CHƯƠNG 3:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI ĐÀI TRUYỀN HÌNH TP.HCM TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
3.1 Bối cảnh phát triển của HTV
3.1.1 Tình hình báo chí quốc tế
Trong những năm qua, lĩnh vực báo chí trên thế giới có nhiều thay đổi về loại hình, mô hình tổ chức, hình thức thể hiện và cách thức thụ hưởng thông tin. Ngoài các loại hình thông tin báo chí truyền thống, một số loại hình thông tin có tính chất báo chí phát triển nhanh như thông tin trên các diễn đàn, mạng xã hội; mô hình tổ chức của các cơ quan báo chí thay đổi theo xu hướng hội tụ thông tin, một cơ quan báo chí thực hiện nhiều loại hình báo chí; hình thức thể hiện các ấn phẩm, loại hình thông tin ngày càng phong phú, hấp dẫn hơn; người dân thụ hưởng thông tin mọi lúc, mọi nơi, trên nhiều loại thiết bị thông minh. Về cơ bản, nhu cầu thông tin của người dân được đáp ứng ngày càng cao.
Truyền thông điện tử phát triển mạnh theo xu thế hội tụ. Số lượng trang Truyền thông điện tử phát triển nhanh chóng, truyền thông điện tử là một loại hình không thể thiếu của các tập đoàn truyền thông trên thế giới.
Truyền hình phát triển nhanh. Nhiều quốc gia đề xuất và thực hiện lộ trình chuyển đổi từ công nghệ phát sóng tương tự sang công nghệ số, phương thức phát sóng vệ tinh, phát sóng qua mạng viễn thông phát triển mạnh; chất lượng chương trình tăng nhanh, nhiều chương trình phát chuẩn chất lượng cao (HD), một số phát thử nghiệm và có kế hoạch phát thử nghiệm công nghệ 3D.
Các dịch vụ truyền hình ngày càng đa dạng, đáp ứng nhu cầu của người xem đài. Trong đó truyền hình ở một số nước được thực hiện phân loại như sau:
- Theo mục tiêu phục vụ và nguồn tài chính: truyền hình phục vụ công ích và truyền hình thương mại.
Có thể bạn quan tâm!
- Lưu Đồ Quy Trình Xây Dựng Kế Hoạch Tài Chính Từ Dưới Lên
- Thực Hành Tiết Kiệm, Chống Thất Thoát Nguồn Chi.
- / Về Cơ Chế Hoạt Động Tài Chính Quản Lý Tài Sản
- Lộ Trình Số Hóa Phát Sóng Truyền Hình Mặt Đất:
- Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý tài chính tại Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - 13
- Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý tài chính tại Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - 14
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
- Theo phạm vi phục vụ: truyền hình quốc gia và truyền hình địa phương.
- Theo nền tảng phương tiện truyền dẫn: truyền hình mặt đất, vệ tinh, Internet và cáp.
- Theo sự di động của thiết bị đầu cuối: Truyền hình cố định và truyền hình di động.
Mô hình tổ chức của một tập đoàn truyền hình có thể hình dung là một hệ thống bao gồm nhiều công đoạn khác nhau trong quy trình sản xuất và cung cấp chương trình truyền hình ra thị trường, có nhiều thành phần tham gia vào hệ thống này bao gồm:
- Thành phần trung tâm là các nhà đài (Television Broadcast station) có chức năng chính là sản xuất biên tập, lập kế hoạch (lịch trình) truyền hình.
- Một thành phần không thể thiếu trong công nghiệp truyền hình là các nhà sản xuất nội dung chẳng hạn như các hãng phim và các studio sản xuất các sản phẩm truyền hình như: Chương trình trò chơi truyền hình, kịch truyền hình, talk shows…
CÔNG TY SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH THỂ THAO
CÔNG TY SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TIN TỨC
CÔNG TY SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH CA NHẠC VÀ GAME SHOWS
ĐÀI
TRUYỀN HÌNH
CÔNG TY SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH KHOA GIÁO
- Việc truyền tải các sản phẩm, nội dung truyền hình đến người xem Đài được thực hiện thông qua các hệ thống truyền dẫn phát sóng với các nền công nghệ hiện nay là truyền dẫn phát sóng mặt đất, truyền dẫn qua hệ thống cáp và truyền dẫn phát sóng qua vệ tinh, được quản lý bởi các nhà khai thác mạng truyền dẫn phát sóng mặt đất, các nhà khai thác cáp, các nhà khai thác vệ tinh và các nhà cung cấp dịch vụ qua Internet và các công ty chi nhánh của Đài truyền hình trên các tỉnh, thành phố khác.
3.1.2 Tình hình trong nước
3.1.2.1 Tình hình ngành báo chí nói chung
Báo chí trong nước cũng có nhiều biến động theo hướng tăng số lượng các cơ quan báo chí, tốc độ thông tin, hình thức thể hiện, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu thông tin của người dân. Tính đến tháng 2/2013, cả nước có 812 cơ quan báo chí in với 1.084 ấn phẩm; 74 báo, tạp chí điện tử, 336 mạng xã hội, 1.174 trang thông tin điện tử tổng hợp; 67 đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương; 47 đơn vị truyền hình cáp, 3 đơn vị truyền hình Internet; 172 kênh chương trình phát thanh và truyền hình quảng bá... Cả nước có gần 17.000 nhà báo được cấp thẻ hành nghề, hơn 19.000 hội viên Hội Nhà báo Việt Nam.
Bên cạnh sự phát triển của loại hình báo chí truyền thống, sự phát triển, tích hợp và hội tụ về công nghệ thông tin – truyền thông sẽ thúc đẩy sự ra đời của những loại hình và sản phẩm truyền thông mới. Trên một thiết bị cầm tay di động vừa tra cứu thông tin, vừa truyền số liệu, vừa nghe đài, đọc báo, xem truyền hình. Dự báo từ 10 năm tới, các sản phẩm loại này sẽ là chủ đạo. Các cơ quan báo chí in sẽ đẩy mạnh kênh thông tin điện tử của mình và áp dụng công nghệ thông tin trong quy trình sản xuất, quản lý nội dung trước sự hội tụ và phát triển của công nghệ thông tin – truyền thông. Lĩnh vực thông tin điện tử sẽ phát triển mạnh hơn so với các lĩnh vực truyền thông khác.
3.1.2.2 Tình hình ngành truyền hình
a) Về mô hình
Hiện nay, cả nước có 65 Truyền hình trung ương và địa phương, trong đó:
02 Đài phủ sóng toàn quốc: Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.
63 Đài Truyền hình địa phương gồm 63 Đài Truyền hình của các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, riêng Thành phố Hồ Chí Minh có Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh
Cả nước có 47 đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền phục vụ cho trên 2,5 triệu thuê bao.
b) Các kênh chương trình truyền hình:
Đài truyền hình quốc gia: sử dụng phương thức phát sóng mặt đất tương tự trên 90% diện tích lãnh thổ và phủ sóng trực tiếp qua vệ tinh DTH 100% diện tích.
Đài Truyền hình địa phương: tiếp, phát sóng các chương trình phát thanh truyền hình quốc gia và các chương trình do địa phương sản xuất; các đài đều được cấp một kênh tần số để phát sóng truyền hình analog.
Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC: đã số hóa tín hiệu và khai thác hệ thống truyền hình số rất hiệu quả. Mạng truyền hình số đã phủ sóng trên 40 tỉnh, thành phố với trên 80 điểm phát sóng
c) Thời lượng phát sóng:
Đài truyền hình quốc gia: hầu hết các kênh chương trình phát sóng với thời lượng trên 20h/ngày, một số kênh phát 24/24h
Đài Truyền hình địa phương: ngoài đài phát thanh truyền hình Hà Nội và Đài truyền hình thành phố Hồ Chính Minh, phần lớn các Đài địa phương có thời lượng chương trình tự sản xuất không quá 3h/ngày. Có 30 Đài truyền hình có thời lượng phát sóng trên 10h/ngày .
d) Công nghệ truyền dẫn phát sóng truyền hình:
Từ năm 1998, VTV đã nghiên cứu và thử nghiệm truyền hình số mặt đất, ngày 26/3/2001 VTV đã chọn truyền hình kỹ thuật số tiêu chuẩn Châu Âu (DVB-T: Digital Video Broadcasting - Terrestrial) làm tiêu chuẩn chính thức, sau đó được VTC triển khai tại Việt Nam
Hệ thống truyền hình quảng bá đang sử dụng chủ yếu là công nghệ tương tự (analog). Công nghệ số mới được sử dụng tại VTV, VTC, Đài truyền hình Tp Hồ Chí Minh, Đài phát thanh truyền hình Bình Dương
Hệ thống truyền hình trả tiền sử dụng nhiều loại công nghệ truyền dẫn: cáp, vệ tinh, số mặt đất và đang thử nghiệm IPTV.
(IPTV: Internet Protocol Television – là truyền hình giao thức Internet – là một hệ thống dịch vụ truyền hình kỹ thuật số được phát đi nhờ vào giao thức
Internet thông qua một hạ tầng mạng. Theo nghĩa chung nhất IPTV là truyền hình nhưng thay vì qua hình thức phát hình vô tuyến hay truyền hình cáp thì lại được truyền phát hình đến người xem thông qua các công nghệ sử dụng cho các mạng máy tính.)
3.1.3 Xu hướng phát triển ngành truyền hình
3.1.3.1. Xu hướng hội tụ truyền hình, viễn thông và công nghệ thông tin
1. Hội tụ nội dung
Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông cung cấp nội dung của các đài truyền hình trên mạng viễn thông dựa trên cơ chế chia sẻ tỷ lệ lợi nhuận theo tỷ lệ đầu tư.
2. Hội tụ mạng truyền dẫn
Có nhiều lọai hình: Mạng trục NGN, mạng toàn quang, mạng truy nhập FTTH, Wireless Broadband… hỗ trợ cho xu hướng trên.
3. Hội tụ thiết bị đầu cuối
Thiết bị đầu cuối có khả năng cung cấp trên cùng một thiết bị các dịch vụ thoại, Internet, nghe radio và xem truyền hình.
4. Hội tụ quản lý
Khoảng cách giữa viễn thông và truyền hình đang ngày càng rút ngắn và có xu hướng tiến tới thống nhất, nhiều vấn đề vẫn còn được tranh cãi, tùy theo đặc thù từng quốc gia mà họ đưa ra các chính sách quản lý khác nhau, một số quốc gia thì quản lý chung cả viễn thông và truyền hình, các quốc gia khác thì coi những dịch vụ phát thanh truyền mới là giá trị gia tăng của viễn thông.
3.1.3.2 Xu hướng phát triển của ngành truyền dẫn phát sóng
Các Đài truyền hình có thể sử dụng mạng truyền dẫn của chính mình hoặc thuê mướn kênh truyền dẫn. Xã hội hóa việc sản xuất nội dung thông tin dẫn đến xuất hiện nhu cầu đưa nội dung thông tin đến khán giả hình thành một thị trường truyền dẫn phát sóng truyền hình. Do xu hướng hội tụ công nghệ các nhà cung cấp dịch vụ truyền dẫn phát sóng truyền hình cung cấp cả dịch vụ viễn thông và ngược lại, hạ tầng truyền dẫn sẽ dựa trên một nền tảng duy nhất trên đó tất cả các dịch vụ được cung cấp đến người xem. Các công nghệ truyền hình mới (như truyền hình số mặt
đất, truyền hình vệ tinh, truyền hình Internet…) sẽ phát triển nhanh và thay thế dần các công nghệ truyền dẫn phát sóng truyền hình truyền thống (truyền hình tương tự). Các dịch vụ truyền hình di động, Internet sẽ phát triển với tốc độ nhanh chóng cùng với việc phát triển nhanh chóng của công nghệ nén, mã hóa, công nghệ truy nhập, việc thương mại hóa dịch vụ này được thực hiện trong tương lai gần.
Ưu tiên tài nguyên tần số dành cho phát hình mặt đất, sau khi phân bổ cho các kênh truyền hình công ích một tỷ lệ tài nguyên nhất định, phần còn lại sẽ được thị trường hóa.
Điều cần thiết là phải có hệ thống cơ sở hạ tầng truyền dẫn phát sóng thống nhất, nhà khai thác cơ sở hạ tầng truyền dẫn phát sóng có chức năng cung cấp dịch vụ truyền dẫn tín hiệu trên phạm vi cả nước, mô hình này có các ưu điểm:
- Phổ tần số được quản lý và sử dụng hiệu quả hơn vì nhà khai thác mạng cần phải quan tâm đến việc tối ưu hóa quỹ tần số đã được phân bổ.
- Ngoài ra các nhà khai thác nội dung khác (chẳng hạn như các hãng thông tấn, báo chí) sẽ có cơ hội truy nhập các dịch vụ truyền dẫn phát sóng, tham gia vào vào thị trường truyền hình mà không phải lo gánh nặng đầu tư xây dựng và quản lý hệ thống truyền dẫn phát sóng riêng của mình.
- Việc cung cấp các dịch vụ truyền dẫn tín hiệu và cơ sở hạ tầng phát sóng do một đơn vị, tổ chức hoặc doanh nghiệp sở hữu và khai thác trên cơ sở hành lang pháp lý đảm bảo tính công bằng, không thiên vị và minh bạch, trên cơ sở đó các đài có thể truy nhập một cách công bằng vào mạng truyền dẫn phát sóng công cộng với dung lượng, chất lượng và phí dịch vụ được đảm bảo quản lý và quy định chặt chẽ của Nhà nước.
- Cơ sở hạ tầng phát sóng mặt đất thường được sở hữu và khai thác bởi các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp truyền hình phục vụ công ích hoặc các công ty viễn thông có chức năng cung cấp dịch vụ truyền dẫn phát sóng.
Với sự phát triển mạnh của truyền hình cáp, mô hình chi nhánh sẽ bùng nổ bởi vì việc kinh doanh chỉ tập trung mạnh vào việc phân phối các chương trình truyền hình trên mạng truyền hình cáp.
Xuất hiện mô hình quản lý khi mà một số đơn vị được Chính phủ cấp phép chịu trách nhiệm mạng truyền dẫn phát sóng truyền hình số quốc gia. Các bộ phận kỹ thuật truyền dẫn phát sóng tại các địa phương sẽ được chuyển về các đơn vị này quản lý và khai thác. Đây là một mô hình hợp lý cho phép nâng cao khả năng cạnh tranh của một số tập đoàn phát thanh truyền hình trong nước khi trong tương lai có các tập đoàn truyền thông nước ngoài tham gia thị trường trong nước.
3.1.3.3 Xu hướng thay đổi kết cấu doanh thu của ngành truyền hình
Nguồn thu truyền thống và đóng vai trò chủ lực trong doanh thu của các Đài truyền hình là nguồn thu từ quảng cáo. Khi truyền hình còn là một kênh báo hình độc quyền thì việc tương tác với khán giả phụ thuộc vào Đài truyền hình rất nhiều, nhất là trong lĩnh vực quảng cáo. Giá quảng cáo mang tính chất của giá cả độc quyền, doanh thu quảng cáo chiếm tỷ trọng lên đến 90% trong kết cấu nguồn thu.
Ngày nay, truyền hình trên Internet và trên các phương thức dẫn truyền khác đã làm giảm bớt quyền lực của các Đài truyền hình trong việc định ra giá cả quảng cáo và trong việc lựa chọn hình thức quảng cáo trên truyền hình của các doanh nghiệp. Khán giả xem truyền hình không cần phải ngồi trước tivi, mà có thể xem ở mọi nơi, mọi lúc, trên các thiết bị điện tử thông minh có tích hợp các ứng dụng truyền hình, internet và điện thoại. Quảng cáo trên internet và các phương tiện viễn thông đã dần thay thế quảng cáo truyền hình. Doanh thu quảng cáo vì thế có xu hướng sụt giảm là tất yếu.
Sụt giảm doanh thu quảng cáo là tất yếu đồng nghĩa với việc các Đài truyền hình cần phải tìm nhiều nguồn thu mới từ những phương thức sản xuất kinh doanh mới, tìm ra kết cấu nguồn thu hợp lý phù hợp với khả năng của đơn vị, phù hợp với trình độ phát triển của ngành và tình hình kinh tế xã hội.
3.2 Định hướng phát triển
3.2.1 - Về dịch vụ truyền hình trả tiền
Theo cổng thông tin điện tử Chính phủ, Thủ tướng phê duyệt bản quy hoạch phát triển dịch vụ phát thanh truyền hình Việt Nam đến năm 2020 tại quyết định số 1448/QĐ-TTg ban hành ngày 19/8/2013. Theo đó dịch vụ truyền hình sẽ ưu tiên
phục vụ nhiệm vụ chính trị, đồng thời kết hợp cung cấp truyền hình dịch vụ trả tiền có nội dung phong phú, đáp ứng nhu cầu thông tin, giải trí lành mạnh của người dân.
Truyền hình trả tiền là dịch vụ truyền hình mà người xem sẽ trả một khoản phí cho các nhà cung cấp dịch vụ để được xem các kênh truyền hình mà họ lựa chọn. Khác với truyền hình quảng bá, truyền hình trả tiền giúp người xem chủ động hơn trong việc lựa chọn những chương trình để xem theo sở thích của mình.
Chính phủ sẽ xác lập cơ chế chính sách thích hợp với từng loại hình dịch vụ để hình thành số lượng và quy mô doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hợp lý, kết hợp với quy hoạch số hóa truyền hình đến năm 2020, hình thành thị trường dịch vụ phát thanh truyền hình trả tiền, cạnh tranh lành mạnh theo cơ chế thị trường, chống độc quyền và có doanh nghiệp đủ năng lực làm chủ thị trường trong nước và vươn ra quốc tế.
Theo quy hoạch, từ năm 2015, cung cấp ổn định 70 – 80 kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu. Khoảng 40 – 50 kênh truyền hình chuyên biệt của Việt Nam dành cho truyền hình trả tiền và dịch vụ truyền hình trả tiền theo yêu cầu.
Đến năm 2015, cả nước có 30 – 40% số hộ sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền, đến năm 2020 con số này sẽ lên đến 60 – 70%. Hiện nay chỉ có khỏang 20% hộ dân dùng truyền hình trả tiền của một số nhà cung cấp tiêu biểu như SCTV, VTC, HTV, VTV tương đương 4.5 triệu thuê bao.
Truyền hình trả tiền ở Việt Nam được cung cấp theo các hình thức: truyền hình kỹ thuật số vệ tinh, truyền hình kỹ thuật số mặt đất, truyền hình Cáp và truyền hình tương tác qua Internet (IPTV).
3.2.2 - Quy hoạch truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020
Thực hiện nghị quyết của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU), ngày 16/12/2009 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg về việc Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng truyền hình đến năm 2020.
3.2.2.1 Định hướng phát triển dịch vụ truyền dẫn phát sóng