2.4 Đánh giá hiệu quả quản lý tài chính
Đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính trong phạm vi ngành truyền hình phải xét đến các mục tiêu, chức năng mà ngành thực hiện. Một cơ chế quản lý tài chính hiệu quả, phải đạt được những mục tiêu thực hiện tốt nhiệm vụ kinh tế - chính trị do nhà nước giao, với chi phí thấp nhất, đồng thời với việc tạo nguồn tích lũy tối đa để duy trì hoạt động và có nguồn vốn phát triển. Mục tiêu này có thể cụ thể hóa thành các nhiệm vụ cụ thể sau:
1. Hoàn thành nhiệm vụ chính trị.
2. Hoàn thành nhiệm vụ kinh tế.
3. Thực hành tiết kiệm, giảm chi phí.
4. Chăm lo đời sống cho người lao động.
Trên cơ sở nhiệm vụ đã đề ra, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động được xem xét như sau:
2.4.1 Nhiệm vụ chính trị:
2.4.1.1 Chỉ tiêu về thời lượng phát sóng:
Thời lượng phát sóng các chương trình HTV tự sản xuất phục vụ nhu cầu tuyên truyền= Thời lượng các chương trình HTV tự sản xuất/ tổng thời lượng phát sóng K7 và K9
Kênh HTV7 và HTV9 là hai kênh chủ lực của HTV, các chương trình quảng cáo, tài trợ quảng cáo…đều muốn đăng quảng cáo trên hai kênh này vì bản thân nó đã có thương hiệu từ lâu, số lượng khán giả truyền thống cũng đông. Từ đầu năm 2013, 2 kênh này đã được tái cấu trúc để HTV9 trở thành kênh chính luận – tuyên truyền, kênh còn lại giao lại cho Trung tâm dịch vụ truyền hình phát sóng các chương trình có ký kết hợp đồng tạo doanh thu. Gọi các chương trình phát sóng thông qua ký kết hợp đồng tài trợ, mua bản quyền, quảng cáo.. là các chương trình có doanh thu thì tỷ lệ phần trăm các chương trình phục vụ tuyên truyền như sau:
Số liệu qua các năm cho thấy, mặc dù tỷ lệ về thời lượng phát sóng của các chương trình tuyên truyền tuy có chịu ảnh hưởng bởi thời lượng các chương trình
tạo doanh thu, nhưng nhìn chung tỷ lệ chương trình tuyên truyền chiếm trên 60% qua các năm.
Bảng 2.1 SỐ LIỆU VỀ THỜI LƯỢNG PHÁT SÓNG CHƯƠNG TRÌNH
Thời lượng phát sóng các chương trình tuyên truyền (phút) | Tổng thời lượng phát sóng trên 2 kênh 7 và 9/ năm (phút) | Tỷ lệ % các chương trình HTV tự sản xuất phục vụ tuyên truyền | |
1 | 2 | 3=(2-1)/2 | |
2010 | 670.300 | 1.051.200 | 63 |
2011 | 714.800 | 1.051.200 | 68 |
2012 | 746.352 | 1.051.200 | 71 |
Có thể bạn quan tâm!
- Yêu Cầu Của Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xhcn Đối Với Hoạt Động Truyền Thông
- Quy Trình Tổ Chức Sản Xuất Chương Trình Truyền Hình
- Lưu Đồ Quy Trình Xây Dựng Kế Hoạch Tài Chính Từ Dưới Lên
- / Về Cơ Chế Hoạt Động Tài Chính Quản Lý Tài Sản
- Xu Hướng Hội Tụ Truyền Hình, Viễn Thông Và Công Nghệ Thông Tin
- Lộ Trình Số Hóa Phát Sóng Truyền Hình Mặt Đất:
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
(Nguồn: Ban Tài chính Đài truyền hình TP.HCM)
Thời lượng này bao gồm cả các chương trình sản xuất theo yêu cầu của các Sở Ban ngành, các chương trình truyền hình quân đội, công an nhân dân, các chương trình tuyên truyền các chủ trương ,chính sách pháp luật của nhà nước, các chương trình phản ánh tình hình kinh tế xã hội, biển đảo…
2.4.1.2 Chỉ tiêu về kinh phí sản xuất chương trình
1) Tỷ lệ kinh phí hoạt động dành cho sản xuất chương trình = kinh phí dành cho sản xuất các chương trình / Tổng kinh phí hoạt động thường xuyên 1 năm
Bảng 2.2 SỐ LIỆU VỀ KINH PHÍ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH
Đvt: triệu đồng
Kinh phí sản xuất chương trình | Tổng kinh phí hoạt động thường xuyên cả năm | Tỷ lệ kinh phí hoạt động dành cho sản xuất chương trình (%) | |
1 | 2 | 3=1/2 | |
2010 | 497.500 | 692.865 | 71 |
2011 | 588.890 | 795.800 | 74 |
2012 | 666.000 | 865.000 | 77 |
(Nguồn: Ban Tài chính Đài truyền hình TP.HCM)
2) Kinh phí HTV chi cho các chương trình tuyên truyền cho sở Ban ngành= Kinh phí sản xuất theo yêu cầu của Sở Ban ngành/ tổng kinh phí SXCT năm.
Bảng 2.3 TỶ LỆ KINH PHÍ SẢN XUẤT DÙNG ĐỂ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TUYÊN TRUYỀN CHO CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Đvt: triệu đồng
Kinh phí dùng cho công tác tuyên truyền cho các Sở, Ban, ngành | Tổng kinh phí dùng cho sản xuất chương trình | Tỷ lệ kinh phí dùng riêng cho công tác tuyên truyền cho các Sở, Ban, ngành (%) | |
1 | 2 | 3=1/2 | |
2010 | 199.002 | 497.506 | 40 |
2011 | 235.556 | 588.890 | 40 |
2012 | 259.740 | 666.000 | 39 |
(Nguồn: Ban Tài chính Đài truyền hình TP.HCM)
Chương trình tuyên truyền sản xuất cho các Sở, Ban, Ngành quản lý bao gồm các chương trình sản xuất theo đơn đặt hàng trực tiếp của các cơ quan nhà nước và các chương trình tuyên truyền Đài tự sản xuất có liên quan đến nhiệm vụ tuyên truyền chung. Tỷ lệ này qua nhiều năm liên tiếp vẫn giữ mức tương đương 40%, chứng tỏ mức độ đầu tư cho nhu cầu tuyên truyền chính trị của nhà nước là không đổi và được Đài ưu tiên hàng đầu trong hoạt động và trong công tác tài chính hằng năm.
2.4.2 Nhiệm vụ kinh tế
2.4.2.1 Chỉ tiêu về thời lượng phát sóng
1) Tỷ lệ thời lượng phát sóng quảng cáo tạo doanh thu = thời lượng phát quảng cáo/ tổng thời lượng phát sóng K7 và K9.
Theo Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13, thời lượng quảng cáo trên báo nói, báo hình không được vượt quá 10% tổng thời lượng chương trình phát sóng một ngày của một tổ chức phát sóng, trừ thời lượng quảng cáo trên kênh, chương trình chuyên quảng cáo; phải có dấu hiệu phân biệt nội dung quảng cáo với các nội dung
khác. Vậy tính trên hai kênh HTV7 và HTV9 HTV được phép khai thác tối đa thời lượng là 1.051.200 phút/ năm.
Trên thực tế, thời lượng quảng cáo trên cả hai kênh HTV7+9 năm 2012 là
50.000 phút. Như vậy, HTV vẫn chưa khai thác hết thời lượng quảng cáo mà Luật quảng cáo cho phép để tạo doanh thu.
Tỷ lệ thời lượng phát sóng quảng cáo trên tổng thời lượng phát sóng của Đài 1 năm = 50.000/1.051.200 = 4.75%.
2) Tỷ lệ thời lượng phát sóng các chương trình xã hội hóa = thời lượng phát sóng các chương trình xã hội hóa/ tổng thời lượng phát sóng K7 và K9.
Các chương trình xã hội hóa là các chương trình được HTV mua bản quyền chương trình kèm với việc doanh nghiệp cung cấp chương trình phải ràng buộc quảng cáo vào trong chương trình tạo nên doanh thu của HTV. Thời lượng phát sóng chương trình xã hội hóa trên cả hai kênh tương đối ổn định qua các năm. Năm 2012 tỷ lệ này là 35% trên tổng thời lượng 2 kênh.
2.4.2.2 Chỉ tiêu doanh thu
1) Doanh thu qua các năm 2010, 2011, 2012
Bảng 2.4 SỐ LIỆU DOANH THU VÀ CHI PHÍ QUA CÁC NĂM
Đvt: triệu đồng
2010 (1) | 2011 (2) | 2012 (3) | |
Doanh thu | 1.800.000 | 1.385.000 | 1.250.000 |
Chi phí | 692.865 | 795.800 | 865.000 |
Biểu đồ 2.1 : BIỂU ĐỒ TƯƠNG QUAN GIỮA DOANH TH
VÀ CHI PHÍ QUA CÁC NĂM
BIỂU ĐỒ TƯƠNG QUAN GIỮA DOANH THU VÀ CHI PHÍ QUA CÁC NĂM
2.000.000
1.500.000
Doanh thuU
1.000.000
Chi phí
500.000
0
2010 (1)
2011 (2)
Năm
2012 (3)
Doanh thu và Chi phí
(Nguồn: Ban Tài chính Đài truyền hình TP.HCM)
Biểu đồ 2.1 cho thấy đường biểu diễn doanh thu và chi phí qua các năm 2010 đến 2012 có khả năng giao nhau trong tương lai. Đây là xu hướng đáng lo ngại đối với khả năng tự chủ về tài chính của HTV.
2) Tỷ trọng các thành phần cấu thành doanh thu= tỷ lệ doanh thu do quảng cáo và doanh thu do trao đổi quảng cáo/tổng doanh thu.
Bảng 2.5 CẤU TRÚC DOANH THU
Đvt: %
2010 (1) | 2011 (2) | 2012 (3) | |
Tỷ lệ doanh thu quảng cáo và các dịch vụ khác | 87 | 81 | 78 |
Tỷ lệ trao đổi quảng cáo | 13 | 19 | 22 |
(Nguồn: Ban Tài chính Đài truyền hình TP.HCM)
Tỷ lệ trao đổi quảng cáo
Tỷ lệ doanh thu quảng cáo và các dịch vụ khác
CẤU TRÚC DOANH THU
100
80
60
Tỷ lệ %
40
20
0
1
2
Năm
3
Biểu đồ 2.2: CẤU TRÚC DOANH THU
3) Mức tự đảm bảo kinh phí hoạt động của đơn vị = Tổng các nguồn thu sự nghiệp/Tổng chi hoạt động 1 năm.
Kể từ năm 2002, HTV đã hoàn toàn tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên được xếp loại là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi phí hoạt động. Mức tự đảm bảo kinh phí hoạt động thể hiện qua các năm như sau:
Bảng 2.6 MỨC TỰ ĐẢM BẢO KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG
Tổng thu sự nghiệp (triệu đồng) | Tổng chi hoạt động/năm (triệu đồng) | Mức tự đảm bảo kinh phí hoạt động của HTV | |
1 | 2 | 3=1/2 | |
2010 | 1.800.000 | 692.865 | 2.60 |
2011 | 1.385.000 | 795.800 | 1.74 |
2012 | 1.250.000 | 865.000 | 1.44 |
(Nguồn: Ban Tài chính Đài truyền hình TP.HCM)
4) Tỷ lệ đóng góp cho ngân sách trên doanh thu sau thuế.
Đài luôn hoàn thành nhiệm vụ thu và thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách đầy đủ qua các năm. Tỷ lệ nộp từ năm 2010 là 25% chênh lệch thu chi.
2.4.3 Thực hành tiết kiệm, chống thất thoát nguồn chi.
2.4.3.1 Tỷ lệ chi cho sản xuất chương trình qua các năm luôn luôn tăng. Lý do tăng chủ yếu là do HTV có xem xét và bổ sung thù lao theo chỉ số giá thị trường, đảm bảo trả công lao động hợp lý. Tỷ lệ tăng chi phí sản xuất chương trình năm 2011/2010 là 18%; 2012/2011 là 13%
2.4.3.2 Hiệu quả sử dụng tài sản: Tỷ lệ doanh thu trên tổng giá trị tài sản qua các năm – hiệu quả tạo doanh thu trên một đồng tài sản.
Bảng 2.7 CÁC SỐ LIỆU VỀ TÀI SẢN Đvt: triệu đồng
Nguyên giá tài sản | Giá trị còn lại | Doanh thu | Tài sản/ Doanh thu | Giá trị tài sản còn lại/ Doanh thu | |
1 | 2 | 3 | 4=1/3 | 5=2/3 | |
2010 | 800.000.000 | 402.874.000 | 1.800.000 | 444 | 223 |
2011 | 960.000.000 | 503.593.000 | 1.385.000 | 693 | 363 |
2012 | 998.400.000 | 519.168.000 | 1.250.000 | 798 | 415 |
(Nguồn: Ban Tài chính Đài truyền hình TP.HCM)
Tính trên nguyên giá một đồng doanh thu được tạo ra bởi 444 đồng tài sản (năm 2010). Tuy nhiên do 49 % đã được khấu hao hết nên nếu tính theo giá trị còn
lại thì chỉ cần 223 đồng tài sản đã tạo được doanh thu. Số tài sản đã được khấu hao hết vẫn tiếp tục phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra giá trị mới nhiều hơn.
2.4.4. Chăm lo đời sống cho người lao động.
Tỷ lệ chi thu nhập tăng thêm trong các năm 2010 đến 2012, giữ ổn định so với năm gốc 2010. Thu nhập tăng thêm được trích từ chênh lệch thu chi sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào ngân sách. Doanh thu càng cao tỷ lệ trích càng nhiều. Năm 2007, 2008 tỷ lệ trích là 18%, đến năm 2009, 2010 tỷ lệ trích lên đến 22%.
Từ nghiên cứu thực trạng hoạt động quản lý tài chính, có thể tổng kết một số thành tựu đạt được, hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân như sau:
2.5 Thành tựu đạt được 2.5.1- Nhiệm vụ chính trị:
Thời lượng phát sóng và chương trình:
HTV từ chỗ sản xuất và phát hình đen trắng đã chuyển sang thu phát hình màu. Đến tháng 8/1987, từ 1 kênh HTV9, Đài đã mở thêm kênh HTV7 với công suất phát sóng cả hai kênh bình quân từ 10 đến 12 giờ mỗi ngày, thay vì chỉ từ 2 đến 4 giờ/ngày như trước năm 1980. Đến nay 02 kênh HTV7 và HTV9 đều được phát 24/24 giờ.
Trong 39 năm qua, số lượng chương trình, tiết mục của HTV ngày càng đa dạng, phong phú, luôn thể hiện là một cơ quan ngôn luận có bản lĩnh vững vàng trong việc đưa các tin có tính chất nóng bỏng liên quan đến an ninh, chính trị, kinh tế - xã hội. Song song đó HTV luôn bám sát tuyên truyền các hoạt động trên địa bàn thành phố, kịp thời truyên truyền những gương điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực.
Trong năm 2013, HTV đã thực hiện tổng cộng 208 buổi truyền hình trực tiếp (trung bình 18,9 buổi/tháng, trong đó có 163 buổi trên HTV9 và 45 buổi trên HTV7) về nhiều sự kiện, hội nghị quan trọng của Trung ương và Thành phố.
Bên cạnh những chương trình trên, HTV sản xuất hàng loạt các phim tài liệu lịch sử có giá trị khoa học, lịch sử, chính trị cao đã để lại dấu ấn khá sâu sắc trong lòng khán giả trong và ngoài nước như Mê Kông ký sự, Ký sự hỏa xa…
2.5.2 Nhiệm vụ kinh tế:
Về tạo nguồn thu để phát triển sự nghiệp và đóng góp ngân sách HTV đã chủ động tạo nguồn thu tài chính từ dịch vụ quảng cáo và các dịch vụ khác. Từ năm 1990 đến năm 1995, tổng doanh thu của HTV chỉ đạt khoảng 131 tỷ đồng; nhưng từ 4 tháng cuối năm 1996 đến 6 tháng đầu năm 2001, tổng doanh thu của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh đã tăng lên đáng kể, với số thu hơn 781 tỷ đồng, điều tiết ngân sách Trung ương hơn 282 tỷ đồng, kinh phí để lại đầu tư cho HTV hơn 488 tỷ đồng, kinh phí đã sử dụng đầu tư các dự án gần 300 tỷ đồng. Từ năm 2002, Đài đã thực hiện thí điểm việc khoán thu, chi trong 3 năm và mức doanh thu của đài cũng tăng đáng kể từ 300 tỷ đồng trong năm 2002 đã đến năm 2003 đã vượt định mức 40 tỷ đồng.
Hàng năm doanh thu của HTV đều tăng, luôn đạt và vượt chỉ tiêu UBND Thành phố giao (năm 2005: 700 tỷ đồng; năm 2006: 1.000 tỷ đồng; năm 2007:
1.300 tỷ đồng; năm 2008: 1.800 tỷ đồng; năm 2009: 2.111 tỷ đồng). Kể từ năm 2002, HTV đã hoàn toàn tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên (đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi phí hoạt động).
2.5.3 Đầu tư cho con người:
Nhận thức tầm quan trọng của nguồn nhân lực, ban lãnh đạo HTV luôn chăm lo cho đời sống của người lao động, thu nhập luôn luôn được cải thiện, năm sau cao hơn năm trước, đảm bảo cho người lao động sống tốt, có tích lũy. Hệ số tăng thu nhập bình quân từ năm 2007 – 2009 lần lượt là 3,14 – 2,14 – 5,96. Bên cạnh đó, HTV cũng luôn chăm lo đến đời sống tinh thần cho cán bộ viên chức, tổ chức học tập nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ chính trị cả trong và ngoài nước. Trong 3 năm kể trên đã có 1221 lượt cán bộ viên chức tham gia các lớp đào tạo, trong đó có 857 lượt học về chuyên môn truyền hình và 364 lượt học về chính trị và quản lý nhà nước. Đài cũng cử cán bộ, viên chức đi đào tạo bậc cao học, tiến sĩ trong và ngoài nước để tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đáp ứng sự phát triển của HTV trong thời gian sắp tới.