn Lợi [19]. Tác giả đã tổng hợp và làm rõ một số nội dung có tính chất lý luận về cạnh tranh và phát triển bền vững NHTM. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững NHTM cũng được tập trung làm rõ. Tác giả phân tích một số vấn đề về thực trạng năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững của Lienvietpostbank trong giai đoạn 2008-2013, phân tích thực trạng phát triển bền vững dưới nhiều góc độ khác nhau như: Tăng trưởng tài sản, vốn chủ sở hữu, năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành,an toàn hoạt động và quản trị rủi ro, phát triển mạng lưới, phát triển nguồn nhân lực ...qua đó rút ra một số kết quả đạt được cũng như những hạn chế và thách thức về cạnh tranh và phát triển bền vững của Ngân hàng. Phân tích năng lực cạnh tranh thông qua mô hình đánh giá SWOT và đánh giá 05 khía cạnh gồm năng lực tài chính, khả năng sinh lời, mức độ chiếm lĩnh thị phần, sự đa dạng và chất lượng sản phẩm, năng lượng công nghệ. Trên cơ sở đó, đề cập đến định hướng, mục tiêu và giải pháp góp phần tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững của Ngân hàng.

Tác giả đã đề xuất một hệ thống giải pháp đồng bộ và toàn diện nhằm phát triển bền vững Ngân hàng thương mại trong môi trường cạnh tranh, để Lienvietpostbank có thể ứng dụng trong tiến trình mục tiêu trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

Luận án tiến sĩ Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trong xu thế hội nhập của Nguyễn Thị Vân Khánh [17].

Tác giả đã làm rõ về nội hàm năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh Ngân hàng nhất là đưa ra các đặc trưng của cạnh tranh trong ngân hàng.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/05/2022