Chi Phí Cho Các Hoạt Động Phi Tín Dụng Tại Mb Giai Đoạn 2011 – 2017



chi phí trả lãi tại MB giảm mặc dù nguồn vốn huy động vẫn có mức tăng trưởng dương. Từ nửa cuối năm 2014, với vị thế và thương hiệu, lãi suất huy động vốn tại MB có sự phân hóa theo kỳ hạn, ở một số kỳ hạn ngắn, lãi suất huy động thấp hơn so với trần lãi suất mà NHNN công bố.

(iii) Phát hành GTCG với lãi suất cao

MB thực hiện các đợt phát hành GTCG với lãi suất cao hơn so với tiền gửi, làm chi phí trả lãi tăng. MB phải thực hiện trả lãi đối với một số đợt phát hành GTCG như: đợt năm 2010 phát hành 2.000 tỷ đồng kỳ hạn 11 năm, lãi suất 12%; đợt năm 2015, phát hành 320 tỷ đồng, kỳ hạn 3 năm lãi suất 8,2%, đợt năm 2016, phát hành

3.230 tỷ đồng kỳ hạn 3 năm, 5 năm, 10 năm với lãi suất từ 8,2% đến 8,45%. Việc phát hành GTCG với lãi suất cao trong năm 2016, 2017 làm chi phí trả lãi tại MB tăng mạnh. Tuy nhiên, MB phải phát hành các loại GTCG này bởi: (i) Nhu cầu vay vốn trung và dài hạn tại MB có xu hướng tăng nhanh trong giai đoạn 2015 – 2017 (Tốc độ tăng trưởng các khoản vay trung và dài hạn lần lượt là 22,7%, 22,1% và 20,2%), trong khi đó huy động vốn tiền gửi tại MB vẫn chủ yếu là tiền gửi dưới 12 tháng; (ii) GTCG kỳ hạn 5 năm và 10 năm được tính vào vốn cấp 2 khi tính vốn tự có trong công thức tính CAR theo Basel 2. Trong bối cảnh chi phí tăng vốn cấp 1 cao và tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu tại MB ở mức thấp (Phụ lục 2.6), việc phát hành các loại GTCG dài hạn để chuẩn bị thực hiện Basel 2 là hợp lý; (iii) MB chuẩn bị cho việc thực hiện lộ trình giảm tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung dài hạn của NHNN được quy định tại các Thông tư số 06/2016/TT – NHNN, Thông tư 19/2017/TT – NHNN, Thông tư 16/2018/TT – NHNN.

b2. Chi phí cho các hoạt động phi tín dụng

Bảng 2.9: Chi phí cho các hoạt động phi tín dụng tại MB giai đoạn 2011 – 2017

Đơn vị tính: tỷ đồng


Chỉ tiêu

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

Tổng chi phí

1.286,9

777,6

611,5

848,2

1.355,0

1.142,2

3.087,4

Chi phí cho HĐ

DVTT

45,0

67,7

123,9

53,8

94,1

290,2

160

Chi phí cho kinh

doanh ngoại hối

738,7

606,0

376,3

390,4

370,9

526,9

471,5

Chi phí cho BH

-

-

-

-

-

134

1.566

Chi phí KD

chứng khoán

14,3

15,3

1,6

33,3

26

83,4

57

Chi phí cho các

hoạt động khác

488,9

88,6

109,7

370,7

864,0

107,7

832,9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - 14

Nguồn: [43]



Chi phí cho các hoạt động phi tín dụng có xu hướng gia tăng tỷ trọng trong tổng chi phí tại MB. Điều này là do trong giai đoạn này, với xu hướng mở rộng các hoạt động dịch vụ phi tín dụng để tăng thu nhập và phân tán rủi ro nên chi phí từ hoạt động phi tín dụng tăng.

Trong cơ cấu các khoản chi phí cho hoạt động phi tín dụng, chi phí chiếm tỷ trọng lớn là chi phí cho hoạt động kinh doanh ngoại hối trong toàn giai đoạn và chi phí bảo hiểm trong hai năm cuối của giai đoạn. Chi phí cho các hoạt động khác bao gồm chi phí cho hoạt động liên quan đến kinh doanh khách sạn, thu hồi, thẩm định, quản lý hoạt động dịch vụ cho thuê, quản lý… tại MB. Do có nhiều hoạt động dịch vụ và chi phí cho từng hoạt động dịch vụ này thấp và không ảnh hưởng nhiều đến tổng chi phí nói chung nên NCS không thực hiện phân tích sâu.

Đối với dịch vụ thanh toán

Xét trong tổng chi phí tại MB, chi phí hoạt động thanh toán luôn chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí cho hoạt động phi tín dụng và có xu hướng gia tăng trong toàn giai đoạn. Điều này là do việc mở rộng các dịch vụ thanh toán thông qua việc đa dạng hóa các sản phẩm cung ứng giúp khách hàng có nhiều lựa chọn hơn trong quá trình sử dụng dịch vụ. Sự biến động này phù hợp với xu hướng phát triển các dịch vụ phi tín dụng của các NHTM hiện đại, đặc biệt trong bối cảnh chiến lược tăng tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ.

Đối với hoạt động kinh doanh ngoại hối

Từ bảng số liệu có thể thấy, chi phí cho hoạt động kinh doanh ngoại hối chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí cho hoạt động phi tín dụng. Đây là khoản lỗ giữa chênh lệch giá mua và giá bán trong mua bán ngoại tệ trao ngay và các công cụ phái sinh. Điều này là do những biến động về tỷ giá hối đoái trên thị trường, đồng thời là do khả năng phân tích, dự báo tại MB còn nhiều hạn chế, dẫn đến tình trạng mua ngoại tệ với tỷ giá cao nhưng bán ngoại tệ với tỷ giá thấp hơn, nhất trong các giao dịch ngoại hối phái sinh.

Bảng 2.10: Chi phí trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại MB giai đoạn 2011 – 2017

Đơn vị tính: tỷ đồng


Chỉ tiêu

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

Trao ngay

268,1

28,0

64,2

54,4

227,6

226,5

192

Phái sinh

470,6

578,0

312,1

335,9

143,2

300,4

279,5

Nguồn:[43]



Đối với hoạt động bảo hiểm, tháng 7/2016, MB Ageas Life được thành lập và từ tháng 11/2016, do MIC trở thành công ty con của MB nên chi phí dịch vụ bảo hiểm của hai công ty này được tính vào chi phí hợp nhất tại MB. Điều này làm chi phí hoạt động dịch vụ tại MB năm 2017 tăng mạnh. Chi phí dịch vụ bảo hiểm chiếm 50,7% chi phí cho hoạt động phi tín dụng tại MB năm 2017. Chi phí từ hoạt động bảo hiểm là các khoản chi phí như: chi phí bồi thường, chi phí hoa hồng và các khoản chi phí khác. Do vậy, mặc dù chi phí từ hoạt động bảo hiểm chiếm tỷ trọng cao nhưng do đặc thù kinh doanh bảo hiểm cũng như so sánh với thu nhập từ hoạt động này thì khoản chi phí này thể hiện sự chắc chắn của MIC và MB Ageas Life trong công tác giám định và bồi thường, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng và MB nói chung.

Đối với chi phí từ hoạt động kinh doanh chứng khoán

Chi phí hoạt động kinh doanh chứng khoán chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí hoạt động tại MB. Trong giai đoạn này, điểm đáng chú ý là chi phí năm 2013 là 1,3 tỷ đồng. Điều này là do VITS sáp nhập với MBS nên chi phí của hoạt động chứng khoán trên báo cáo hợp nhất chỉ tính từ ngày 01/11/2013 đến 31/12/2013. Do vậy, đây là chi phí hợp lý, tương đương so với các năm khác đối với công ty chứng khoán trong 2 tháng. Do vậy, chi phí thấp nhưng không phải do công ty tiết kiệm được chi phí.

b3.Chi phí trích lập dự phòng rủi ro

Bảng 2.11: Chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại MB giai đoạn 2011 – 2017

Đơn vị tính: tỷ đồng


Chỉ tiêu

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

Trích lập/ (hoàn nhập) DPRR

cho vay khách hàng

525

1.655

1.794

2.039

1.710

814

1.571

Trích lập/(hoàn nhập) DPRR tiền gửi và cho vay TCTD

khác

0

163

19

63

(174)

(73)

0

Trích lập DPRR trái phiếu đặc

biệt

-

-

-

129

512

1.001

1.322

Trích lập/(hoàn nhập) DPRR

khác

116

209

79

(212)

54

288

359

Tổng chi phí trích lập DPRR

641

2.027

1.892

2.019

2.102

2.030

3.252

Nguồn:[43]



Chi phí trích lập dự phòng rủi ro trong toàn giai đoạn có xu hướng tăng nhanh. Tính chung trong toàn giai đoạn, tốc độ tăng trưởng trung bình của chi phí dự phòng rủi ro là 31,04%.

Đối với các khoản tín dụng trên thị trường 1, chi phí trích lập dự phòng rủi ro tăng nhanh là do: (i) Từ năm 2012, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh do hậu quả của một khoảng thời gian ngân hàng chú trọng tăng trưởng dư nợ cho vay nhiều hơn chất lượng khoản vay, cấp tín dụng cho nhiều khách hàng không đủ khả năng để hoàn trả đầy đủ gốc và lãi của khoản vay. Thêm vào đó, bối cảnh kinh tế vĩ mô có nhiều khó khăn khiến hoạt động kinh doanh của khách hàng bị ảnh hưởng đáng kể. Chất lượng tín dụng suy giảm buộc MB phải thực hiện trích lập DPRR; (ii) Từ 01/6/2014, MB thực hiện phân loại nợ theo Thông tư 02/2014/TT – NHNN và Thông tư 09/2014/TT - NHNN của Ngân hàng Nhà nước nên một số khoản vay tại MB bị phân loại vào khoản nợ có chất lượng tín dụng thấp hơn, từ đó dự phòng rủi ro tiếp tục tăng trong năm này; (iii) Từ năm 2014, MB thực hiện bán nợ xấu cho VAMC, mặc dù tỷ lệ nợ xấu giảm nhưng hàng năm theo quy định phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro cho trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành theo quy định.

Đối với các khoản tiền gửi và cho vay các TCTD khác, năm 2011, MB cấp tín dụng trên thị trường 2 chủ yếu dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn – đây là khoản ngân hàng không phải trích lập DPRR, dư nợ cho vay thấp và là các khoản nợ nhóm 1 nên quỹ dự phòng rủi ro đã đủ, MB không phải trích lập thêm.

Năm 2012, sự ra đời của thông tư 21/2012/TT – NHNN đã hạn chế việc cấp tín dụng thông qua các khoản tiền gửi có kỳ hạn, do vậy, dư nợ cho vay trên thị trường 2 tăng nhanh. Tại MB đây là các khoản nợ nhóm 1 nhưng dư nợ cho vay tăng từ 610 tỷ lên 24.759 tỷ kéo theo việc gia tăng mạnh chi phí trích lập dự phòng rủi ro chung.

Năm 2013, dư nợ cho vay trên thị trường 2 giảm 4719 tỷ đồng nên MB hoàn nhập 30 tỷ dự phòng rủi ro chung. Trong năm này, một số khoản nợ có chất lượng tín dụng giảm buộc phải trích lập 49 tỷ đồng cho dự phòng rủi ro cụ thể. Do vậy, tính chung cả năm, MB phải trích lập 19 tỷ DPRR cho các khoản tiền gửi và cho vay trên thị trường 2.

Năm 2014, dư nợ cho vay trên thị trường 2 giảm mạnh còn 10.753 tỷ. Tuy nhiên, từ 01/6/2014, MB phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro đối với các khoản tiền gửi có kỳ hạn tại các TCTD khác theo quy định tại Thông tư 02/2013/TT - NHNN. Do vậy, MB hoàn nhập dự phòng chung 134 tỷ. Trong năm này, một số



khoản nợ đã thành nợ có khả năng mất vốn, làm tăng chi phí dự phòng rủi ro cụ thể (trích lập 197 tỷ DPRR cụ thể).

Từ năm 2015 – 2017, quỹ dự phòng rủi ro cho các khoản nợ trên thị trường 2 tại MB đã đủ, MB không thực hiện trích lập thêm. Năm 2015, 2016, MB thực hiện hoàn nhập các khoản dự phòng rủi ro cụ thể đã trích lập do đã các khoản nợ này đã thu hồi đầy đủ.

Đối với trích lập/ hoàn nhập dự phòng rủi ro khác bao gồm khoản tiền MB thực hiện trích lập dự phòng rủi ro đối với các tài sản có khác như các khoản phải thu, các khoản tạm ứng và đặt cọc hợp đồng bảo lãnh… và các cam kết ngoại bảng.

Bảng 2.12: Cam kết ngoại bảng tại MB giai đoạn 2011 – 2017

Đơn vị tính: tỷ đồng


Chỉ tiêu

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

Bảo lãnh

13.059

21.222

19.082

28.170

33.903

46.269

57.898

Giao dịch ngoại

hối

-

-

-

16.075

16.375

36.433

88.652

Cam kết L/C

62.736

52.064

33.028

49.287

36.520

27.892

25.280

Cam kết khác

-

-


284

2.757

4.603

15.515

Tổng

75.795

73286

52.110

93.816

89.555

115.197

187.345

Nguồn:[43] Các cam kết ngoại bảng tại MB tăng qua các năm, tuy nhiên, trước ngày 01/6/2014, MB phải thực hiện trích lập DPRR đối với các cam kết ngoại bảng theo quyết định 493/2005/QĐ – NHNN và 18/2007/QĐ – NHNN. Theo đó, các cam kết ngoại bảng tại MB đều được phân loại vào nhóm 1 và trích lập dự phòng rủi ro chung. Từ 01/6/2014, MB thực hiện phân loại nợ và trích lập DPRR theo Thông tư 02/2013/TT – NHNN, và Thông tư 09/2014/TT – NHNN, MB không phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro chung đối với các cam kết thuộc nhóm 1 và chỉ thực hiện trích lập dự phòng rủi ro trong trường hợp bảo lãnh mà ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ trả thay. Do vậy, từ 01/06/2014, MB không phải trích lập DPRR cho bất cứ khoản cam kết nào. Đây là lý do năm 2014, MB hoàn nhập 220 tỷ đồng dự phòng chung cho cam kết ngoại bảng, làm tổng chi phí dự phòng rủi ro khác được

hoàn nhập 212 tỷ đồng.

Năm 2016 và năm 2017, dự phòng rủi ro khác tại MB tăng mạnh do MIC trở thành công ty con của MB, trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của MIC được hợp nhất vào báo cáo tài chính của tập đoàn, do vậy, trích lập dự phòng rủi ro khác tại MB tăng mạnh vào năm này. Đây là đặc điểm riêng trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, không phải do chất lượng tài sản tại MB giảm.



b4. Chi phí hoạt động

Đơn vị tính: tỷ đồng, %

7000

6000

5000

4000

3000

2000

1000

0

50%

45%

40%

35%

30%

25%

20%

15%

10%

5%

Chi phí khác

Chi phí QLDN Chi phí tài sản Chi phí lương

Tốc độ tăng trưởng chi phí hoạt động

2011

594

191

272

824

2012 2013 2014 2015 2016

380,7 344,7 459 526 573,7

436,3 509,3 499 521 557,3

571 624 659 741 822

1309 1268 1497 1661 2222

2017

1053,4

567,6

967

3411

0%

43,38% 1,82% 13,40% 10,76% 21,05% 43,69%

Nguồn:[43]

Biểu đồ 2.14: Chi phí hoạt động tại MB giai đoạn 2011 – 2017

Chi phí hoạt động tại MB tăng qua các năm. Tính chung toàn giai đoạn, tốc độ gia tăng chi phí bình quân là 18,02%, trong đó chi phí lương, chi phí dự phòng rủi ro chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu các khoản chi phí hoạt động. Phân tích các yếu tố cấu thành chi phí hoạt động tại MB giai đoạn 2011 – 2017:

* Chi phí lương,

Thu nhập của cán bộ nhân viên tại MB được trả căn cứ vào hiệu quả làm việc (KPI). Quỹ lương tại MB trong giai đoạn này có xu hướng gia tăng, ngoại trừ năm 2013 quỹ lương giảm do kết quả hoạt động kinh doanh tại MB suy giảm.

Bảng 2.13: Thu nhập trung bình của nhân viên và hiệu quả quản trị nhân công tại MB giai đoạn 2011 – 2017

Chỉ tiêu

ĐVT

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

Thu nhập trung

bình 1 nhân viên

Triệu

đồng/tháng

15,3

18,8

17,2

17,9

17,7

20,4

25,85

Lợi nhuận bình quân trên 1

nhân viên

Triệu đồng/người

375,6

397,2

373,0

360,7

321,6

270,6

266,5

Nguồn: [43]

Đây là thu nhập trung bình của nhân viên trong toàn ngân hàng. Còn đối với mỗi cá nhân, thu nhập dựa vào hiệu quả công việc (KPI), việc áp dụng chế độ này đảm bảo sự công bằng giữa các nhân viên trong ngân hàng và là phương pháp động viên nhân viên nỗ lực hơn trong công việc. Trong giai đoạn này, thu nhập trung bình của nhân viên có xu hướng tăng nhưng lợi nhuận bình quân trên 1 nhân viên có xu



hướng giảm là do: (i) Bối cảnh kinh tế vĩ mô có nhiều biến động tiêu cực ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng; (ii) Số lượng nhân viên tại MB tăng nhanh trong giai đoạn này. Lực lượng lao động tăng thêm này chủ yếu thuộc 2 nhóm: chuyên gia và nhóm quan hệ khách hàng mới. Đội ngũ chuyên gia được tuyển dụng phục vụ cho nghiên cứu, thực hiện dự án chuyển đổi hệ thống ngân hàng lõi (Core banking) và chuẩn bị cho quá trình áp dụng Basel 2. Số lượng cán bộ quan hệ khách hàng tuyển dụng mới để mở rộng thị phần hoạt động. Do vậy, mức lương dành cho đội ngũ này phải cạnh tranh để giữ “nhân tài” và là động lực để cán bộ, nhân viên nỗ lực làm việc. Xét trong ngắn hạn, việc thu nhập trung bình của nhân viên tăng trong khi lợi nhuận bình quân giảm là giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, xét trong dài hạn, việc đầu tư để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sẽ là cơ sở để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong tương lai của MB.

* Chi tài sản

Khoản chi này tăng qua các năm là do: (i) Từ năm 2012, việc mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch làm gia tăng chi phí thuê văn phòng tại MB; (ii) Trong giai đoạn này, MB thực hiện đầu tư mạnh cho công nghệ ngân hàng. MB đã thực hiện triển khai rất nhiều các mô hình ứng dụng công nghệ thông tin như: hệ thống xếp hạng tín dụng và thẩm định tự động CRA; ứng dụng quản trị rủi ro thị trường trên module T- risk, phần mềm F2B, hệ thống quản lý hạn mức tín dụng khách hàng, hệ thống cảnh báo sớm rủi ro, phần mềm quản lý thu hồi nợ… để đáp ứng quản trị ngân hàng hiện đại, tiếp cận với thông lệ quốc tế.

* Chi khác

Các khoản chi này thường bao gồm: chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí quảng cáo, chi phí nộp bảo hiểm tiền gửi, nộp thuế,… Các khoản chi này có xu hướng tăng qua các năm. Việc chi phí tăng chủ yếu là do tăng chi phí phục vụ cho quảng cáo, tài trợ,… Việc tăng chi phí quảng cáo tiếp thị giúp định vị thương hiệu, đưa MB đến gần hơn với khách hàng. Trong bối cảnh thị trường ngân hàng ngày càng cạnh tranh khốc liệt, việc định vị thương hiệu tại MB là điều cần thiết.

Như vậy, mặc dù trong giai đoạn này, tốc độ gia tăng chi phí cao nhưng việc gia tăng chi phí này đã góp phần không nhỏ vào việc thu hút khách hàng, cũng như quản trị ngân hàng.



2.2.1.3. Thu nhập thuần từ các hoạt động kinh doanh

a. Thu nhập thuần từ lãi

* Thu nhập thuần, tốc độ tăng trưởng thu nhập thuần từ lãi

12000

10000

8000

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

-10%

-20%

Đơn vị tính: tỷ đồng, %


6000

4000

2000

0


2011



2012


2013


2014


2015


2016


2017

Thu nhập thuần từ lãi

4907


7314

6678

7421

7544

8182

11426

Tốc độ tăng trưởng




49,05%

-8,70%

11,13%

1,66%

8,45%

39,66%

Nguồn: [43]

Biểu đồ 2.15: Thu nhập thuần từ lãi tại MB giai đoạn 2011 – 2017

Từ những biến động và giải thích nguyên nhân sự biến động về thu nhập, chi phí tại MB giai đoạn 2011 – 2017, thu nhập thuần từ lãi thể hiện mối quan hệ giữa thu nhập từ hoạt động tín dụng, đầu tư trái phiếu và chi phí lãi tại ngân hàng trong giai đoạn này. Thu nhập thuần từ lãi có xu hướng tăng trong năm 2012, 2016 và 2017 là do trong những năm này tốc độ tăng trưởng tín dụng cao, tốc độ tăng trưởng thu nhập từ lãi tăng nhanh hơn so với chi phí trả lãi (Biểu đồ 2.12). Giai đoạn 2013 – 2015, do những ảnh hưởng tiêu cực từ kinh tế vĩ mô, tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp, MB tập trung chủ yếu đầu tư vào các tài sản có mức độ sinh lời thấp, độ an toàn cao như Trái phiếu Chính phủ, Trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh nên thu nhập thuần từ hoạt động tín dụng và đầu tư không có nhiều thay đổi.

* Đối với tỷ lệ thu nhập lãi thuần/ Tổng tài sản (NIM)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/04/2023