Thu Nhập Từ Hoạt Động Đầu Tư Tại Mb Giai Đoạn 2011 - 2017



c2. Về tốc độ tăng trưởng thu nhập từ hoạt động đầu tư

Đơn vị tính: tỷ đồng, %


6000

5000

4000

3000

2000

1000

0


Thu nhập từ HĐ đầu tư

Tốc độ tăng trưởng thu nhập từ HĐ đầu tư

Tốc độ tăng trưởng giá trị HĐ đầu tư

2011

973,4

2012 2013 2014 2015 2016

3240 4452 5537 4303,3 3524

2017

3812

250%

200%

150%

100%

50%

0%

-50%

232,85% 37,41% 24,37% -22,28% -18,11% 8,17%


96,93% 18,74% 20,43% -21,63% 9,19% 3,38%

Nguồn: [43]

Biểu đồ 2.7: Thu nhập từ hoạt động đầu tư tại MB giai đoạn 2011 - 2017

Nhìn chung, thu nhập từ hoạt động đầu tư tại MB có xu hướng gia tăng trong toàn giai đoạn, giá trị này đạt mức cao nhất vào năm 2014. Thu nhập từ hoạt động đầu tư tại MB có thể giải thích qua các nguyên nhân sau:

(i) Sự thay đổi giá trị các khoản đầu tư tại MB

Giá trị các khoản đầu tư tại MB có xu hướng tăng trong giai đoạn 2012 – 2017 (Biểu đồ 2.3) nên tốc độ tăng trưởng thu nhập từ hoạt động này luôn ở mức cao. Khi so sánh tốc độ tăng trưởng của thu nhập từ hoạt động đầu tư và tốc độ tăng trưởng của giá trị hoạt động đầu tư tại MB cho thấy, từ năm 2012, hoạt động đầu tư tại MB có hiệu quả hơn so với năm 2011, tỷ lệ thu nhập/ giá trị của khoản đầu tư tại MB tăng lên rõ rệt.

(ii) Cơ cấu các khoản đầu tư tại MB



100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

Đơn vị tính: tỷ đồng, %





















































































2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

ĐTdài hạn/Tổng giá trị ĐT

8,09%

3,70%

3,14%

2,35%

3,30%

1,59%

1,79%

Trái phiếu TCKT/Tổng giá trị ĐT

16,89%

7,48%

6,45%

7,33%

5,59%

8,60%

13,02%

Chứng khoán của TCTD/Tổng giá trị ĐT

32,59%

6,68%

6,13%

4,67%

7,38%

15,47%

17,42%

TPCP/Tổng giá trị ĐT

46,19%

84,17%

84,82%

85,65%

83,73%

74,35%

67,77%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - 13

Nguồn:[43] Biểu đồ 2.8: Cơ cấu hoạt động đầu tư tại MB giai đoạn 2011 – 2017 Trong cơ cấu đầu tư tại MB, năm 2011, MB thực hiện đầu tư chủ yếu vào

chứng khoán của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi kinh tế vĩ mô có những biến động tiêu cực, thị trường chứng khoán lao dốc, các khoản đầu tư này đã làm tỷ lệ thu nhập/ tổng giá trị đầu tư tại MB thấp.

Trong bối cảnh đó, từ năm 2012 - 2015, cơ cấu đầu tư tại MB có sự thay đổi lớn, MB thực hiện đầu tư chủ yếu vào trái phiếu Chính phủ và trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh. Đây là kênh đầu tư an toàn, không tiềm ẩn rủi ro, đồng thời ngân hàng không phải trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản này. Do vậy, đây cũng là hướng đi đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng trong bối cảnh hoạt động cho vay tiềm ẩn nhiều rủi ro. Việc đầu tư chủ yếu vào loại trái phiếu này làm thu nhập từ hoạt động đầu tư tại MB tăng nhanh, tốc độ tăng trưởng giá trị của khoản đầu tư tương ứng với tốc độ tăng trưởng của thu nhập từ hoạt động đầu tư.

Từ năm 2016, khi kinh tế vĩ mô có nhiều điểm sáng, đồng thời, nhiều TCTD trong nước thực hiện phát hành trái phiếu để huy động vốn, đặc biệt là một số NHTM phát hành trái phiếu trung và dài hạn để tăng vốn cấp 2 và chuẩn bị cho lộ trình thực hiện Basel 2. Nắm bắt xu hướng thị trường, MB tập trung đầu tư nhiều vào các khoản trái phiếu do các TCTD phát hành. Cụ thể, giá trị loại trái phiếu này mà MB nắm giữ tăng mạnh từ 3.587 tỷ đồng năm 2015 lên 8.207 tỷ đồng năm 2016 và 9.557 tỷ năm 2017, tương ứng với tỷ trọng tăng từ 6,92% năm 2015 lên 14,91% năm 2016 và 17,42% năm 2017. Đây là kênh đầu tư tương đối an toàn tại MB do mức độ rủi ro của trái phiếu của các TCTD phát hành thấp. Từ đó, có thể đánh giá được sự năng động, nhạy bén với thị trường trong việc ra quyết định đầu



tư tại MB. Tuy nhiên, trong năm 2016, việc sáp nhập SDFC làm giá trị trái phiếu đầu tư vào các TCKT tăng từ 5,59% lên 8,60% nhưng 120 tỷ trái phiếu của SDFC có chất lượng tín dụng thấp và không đem lại thu nhập. Do vậy, giá trị các khoản đầu tư của MB tăng nhưng thu nhập từ hoạt động này giảm.

Năm 2017, cơ cấu đầu tư tại MB diễn biến giống năm 2016 là giảm tỷ trọng đầu tư vào Trái phiếu Chính phủ và Trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh, tăng đầu tư vào chứng khoán của các TCTD và TCKT có uy tín để gia tăng thu nhập và hạn chế rủi ro.

c3. Về tốc độ tăng trưởng thu nhập từ hoạt động phi tín dụng

6000

5000

4000

3000

120%

100%

80%

60%

40%

20%

0%

-20%

-40%

Đơn vị tính: tỷ đồng, %


2000

1000

0


2011


2012


2013


2014


2015


2016


2017









Thu nhập từ hoạt động phi tín

dụng

1527,6

1277

1594

1734

2582,7

2815,1

5529,1

Tốc độ tăng trưởng


-16,40%

24,82%

8,78%

48,94%

9,00%

96,41%

Nguồn: [43]

Biểu đồ 2.9: Thu nhập, tốc độ tăng trưởng thu nhập từ hoạt động phi tín dụng tại MB giai đoạn 2011 - 2017

Thu nhập từ các hoạt động phi tín dụng tại MB có xu hướng gia tăng trong toàn giai đoạn với tốc độ tăng trưởng bình quân kép trong toàn giai đoạn đạt 23,9%. Sự thay đổi của thu nhập từ hoạt động phi tín dụng có thể giải thích thông qua cơ cấu thu nhập từ hoạt động này để thấy được hoạt động nào đem lại nguồn thu chính cho hoạt động phi tín dụng tại MB

Bảng 2.7: Cơ cấu thu nhập từ các hoạt động phi tín dụng tại MB

giai đoạn 2011 – 2017

Đơn vị tính: tỷ đồng


Chỉ tiêu

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

Tổng

1.527,6

1.277,0

1.594,0

1.734,0

2.582,7

2.815,1

3.333,4

Thanh toán

174,3

180,0

248,0

271,0

324,6

411,5

547,3

Kinh doanh

ngoại hối

653,3

610,0

476,0

480,2

529,9

640,3

673,3

Chứng khoán

56,8

64,0

8,0

153,7

123,8

203,6

262,3

Bảo hiểm

-

-

-

-

-

236,6

1.850,5

Khác

643,2

423,0

862,0

829,1

1.604,4

1.323,1

2195,7

Nguồn:[43]



Đối với dịch vụ thanh toán

Thu nhập từ dịch vụ này có xu hướng tăng qua các năm, đặc biệt tăng mạnh trong năm 2014, 2015 đưa thu nhập từ hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán chiếm tỷ trọng chủ yếu trong thu nhập từ hoạt động cung ứng dịch vụ tại MB giai đoạn 2014 – 2016. Điều này là do: (i) MB mở rộng mạng lưới hoạt động (từ 176 điểm giao dịch tại ngân hàng mẹ năm 2011 lên 282 điểm giao dịch năm 2017; tính đến 31/12/2017, MB có 600 máy ATM và 2.500 máy POS trong phạm vi cả nước); (ii) MB tăng cường đầu tư vào dịch vụ ngân hàng điện tử (MB Plus, Internet Banking, Bank Plus, SMS Banking) giúp khách hàng thuận tiện hơn trong quá trình giao dịch. Từ tháng 8/2016, giao diện eMB mới được chính thức đưa vào sử dụng giúp giao dịch của khách hàng đơn giản và an toàn hơn; (iii) Nhiều sản phẩm thẻ mới ra đời như sản phẩm thẻ phục vụ đối tượng khách hàng riêng có trong lĩnh vực Quân đội (thẻ Quân nhân), và các sản phẩm thẻ liên kết với các nhà cung ứng dịch vụ khác trên thị trường giúp khách hàng có nhiều ưu đãi hơn khi thực hiện thanh toán qua MB; (iv) MB chú trọng phát triển cung ứng dịch vụ thanh toán quốc tế với các dịch vụ như: L/C, nhờ thu, chuyển tiền quốc tế chiều đi TTR,… Song song với đó, mạng lưới ngân hàng đại lý của MB trên Thế giới được mở rộng với hơn 600 ngân hàng đại lý (tính đến ngày 31/12/2017). Do vậy, với những tiện ích luôn được nâng cao, số lượng giao dịch không dùng tiền mặt qua MB ngày càng tăng làm thu nhập từ hoạt động thanh toán tại MB duy trì tốc độ tăng ổn định qua các năm.

Đối với dịch vụ kinh doanh ngoại hối

Thu nhập từ hoạt động này tương đối ổn định, ngoại trừ việc sụt giảm về thu nhập vào năm 2013, 2014 là do trong 2 năm này, bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhu cầu mua bán ngoại tệ trao ngay, hay sử dụng các công cụ phái sinh của khách hàng suy giảm. Thêm vào đó, công tác phân tích, dự báo về biến động tỷ giá hối đoái tại MB cũng có nhiều hạn chế nên thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, nhất là các công cụ phái sinh trong kinh doanh ngoại hối thấp.

Bảng 2.8: Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tại MB giai đoạn 2011 – 2017

Đơn vị tính: %


Chỉ tiêu

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

Trao ngay

284,4

204,0

189,0

163,1

301,8

380,8

390,3

Phái sinh

368,9

406,2

287,0

317,4

228,0

259,5

283,0

Nguồn:[43]



Đối với dịch vụ chứng khoán

MBS (trước đây là Công ty chứng khoán Thăng Long) với thị phần thuộc Top 5 thị phần môi giới chứng khoán trên thị trường cũng có đóng góp đáng kể vào thu nhập thuần dịch vụ. Năm 2011, 2012, thị trường chứng khoán ảm đạm nên thu nhập từ hoạt động tại MBS ở mức thấp. Năm 2013, số liệu báo cáo tài chính tại MBS chỉ tính từ ngày 01/11/2013 đến ngày 31/12/2013 (từ thời điểm công ty cổ phần chứng khoán VITS hợp nhất với MBS đến cuối kỳ báo cáo), do vậy, 6,3 tỷ đồng thu nhập thuần từ hoạt động chứng khoán trong 2 tháng của năm 2013 cũng là hợp lý. Sau năm 2013, thị trường chứng khoán hồi phục cùng với đó là việc tái cấu trúc MBS thành công nên thị phần của MBS gia tăng, thu nhập từ dịch vụ chứng khoán cũng tăng mạnh so với các năm trước.

Đối với dịch vụ bảo hiểm

Tháng 7/2016, MB thành lập công ty con MB Ageas Life kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ. Tháng 11/2016, MB mua thêm cổ phần của MIC để sở hữu 69,58% cổ phần và MIC trở thành công ty con của MB từ tháng 11/2016. Do vậy, doanh thu dịch vụ bảo hiểm có bắt đầu từ năm 2016. Thu nhập từ dịch vụ bảo hiểm tại MB năm 2017 cao hơn nhiều so với 2016 là do thu nhập từ bảo hiểm tại MB năm 2016 bao gồm thu nhập bảo hiểm của MIC từ ngày 10/11/2016 đến 31/12/2016 và công ty MB Ageas Life mới đi vào hoạt động nên doanh thu còn thấp. Năm 2017, thu nhập từ dịch vụ bảo hiểm đã góp phần làm thu nhập từ hoạt động phi tín dụng tại MB tăng mạnh bởi: (i) MIC thuộc Top 10 Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ uy tín của Việt Nam. Là nhà cung cấp bảo hiểm có uy tín với số lượng sản phẩm đa dạng, thu nhập từ hoạt động bảo hiểm của MIC chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập hoạt động dịch vụ tại MB (doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm năm 2017 đạt 1.607 tỷ đồng).; (ii) MB Ageas Life mặc dù mới đi vào hoạt động nhưng công ty này đã tận dụng được mạng lưới bán hàng của ngân hàng mẹ để phân phối sản phẩm. Do vậy, sản phẩm nhanh chóng tiếp cận được khách hàng, thu nhập của công ty này cũng tăng nhanh chóng (Doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm năm 2017 đạt 243,5 tỷ đồng).

Trong cơ cấu thu nhập khác chủ yếu là các khoản thu từ các khoản nợ đã xử lý tại ngân hàng. Đây không phải là các khoản thu nhập từ các hoạt động thường xuyên tại MB. Ngoài ra, MB còn cung ứng các dịch vụ khác như: dịch vụ tư vấn, quản lý tiền tệ tại ngân hàng mẹ MB, dịch vụ quản lý quỹ tại MB Capital, dịch vụ mua bán, thu hồi, thẩm định tại MB AMC, dịch vụ khách sạn, bất động sản,



cho thuê tài sản tại MB Land... Các khoản thu nhập từ các công ty con này không lớn và không ảnh hưởng trọng yếu đến thu nhập tại MB nên NCS không thực hiện phân tích sâu.

2.2.1.2. Tình hình chi phí

a. Về chi phí, tốc độ gia tăng chi phí

Đơn vị tính: tỷ đồng, %

25000

20000

15000

10000

5000

0

2011 2012 2013 2014 2015 2016

2017

50%

40%

30%

20%

10%

0%

-10%

-20%

Chi phí

Tốc độ tăng trưởng chi phí Tốc độ tăng trưởng thu nhập

12407,5 14337,6 12581,5 12588,7 13125,1 14920,7 20995,4

15,56% -12,25% 0,06%

15,92% -10,46% 1,02%

4,26% 13,68% 40,71%

3,70% 13,61% 37,92%

Nguồn: [43]

Biểu đồ 2.10: Chi phí, tốc độ gia tăng chi phí tại MB giai đoạn 2011 – 2017

Hoạt động kinh doanh mở rộng nên chi phí hoạt động kinh doanh tại MB có xu hướng tăng. Tính chung cả giai đoạn, tốc độ gia tăng chi phí bình quân là 9,2%. Khi so sánh với tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân trong giai đoạn này là 9,3% có thể thấy sự tương ứng giữa tăng trưởng thu nhập và chi phí.

b. Về cơ cấu các loại chi phí

100%

80%

60%

40%

20%

Chi phí DPRR

Tỷ trọng chi phí hoạt động

Tỷ trọng chi phí HĐ phi tín dụng

Tỷ trọng chi phí trả lãi 69,30% 61,63% 58,28% 52,50% 47,38% 50,76% 41,23%

Đơn vị tính: %




0%

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017
























5,17%

14,14%

15,04%

16,03%

16,02%

13,61%

15,49%
























15,16%

18,81%

21,83%

24,74%

26,28%

27,98%

28,57%
























10,37%

5,42%

4,86%

6,74%

10,32%

7,66%

14,71%
































Nguồn:[43]

Biểu đồ 2.11: Cơ cấu các loại chi phí tại MB giai đoạn 2011 – 2017



b1. Chi phí trả lãi

Trong toàn giai đoạn, chi phí trả lãi luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí hoạt động kinh doanh tại MB. Tuy nhiên, tỷ lệ này có xu hướng giảm trong toàn giai đoạn. Phân tích sâu về tốc độ gia tăng chi phí để giải thích tỷ trọng chi phí trả lãi trong tổng chi phí tại MB.

Đơn vị tính: tỷ đồng, %

10000

9000

30%

8000

25%

7000

20%

6000

15%

5000

10%

4000

5%

3000

0%

2000

-5%

1000

-10%

0

-15%

2011

8598,4

2012

8836

2013 2014 2015

2016 2017

-20%

Chi phí trả lãi

Tốc độ tăng trưởng chi phí trả lãi

Tốc độ tăng trưởng thu nhập từ HĐ tín dụng và đầu tư

7332 6608,5 6219,1 7573,5 8657

2,76% -17,02% -9,87% -5,89% 21,78% 14,31%


19,58% -13,25% 0,14% -1,90% 14,47% 27,47%

Nguồn: [43]

Biểu đồ 2.12: Chi phí trả lãi và tốc độ gia tăng chi phí lãi tại MB giai đoạn 2011 - 2017

Khi so sánh tốc độ gia tăng chi phí trả lãi với tốc độ tăng trưởng thu nhập từ tín dụng và đầu tư có thể thấy tốc độ tăng trưởng thu nhập từ hoạt động tín dụng và đầu tư luôn cao hơn so với tốc độ gia tăng chi phí lãi. Lãi suất huy động vốn tại MB cạnh tranh và theo sát diễn biến thị trường nhưng với lợi thế toàn bộ lượng vốn của các tổ chức, doanh nghiệp thuộc Quân đội đều gửi dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn nên chi phí huy động vốn tại MB thấp hơn so với các NHTM khác cùng thị trường. Đây là lợi thế để MB nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Sự thay đổi về chi phí trả lãi có thể được giải thích qua các nguyên nhân sau:

(i) Sự thay đổi về cơ cấu nguồn vốn tại MB

Cơ cấu nguồn vốn ảnh hưởng mạnh mẽ đến chi phí, tốc độ gia tăng chi phí trả lãi cũng như tỷ trọng chi phí trả lãi trong tổng chi phí tại MB. Lãi suất huy động có kỳ hạn trên thị trường 1 thấp hơn so với lãi suất huy động cùng kỳ hạn trên thị trường 2. Do vậy, cơ cấu nguồn vốn huy động được NCS lựa chọn để giải thích cho sự biến động của chi phí trả lãi.



250000

200000

150000

100000

50000

120%

100%

80%

60%

40%

20%

0%

Đơn vị tính: tỷ đồng, %


0

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

VHĐ trên TT1

94081

121168

138088

169609

184016

197180

226198

VHĐ trên TT2

26672

30512,3

21423,5

4604,1

7509,5

24712,9

46102

Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn


25,61%

5,16%

9,22%

9,94%

15,86%

22,72%

Tỷ trọng VHĐ trên TT1/Tổng nguồn VHĐ

77,91%

79,88%

86,57%

97,36%

96,08%

88,86%

83,07%

Tỷ trọng VHĐ trên TT2/Tổng nguồn VHĐ

22,09%

20,12%

13,43%

2,64%

3,92%

11,14%

16,93%

Nguồn: [43]

Biểu đồ 2.13: Nguồn vốn huy động trên thị trường 1 và thị trường 2 tại MB giai đoạn 2011 - 2017

Trong cơ cấu nguồn vốn huy động tại MB, nguồn vốn huy động trên thị trường 1 luôn chiếm tỷ trọng lớn, đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng. Nguồn vốn huy động trên thị trường 2 chủ yếu là các khoản tiền vay/ tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 tháng. Tăng trưởng nguồn vốn huy động trong toàn giai đoạn chủ yếu là do tăng trưởng nguồn vốn huy động trên thị trường 1 (nguyên nhân tăng trưởng nguồn vốn huy động trên thị trường 1 được luận giải ở nội dung 2.1.3.1). Về cơ cấu nguồn vốn, tỷ trọng nguồn vốn huy động trên thị trường 2 có xu hướng giảm trong toàn giai đoạn. Cụ thể, trong năm 2011, 2012, MB có nhiều cơ hội cấp tín dụng trên thị trường 1 và thị trường 2, do vậy, trong những thời điểm nhất định, MB vẫn phải thực hiện đi vay trên thị trường để đáp ứng nhu cầu về vốn và thanh khoản. Trong giai đoạn 2013 – 2015, khả năng mở rộng tín dụng giảm nên hoạt động huy động vốn trên thị trường 1 gần như đáp ứng đủ hoạt động kinh doanh tại ngân hàng. Năm 2016, 2017, tín dụng tăng trưởng mạnh trở lại, tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng huy động vốn, do vậy, MB tăng cường huy động vốn trên thị trường 2, chủ yếu dưới dạng tiền gửi

có kỳ hạn của các TCTD khác tại MB.

(ii) Sự thay đổi lãi suất trên thị trường

Đối với nguồn vốn tiền gửi, lãi suất huy động vốn có xu hướng giảm trong toàn giai đoạn. Năm 2011, MB huy động vốn tiền gửi có kỳ hạn bằng trần lãi suất huy động theo quy định của NHNN là 14%. Giai đoạn 2012 đến nửa đầu năm 2014, MB vẫn thực hiện huy động vốn tiền gửi với lãi suất bằng trần lãi suất do NHNN công bố. Những lần điều chỉnh giảm lãi suất của NHNN trong thời gian này đã làm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/04/2023