/ Về Cơ Chế Hoạt Động Tài Chính Quản Lý Tài Sản


2.6 Hạn chế tồn tại‌

2.6.1/ Về thực hiện nhiệm vụ kinh tế

Như phần trên có đề cập doanh thu của 3 năm liền kề từ 2011 đến 2013 liên tục giảm bình quân 10%/ năm. Đồ thị biểu diễn đường doanh thu và chi phí trong những năm 2010, 2011, 2012 đã thể hiện xu hướng giao nhau trong vài năm tới nếu tình hình không được cải thiện. Như vậy ngoài việc trông đợi vào sự phục hồi của nền kinh tế, HTV cần có sự chuyển biến tích cực để lấy lại thế cân bằng giữa thu và chi, phải đảm bảo có đủ tích lũy để tái sản xuất.

2.6.2/ Về cơ chế hoạt động tài chính Quản lý tài sản

Quy trình mua sắm tài sản còn qua nhiều khâu và tốn nhiều thời gian. Một dự án mua sắm tài sản cho năm mới thường kéo dài đúng một năm. Từ khâu lên kế hoạch, thẩm định hiện trạng, phê duyệt đến khâu ký hợp đồng đặt hàng và nhận hàng thường rơi vào thời gian cuối năm hoặc dài hơn. trong khi công nghệ thay đổi từng giờ, thì việc chậm trễ thời gian mua sắm là sự lãng phí lớn cho đầu tư.

Khâu lập kế hoạch mua sắm tài sản cũng theo chu kỳ 1 năm tài chính. Tính ngắn hạn của các kế hoạch đầu tư mua sắm tài sản không đem lại cái nhìn tổng quát về nhu cầu đầu tư trong tương lai, điều này cũng đồng nghĩa với tình trạng phải lập kế hoạch nhiều lần (mỗi đầu năm), bỏ qua nhu cầu về đầu tư thay mới của một số đơn vị do phải tập trung nguồn lực cho một đơn vị nào khác, đầu tư đổi mới không theo kịp nhu cầu công tác.

Quản lý thu

Trong tình hình kinh tế khó khăn, quản lý nguồn thu là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Quản lý nguồn thu không chỉ dừng lại ở việc cân đong đo đếm số lượng thu trong kỳ mà còn phải có những phương thức hợp lý để duy trì và tăng nguồn thu. Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn thu gồm có cạnh tranh, sự phát triển của nền kinh tế nói chung và chính sách ưu đãi trong quảng cáo cho các đối tác của HTV.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

HTV có một đội ngũ các nhà đầu tư, các khách hàng thân thiết luôn đồng hành cùng HTV trên mọi chặng đường phát triển, giữ cho doanh thu của HTV không xuống dưới mức mất khả năng tự chủ kinh phí hoạt động. Tuy nhiên việc tìm tòi hướng đi mới để mở rộng nguồn khách hàng đến với quảng cáo và hợp tác sản xuất luôn luôn là một bài toán khó trong nền kinh tế thị trường có cạnh tranh gay gắt. Điều này đòi hỏi mọi đơn vị kinh tế đều phải có chiến lược thu hút khách hàng cụ thể và luôn đổi mới về phương thức thực hiện.

Quản lý chi

Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý tài chính tại Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - 10

Các khoản chi của HTV đều được thực hiện tuân thủ theo nguyên tắc quy định trong các văn bản pháp luật áp dụng cho loại hình đơn vị sự nghiệp có thu và theo đúng chế độ chi tiêu nội bộ của HTV. Trong đó khoản chi đầu tư cho sản xuất chương trình chiếm tỷ trọng lớn.

Tổng chi phí qua mỗi năm đều tăng, không tính đến tỷ lệ tăng cơ học theo các đợt tăng lương cơ bản, do tăng nhân sự, thì chi phí dành cho sản xuất chương trình tăng bình quân 10 đến 15% mỗi năm. Nếu tỷ lệ tăng doanh thu gấp đôi hay nhiều lần tỷ lệ tăng chi phí thì không phải quan ngại. Tuy nhiên, HTV đang trong thời kỳ giảm doanh thu nên tăng cường kiểm soát chi đang là một yêu cầu cấp bách đặt ra cho đội ngũ quản lý tài chính.

2.6.3/ Về con người

Điều phối trực tiếp lực lượng lao động tại HTV là đội ngũ lãnh đạo các phòng ban của HTV. Tổng giám đốc trao quyền cho Trưởng phụ trách các phòng ban chuyên môn chịu trách nhiệm về các quyết định phân bổ nguồn lực nhân sự và tài chính. Có thể nói, ngoài nhân sự chịu trách nhiệm chính về công tác quản lý tài chính là Ban Tài chính HTV, thì Ban phụ trách các phòng ban là đội ngũ chịu trách nhiệm thứ hai về hiệu quả công tác quản lý tài chính thông qua việc sử dụng nguồn kinh phí khoán chi được khoán cho đơn vị hằng năm, dựa trên kết quả thực hiện nhiệm vụ. Qua các bản báo cáo tài chính tổng kết cuối năm có thể thấy được cách thức mà họ sử dụng nguồn lực tài chính của mình. Một số tồn tại công tác quản lý tài chính tại Ban khoán chi còn tồn tại là:


1/ Kinh phí có xu hướng sử dụng theo hướng cào bằng cho các chương trình trong cùng một tiết mục.

2/ Lãnh đạo các phòng Ban chưa đánh giá và quan tâm đến việc phân bổ kinh phí hợp lý cho các nội dung chương trình khác nhau, chưa tạo động lực cải tiến nội dung lẫn hình thức thể hiện chương trình.

2.7 Nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế

Nguyên nhân của thành tựu:

Thành tựu mà HTV đạt được là tích lũy của một quá trình chuyển mình và phấn dấu lâu dài của tập thể nhân viên và lãnh đạo Đài truyền hình qua những thời kỳ khó khăn và thuận lợi. Nó là kết quả của những chiến lược đúng đắn trong đầu tư phát triển kỹ thuật truyền hình, phát triển kỹ năng con người; là sự trung thành với mục tiêu, sứ mệnh hoạt động của tổ chức; và sau cùng là sự mở đường về cơ chế quản lý tài chính thông qua nghị định 43 năm 2006. Sau 7 năm quản lý tài chính trong cơ chế tự chủ về thực hiện nhiệm vụ và tài chính, Đài đã chủ động hơn trong việc sử dụng nguồn vốn hoạt động, chủ động tìm hướng đi chiến lược trong sản xuất chương trình, trong hoạt động kinh doanh, từ đó tạo nguồn lực cho đầu tư mới và phát triển. Hơn nữa hoạt động của Đài đã đi dần vào quỹ đạo của kinh tế thị trường, tham gia chủ động vào các giao dịch mua sản phẩm truyền hình bằng các phương thức xã hội hóa, mua bản quyền chương trình và bán bản quyền, quyền phát sóng chương trình từ các nhà sản xuất. Các hoạt động này đều được thực hiện trên cơ sở hoàn thiện nghiệp vụ, bộ máy quản lý tài chính để bắt kịp tiến độ phát triển của Đài.

Nguyên nhân của hạn chế:

Nguyên nhân hạn chế có những yếu tố trực tiếp, gián tiếp, có những nguyên nhân khách quan và chủ quan, được đề cập dưới đây.

2.7.1 Vấn đề thực hiện nhiệm vụ kinh tế

Nguyên nhân dẫn đến giảm sút doanh thu trong những năm gần đây có mặt khách quan lẫn chủ quan. Về khách quan có thể nhìn bao quát toàn cảnh kinh tế Việt Nam đang trong thời kỳ giảm sút cùng với suy thoái kinh tế toàn cầu. Các


doanh nghiệp kinh tế phải cắt giảm chi phí, mà đầu tiên là chi phí quảng cáo, để duy trì hoạt động. Thị trường cầu đã sụt giảm đáng kể. Trong khi đó thị trường cung về các kênh dẫn quảng cáo trong truyền thông thì có rất nhiều. Kênh báo viết, báo mạng, và kể cả truyền hình trên Internet đều đưa ra những lựa chọn thay thế cho quảng cáo trên truyền hình. Lựa chọn sản phẩm quảng cáo thay thế cũng là một phương thức mà doanh nghiệp lựa chọn để tiết kiệm, mặc dù trên thực tế tính ưu việt và nổi trội của quảng cáo trên truyền hình là điều hoàn toàn không thể bàn cãi. Thị trường và thị phần bị chia sẻ là điều mà tất cả các doanh nghiệp, không loại trừ cả Đài truyền hình, phải đối mặt một khi đã tham gia vào guồng máy vận động của thị trường.

Nguyên nhân thứ hai là bên cạnh các chương trình tuyên truyền, mặc dù đã dành hẳn riêng 1 kênh HTV7 để làm nhiệm vụ kinh tế, HTV vẫn thiếu những chương trình mang tính đột phá, sáng tạo, có khả năng thu hút người xem trên một tầm mức sâu rộng, do đó cũng ít có quảng cáo đăng ký kèm theo. Cuộc cạnh tranh giành thị phần quảng cáo, thực chất là cuộc cạnh tranh về chất lượng chương trình, tính hướng đến thị hiếu, hướng đến khán giả của các chương trình có khả năng tạo doanh thu.

Nguyên nhân thứ ba, mặc dù HTV đã có mức giá ưu đãi để phục vụ khách hàng nhưng chất lượng phục vụ chưa cao ở các khâu tiếp thị sản phẩm và bán hàng.

2.7.2. Vấn đề về cơ chế hoạt động tài chính

Việc xếp loại đơn vị sự nghiệp được xét lại sau thời kỳ 3 năm, dự toán kinh phí hoạt động cũng được ổn định trong vòng 3 năm. Tuy nhiên đầu tư tài sản lại mang tính lâu dài, gắn với định hướng phát triển lâu dài của ngành, của Đài. Việc xây dựng kế hoạch mua sắm theo từng năm không bao quát hết được định hướng phát triển, định hướng đầu tư dài hạn làm căn cứ cho việc tích lũy nguồn vốn và phân bổ nguồn lực sản xuất.

Vấn đề quản lý chi: quản lý chi hiệu quả bắt nguồn từ việc kiểm soát hiệu quả, bắt đầu từ nguồn chi lớn nhất là chi cho sản xuất chương trình, trong đó quá trình kiểm soát phải thực hiện từ lúc duyệt dự toán cho đến lúc thực hiện dự toán,


đảm bảo cho các khoản chi luôn hợp lý và trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên do số lượng chương trình bình quân sản xuất 1 năm của Đài là khá lớn, chỉ tính trên 2 kênh HTV7 và HTV9 thì số lượng sản xuất mới có thể lên đến 13.000 chương trình phóng sự 15 phút. Số đầu nội dung chi không nhiều, nhưng số chương trình lớn, đòi hỏi phải có lực lượng kế toán theo dõi kiểm soát chi chặt chẽ.

Vấn đề tiền lương, HTV vẫn trả theo cấp bậc do nhà nước quy định vì theo nghị định 43, đối với công việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế chính trị do nhà nước giao thì tiền lương, tiền công phải tính theo cấp bậc của nhà nước. Phần việc phục vụ cho công tác tạo nguồn thu sự nghiệp, thì tiền lương tiền công phải gắn với năng suất và hiệu quả lao động, giống như đối với một doanh nghiệp. Hiện nay Đài vẫn chưa áp dụng cơ chế tài chính của doanh nghiệp, hơn nữa việc đánh giá hiệu quả, năng suất chất lượng công việc chưa có một thang đo cụ thể nào. Việc đánh giá kết quả công việc hiện nay chủ yếu dựa vào việc tự đánh giá của người lao động, 6 tháng một lần, và đánh giá của thủ trưởng đơn vị.

2.7.3 Vấn đề về trình độ quản lý tài chính của đội ngũ lãnh đạo

Về trình độ quản lý tài chính của các cấp lãnh đạo chủ yếu là Ban phụ trách của các Ban sản xuất của HTV. Thông thường, bổ nhiệm các chức danh Trưởng phó phòng ban sản xuất đều lấy nguồn từ phóng viên biên tập, là những người giỏi trong công tác chuyên môn, kỹ năng quản lý sẽ được học hỏi qua thời gian, nhưng đa số kỹ năng quản lý tài chính còn rất thiếu. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng công tác dự toán tài chính cũng như khả năng sử dụng nguồn kinh phí tiết kiệm, hiệu quả. Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính không thể thiếu vai trò của các nhà lãnh đạo – trưởng phó phòng ban.

Vai trò đó thể hiện cụ thể qua việc đánh giá hiệu quả chương trình cả về mặt kinh tế lẫn tuyên truyền. Về mặt kinh tế, có thể tính hiệu quả trên cơ sở số thu vượt chi. Về mặt tuyên truyền, một chương trình được xem là hiệu quả khi thu hút được khán giả xem Đài, hoặc đáp ứng được nhu cầu thông tin của nhà nước đến với nhân dân. Hiện nay, khi đa số các chương trình của HTV đều sản xuất theo đơn đặt hàng của nhà nước và đơn hàng của chính bản thân HTV phải sản xuất, thì việc làm thế


nào để cho sản phẩm phát sóng có tính hướng đến thị trường và khán giả vẫn còn bị xem nhẹ. Hướng đến thị trường đồng nghĩa với việc sản xuất những chương trình hấp dẫn người xem cả về hình thức lẫn nội dung. Yêu cầu này lại đòi hỏi sự đầu tư chính đáng về vốn cũng như con người, trong điều kiện nguồn lực có hạn. Các Trưởng Ban – thủ trưởng đơn vị bộ phận, đều đã được giao quyền tự chủ trong việc quản lý nguồn kinh phí khoán. Vấn đề cần đặt ra ở đây là phải hiểu rõ thế nào là sử dụng đồng vốn có hiệu quả tối ưu nếu đặt trong môi trường kinh tế thị trường để sản xuất ra những sản phẩm truyền hình chất lượng tốt nhất có khả năng giúp HTV cạnh tranh trên thị trường truyền thông.

2.7.4 Vấn đề thích ứng của đội ngũ lao động với yêu cầu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Thứ nhất, như phần trên đã đề cập, lực lượng sản xuất chương trình của HTV bao gồm đội ngũ phóng viên, biên tập chủ yếu tham gia sản xuất theo đơn đặt hàng của nhà nước, sản phẩm chương trình hoàn thành đương nhiên được phát sóng khi đã qua thẩm định. Sản phẩm sản xuất ra không thông qua thị trường để có thể được tiêu thụ. Điều này làm giảm khả năng nhạy bén của người làm nghệ thuật, người sản xuất chương trình khi đặt vào môi trường sản xuất có điều kiện của nền kinh tế thị trường. Đó là yêu cầu sản xuất hướng tới nhu cầu của người tiêu dùng.

Thứ hai, năng lực, năng của đội ngũ lao động không đồng đều trong cùng một lĩnh vực hoạt động. Nên có tình trạng có lao động làm việc quá tải, chiếm 125- 150% thời gian thời gian lao động cần thiết do nhà nước quy định, và lao động làm việc không hết năng suất, chỉ hoàn thành 80-95% thời gian lao động cần thiết – mặc dù tỷ lệ này không cao, nhưng đây là sự lãng phí trong việc sử dụng nguồn lực lao động. Thêm vào đó, đội ngũ cộng tác viên thường xuyên làm việc tại HTV cũng nhiều. Tuy không thể phủ nhận vai trò của của họ đối với những thành tựu mà HTV đạt được, nhưng nhìn theo khía cạnh quản lý tài chính thì đây là một khoản chi phí thực tế mà HTV phải chi trả thêm.


Kết chương II:

HTV là cơ quan báo hình trực thuộc sự quản lý của Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Qua 39 năm phát triển Đài đã đạt được nhiều thành tựu nhất định trên các mặt công tác và nhiệm vụ dược giao.

Đặc thù của HTV là cơ quan báo chí cách mạng, vừa theo đuổi cơ chế quản lý tài chính tự chủ nên Đài luôn phải hoàn thành 02 nhiệm vụ là: nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ kinh tế. Nhiệm vụ chính trị của HTV là cơ quan tuyên truyền của Đảng bộ, chính quyền, tiếng nói của nhân dân Thành phố, góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân bằng các chương trình truyền hình. Nhiệm vụ kinh tế là phải tự chủ nguồn thu để vừa đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, vừa có tích lũy để phát triển.

Hoạt động sản xuất kinh doanh chính tại HTV là Sản xuất chương trình truyền hình, kinh doanh dịch vụ truyền hình. Sản phẩm sản xuất là chương trình truyền hình chứa đựng nhiều nội dung khác nhau như khoa học, giáo dục, chuyên đề, tin tức... tuy nhiên về thể loại có thể gom thành hai mảng chính, mảng chính luận và mảng thông tin giải trí. Mảng chính luận được sản xuất từ nguồn kinh phí của HTV; mảng thông tin giải trí có 2 nguồn kinh phí, hoặc từ kinh phí của HTV hoặc từ nguồn lực xã hội hóa.

Hình thức quản lý tài chính tại HTV theo chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập có thu theo sự điều chỉnh của nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 và thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 bao gồm các nội dung: Quản lý nguồn thu; Quản lý chi; Quản lý tài sản phục vụ sản xuất; Quản lý quỹ.

Hiệu quả hoạt động tài chính được đánh giá thông qua hiệu quả công tác mà HTV đạt được dựa trên các tiêu chí về thời lượng phát sóng, tiêu chí về doanh thu, chi phí, ...trên các nhiệm vụ đặt ra về tuyên truyền chính trị xã hội, nhiệm vụ kinh tế, nhiệm vụ quản lý tiết kiệm chi và nhiệm vụ chăm lo cho con người. Kết quả cho thấy bức tranh tổng thể là Đài truyền hình trong vị trí là đơn vị sự nghiệp có thu với


cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đã hoàn thành tốt vai trò của mình và tuân thủ chặt chẽ những điều mà luật pháp quy định về công tác quản lý tài chính.

Tuy nhiên, qua kết quả đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của HTV giai đoạn 2010-2012 cho thấy Đài đang ở trong giai đoạn khó khăn về nguồn thu. Năm 2012, cấu trúc doanh thu của Đài có thể quy về tỷ lệ [doanh thu quảng cáo và dịch vụ khác : doanh thu trao đổi quảng cáo] là [7.8:3.2], cho thấy tổng doanh thu phụ thuộc phần lớn vào bán quảng cáo trên truyền hình. Tỷ lệ doanh thu quảng cáo cũng có xu hướng đi xuống, từ 8.7:1.3 – năm 2010 đến 7.8:3.2 năm 2012. Đây cũng là tình hình chung của các Đài truyền hình đang hoạt động trong điều kiện kinh tế thị trường, chịu áp lực cạnh tranh từ các Đài truyền hình khác và từ sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ truyền hình trên các thiết bị điện tử thông minh. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, buộc HTV phải tìm ra hướng sản xuất kinh doanh mới phù hợp với sự phát triển chung của ngành truyền hình và mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển.

Quá trình phân tích hiệu quả hoạt động có thể thấy được một số mâu thuẫn còn tồn tại.

1/ Mâu thuẫn về nhu cầu phát triển và khủng hoảng kinh tế.

2/ Mâu thuẫn giữa yêu cầu có chương trình hay để thu hút quảng cáo tăng doanh thu và yêu cầu siết chặt chi tiêu để tiết kiệm chi.

3/ Mâu thuẫn giữa cơ chế quản lý tài chính hiện hành và nhu cầu tự chủ toàn diện trong quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh.

4/ Mâu thuẫn giữa yêu cầu sử dụng nguồn lực tài chính tiết kiệm hiệu quả và năng lực quản lý tài chính của lãnh đạo các phòng ban khối sản xuất.

5/ Mâu thuẫn giữa yêu cầu về trình độ nguồn nhân lực trong điều kiện kinh tế thị trường và nguồn nhân lực hiện tại.

Vì những mâu thuẫn trên, chương III của luận văn sẽ bàn đến những giải pháp cụ thể cho việc nâng cao hiệu quả tài chính trong điều kiện kinh tế thị trường.

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 08/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí