So sánh một số chỉ tiêu kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của việc nuôi ghép cá trê vàng với một số loài cá khác - 2

DANH SÁCH HÌNH

Trang

Hình 2.1 Hình thái xương chẩm của các loại cá trê 4

Hình 2.2 Hình thái bên ngoài cá trê vàng 5

Hình 2.3 Hình thái bên ngoài cá sặc rằn 8

Hình 2.4 Hình thái bên ngoài cá tai tượng 11

Hình 3.1 Ao dùng bố trí thí nghiệm 16

Hình 3.2 Hệ thống giai thí nghiệm 16

Hình 3.3 Thức ăn dùng trong thí nghiệm 17

Hình 3.4 Một số dụng cụ dùng trong thí nghiệm 18

Hình 4.2 Biểu đồ phân hóa khối lượng cá trê vàng 28

Hình 4.2 Biểu đồ phân hóa khối lượng cá sặc rằn 29

Hình 4.4 Biểu đồ phân hóa khối lượng cá tai tượng 30

DANH SÁCH BẢNG

Trang

Bảng 3.1 Thành phần thức ăn công nghiệp sử dụng trong thí nghiệm 17

Bảng 3.2 Cách bố trí cá trong thí nghiệm 18

Bảng 4.1 Biến động nhiệt độ, oxy và pH trong thí nghiệm 21

Bảng 4.2 Kết quả tăng trưởng về khối lượng của cá trê vàng 23

Bảng 4.3 Kết quả tăng trưởng về khối lượng của cá sặc rằn...…………………..…,,,.….24 Bảng 4.4 Kết quả tăng trưởng về khối lượng của cá tai tượng 25

Bảng 4.5 Tỷ lệ sống của cá thí nghiệm……………………………………………,,,……26 Bảng 4.6 Hệ số tiêu tốn thức ăn 31

Bảng 4.7 Sản lượng và năng suất cá thí nghiệm 32

Bảng 4.8 Chi phí trong thí nghiệm… 33

Bảng 4.9 Hạch toán hiệu quả kinh tế 33

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT



ĐBSCL:

Đồng Bằng Sông Cửu Long

NT:

Nghiệm thức

NTĐC:

Nghiệm thức đối chứng

TĂCN:

Thức ăn công nghiệp

0A, 0B, 0C:

Các lần lặp lại ở nghiệm thức đối chứng

1A, 1B, 1C:

Các lần lặp lại ở nghiệm thức 1

2A, 2B, 2C:

Các lần lặp lại ở nghiệm thức 2

3A, 3B, 3C:

Các lần lặp lại ở nghiệm thức 3

TV:

Cá trê vàng

SR:

Cá sặc rằn

TT:

Cá tai tượng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ‌

1.1 Giới thiệu

Trong những năm gần đây, thủy sản Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể về số lượng lẫn chất lượng, kim ngạch xuất khẩu thủy sản luôn đứng đầu các mặt hàng xuất khẩu. Diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là 180.000 ha (2010) và là vùng có hệ thống sông ngòi chằng chịt, nguồn lao dộng dồi dào đã tạo cho vùng đất này có một tiềm năng to lớn trong ngành nuôi trồng thủy sản nói chung và ngành nuôi thủy sản nước ngọt nói riêng (Dương Nhựt Long và ctv., 2014).

Nghề nuôi cá nước ngọt là một trong những nghề đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất đạm động vật cho con người, đem lại thu nhập đáng kể cho người dân ĐBSCL. Một trong những đối tượng thủy sản nước ngọt được người nuôi quan tâm hiện nay đó là cá trê vàng (Clarias macrocephalus) do cá trê vàng là loài thủy sản dễ nuôi, thịt ngon, thị trường tiêu thụ lớn và có sức chịu đựng cao với điều kiện môi trường khắc nghiệt (Dương Nhựt Long, 2004).

Tuy nhiên, nguồn lợi cá trê vàng ngoài tự nhiên ngày càng hạn chế. Do đó, nhiều địa phương đã và đang phát triển mô hình nuôi cá trê vàng. Bên cạnh những thành công bước đầu về hiệu quả thu nhập, người nuôi cá ở ĐBSCL còn gặp khá nhiều khó khăn, ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của phong trào nuôi đó là: tỷ lệ sống và năng suất, sản lượng cá nuôi thường không ổn định; mật độ nuôi quá cao, mô hình nuôi chủ yếu nhỏ lẻ và đặc biệt kỹ thuật chưa có nên quá trình nuôi dễ xảy ra dịch bệnh nếu việc quản lý nguồn thức ăn và nguồn nước không chủ động. Mặt khác, người dân chỉ tập trung nuôi đơn lẻ một đối tượng mà chưa biết nuôi ghép nhiều đối tượng trong ao nuôi, chính vì thế làm lãng phí đi một nguồn tài nguyên lớn là lượng thức ăn dư thừa, chưa sử dụng hết tầng nước trong thủy vực, chất thải từ cá trê không được sử dụng góp phần làm môi trường nước bị ô nhiễm… Do vậy, nhằm từng bước khắc phục những trở ngại như đã đề cập, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào nuôi cá trê vàng phát triển thể hiện tính ổn định, hiệu quả. Thiết nghĩ vấn đề nghiên cứu thay đổi phương thức nuôi, lựa chọn mô hình nuôi ghép phù hợp và hiệu quả nhất đối với người dân Đồng Bằng Sông Cửu Long là giải pháp kỹ thuật rất cần được đầu tư và có giải pháp khắc phục hợp lý.

Do vậy, để giải quyết những vấn đề khó khăn và nâng cao hiệu quả kinh tế của việc nuôi cá trê vàng ở ĐBSCL nên đề tài “So sánh một số chỉ tiêu kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của việc nuôi ghép cá trê vàng và một số loài cá khácđã được thực hiện.

1.2 Mục tiêu đề tài

Xác định được tỷ lệ nuôi ghép phù hợp giữa cá trê vàng với cá sặc rằn và cá tai tượng. Đánh giá được hiệu quả nuôi ghép cá trê vàng với cá sặc rằn và cá tai tượng.

1.3 Nội dung nghiên cứu

Theo dòi một số yếu tố môi trường (nhiệt độ, pH, O2) trong quá trình nuôi. So sánh các chỉ tiêu tăng trưởng và tỷ lệ sống của các loài cá nuôi ghép.

Đánh giá hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của mô hình nuôi.

CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU‌


2.1 Đặc điểm sinh học của một số loài cá

2.1.1 Cá trê vàng

2.1.1.1 Phân loại

Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), cá trê vàng được phân loại theo khóa phân loại sau:

Ngành: Chodrata

Lớp: Actinoptergii

Bộ: Siluriformes

Họ: Clariidae

Giống: Clarias

Loài: Clarias macrocephalus (Gunther, 1964)

Tên địa phương: Cá trê vàng Tên tiếng anh: Yellow catfish

Họ cá trê gồm nhiều loài ở châu Á và châu Phi. Ở nước ta đang khai thác và nuôi 4 loài đó là cá trê trắng (Clarias batracus), trê vàng (Clarias macrocephalus), trê phi (Clarias gariepinus) và cá trê lai (hybrid catfish) con lai giữa cá trê vàng cái và cá trê phi đực.

Theo Phạm Thanh Liêm (2006) có nhiều chỉ tiêu hình thái để phân biệt các loài cá trê, tuy nhiên có 5 đặc điểm hình thái dễ nhận biết nhất giúp phân biệt nhanh các loài cá trê đó là các đặc điểm về màu sắc cơ thể (1), hình dạng của thóp trán (2), xương chẩm (3), khoảng cách xương chẩm - vi lưng (4) và sau cùng là gai vi ngực (5).

Hình 2 1 Đặc điểm nhận dạng 4 loài cá trê 2 1 1 2 Đặc điểm hình thái Cá trê 1

Hình 2.1 Đặc điểm nhận dạng 4 loài cá trê

2.1.1.2 Đặc điểm hình thái

Cá trê vàng đầu rộng dẹp bằng, da đầu mỏng, xương sọ nổi lên rò ràng. Miệng cá không co duỗi được, rạch miệng thẳng, nằm ngang, răng trên hàm nhỏ, mịn, cứng, đôi râu khá phát triển: 1 đôi râu mũi, 1 đôi râu mép và 2 đôi râu cằm dưới, râu mép. Mắt nhỏ, nằm ở mặt lưng của đầu và gần chóp mòm hơn điểm mang. Phần trán giữa hai mắt rộng. Đầu có hai lỗ thóp, một lỗ nằm phía sau đường nối hai mắt, còn lỗ kia nằm phía trước gốc mấu xương chẫm. Mấu xương chẫm tròn rộng gốc mấu xương chẫm tương đương 3 - 5 lần chiều cao của nó. Thân dài phần trước tròn, phần sau mỏng, dẹp bên. Cuống đuôi ngắn. Đường bên chạy từ mép trên của lỗ mang và chấm dứt ở điểm giữa gốc vi đuôi. Cơ gốc vi phát triển, phủ lên gần tới ngọn các tia vi. Gai vi ngực cứng, nhọn ở đầu và đều có răng cưa hướng xuống đất, xương đai vi ngực lộ hẳn ra ngoài. Vi đuôi tròn chẻ hai. Mặt lưng của thân của đầu có màu xám đến nâu đen và nhạt dần xuống mặt bụng và mặt dưới của đầu có màu vàng. Trên thân mỗi bên có 10 hàng chấm nhỏ nằm vắt ngang thân. Cá trê vàng sống ở nước ngọt (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993).

Hình 2 2 Hình thái bên ngoài cá trê vàng Nguồn tự chụp 2 1 1 3 Phân bố và 2


Hình 2.2 Hình thái bên ngoài cá trê vàng (Nguồn: tự chụp)

2.1.1.3 Phân bố và môi trường sống

Cá trê là loài sống trong môi trường nước ngọt nhưng chúng có thể sống được môi trường hơi phèn và trong điều kiện nước lợ (độ mặn < 5,00%). Cá phát triển tốt trong môi trường có pH khoảng 5,50 - 8,00 (Bạch Thị Quỳnh Mai, 2004).

Cá trê vàng là loài sống trong môi trường nước ngọt ở vùng khí hậu nhiệt đới. Cá được tìm thấy trong các thủy vực như mương vườn, ao, đìa, đầm lầy và cả trong ruộng lúa ở Malaysia, Trung Quốc, Thái Lan… và Việt Nam (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993).

Theo Đoàn Khắc Độ (2008) cá trê có thể chịu đựng môi trường có nhiệt độ từ 11,0 - 39,0 0C; pH từ 3,50 - 10,5; hàm lượng oxy hòa tan thấp (1,00 - 2,00 mg/l) vì cơ thể cá trê có cơ quan hô hấp phụ gọi là “hoa khế” giúp cá hô hấp được nhờ khí trời. Cá trê có thể sống trong môi trường nước hơi lợ, độ muối dưới 16,0 ‰ (Nguyễn Duy Khoát, 2004).

2.1.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng

Cá trê vàng là loài ăn tạp thiên về chất hữu cơ và xác chết động vật. Khi cá trê vàng còn nhỏ ở giai đoạn cá bột và cá hương, cá trê cũng thể hiện tính ăn dữ như cá tra (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009). Cá mới nở từ trứng do có túi noãn hoàng nên không ăn thức ăn bên ngoài. Sau 48 giờ cá mới tiêu hết noãn hoàng, cá bột từ ngày thứ 3 trở đi bắt đầu ăn được trứng nước và có thể ăn được các loại giáp xác nhỏ. Khi cá có kích

Xem tất cả 90 trang.

Ngày đăng: 07/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí