Lộ Trình Số Hóa Phát Sóng Truyền Hình Mặt Đất:


a. Ưu tiên phát triển các dịch vụ truyền hình, truyền thông đa phương tiện kết hợp với các dịch vụ viễn thông và Internet trên cùng một hạ tầng truyền dẫn phát sóng truyền hình.‌

b. Chú trọng phát triển mạnh các dịch vụ truyền hình thế hệ mới, thương mại điện tử, dịch vụ giá trị gia tăng trên cơ sở hạ tầng đã được đầu tư.

c. Phân loại dịch vụ truyền dẫn phát sóng truyền hình để có chính sách quản lý một cách phù hợp. Phân biệt giữa hạ tầng truyền dẫn phát sóng truyền hình phục vụ công ích với hạ tầng truyền dẫn phát sóng truyền hình thương mại dựa trên các đặc điểm về nguồn tài chính, mục đích, tính chất phục vụ, mối quan hệ với Chính phủ... để có cơ chế đặc thù ưu tiên về tài nguyên và các chính sách hỗ trợ phát triển.

Cần phân định rõ hoạt động về nội dung thông tin với hoạt động về truyền dẫnphát sóng:

- Hoạt động cung cấp nội dung thông tin, biên tập, sản xuất chương trình và quy hoạch các đài PTTH thực hiện theo Luật báo chí và quy hoạch báo chí đối với loại hình báo tiếng, báo hình, báo điện tử.

- Hoạt động truyền dẫn phát sóng và các tổ chức cung cấp dịch vụ truyền dẫn phát sóng chịu sự điều chỉnh của pháp luật về viễn thông và tần số vô tuyến điện và các quy định liên quan.

Các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp tham gia hoạt động trong lĩnh vực truyền hình, tuỳ thuộc vào điều kiện, khả năng và quy định của pháp luật có thể thực hiện một hoặc cả hai chức năng trên

d. Các đài truyền hình quốc gia được ưu tiên phân bổ một tỷ lệ tài nguyên nhất định, ưu đãi về phí và lệ phí sử dụng tài nguyên nhằm phục vụ các chương trình truyền hình công ích. Phần tài nguyên còn lại được phân bổ cho các đơn vị, tổ chức và doanh nghiệp khác thỏa mãn các tiêu chí theo nguyên tắc đấu giá tài nguyên. Phần kinh phí thu được sẽ phục vụ cho các mục tiêu số hóa mạng lưới truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất.

e. Xây dựng hệ thống tiêu chí để lựa chọn các doanh nghiệp có đủ điều kiện về tài chính, năng lực kinh nghiệm, kỹ thuật và sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng, tài

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.


nguyên tần số để cấp phép đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng truyền dẫn phát sóng truyền hình di động mặt đất trên phạm vi địa giới hành chính tỉnh, TP, vùng, miền hay cả nước. Các đơn vị này có thể cung cấp nội dung thông tin hoặc cho thuê dịch vụ truyền dẫn phát sóng.

Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý tài chính tại Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - 12

3.2.2.2 Lộ trình số hóa phát sóng truyền hình mặt đất:

Giai đoạn từ 2010 – 2020:

- Thu hẹp dần phạm vi phủ sóng đối với dịch vụ truyền hình tương tự địa phương trước mắt là tại các khu vực thành phố, thị xã trước năm 2015. Đối với các khu vực vùng sâu, vùng xa tùy theo đặc thù của mình, đơn vị cùng phối hợp với các đơn vị, tổ chức và doanh nghiệp được cấp phép thiết lập hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất trên địa bàn thống nhất lộ trình phù hợp kết thúc việc truyền dẫn, phát sóng truyền hình tương tự với thời điểm dự kiến trước năm 2020.

- Phấn đấu đến trước năm 2020, chấm dứt hoàn toàn việc truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất sử dụng công nghệ tương tự, các đơn vị truyền hình chưa đủ điều kiện cấp phép chỉ đảm nhiệm chức năng sản xuất nội dung thông tin.

3.2.3 - Định hướng phát triển của HTV

Về phương hướng nhiệm vụ, theo quyết định quy hoạch phát triển của Thủ tướng chính phủ, thì trong những năm sắp tới Đài sẽ tập trung vào nhiệm vụ chính trị, tăng cường công tác tuyên truyền, giữ vẫn trận địa tư tưởng trong tình hình chính trị còn nhiều bất ổn trong khu vực, góp phần nâng cao nhận thức chính trị cho người dân, tạo sự đồng thuận xã hội trong việc thực hiện các quyết sách của Đảng và nhà nước, xây dựng nước Việt Nam phát triển trong hòa bình và độc lập.

Trung thành với mục tiêu hoạt động và sứ mệnh của tổ chức, HTV vẫn chú trọng đến các mục tiêu kinh tế, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, các cơ sở pháp lý để ngày càng hội nhập vào quy trình vận động của kinh tế thị trường, góp phần đưa kinh tế truyền thông ngày càng phát triển mạnh mẽ, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng của thành phố lẫn quốc gia.

Về cơ cấu tổ chức HTV sẽ hướng đến mô hình tổ chức của một tập đoàn truyền thông, trong đó có đủ các mảng hoạt động về sản xuất nội dung, đào tạo,


dịch vụ truyền hình và cơ sở hạ tầng truyền dẫn. Cùng với việc thành lập các công ty con có vốn đầu tư của Đài, các liên kết vệ tinh với các đối tác bên ngoài, HTV trở thành trung tâm điều phối hoạt động của Tập đoàn, bản thân cũng có khả năng tự kinh doanh, và trở thành đầu mối trung tâm cung cấp sản phẩm truyền hình ra thị trường thông qua hoạt động của các công ty con có chức năng nhiệm vụ riêng biệt.

3.3. Giải pháp đề xuất nâng cao hiệu quả quản lý tài chính trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Điều kiện kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ảnh hưởng nhiều mặt đến hoạt động của ngành truyền hình. Thứ nhất, KTTT buộc các Đài truyền hình hoạt động theo quy luật cạnh tranh để đạt đến mục tiêu dành thị phần khán giả. Công cụ cạnh tranh là kỹ thuật truyền hình, nội dung chương trình và hệ thống truyền dẫn phân phối chương trình đến với người xem. Thứ hai, tính định hướng xã hội chủ nghĩa mang hàm ý các đài truyền hình phải là nơi xuất nguồn của những thông tin có giá trị về tri thức lẫn giá trị nhân văn với lập trường chính trị rõ ràng, góp phần xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Sự phát triển của ngành truyền hình đồng nghĩa với sự phát triển của lực lượng sản xuất, mà trước hết là người lao động trong ngành.

Trong điều kiện những định hướng phát triển của ngành truyền hình do Chính phủ đặt ra đến năm 2015, hoạt động truyền hình phân thành hai nhánh là truyền hình công ích (trên 65% kênh phát sóng) và truyền hình trả tiền (35% kênh phát sóng). Trong điều kiện hoạt động có cạnh tranh với các Đài truyền hình khác, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý tài chính đồng nghĩa với việc quản lý nguồn lực đầu vào để đạt mục tiêu tối ưu của tổ chức về việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ kinh tế.

3.3.1 Các giải pháp ngắn hạn

Trong điều kiện bị cạnh tranh gay gắt về thị phần quảng cáo làm nguồn thu sụt giảm, HTV vẫn phải hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị. Để đảm bảo là một đơn vị sự nghiệp có thu tự chủ về tài chính, HTV phải tìm cách làm cho nguồn thu tăng trưởng lại, đồng thời tiết giảm chi phí để giảm bớt áp lực về doanh thu đầu vào.


3.3.1.1 Thúc đẩy nguồn thu tăng trưởng lại‌

Trong hội thảo “Kinh tế Việt Nam 2014: Vấn đề và giải pháp cho doanh nghiệp” do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức tháng 2/2014, đã dự báo kinh tế Việt Nam năm 2014-2015 sẽ phục hồi dần tốc độ tăng trưởng, hậu quả của thời kỳ khủng hoảng lạm phát những năm 2011-2012 đã gần qua. Đó là một dấu hiệu tích cực cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và cho ngành truyền hình nói riêng. Nắm bắt xu hướng này, HTV cần phải có những giải pháp tích cực hơn nữa giúp tăng trưởng nguồn thu. Cụ thể:

Về phía các Ban sản xuất chương trình, các Ban nội dung: cần tăng cường tìm kiếm, đặt hàng hoặc sản xuất chương trình giải trí nội dung đậm đà tính nhân văn, được khán giả, dư luận quan tâm sâu sắc. Các chương trình được sản xuất theo dạng truyền hình thực tế, hấp dẫn người xem và tạo được tiếng vang tốt trong đời sống xã hội, thu hút quảng cáo, tăng nguồn thu.

Thời gian qua, HTV đã dành nhiều giờ phát sóng vàng cho các chương trình giải trí được khán giả ưa thích, đặc biệt tập trung vào những ngày cuối tuần để khán giả tiện theo dõi trên truyền hình. Một số chương trình đã thật sự gây sốt dư luận xã hội vì tính chân thực và các giá trị nhân văn, các giá trị đạo đức, giá trị giáo dục được đề cao. Đơn cử trong năm 2013 – 2014, chỉ số rating của chương trình “ Thử thách cùng bước nhảy” và “ Tìm người bí ẩn”, tăng cao vượt trội. Chương trình này còn lập kỷ lục bởi số lượng quảng cáo đăng ký vào chương trình rất nhiều. Điều này một lần nữa khẳng định, chất lượng chương trình là yếu tố then chốt trong cuộc đua cạnh tranh giành lấy sự quan tâm của khán giả và doanh nghiệp, nó cũng là yếu tố quyết định đem lại doanh thu cho HTV thông qua quảng cáo.

Ban chương trình là nơi cấu trúc lịch phát sóng cần hoạch định các khung giờ phát sóng chương trình, theo đối tượng khán giả và giá trị quảng cáo mà chương trình được đăng ký. Bố trí giờ phát sóng theo đối tượng khán giả chiến lược giúp cho chương trình được xem nhiều nhất, khán giả yêu thích chương trình càng nhiều thì càng có lợi cho việc bán chương trình trên thị trường. Bố trí các chương trình có


nhiều quảng cáo vào giờ vàng tạo điều kiện cho các chương trình có nội dung hay, được đầu tư tốt và thu hút nhiều quảng cáo đến với khán giả nhiều hơn.

Về vai trò của Trung tâm dịch vụ truyền hình:

Trung tâm dịch vụ truyền hình là đơn vị kinh tế, đại diện cho HTV bán quảng cáo. Thời kỳ 2010 trở về trước, khi Đài truyền hình là nơi duy nhất có loại hình quảng cáo trên tivi, khách hàng chủ động tìm đến HTV và đăng ký dịch vụ. Như vậy sự kết nối giữa khách hàng và trung tâm dịch vụ truyền hình chỉ có một chiều. Bước vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế, xuất hiện dịch vụ quảng cáo trên các kênh truyền dẫn khác ngày càng nhiều, một lượng khách hàng của HTV đã tìm đến các Đài truyền hình khác và Internet. Trước tình hình này, trung tâm dịch vụ cần phải có bộ phận marketing sản phẩm đến với khách hàng tiềm năng, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì tỷ lệ doanh nghiệp này trong nền kinh tế là rất lớn, chiếm 97.5% tổng số lượng doanh nghiệp đang hoạt động.

Bên cạnh việc chủ động tìm nguồn khách hàng, trung tâm dịch vụ truyền hình cần có những chính sách khuyến mãi dành cho từng loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp kinh doanh, doanh nghiệp xã hội, doanh nghiệp nhà nước... Điều này giúp phân khúc thị trường quảng cáo và có chiến lược kinh doanh cho từng đối tượng khách hàng có đặc điểm và quy mô vốn rất khác nhau.

3.3.1.2 Tăng cường kiểm soát chi tiêu.

Việc cắt giảm chi tiêu công không chỉ thực hiện nghị quyết 11/NQ-CP của chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, mà còn có ý nghĩa thiết thực trong công tác quản lý tài chính tại HTV. Chi phí sản xuất chương trình, đặc biệt là các chương trình tuyên truyền, là một dạng chi tiêu công để sản xuất ra hàng hóa công phục vụ nhân dân. Mục tiêu của quản lý tài chính đối với thể loại chương trình này là tối thiểu chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng chương trình.

Biện pháp tiết kiệm chi hiệu quả vẫn là tăng cường kiểm soát các khoản mục chi, nhất là các khoản mục liên quan đến chi phí sản xuất chương trình, Công cụ kiểm soát dựa trên dự toán được duyệt, hệ thống hóa đơn chứng từ chuẩn mực,


thanh toán qua hệ thống ngân hàng và có Ban giám sát độc lập thường xuyên thực hiện công tác kiểm toán.

Rà soát và chuẩn hóa các nội dung công việc gắn với việc chi trả thù lao, cắt bỏ những nội dung chi không sát với nội dung chương trình, đảm bảo mọi khoản chi đều hướng đến việc tăng cường chất xám và hình thức thể hiện thực chất. Tăng cường công tác chủ nhiệm, hậu kiểm nội dung chương trình khi thanh quyết toán.

3.3.1.3 Xã hội hóa nguồn lực tài chính cho các chương trình tuyên truyền chính trị.

Phần phân tích thực trạng quản lý tài chính cho thấy HTV đang đứng trước thời kỳ khó khăn về tài chính gây nên từ những yếu tố khách quan và chủ quan. Tuy nhiên để thực hiện nhiệm vụ chính trị mà nhà nước giao, thì nguồn lực tài chính bắt buộc phải đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất.

Hiện nay HTV đang thực hiện xã hội hóa đối với các chương trình giải trí, các chương trình phổ biến kiến thức kinh tế xã hội thông thường. Riêng đối các chương trình chính luận thì HTV vẫn trang trải toàn bộ chi phí.

Trong số lượng các chương trình thì chương trình tuyên truyền phục vụ cho các Sở, Ban, Ngành, Hội và các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng cao, chiếm từ 30-40% kinh phí sản xuất chương trình hằng năm. HTV thay vì tự trang trải toàn bộ kinh phí tuyên truyền, cần phải thu hút nguồn lực tài chính từ các đơn vị kinh tế nhà nước, trong lĩnh vực mà nhà nước có làm kinh tế và có nguồn thu.

Biện pháp thực hiện là thông qua các hợp đồng kinh tế, doanh nghiệp nhà nước cam kết đầu tư vào kinh phí sản xuất và phát sóng chương trình, trong đó đội ngũ thực hiện sản xuất chương trình chính là đội ngũ lao động tại Đài. Đổi lại bằng việc quảng cáo thương hiệu cho chính các công ty nhà nước.

Giải pháp này yêu cầu các chương trình chính luận cũng phải tạo được sự quan tâm nhất định trong cộng đồng, trong dư luận xã hội để đảm bảo khoản đầu tư của doanh nghiệp nhà nước vào chương trình là có hiệu quả về mặt quảng bá thương hiệu lẫn về phương diện tạo doanh thu. Thực tế cho thấy HTV có nhiều


chương trình chuyên đề hay và ý nghĩa, được đánh giá cao từ phía Ban biên tập lẫn từ phía khán giả xem Đài. Vậy việc kêu gọi đầu tư, xã hội hóa nguồn lực tài chính cũng là một biện pháp khả thi.

3.3.2 Các giải pháp lâu dài

3.3.2.1 Giải pháp về cơ chế chính sách quản lý tài chính

Cơ chế chính sách quản lý tài chính là khung pháp lý của hoạt động quản lý tài chính. Cơ chế tài chính đúng đắn có khả năng thúc đẩy năng suất lao động, hỗ trợ sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Từ năm 2006 đến nay, cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lý tài chính đã tạo điều kiện cho các đơn vị sự nghiệp công nói chung và HTV nói riêng phát triển sản xuất, chủ động hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Tuy nhiên chế độ tự chủ theo nghị định 43 chỉ tạo cho đơn vị sự nghiệp tự chủ trên bốn mặt thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính, chưa tạo môi trường cho đơn vị sự nghiệp có điều kiện hoạt động phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường. KTTT yêu cầu đơn vị phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh, năng lực sản xuất mạnh mẽ và nhạy bén, hạch toán độc lập, tự tạo nguồn vốn sản xuất kinh doanh và nguồn vốn đầu tư...Và điều quan trọng là bên cạnh đánh giá hiệu quả hoạt động dựa trên việc hoàn thành các nhiệm vụ chính trị, cần phải đánh giá trên tiêu chí về lợi nhuận hoạt động như một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tư nhân.

Muốn đạt được điều trên thì cơ chế quản lý phải thật sự thông thoáng và có tính chất hoạt động như một doanh nghiệp. HTV cần phải chủ động hạch toán chi phí, doanh thu, nguồn vốn và các khoản mục đầu tư theo hướng hỗ trợ tối đa cho sản xuất kinh doanh và hoạt động có lãi mà không cần sự can thiệp của nhà nước.

Việc hạch toán như một doanh nghiệp tư nhân còn giúp HTV có thể hòa nhập vào hệ thống hạch toán kinh doanh của các đơn vị trong nền kinh tế thị trường, tạo ra một sân chơi chung mà ở đó điều kiện cạnh tranh là bình đẳng về pháp lý.

Có thể phân chia khu vực sản xuất ra thành 2 mảng rõ rệt. Khu vực chuyên sản xuất các chương trình tuyên truyền chính trị – kinh tế – xã hội và khu vực sản xuất các chương trình giải trí cung cấp cho thị trường truyền hình trả tiền. Đề xuất


Ngân sách nhà nước cần điều tiết nguồn vốn cho hoạt động sản xuất sản phẩm tuyên truyền hay sản phẩm công thuần túy. Phần sản xuất sản phẩm tham gia trao đổi trên thị trường sẽ hoạt động theo nguyên tắc lấy thu bù chi, tự đảm bảo kinh phí hoạt động.

Là cơ quan sự nghiệp do nhà nước thành lập và hoạt động trong ngành truyền hình nên tính định hướng hoạt động vẫn là một nguyên tắc cần được đảm bảo cho HTV. Vì lý do đó nên vốn hoạt động của HTV là do nhà nước đầu tư 100% hoặc chiếm tỷ lệ chi phối trong trường hợp thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp.

Đài truyền hình cần đề xuất một cơ chế quản lý tài chính mới cho những năm tiếp theo, mà gần nhất là thời kỳ ổn định 3 năm 2013 – 2015.

Biện pháp thực hiện:

Tách hoạt động công ích ra khỏi hoạt động thương mại dịch vụ. Việc sản xuất chương trình sẽ được tiến hành dựa trên các hợp đồng sản xuất. Giá cả sản xuất chương trình công ích sẽ được nhà nước định giá phù hợp. Giá cả của chương trình dùng để phục vụ thị trường sẽ được tập hợp theo chi phí thực tế. Như vậy Nhà nước trở thành một “đối tác lớn” của HTV.

Khối sản xuất chương trình tuyên truyền, sản phẩm công ích, sẽ đánh giá hiệu quả trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ với chất lượng tốt nhất và chi phí thấp nhất. Khối sản xuất chương trình cung cấp cho thị trường sẽ được đánh giá trên hiệu quả kinh tế, thu phải đủ bù chi và có lợi nhuận mong đợi.

3.3.2.2 Giải pháp nâng cao năng lực quản lý tài chính, thẩm định đầu tư chương trình.

Về nâng cao năng lực quản lý tài chính.

Trình độ năng lực đề cập ở đây là trình độ nghiệp vụ quản lý của các trưởng phó phòng ban. Đội ngũ quản lý lãnh đạo là những người quyết định cách thức sử dụng các nhân tố đầu vào, trong đó có tài chính, một cách hiệu quả để tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Trong vai trò của mình, họ là những nhà đầu tư, thay mặt nhà nước sử dụng nguồn vốn được cấp để tạo ra những chương trình hay, có chất lượng. Vấn đề đặt ra là họ phải là những người biết được nguồn lực tài

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 08/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí