2.4. Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đòn bẩy tài chính là một công cụ để ra quyết định tài chính như có vay nợ hay không, vay bao nhiêu thì đủ, vay trong bao lâu....
Bên cạnh đó, khi sử dụng đòn bẩy tài chính, các nhà quản trị phải đánh đổi giữa lợi nhuận và chi phí. Do vậy, họ phải nghiên cứu kỹ và có hiểu biết thì mới có thể ra được quyết định chính xác cho doanh nghiệp.
Muốn sử dụng được các nguồn vốn đi vay, doanh nghiệp phải minh bạch hóa tài chính, phải tuân thủ các chuẩn mực và quy định của Nhà nước trong công tác tài chính - kế toàn trong doanh nghiệp. Đó là tiền đề để doanh nghiệp hoàn thiện công tác quản lý tài chính của mình.
Trên đây là những hiểu biết chung nhất về đòn bẩy tài chính và vai trò của nó đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Chương tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về thực trạng sử dụng chính sách đòn bẩy tài chính tại các doanh nghiệp này như thế nào.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CHÍNH SÁCH ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI VIỆT NAM
Trong chương một, ta đã có cái nhìn tổng quát nhất về đòn bẩy tài chính và các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Trong phần này, tôi sẽ đi sâu vào phân tích hiệu quả của chính sách đòn bẩy tại các doanh nghiệp này. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian cũng như tài liệu nghiên cứu, nên các số liệu tôi đưa ra chủ yếu là tổng hợp các số liệu của 3-4 năm gần đây nhất. Theo ý kiến chủ quan của bản thân tôi, việc phân tích số liệu trong khoảng thời gian như vậy vẫn có thể cho chúng ta những kết quả nhất định do thuật ngữ “đòn bẩy tài chính” mới được nhắc đến nhiều trong một vài năm gần đây, mặc dầu việc sử dụng nợ của các doanh nghiệp đã có rất lâu rồi.
2.1. Hiệu quả sử dụng chính sách đòn bẩy tài chính tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam
2.1.1. Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam
Có một thực tế là số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam liên tục tăng qua các năm, đặc biệt là từ sau khi Luật doanh nghiệp 2005 và Luật đầu tư 2005 được ban hành.
Bảng 1: Số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tại Việt Nam qua các năm
(Đơn vị: Doanh nghiệp)
2001 | 2002 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 06/2008 | |
Số doanh nghiệp | 42607 | 50173 | 91809 | 112925 | 131332 | 191367 | 349309 |
Số DNVVN | 35004 | 44314 | 84003 | 105167 | 123392 | 176931 | 331884 |
Có thể bạn quan tâm!
- Chính sách đòn bẩy tài chính tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp - 2
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Sử Dụng Đòn Bẩy Tài Chính Của Doanh Nghiệp
- Đặc Điểm Của Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Việt Nam
- Tỷ Lệ Vốn Vay Đáp Ứng Nhu Cầu Vốn Của Doanh Nghiệp
- Những Hạn Chế Trong Việc Sử Dụng Đòn Bẩy Tài Chính Của Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Việt Nam
- Chính sách đòn bẩy tài chính tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp - 8
Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.
(Nguồn: Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ được thành lập mới không ngừng gia tăng qua các năm. Nếu như trong năm 2002, có khoảng 9.310 doanh nghiệp mới được thành lập thì con số này trong các năm 2005, 2006, 2007 lần lượt là 21.164, 18.225 và 53.539 doanh nghiệp. Đặc biệt, tính đến tháng 6 năm 2008, đã có 349.309 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, trong đó có 331.844 doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm hơn 95% tổng số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trong cả nước. Như vậy, chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2008, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ thành lập mới đã lên đến con số 154.913 doanh nghiệp, gần bằng tổng số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tính đến thời điểm cuối năm 2007.
Biểu đồ 1: Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ qua các năm
Số DNVVN
350,000
300,000
250,000
200,000
150,000
100,000
50,000
0
2001
2002
2004
2005
2006
2007 Jun-08
(Nguồn: Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam)
Tuy nhiên, một thực tế khác là năng lực tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam còn rất yếu. Trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam thì số doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm đa số, nguồn vốn hoạt động của các doanh nghiệp này rất thấp. Theo số liệu thống kê của một cuộc điều tra của ngân hàng Nhà nước cho thấy, số doanh nghiệp có số vốn dưới 5 tỷ dồng chiếm đa số từ 76 -83 %, còn số doanh nghiệp có vốn từ 5 đến 10 tỷ đồng chỉ chiếm một tỷ lệ không đáng kể từ 8 - 13%.
Điều tra cũng đi đến một kết luận rằng hầu hết tất cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đều phải sử dụng đến vốn vay để sản xuất kinh doanh. Thực tế đó xuất phát từ nguyên nhân nguồn vốn tự có của các doanh
nghiệp này rất ít, không đủ khả năng để tài trợ cho các dự án sản xuất kinh doanh. Do đó, chúng ta có thể khẳng định rằng gần như 100% doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đều sử dụng đòn bẩy tài chính trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên, mức độ sử dụng và hiệu quả sử dụng ở các doanh nghiệp là khác nhau, tùy thuộc vào ngành nghề lĩnh vực hoạt động.
Bảng 2: Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam theo lĩnh vực hoạt động
(Đơn vị: Doanh nghiệp)
2005 | 2006 | 2007 | |
Nông nghiệp | 2.145 | 2.399 | 3.742 |
Công nghiệp và xây dựng | 43837 | 47.445 | 70.726 |
Thương mại và dịch vụ | 58.785 | 73.548 | 102.463 |
(Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê các năm)
Số liệu trong bảng trên cho thấy, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam chủ yếu tập trung trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ, sau đó là đến công nghiệp và xây dựng và cuối cùng là lĩnh vực nông nghiệp với số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ thấp nhất. Điều đó cũng phần nào cho thấy tính hiệu quả của chính sách đòn bẩy tài chính tại các doanh nghiệp Việt Nam. Rõ ràng là các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ đang tạo ra nhiều sức hút nhất đối với các nhà đầu tư, thể hiện qua số lượng doanh nghiệp được thành lập và đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực này cao nhất (chiếm 57,9% trong cơ cấu doanh nghiệp theo lĩnh vực hoạt động tại Việt Nam năm 2008). Còn trong lĩnh vực nông nghiệp, số lượng doanh nghiệp được thành lập mới và đăng ký kinh doanh không nhiều. Nguyên nhân là các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp không tạo ra thu nhập cao hơn cho các đồng vốn mà nhà đầu tư đã bỏ ra, hay nói cách khác là có thể đòn bẩy tài chính đã không phát huy được nhiều tác dụng trong lĩnh vực này.
Bảng 3: Mức độ hiệu quả của chính sách đòn bẩy tài chính tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.
20% | |
Bình thường | 60% |
Kém hiệu quả | 20% |
(Nguồn: Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam)
Theo số liệu trong bảng trên, trong số các doanh nghệp vừa và nhỏ sử dụng đòn bẩy tài chính thì có tới hơn 20% doanh nghiệp sử dụng hiệu quả, mang lại thu nhập cao hơn cho chủ sở hữu; 60% số doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính với hiệu quả ở mức bình thường, nghĩa là có mang lại thu nhập cao hơn cho chủ sở hữu nhưng con số đó không đáng kể; và khoảng 20% doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính kém hiệu quả và có khả năng dẫn đến tình trạng phá sản cho các doanh nghiệp. Điều đó cho thấy, đòn bẩy tài chính thực sự rất quan trọng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam và các doanh nghiệp này đã nỗ lực để mang lại hiệu quả cao hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh từ những đồng vốn đi vay này.
Một khía cạnh khác khi nói đến khả năng sử dụng đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chính là khả năng huy động các nguồn vốn để tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo định nghĩa về đòn bẩy tài chính thì các doanh nghiệp có hai phương thức để huy động nguồn tài trợ tài chính là từ vay nợ và phát hành chứng khoán. Tuy nhiên, kênh huy động vốn chủ yếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn là các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính - tín dụng trong nền kinh tế.
Biểu đồ 2: Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2008
Vốn tự có
Vốn vay ngân hàng
Vốn vay từ các nguồn khác
(Nguồn: Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước năm 2008)
Nhìn vào biểu đồ, ta thấy trong cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ thì tỷ trọng vốn tự có hay vốn chủ sở hữu chỉ chiếm hơn 1/3 (khoảng 36%), trong khi đó vốn vay ngân hàng lên đến 45% và vốn vay từ các nguồn khác chiếm hơn 18%. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải vay nợ từ các các nguồn khác để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trong các nguồn tài trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thì ngân hàng vẫn đóng vai trò quan trọng nhất khi tài trợ gần một nửa trong tổng số vốn sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Bảng 4: Tỷ trọng các nguồn tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Tỷ lệ (%) | |
Ngân hàng | 71,43 |
Công ty cho thuê tài chính | 2,0 |
Các nguồn khác | 26.57 |
(Nguồn: Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam)
Theo nghiên cứu mới đây của Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thì có đến 71,43% doanh nghiệp được điều tra cho biết ngân hàng vẫn là kênh huy động vốn chủ yếu của họ để phục vụ sản xuất kinh doanh. Số còn lại là từ các công ty cho thuê tài chính và các tổ chức khác.
577,850
397,172
175,727
226,336
256,727
299,472
109,777
175,643
Tổng dư nợ tín dụng
Dư nợ của DNVVN
Biểu đồ 3: Dư nợ tín dụng ngân hàng từ năm 2005 - 2008
700,000
600,000
500,000
400,000
300,000
200,000
100,000
0
Tỷ đồng
Năm
2005
2006
2007
7t/ 2008
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước, 2008)
Theo báo cáo của Ngân hàng thương mại, tính đến thời điểm tháng 07/2008, tổng dư nợ tín dụng trong cả nước là 577.850 tỷ đồng, tăng 18,36% so với thời điểm cuối năm 2007. Theo báo cáo của 6 ngân hàng thương mại Nhà nước, 31 ngân hàng thương mại cổ phần, 33 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh cho biết, đến nay số doanh nghiệp vừa và nhỏ còn có quan hệ tín dụng với ngân hàng là 163.673 doanh nghiệp, chiếm trên 50% số doanh nghiệp vừa và nhỏ với số vốn kinh doanh là 482.092 tỷ đồng.
Nhìn vào biểu đồ trên, ta thấy dư nợ tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ liên tục tăng qua các năm. Cụ thể, trong năm 2007, dư nợ tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp vừa và nhỏ là 256.727 tỷ đồng, tăng
81.084 tỷ đồng so với năm 2006 và 146.950 tỷ đồng so với năm 2005.
Trong 7 tháng đầu năm 2008, doanh số cho vay của các ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ là 289.100 tỷ đồng. Trong đó, khối ngân hàng thương mại Nhà nước là 141.816 tỷ đồng chiếm 47,7%, khối ngân hàng thương mại cổ phần là 139.837 tỷ đồng chiếm 47,07% và khối ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 7.446 tỷ đồng chiếm 2,5% tổng doanh số cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tính đến thời điểm 31/07/2008, dư nợ tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt 299.472 tỷ đồng chiếm 27,3% tổng dư nợ cho vay của cả nền kinh tế, tăng 16,65% so với thời điểm 31/12/2007 và tăng 70,5% so với thời điểm 31/12/2006. Trong đó, cho vay ngắn hạn chiếm 73,05% và cho vay trung dài hạn chiếm 26,95%. Điều đó cho thấy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang là những khách hàng tiềm năng mà các ngân hàng thương mại đang hướng tới.
Một số chính sách mà các ngân hàng thương mại đang dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay:
- Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) bên cạnh các sản phẩm truyền thống đã có 8 sản phẩm tín dụng dành riêng cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng với hàng loạt các dịch vụ phi tài chính như đào tạo, tư vấn, giới thiệu và hỗ trợ khách hàng tham gia các hoạt động dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã dành 320 tỷ đồng từ công ty tài chính quốc tế IFC để cấp vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mở rộng thêm các dịch vụ, sản phẩm nhằm nâng cao khả năng hỗ trợ cấp vốn cho các doanh nghiệp này.
- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã dành riêng nguồn vốn 33.000 tỷ đồng với lãi suất hợp lý để hỗ trợ cho chương trình tái cấu trúc nợ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ giúp các doanh nghiệp này vượt qua khó khăn trong giai đoạn lạm phát cao. BIDV cũng cung ứng các dịch vụ như tư vấn hỗ trợ lập dự án và thu xếp vốn, tư vấn phát hành trái phiếu, niêm yết chứng khoán, các dịch vụ trọn gói như tiền gửi, dịch vụ tài khoản, dịch vụ chi trả lương, các sản phẩm phái sinh,…
Tuy nhiên, mặc dù dư nợ tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng nhưng tốc độ tăng không bằng tốc độ tăng của tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế. Như trong 7 tháng đầu năm 2008, dư nợ tín dụng cho doanh nghiệp