Lưu Đồ Quy Trình Xây Dựng Kế Hoạch Tài Chính Từ Dưới Lên


hoạch tài chính có tác dụng quản lý nguồn lực của Đài thể hiện ở các mặt sau: 1. Hoạch định: Hỗ trợ tối đa cho kế hoạch hoạt động của tổ chức; 2/Điều phối: Phân bổ nguồn lực hợp lý, giúp các bộ phận khác nhau trong Đài hoạt động nhất quán; 3/ Kiểm soát: Thông qua xây dựng các mốc về tài chính cho các hoạt động, kế hoạch tài chính trở thành công cụ kiểm soát quá trình thực hiện bao gồm, tiến độ thực hiện, mức thực hiện và là cơ sở để điều chỉnh nếu cần thiết; 4/ Đánh giá: kế hoạch tài chính tạo thành tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả của các nhà quản lý trong việc hoàn thành các mục tiêu của các Ban sản xuất và của toàn Đài.



Kế hoạch

tài chính năm của Ban sản xuất A, B,C,D

Đơn đặt hàng của

Ban Biên tập

Tổng thời lượng được

giao

Nội dung tuyên truyền

của Ban SX


Hình 2.5: LƯU ĐỒ QUY TRÌNH XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH TỪ DƯỚI LÊN



Nguồn lực

tài chính

Nhiệm vụ trọng

tâm tuyên truyền của năm

Phân bổ

nguồn lực

KẾ HOẠCH

BAN A

Kế hoạch tài chính

toàn Đài

KẾ HOẠCH

BAN C

KẾ HOẠCH KẾ HOẠCH

BAN B BAN D


Hình 2.6 : LƯU ĐỒ QUY TRÌNH XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỪ TRÊN XUỐNG


Minh họa biểu mẫu kế hoạch tài chính của một đơn vị Ban sản xuất:

Đvt:1.000 đ


Số

thứ

Khung giờ

Tên

Số liệu kế hoạch

đầu năm

Số liệu thực hiện

trong năm

Kế hoạch

kinh phí

tự

thời lượng phát sóng

chương trình

Số lượng

CT

Kinh phí kế hoạch

Số lượng CT

Kinh phí thực hiện

Năm mới với cấu trúc CT

I

CHƯƠNG TRÌNH HTV TỰ SẢN XUẤT

1

HTV9 – T2

9g30

Kiến thức kinh tế

26

122.850

26

112.144

112.144

2

HTV9-T4

15g15

Khoa học đời sống

52

245.700

50

214.900

214.900

II

CHƯƠNG TRÌNH PHỤC VỤ SỞ BAN NGÀNH

3

HTV9 – T2-

20g00

Nông thôn hôm nay

12

120.000

12

120.000

120.000

4

HTV9 – T6 –

16g30

Phổ biến kiến thức về thuế

12

96.000

12

96.000

96.000

III

CHƯƠNG TRÌNH XÃ HỘI HÓA

5

HTV7-T5-

21g00

Các bác sĩ nói gì

52

41.600

52

41.600

41.600

6

HTV7-T6-

16g00

Thế giới công nghệ

26

26.000

26

26.000

26.000

TỔNG CỘNG

180

652.150

178

610.644

610.644

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý tài chính tại Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - 8


3. Quy chế chi tiêu nội bộ là bộ nguyên tắc về các khoản thu và chi theo khả năng tài chính của Đài, được xây dựng trên cơ sở HTV được tự chủ về tài chính theo nghị định 43 và thông tư 71. Quy chế này được công khai trong toàn bộ các cấp quản lý để thống nhất thực hiện và được gởi đến một số sở, ngành và kho bạc nhà nước tại thành phố để phối hợp kiểm soát chi tiêu và thanh quyết toán kinh phí.

Quy chế chi tiêu nội bộ của HTV được cập nhật các mức chi ba năm một lần theo sự biến động của giá cả thị trường và theo khả năng tài chính của Đài. Thù lao được phân chia ít hay nhiều căn cứ trên chất lượng sản phẩm đầu ra nhằm phát huy vai trò của tài chính là tăng cường tính hiệu quả của sản xuất, dùng tài chính làm đòn bẩy vật chất nâng cao tinh thần và năng suất lao động của đội ngũ nhân viên Đài.

Kiểm soát chi thông qua quy chế chi tiêu nội bộ là một phương pháp hiệu quả để thực hiện chi đúng, chi đủ, tránh tình trạng thất thoát hoặc chi vượt quá định mức cho phép.

4. Kế toán, kiểm toán

Công tác kiểm soát và kiểm toán nội bộ. Đối với kinh phí chi hoạt động thường xuyên: Trong suốt quá trình hoạt động các khoản chi được báo cáo, hạch toán từ dưới lên trên, theo đúng nội dung mục lục ngân sách, đảm bảo các khoản chi rõ ràng minh bạch không nhập nhằng giữa các nguồn chi. Kinh phí chi cho các hoạt động không thường xuyên phải gởi Sở Tài chính xem xét thẩm tra và trình Ủy ban nhân dân thành phố theo quy định.

Quá trình kiểm soát do đội ngũ kiểm toán nội bộ thực hiện. Các hoạt động kiểm toán nội bộ gồm có: kiểm soát chứng từ, xem xét báo cáo và đối chiếu kinh phí hoạt động định kỳ, theo dõi các nội dung chi để theo sát và theo sát dự toán đã lập, trừ những trường hợp chi cho nhiệm vụ đột xuất ngoài kế hoạch như các chương trình truyền hình trực tiếp, các chương trình tuyên truyền tinh thần các nghị quyết, quyết định, thực hiện theo chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố…đáp ứng nhu cầu triển khai thông tin nhanh chóng đến nhân dân.

5. Kiểm tra thanh tra


Công tác kiểm tra, thanh tra được thực hiện theo định kỳ do cơ quan kiểm toán nhà nước thực hiện hằng năm. Công tác này thực hiện trên cơ sở tăng cường vai trò giám sát của cơ quan chủ quản đối với hoạt động của HTV, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính. Ngoài vai trò giám sát, công tác thanh tra còn giúp Đài hoàn thiện các cơ chế chính sách tài chính, phản ánh và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế chính xác, hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu quản lý của Sở Tài chính.

6. Đội ngũ cán bộ quản lý.

Đây là đội ngũ vận dụng trực tiếp các quy chế, quy định về tài chính phục vụ cho công tác quản lý. HTV thường xuyên mở các lớp đào tạo về chuyên môn, về nghiệp vụ quản lý, trong đó có quản lý về tài chính để cập nhật trình độ và nâng cao kiến thức về tài chính cho đội ngũ quản lý.

Để sử dụng nguồn tài chính hiệu quả, phát huy vai trò là động lực của quá trình sản xuất, các nhà quản lý cần nắm rõ và vận dụng việc đánh giá chất lượng công việc đi kèm với thù lao hợp lý. Một mặt trả thù lao xứng đáng, mặt khác ổn định tâm lý, giúp người lao động yên tâm làm việc, gắn bó và phục vụ cho sự nghiệp phát triển HTV.

2.3.3 Các hoạt động quản lý tài chính tại HTV 2.3.3.1 Quản lý tài sản phục vụ sản xuất

HTV xác định toàn bộ tài sản đều tham gia vào quá trình sản xuất dù ở mức độ trực tiếp hay gián tiếp, nên đều được trích khấu hao 10%/ năm. Số khấu hao được để lại để tăng cường cơ sở vật chất cho đài và bổ sung quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.

Về cấp độ quản lý, tài sản được phân theo cấp quản lý ở các phòng ban sử dụng và cấp quản lý toàn Đài. Cấp quản lý ở phòng ban chịu trách nhiệm theo dõi, bảo quản và đảm bảo an toàn cho tài sản, báo cáo với Ban tài chính về tình hình và nhu cầu sử dụng. Cấp quản lý của Đài chịu trách nhiệm tổng hợp chung, điều phối thiết bị. Hằng năm đều có tiến hành kiểm kê tài sản đột xuất hoặc theo kế hoạch, lập Hội đồng xử lý tài sản.


Quy trình mua sắm, quản lý, thanh lý tài sản của HTV đã được quy định thành Quy chế Quản lý và sử dụng tài sản nhà nước tại Đài truyền hình TP.HCM theo Quyết định số 2952/QĐ-ĐTH ngày 31 tháng 12 năm 2013.

2.3.3.2 Quản lý chi:

A. Các khoản chi của HTV có nhiều loại, 1/ chi hoạt động thường xuyên; 2/ chi hoạt động không thường xuyên; 3/ Chi thuế nộp ngân sách nhà nước.

1/ Chi hoạt động thường xuyên phục vụ nhu cầu chi thường xuyên (chiếm 65

– 80%) để duy trì hoạt động, kinh phí để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - chính trị của tổ chức và chi trao đổi quảng cáo (chiếm 20 – 30%). Các khoản mục chi thường xuyên được hạch toán đầy đủ, kịp thời và chính xác theo mục lục ngân sách bao gồm, lương theo ngạch bậc, các khoản phụ cấp, trợ cấp, thưởng cho người lao động, chi nghiệp vụ chuyên môn.

Phần chi chiếm phần lớn nội dung của chi thường xuyên là chi nghiệp vụ chuyên môn bao gồm, chi mua chương trình trong và ngoài nước, chi thù lao cho cộng tác viên tham gia sản xuất chương trình, chi thù lao nhuận bút và chi thù lao cho các cộng tác viên có liên quan đến sản xuất chương trình.

Nội dung lớn thứ hai trong chi hoạt động thường xuyên là chi trao đổi quảng cáo, hay là chi trao đổi bản quyền, là hình thức hợp tác trao đổi bản quyền phát sóng các chương trình phim, các kịch bản sản xuất các chương trình hay và phù hợp do các đối tác cung cấp, đổi lại bằng giá trị các spot quảng cáo.

2/ Chi hoạt động không thường xuyên là các khoản chi đầu tư dự án từ 10% của dự toán chi hằng năm được cấp trở lại và chi mua sắm lẻ từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Loại chi này chỉ bằng khoảng 5 – 15% của chi hoạt động thường xuyên. Tỷ lệ chi này cao hay thấp tùy theo số lượng dự án đầu tư trong năm và tốc độ giải ngân của dự án.

3/ Chi thuế Giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp: theo luật định, trong đó thuế giá trị gia tăng nộp 10% đối với họat động quảng cáo, bán chương trình của Đài, tạp chí HTV, phát hành băng đĩa nộp 5% doanh thu; thuế thu nhập doanh nghiệp trích nộp với tỷ lệ 25% trên số tổng doanh thu trừ chi phí hoạt động,


khấu hao tài sản cố định và thuế giá trị gia tăng. Hai loại thuế này được tính đúng, tính đủ và trích nộp ngân sách nhà nước.

B. Quản lý nguồn chi bao gồm một loạt các chính sách, chế độ nội bộ nhằm đảm bảo đảm nguồn chi được quản lý chặt chẽ, theo dự toán ngân sách được lập gồm có: Các kế họach tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ, công tác kiểm toán nội bộ đã được đề cập ở phần công cụ quản lý tài chính.

2.3.3.3 Quản lý nguồn thu.

A. Nguồn thu từ quảng cáo và các dịch vụ khác: đây là nguồn thu chủ yếu của HTV, mà hoạt động quảng cáo là chính, chiếm từ 79% đến 88% tỷ trọng nguồn thu.

Nguồn thu Quảng cáo chủ yếu được thực hiện thông qua Trung tâm dịch vụ truyền hình. Khách hàng đăng ký quảng cáo căn cứ vào giờ phát sóng, giá phát sóng và chế độ giảm giá khuyến mãi. Phần lớn khách hàng của Trung tâm dịch vụ truyền hình là các công ty dịch vụ, các doanh nghiệp... trong đó các công ty dịch vụ có vai trò là người trung gian giữa Đài truyền hình và các doanh nghiệp sản xuất trực tiếp. Doanh nghiệp cam kết quảng cáo trong chương trình truyền hình với các công ty dịch vụ, công ty dịch vụ ký kết hợp đồng với Đài truyền hình để tiến hành sản xuất chương trình và thực hiện dịch vụ quảng cáo.

Phương thức liên kết gồm có 2 dạng sau:

1. Hợp tác sản xuất: khi đối tác ký hợp đồng cam kết sản xuất chương trình và phát sóng, toàn bộ giá trị hợp đồng hợp tác được trao đổi lại bởi giá trị quảng cáo. Một phần kinh phí sản xuất chương trình – phần đối tác đảm nhận – được chuyển trả lại, phần kinh phí tương ứng với công việc HTV đảm nhận chuyển về cho HTV tạo thành nguồn thu.

2. Tài trợ sản xuất chương trình: Các đối tác, doanh nghiệp đồng ý tài trợ toàn bộ cho chương trình, HTV sẽ đảm nhận trọn gói từ khâu sản xuất đến khâu phát sóng. Lúc này một phần tiền thu được từ hình thức này sẽ chuyển đến cho các Ban biên tập để tiến hành sản xuất, phần còn lại sẽ là nguồn thu cho HTV.


B. Nguồn thu từ các chương trình xã hội hóa: là nguồn thu thứ hai của Đài, tuy tỷ trọng nguồn thu những năm 2007 đến năm 2009 còn thấp, chiếm từ 21 – 12% nhưng nguồn thu này sẽ tăng mạnh vào những năm kế tiếp và hiện nay vì xã hội hóa chương trình đang là xu thế vận động tại các Đài truyền hình.

HTV là đơn vị đi đầu trong việc thử nghiệm hình thức xã hội hóa chương trình truyền hình. Qua thời gian thử nghiệm, cùng với sự ra đời của hàng loạt công công ty truyền thông, đến nay HTV đã có một số lượng đối tác đáng kể, cung cấp cho Đài số lượng chương trình truyền hình góp phần không nhỏ vào tổng thời lượng phát sóng.

Nguồn thu các chương trình xã hội hóa hình thành theo những phương thức Trao đổi bản quyền (theo quyết định số 148/QĐ-TH ngày 11 tháng 02 năm 2014): là hình thức hợp tác trao đổi bản quyền phát sóng các chương trình phim, các format sản xuất các chương trình hay và phù hợp do các đối tác cung cấp, đổi lại bằng giá trị các spot quảng cáo.

Xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình là phương thức sản xuất sử dụng nguồn lực và chất xám của xã hội để đa dạng hóa chương trình phát sóng. Nhờ hình thức này mà nguồn thu của Đài tăng đáng kể, góp phần bù đắp tỷ lệ thu quảng cáo ngày càng giảm.

2.3.3.4 Quản lý quỹ

Tổng thu hoạt động thường xuyên sau khi trừ đi các khoản chi hoạt động thường xuyên, các khoản thuế phải nộp ngân sách nhà nước sẽ tạo nên nguồn chênh lệch thu chi. Nguồn này được phân phối như sau:

- Trích nguồn Cải cách tiền lương (CCTL) bằng 40% thu nhập sau thuế (TNST).

- Trích tối thiểu 25% (TNST – CCTL) để lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp

- Chi thu nhập tăng thêm: là khoản chi lương theo doanh số cho người lao động nhằm tăng mức sống, khuyến khích tăng năng suất lao động. Quyết toán nguồn thu nhập tăng thêm theo kế hoạch.

- Trích lập quỹ cơ quan theo quy định của nghị định 43 và thông tư 71. Cụ thể: Quỹ khen thưởng, dùng để chi thưởng nội bộ = 2 tháng thu nhập thực tế; Quỹ phúc lợi,


dùng để chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể, chi hoạt động đoàn thể, trợ cấp khó khăn = 1 thu nhập thực tế; Quỹ dự phòng ổn định thu nhập, dùng để ổn định thu nhập cho người lao động khi nguồn thu giảm sút hoặc khi nhà nước thay đổi chính sách tiền lương = 2 tháng thu nhập thực tế. Thu nhập thực tế bao gồm: tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm.


Cấu trúc Bản báo cáo tài chính của HTV:


Nội dung

Chi tiết

Tình hình thực hiện

(số tiền)

I. Tổng thu sự nghiệp

- Thu quảng cáo và dịch vụ khác

- Trao đổi quảng cáo


II. Chi hoạt động thường

xuyên

- Chi thường xuyên

- Trao đổi quảng cáo


III. Thuế Giá trị gia tăng



IV. Chênh lệch thu chi



V. Nộp ngân sách và trích

lập quỹ

Nộp ngân sách, thuế TNDN



Phân phối chênh lệch thu chi

- Trích nguồn cải cách tiền lương

- Trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp

- Chi thu nhập tăng thêm

- Trích lập quỹ cơ quan


VI. Chi hoạt động không thường xuyên

- Chi đầu tư dự án từ nguồn đầu tư để lại và quỹ phát triển sự nghiệp

- Chi mua sắm lẻ từ quỹ phát triển

hoạt động sự nghiệp


Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 08/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí