Trên xu thế phát triển và định hướng hoạt động từ chính phủ đến năm 2020, HTV cần có nhiều biện pháp ngắn hạn để tăng trưởng nguồn thu, thoát khỏi tình trạng khó khăn về tài chính. Đồng thời thực hiện các giải pháp trong dài hạn như đổi mới cơ chế tài chính theo hướng nâng cao tính tự chủ toàn diện, hạch toán theo mô hình của một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh; Nâng cao năng lực quản lý và sử dụng tài chính và thẩm định đầu tư của đội ngũ lãnh đạo trực tiếp ở các phòng ban; Nâng cao tay nghề cho đội ngũ nhân viên, đảm bảo khai thác hết nguồn lực lao động vào sản xuất kinh doanh, không lãng phí nguồn nhân lực.
KẾT LUẬN CHUNG
Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh đang bước vào đầu thời kỳ của 3 năm ổn định tài chính mới. Trước những biến động của kinh tế trong nước và khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Đài gặp không ít khó khăn về tình hình tài chính đòi hỏi phải có những giải pháp tháo gỡ.
Trước khi đưa ra giải pháp cần đánh giá tình hình chung như sau: giai đoạn khó khăn về tài chính mà Đài đang đối mặt có nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan
Nguyên nhân khách quan là sự ảnh hưởng của suy thoái kinh tế chung. Các doanh nghiệp cắt giảm chi phí mà trước hết là chi phí quảng cáo làm nguồn thu chính của Đài (chiếm trên 80 %) về tỷ trọng giảm mạnh.
Đài đang bước từ thời kỳ doanh thu siêu lợi nhuận sang thời kỳ doanh thu bị giảm trầm trọng. Trong khi chi phí hoạt động sự nghiệp vẫn giữ mức tăng bình quân 10 – 15%/ năm. Điều này đưa Đài đến tình trạng mất cân đối thu chi và có khả năng không thể áp dụng cơ chế tự chủ về tài chính trong gian đoạn sắp tới.
Thời kỳ 2011 đến nay là thời kỳ giảm mạnh doanh thu, nhưng mức chi phí vẫn không giảm và còn tăng qua các năm. Các biện pháp tiết kiệm chi phí để tăng doanh thu đã được áp dụng triệt để như là giải pháp trước mắt để đối diện với khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên về lâu về dài vẫn phải có những giải pháp cụ thể và đồng bộ để đưa Đài trở về mốc đạt doanh thu cao hơn.
Có thể bạn quan tâm!
- Xu Hướng Hội Tụ Truyền Hình, Viễn Thông Và Công Nghệ Thông Tin
- Lộ Trình Số Hóa Phát Sóng Truyền Hình Mặt Đất:
- Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý tài chính tại Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - 13
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
Tuy nhiệm vụ kinh tế không đạt được như những năm của thời kỳ 2009-2010. Nhưng về nhiệm vụ tuyên truyền thì Đài đạt được những thành tựu đáng kể. Cụ thể là các hoạt động của nhà nước chính phủ được thông tin đầy đủ đến nhân dân, giúp nhân dân thực hiện cơ chế giám sát, thực hành dân chủ. Các loạt bài có ý nghĩa giáo dục truyền thống cách mạng được chú trọng cũng như các loạt bài về thời sự biển Đông luôn thu hút đươc bạn xem Đài và sự đánh giá cao từ các cấp lãnh đạo.
Nguyên nhân chủ quan, xuất phát từ cơ chế quản lý tài chính quy định bởi pháp luật chưa điều chỉnh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong thời kỳ mới,
từ năng lực quản lý và vận dụng kỹ năng tài chính của đội ngũ lãnh đạo các phòng ban, từ khả năng thích ứng của đội ngũ lao động HTV với sự vận động của kinh tế thị trường.
Bước vào thời kỳ 3 năm ổn định tài chính mới, phù hợp với quy hoạch phát triển ngành truyền hình và các ngành khác có liên quan, Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh cần nâng cao năng lực quản lý tài chính trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thông qua các giải pháp mà tác giả đề xuất. Cơ chế quản lý phù hợp sẽ mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển, giúp Đài giữ vững được vị thế là Đài truyền hình lớn nhất nhì trong cả nước trong điều kiện kinh tế thị trường phát triển sâu rộng và mạnh mẽ trong ngành truyền thông như hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Bùi Hữu Phước (2009), Lê Thị Lanh, Lại Tiến Dĩnh, Phan Thị Nhi Hiếu, Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài Chính.
2/ Bùi Chí Trung (2012), Nghiên cứu xu hướng phát triển của truyền hình nhìn từ góc độ kinh tế học truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Luận án tiến sĩ, bản PDF.
3/ Ciaran Walsh (2008), Các chỉ số cốt yếu trong quản lý, NXB Tổng hợp TP.HCM, Bản tiếng Việt.
4/ Đài truyền hình TP.HCM (2007), Phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, giai đoạn 2007-2009.
5/ Đài truyền hình TP.HCM (2010), Quy chế chi tiêu nội bộ giai đoạn 2010-2012.
6/ Đài truyền hình TP.HCM (2010), Báo cáo tổng kết và đánh giá tình hình thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính trong 3 năm 2007-2009.
7/ Hội đồng Trung ương (2011), Giáo trình Kinh tế học Chính trị Mác – Lenin, NXB chính trị quốc gia, trang 547-578.
8/ Sử Đình Thành (2008), Vũ Thị Minh Hằng, Nhập môn Tài chính Tiền tệ, NXB Lao động xã hội.
Văn bản quy phạm pháp luật nhà nước.
1/ Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 ngày 1/1/2013 - Quy định thời lượng phát sóng quảng cáo đối với các loại hình báo chí.
2/ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 và Thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006, hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43. – Quy định quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
3/ Nghị định 18/2008/NĐ-CP ngày 4/2/2008 và thông tư 09/2009/TT-BTC ngày 21/1/2009, hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với Đài truyền hình Việt Nam.
4/ Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg ngày 16/02/2009, về Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020.
5/ Quyết định số 1448/QĐ-TTg ngày 19/8/2013, về Quy hoạch phát triển dịch vụ phát thanh, truyền hình Việt Nam đến năm 2020.
6/ Quyết định 15/2012/QĐ-TTg ngày 6/3/2012, quy định về cơ chế tài chính đặc thù đối với Thông tấn xã Việt Nam, giai đoạn 2012-2014.
7/ Thông tư 150/2010/TT-BTC ngày 27/9/2010, hướng dẫn về thuế Giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các cơ quan báo chí.
Báo mạng
1/ Cổng thông tin điện tử - Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 2/ Sài Gòn giải phóng Online – www.sggp.org.vn
3/ Trang web của Bộ thông tin và truyền thông (MIC). 4/ Thư viện pháp luật. – thuvienphapluat.vn
5/ Trang web của Tổng công ty truyền thông đa phương tiện Việt Nam VTC – www.vtc.com.vn