Mô Hình Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Về Vai Trò Kiểm Toán Trong Hệ Thống Quản Lý Tài Chính, Tài Sản Công



xét rất kỹ lưỡng qua nhiều bước. Tính bảo mật của cấp thẩm quyền trong việc tham vấn một chính sách đề ra tại báo cáo KTHĐ cũng được đánh giá ở mức độ khá cao do những kế hoạch tham vấn chưa được thảo luận, lấy ý kiến, sàng lọc thì chưa được công bố. Tính chuẩn mực của việc tham vấn thể hiện ở mức độ cao như: Khi tham vấn ban hành một chế độ, chính sách hiện hành cần được xem xét kỹ lưỡng về tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực và hiệu năng; tính công khai, minh bạch cho công chúng được sử dụng thông tin đáng tin cậy; tính thuận chiều, dễ thực hiện mang lại lợi ích cộng đồng mà quy định không hàm ý lợi ích nhóm hay tư lợi,… Tính pháp chế của quyền hạn tham vấn trong báo cáo KTHĐ cũng thể hiện ở mức độ cao do các chính sách, chế độ chính thức được ban hành công khai, minh bạch và thi hành thì việc không tuân thủ hay vi phạm sẽ được xử lý theo pháp luật của Nhà nước và được chế tài mạnh mẽ (Nguyễn Như Ý, 1998).

Các tư liệu của ASOSAI và INTOSAI cũng đề cập đến thẩm quyền tham vấn nâng cao vai trò của các cơ quan công quyền, cơ quan kiểm tra, kiểm sát (là khái niệm của hoạt động kiểm soát, giám sát), kiểm toán là việc trực tiếp tham mưu, tư vấn hiệu chỉnh những chính sách, đạo Luật, luật được Nhà nước liên bang hoặc Nhà nước bang ban hành. Ở các nước không thành lập liên bang hoặc bang thì pháp luật do Nhà nước ban hành từ cấp Trung ương gọi là pháp luật Nhà nước, ở địa phương có pháp luật hiện hành. Tham vấn trong KTHĐ nâng cao vai KTNN cũng có thể được thực hiện gián tiếp trong các hoạt động của các cơ quan, tổ chức làm nhiệm vụ tư vấn, dịch vụ có các đối tác là bên thứ ba và nhiều đối tượng cùng tham gia quan tâm tới kết quả KTHĐ, báo cáo KTHĐ công khai.

2.4 Mô hình nghiên cứu mối quan hệ về vai trò kiểm toán trong hệ thống quản lý tài chính, tài sản công

2.4.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển vai trò kiểm toán

Tác giả Vũ Văn Họa (2010), nghiên cứu về “Tăng cường vai trò của kiểm toán hoạt động ở Việt Nam do Kiểm toán Nhà nước thực hiện” đã chỉ ra 6 nhóm nhân tố: (1) Môi trường pháp lý; (2) tổ chức bộ máy và sự đãi ngộ cho KTV; (3) cơ sở vật chất phục vụ cho đoàn KTHĐ; (4) nhận thức của các cấp, các ngành, của công chúng và xã hội về vai trò của KTNN; (5) cơ chế phối kết hợp giữa các cơ quan kiểm tra, thanh tra, kiểm toán; (6) hợp tác Quốc tế. Qua nghiên cứu các nhân tố trên cho thấy ở các SAIs đều có những đặc điểm chung ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển vai trò KTHĐ.

Kết quả nghiên cứu của Tác giả Pollite & cộng sự (1999), trong công trình Performance Audit and Public Management in Five Countries, Oxford and York: Oxford University Press, Tác giả Đặng Anh Tuấn (2015), đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng, tác động đến sự hành thành và phát triển của KTHĐ sau đây:



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Hai nhóm nhân tố chính là: Khả năng của KTNN, kỹ năng của KTV trong 33 nhân tố nghiên cứu thì có 15 nhân tố tác động mạnh và được chia thành bốn nhóm nhân tố: (1) Chính trị; (2) kinh tế; (3) khả năng triển khai của KTNN; (4) kỹ năng của KTV. Hai nhóm nhân tố số 3 và số 4 là nghiên cứu chính của Tác giả được thể hiện như sau:

Tác giả đã chỉ ra trong nhóm nhân tố có nhân tố năng lực của KTV, kỹ năng nghề nghiệp, được hình thành qua quá trình giáo dục, đào tạo, huấn luyện và hình thành nên kỹ năng, kinh nghiệm để đáp ứng yêu cầu khả năng triển khai KTHĐ. Tác giả đã đưa ra cơ sở rằng các SAIs đều biểu quyết vấn đề năng lực KTV là nhân tố ảnh hưởng lớn đến việc hoàn thành các nghĩa vụ nghề nghiệp, phần lớn ở các SAIs cũng đang hạn chế yếu tố này trong BMKT của các SAIs nhất là trong những lĩnh vực đặc thù, mới lạ để thực hiện KTHĐ.

Kiểm toán hoạt động nâng cao vai trò Kiểm toán Nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản công ở Việt Nam - 9

Ngoài nhân tố con người nêu trên, Tác giả còn chỉ ra nhân tố thay đổi Luật và các quy định, Tác giả đã phân tích sự thay đổi của Luật KTNN và Luật NSNN qua các thời kỳ ảnh hưởng lớn đến TCKT, HĐKT và địa vị pháp lý của KTNN. Những năm gần đây, Quốc hội đã ban hành các Nghị quyết, quyết sách về chủ trương tiết kiệm vốn trong đầu tư công, chi tiêu công. Tuy nhiên, tính pháp chế trong thi hành pháp luật chưa thể hiện rõ ràng, chỉ mang tính khẩu hiệu, chưa có chế tài phán quyết mạnh và truy cứu trách nhiệm đến hành vi sai phạm. Pháp luật KTNN cũng chưa có chế tài chính thức xử phạt hay truy cứu trách nhiệm việc đối tượng không tuân thủ chấp hành kiến nghị của KTNN, khách thể kiểm toán thiếu tinh thần hợp tác công vụ,... nhất là trong KTHĐ.

Qua nghiên cứu các nhân tố trên cho thấy, hai yếu tố quyết định ảnh hưởng to lớn đối với sự hình thành, phát triển KTHĐ và trong vai trò của chủ thể thực hiện KTHĐ, đó là: Yếu tố chuẩn mực hoạt động được hình thành từ yếu tố con người “nhân”, yếu tố này quyết định đến chất lượng HĐKT và TCKT; yếu tố pháp chế thi hành pháp luật là tiêu điểm, mấu chốt hình thành một khuôn khổ, an ninh tài chính, trật tự phép tắc trong hoạt động như một thông lệ chung có tính chế tài rõ ràng tác động trực tiếp đến đối tượng thi hành pháp luật mà không có sự ngoại lệ cho bất kỳ một trường hợp nào đối với chủ thể KTNN lẫn khách thể kiểm toán.

Qua nghiên cứu các nhóm nhân tố kể trên đã được các Tác giả kiểm định và phát triển, là nền tảng lý thuyết và tiền đề vận dụng vào thực tiễn các quốc gia đang phát triển. Qua đó, Tác giả luận án phát triển thêm hai nhân tố phụ và chỉ rõ mối quan hệ giữa các nhân tố trong việc vận dụng vào KTHĐ trong tổ chức kiểm toán của KTNN sau đây:


2.4.1.1 Pháp chế thi hành pháp luật

Tính pháp chế trong thi hành pháp luật thể hiện vai trò như một quyền năng của hệ thống pháp luật và việc vận dụng mang tính pháp lệnh trong tổ chức KTHĐ (tiền, hiện và hậu kiểm). Vai trò của KTNN trong tổ chức KTHĐ qua các phương thức thực hiện tiền kiểm, hiện kiểm thì vai trò pháp chế thể hiện rõ nét và có sự ảnh hưởng sâu sắc qua việc: Quy định các thể chế, chính sách mà không cho phép việc thoát ly ra ngoài vòng pháp luật khi một đối tượng có biểu hiện che dấu, biển thủ tài chính, tài sản công hay lợi ích nhóm gây thiệt hại cho quỹ công quốc gia; xây dựng và tăng cường vai trò pháp chế trong việc rời bỏ quyền lực khi một chủ thể KTNN thực hiện KTHĐ hay một đối tượng QLTC, tài sản công vi phạm các thông lệ, quy trình và chuẩn mực hoạt động gây hậu quả nghiêm trọng và phải tương ứng với mức độ bồi thường thiệt hại theo quy định của các SAIs và đạo Luật, thậm chí đẩy mạnh biện pháp truy cứu trách nhiệm hơn là biện pháp giáo dục thông thường (Đặng Văn Hải, 2014).

Theo nghiên cứu của Tác giả Kjell Storlokken (2007), nhân tố pháp chế pháp quyền được hình thành ở mọi lĩnh vực, mọi hoàn cảnh khác nhau trong Luật, đạo Luật, thể chế chính trị, đường lối của Đảng, CSPL của Nhà nước. Pháp chế thể hiện như một quyền năng hay nguyên tắc mang tính pháp lệnh cao hơn là tự nguyện trong tổ chức KTHĐ của KTNN. Tính pháp chế thường được gắn chặt với các quy chuẩn, quy định của luật pháp và được xem như một công chứng cho các đối tượng được điều chỉnh của luật pháp luôn đi đúng định hướng trong sự vận động và điều chỉnh của các mối quan hệ kinh tế, xã hội thể hiện qua báo cáo KTHĐ. Trong vai trò của KTNN, tính pháp chế thể hiện nguyên tắc độc lập, khách quan khi tác động đến một đối tượng mà INTOSAI đã chỉ rõ.

Nhân tố pháp chế hình thành trong KTHĐ và quyền năng pháp luật trong HĐKT cần được phát huy mạnh hơn ở mọi hoàn cảnh khác nhau so với Chuẩn mực kiểm toán. Tính pháp chế được xem là uy lực của luật pháp, của quy trình hay chuẩn mực KTHĐ và những thông lệ cho đến thể chế hoạt động. Nâng cao vai trò KTNN khi thực hiện KTHĐ cùng với việc tăng cường vai trò pháp chế ở chỗ: Nâng cao tính thưởng phạt nghiêm minh trong thực thi pháp luật kiểm toán; nâng cao tính dân chủ cho các đối tượng được điều chỉnh thực thi pháp luật kiểm toán để tăng cường vai trò, trách nhiệm và nhận thức trong thi hành Luật; đẩy mạnh truyền thông, đa dạng hóa thông tin minh bạch trong báo cáo KTHĐ qua cổng thông tin đại chúng hay sách, báo điện tử; vai trò của chủ thể thực hiện KTHĐ luôn gắn với vai trò pháp chế trong hệ thống pháp luật liên quan đến HĐKT của KTNN,… (Phạm Sỹ Liêm, 2007).


2.4.1.2 Chuẩn mực hoạt động

Hướng nghiên cứu của Tác giả Woodall,J. & Winstanley,D. (1998), về các hành vi, đạo đức và chuẩn mực, phẩm chất cũng như thái độ đúng đắn của KTV, Tác giả làm toát lên vai trò chuẩn mực của chủ thể KTNN. Chuẩn mực hoạt động khác với chuẩn mực trong kế toán, kiểm toán và thể hiện một ý nghĩa như là hành động ý thức để hiệu lực hóa các chuẩn mực mang tính tự giác hơn là bắt buộc. Trên thực tế, chuẩn mực hoạt động được hình thành trong tổ chức KTHĐ và được hiểu như một thông lệ chung, quy chuẩn của những điều lệ, quy định mang tính ý thức chấp hành gắn liền với nghĩa vụ và đạo đức nghề nghiệp hơn là tính pháp lệnh. Tiêu chí chuẩn mực được hình thành có ý nghĩa giúp hiệu lực hóa toàn bộ các quy tắc, chế tài trong các khâu của quá trình hoạt động và còn có tác dụng hỗ trợ đánh giá tính hiệu năng trong phân cấp QLTC, tài sản công.

Nhân tố chuẩn mực hoạt động được vận dụng ảnh hưởng trong các phương thức kiểm toán là yêu cầu tất yếu mà chủ thể KTNN hết sức quan tâm khi thực hiện. Khi thực hiện phương thức tiền kiểm, hiện kiểm yêu cầu các KTV tuân thủ chấp hành các quy định, điều lệ hoạt động và thông lệ chung của cuộc KTHĐ. Nâng cao chuẩn mực đạo đức và tư duy nghề nghiệp góp phần phát huy chuẩn mực hoạt động qua: Nêu cao tinh thần sáng kiến, cải tiến trong kiểm toán; luôn ý thức trách nhiệm công vụ, nghề nghiệp; giữ vững lập trường, tư tưởng và bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp; đề cao cảnh giác với những hậu quả đáng tiếc và việc nhận thức rằng có nguy cơ tồn vong sự nghiệp hay uy tín của KTV và những thiệt hại đáng tiếc gây ra cho cộng đồng và xã hội. Hình thành nên chuẩn mực của KTV thực hiện KTHĐ góp phần không nhỏ trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội, không những giúp cho Nhà nước phòng chống tiêu cực, thất thoát nguồn lực công mà còn được trọng thị như là đại biểu của dân, là người tài trí đại diện Nhân dân quản lý thuế quan, giúp dân xây dựng đất nước, mang lại lợi ích cho cộng đồng xã hội (Nguyễn Đình Hựu, 2012).

Hình thành chuẩn mực hoạt động để đánh giá hiệu lực, hiệu năng trong KTHĐ cần phải dựa trên các nguyên tắc đã được xác định. Việc vận dụng tiêu chí chuẩn mực hoạt động hỗ trợ đánh giá tính hiệu lực, hiệu năng trong KTHĐ cần phải hiệu lực hóa các mối quan hệ nhân quả có tình tiết phức tạp, mâu thuẫn nội tại mà ở đó nhà cầm quyền ban hành chế độ, CSPL không phù hợp. Giải quyết được mối quan hệ đó sẽ đạt được tính hiệu năng trong dài hạn. Những định hướng chiến lược và hoạch định chính sách có tính khả thi và ý nghĩa thiết thực phải thể hiện trong đó tính hiệu năng quản lý, tính chuẩn mực thi hành là yếu tố cấu thành điều kiện pháp lý và ý thức của chủ thể QLTC, tài sản công.

Nghiên cứu của Tác giả Peter Carey and Roger Simnett (2006) chỉ rõ các yếu tố năng lực của KTV thực hiện KTHĐ gắn liền với chuẩn mực, đạo đức nghề



nghiệp là yếu tố dẫn đến KTV thôi nắm giữ trọng trách hay phải thuê chuyên gia. Hình thành tiêu chí chuẩn mực trong vai trò của chủ thể KTNN khi thực hiện KTHĐ phải có một quá trình nhất định, chuẩn mực hoạt động phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không chỉ yếu tố con người mà phụ thuộc vào các yếu tố môi trường như: Đảm bảo cơ sở vật chất và điều kiện thiết yếu cho HĐKT; chính sách tiền lương như ở SAI Nhật Bản là nâng mức thu nhập của KTV cao nhất trong bộ máy Nhà nước; phát triển tri thức toàn diện, đa lĩnh vực cho KTV thực hiện KTHĐ theo hướng phát triển của các nước tiên tiến trên thế giới; phát triển môi trường pháp luật trong kiểm toán và trong CCHC công đồng bộ, minh bạch và đổi mới; ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, chuyên nghiệp trong CCHC và trong HĐKT,…

Nhìn nhận một cách khác, tính chuẩn mực trong thực hiện KTHĐ cũng luôn được xem như là ý thức, đạo đức nghề nghiệp, một tư duy, ý chí hay uy tín nghề nghiệp. Chuẩn mực hoạt động cũng nói lên việc phân chia ranh giới mà ở đó kết quả của chuẩn mực hoạt động thể hiện rõ nét qua quá trình KTHĐ cũng được phân chia theo lĩnh vực, tính chất và nội dung hoạt động. Tiêu chí của chuẩn mực hoạt động tồn tại ở mọi hoàn cảnh khác nhau và được áp dụng trong tất cả các khâu, các bộ phận của quá trình hoạt động, quá trình điều hành và QLTC, tài sản công.

2.4.1.3 Tăng cường pháp chế, nâng cao chuẩn mực thực hiện KTHĐ của KTNN

Tăng cường vai trò pháp chế và nâng cao chuẩn mực thi hành pháp luật cần có sự đổi mới đồng bộ về cơ chế và CSPL. Điều đó thể hiện qua khả năng thích ứng của chủ thể KTNN và khách thể kiểm toán, kết quả đạt được thể hiện qua:

Nhân tố pháp chế và chuẩn mực hoạt động trước đây chưa được đề cập và phát triển trong tổ chức KTHĐ và trong vai trò của KTNN. Trong tổ chức KTHĐ cũng như trong tổ chức điều hành và QLNN, sự hiểu biết và nhận thức đúng đắn pháp luật là một nghĩa vụ bắt buộc mà ở đó hiệu quả của pháp luật là sự hình thành và tăng cường pháp chế như một quyền lực của pháp luật trong từng bối cảnh, mọi thời điểm khác nhau. Quan trọng hơn hết là hình thành một tư duy, ý thức và chuẩn mực thi hành pháp luật một cách nghiêm minh nâng cao vai trò của các chủ thể trong quản lý, điều hành kinh tế. Đất nước ngày càng phát triển giàu mạnh thì ý thức cũng dần được nâng cao, là điều kiện thuận lợi để hình thành nên chuẩn mực hoạt động và tăng cường pháp chế trong thi hành pháp luật, góp phần nâng cao vai trò, hiệu quả, hiệu lực của KTNN (Nguyễn Đình Hựu, 2012).

Nhìn chung, chuẩn mực hoạt động có mối quan hệ sâu sắc với tính pháp chế trong Luật. Một chủ thể hay khách thể quản lý khi vận dụng hoàn hảo tính pháp chế và chuẩn mực hoạt động sẽ mang lại kết quả hoạt động hữu ích thì tổ chức đó thực sự



vững mạnh. Khi chuẩn mực hoạt động và tính pháp chế không có quan hệ tương quan thì hoạt động của một bộ máy quản lý có quy mô, mạnh mẽ đến đâu cũng không thể hình thành một tổ chức hay một thực thể hoàn hảo, phát triển bền vững để thực hiện trọng trách, vai trò trong QLTC, tài sản quốc gia nhất là trong thực hiện vai trò KTNN.

2.4.2 Khung phân tích nhân tố và phát triển trong mô hình nghiên cứu

Các nhân tố quyết định đến sự hình thành và phát triển của KTHĐ có quan hệ ảnh hưởng đến vai trò KTNN; các SAIs rất khó định lượng được mức độ ảnh hưởng và phạm vi ảnh hưởng như thế nào đến vai trò chung. Các SAIs chỉ tập trung vào việc hiệu quả, hiệu lực của KTHĐ cùng với thực hiện vai trò của KTNN tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế chính trị ở từng quốc gia của SAI mình và trong khu vực. Qua đó, khung phân tích các nhân tố cấu thành vai trò KTNN và KTHĐ được xây dựng:

2.4.2.1 Khung phân tích các nhân tố trong thực hiện KTHĐ của KTNN

Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết từ các trường phái và áp dụng trong các mô hình phân tích, các công trình nghiên cứu hiện nay của Tác giả Warning & Morgan (2007); Albert & cộng sự (2009); Lonsdale & công sự (2011); Put & Turksema (2011); Hui Fan (2012); Ferdous (2012), đã chỉ ra nhiều nhóm nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển của KTHĐ. Theo đó, Tác giả luận án phát triển thêm hai nhân tố phụ: (1) Nhân tố chuẩn mực hoạt động; (2) nhân tố pháp chế thi hành pháp luật. Đây là nhân tố độc lập hay được xem là nhân tố phụ được phát triển từ các nhóm nhân tố như môi trường pháp lý, khả năng của KTV, thái độ hợp tác,… mà Tác giả Đặng Anh Tuấn năm 2015, đã xác định. Do đó, Tác giả luận án đưa ra khung phân tích các nhân tố sau:

Thứ nhất, chuẩn mực hoạt động trong kiểm toán: Trong KTHĐ, nhân tố chuẩn mực hoạt động được hình thành bởi các nguyên tắc nhất định và ứng dụng trong mô hình Logic cụ thể như sau: Tại khâu đầu vào, chuẩn mực hoạt động rất quan trọng và gắn liền với chủ thể quản lý hay cả trong việc phân cấp, ủy nhiệm cho thuộc cấp để đảm bảo sự tin tưởng rằng các yếu tố đầu vào luôn được kiểm soát, giám sát chặt chẽ; không tạo cơ hội bòn rút nguồn lực đầu vào, tránh thất thoát ở mức độ hợp lý. Hành vi lúc này là yếu tố quyết định đối với người được thừa nhiệm, hành vi đúng đắn trong quản lý, giám sát hoạt động và kể cả đối với chủ thể thực hiện KTHĐ mà các KTV kiểm toán hoạt động thực hiện trong phương thức tiền kiểm, hiện kiểm cũng đều thể hiện chuẩn mực hoạt động như là một hành vi có ý thức hơn là biện pháp chế tài.



Chuẩn mực hoạt động được vận dụng ở khâu đầu ra ít quan trọng hơn so với khâu đầu vào của mô hình Logic trong KTHĐ mà Tác giả Alchial và Demsetz (1976) phát triển; giai đoạn này chuẩn mực hoạt động lại có tác dụng cao đối với việc thanh, quyết toán giá trị bằng tiền, hồ sơ chuẩn để hoàn thiện như những hóa đơn, giá trị lao động, vốn, biện khống chi phí,.... để bòn rút một phần giá trị vật chất hay có những hành vi sang nhượng, ủy nhiệm bất hợp pháp.

Thứ hai, pháp chế thi hành pháp luật: Pháp chế trong thi hành pháp luật là một yếu tố tối quan trọng trong thực hiện phương thức KTHĐ (tiền, hiện kiểm) đối với các yếu tố đầu vào mà việc ủy nhiệm không rõ ràng, công bằng sẽ có sự ảnh hưởng lớn. Với một hành vi sai phạm hay biện hộ đối sách trong quản lý, giám sát hoạt động ở khâu đầu vào đều gây thất thoát; vai trò của chủ thể KTNN thực hiện KTHĐ khi đã được phân cấp, ủy nhiệm thì các KTV thực hiện KTHĐ thường rất thận trọng đối với việc giám sát hoạt động, theo dõi hoạt động để không ảnh hưởng đến vai trò chung. Tuy nhiên nhiều rủi ro tồn tại trong khâu đầu vào mà khả năng của KTV không thể ngăn chặn được, KTV thực hiện KTHĐ thường dùng biện pháp mạnh hơn thể hiện tính pháp chế với việc tham chiếu đến một quy tắc, luật lệ để áp dụng việc tuân thủ nhằm phát giác, xử lý sai phạm.

Tính pháp chế thể hiện trong KTHĐ ngay tại giai đoạn tổ chức hiện kiểm, hậu kiểm đối với các yếu tố đầu ra lại được vận dụng nhiều hơn so với chuẩn mực hoạt động vì hiệu năng quản lý gắn liền với giai đoạn kết thúc dự án, quản lý hoạt động và vận hành của dự án. Giai đoạn này, các KTV thực hiện KTHĐ đã đưa ra những đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực của chương trình, dự án trong suốt quá trình kiểm tra, giám sát và kiểm soát hoạt động. Cuối cùng là KTNN thực hiện thẩm quyền quyết định việc tham vấn hiệu chỉnh các chế độ, chính sách để đạt được hiệu năng quản lý; KTV thực hiện KTHĐ thận trọng đưa ra những đề xuất, giải pháp cho hiệu chỉnh chính sách; lúc này, tính pháp chế được phát huy và thể hiện rõ hiệu lực, hiệu năng của việc tham vấn và hiệu chỉnh chính sách hay không còn lệ thuộc vào các hành vi ra quyết định và việc ủy nhiệm, phân cấp trong quá trình hiệu chỉnh chính sách công.

2.4.2.2 Khung phân tích các nhân tố trong vai trò KTNN qua KTHĐ

Đối với vai trò của KTNN là một nghiên cứu dưới góc độ chủ thể, vị trí pháp lý nhưng lại có mối quan hệ ràng buộc với vai trò của KTHĐ và được thể hiện qua:

Thứ nhất, thiết chế độc lập về kiểm tra, giám sát trong mô hình nghiên cứu: Thiết chế quyền lực công độc lập về vai trò, thẩm quyển của KTNN được đề cập tại



Đại hội ASOSAI lần thứ 14, năm 2018 mà các SAIs quan tâm. Việc thiết chế độc lập có ý nghĩa trong công tác kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý giai đoạn đầu vào của quy trình sản xuất, đầu tư, hoạt động; song việc kiểm tra liên tục, lập kỳ cho một quá trình hoạt động đã được thiết lập tại kế hoạch chiến lược KTHĐ của KTNN hay kế hoạch thực hiện kiểm toán liên tục để lập báo cáo ngắn cho KTHĐ. Nhân tố chuẩn mực hoạt động và vai trò pháp chế được ứng dụng trong kiểm tra, giám sát hoạt động chỉ đạt được mức độ vừa phải vì chưa có chế tài mạnh để xử lý; chuẩn mực hoạt động lại rất quan trọng với cấp độ ứng dụng cao trong vai trò giám sát hoạt động vì giám sát phải được thực hiện thường xuyên, liên tục.

Thứ hai, thiết chế độc lập về kiểm soát hoạt động trong mô hình nghiên cứu: Thiết chế vai trò, quyền hạn kiểm soát hoạt động xét trên phạm vi rộng hơn đối với HĐKT là vai trò gián tiếp giúp cho các nhà cầm quyền, Nghị viện có được công cụ hữu ích để điều tiết nền kinh tế. Trong KTHĐ lại yêu cầu vai trò của chủ thể tổ chức KTHĐ thực hiện việc thiết chế này như một quyền năng để giúp cho việc kiểm soát hoạt động và đánh giá tính hiệu quả, hiệu lực trong giai đoạn thực hiện phương thức tiền kiểm, hiện kiểm hơn là trong giai đoạn hậu kiểm.

Kiểm soát hoạt động là một khái niệm được xem là nhân tố chuẩn hóa với tên gọi để thiết chế độc lập quyền lực kiểm soát công và không cho phép tách rời khỏi vai trò của chủ thể KTNN khi thực hiện KTHĐ. Ứng dụng nhân tố chuẩn mực hoạt động sẽ đạt được mục tiêu ở cấp độ mong muốn vì trong kiểm soát tổng thể các hoạt động đều phải đảm bảo rằng ý thức, trách nhiệm hành vi luôn đặt lên cấp độ hàng đầu; đối với nhân tố pháp chế quyền lực thì việc ứng dụng trong kiểm soát hoạt động chỉ ở cấp độ vừa phải vì trong kiểm soát hoạt động không yêu cầu phải có chế tài mạnh để xử lý hành vi vi phạm pháp luật và thông lệ hoạt động.

Thứ ba, tham vấn quản lý trong mô hình nghiên cứu: Tham vấn được xem là một nhân tố có tên gọi hay một nghĩa vụ gắn với thẩm quyền quyết định đến chủ thể KTNN sau một quá trình thực hiện vai trò giám sát, kiểm soát quản lý ngoại nghiệp đối với cấp QLNN và kiểm soát nội nghiệp đối với chủ thể thực hiện KTHĐ. Nhân tố tham vấn rất quan trọng đối với vai trò của chủ thể thực hiện KTHĐ, chủ yếu thể hiện tính năng dựa trên kết quả của quá trình giám sát và kiểm soát trong tổ chức KTHĐ. Tham vấn có hai dạng trực tiếp và gián tiếp: Trong vai trò giám sát và kiểm soát hoạt động thì tham vấn quản lý lại thể hiện gián tiếp, trung gian giúp cho Quốc hội, Nghị viện ban hành các chính sách, chế độ trong điều hành quản lý; trong vai trò QLTC, tài sản công thì tham vấn lại tác động trực tiếp đến đối tượng được kiểm toán hay chủ thể quản lý. Tức là việc tham vấn của chủ thể thực hiện KTHĐ để giúp cho nhà quản lý,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/03/2024