Số Lượng Các Trường Hợp Đã Thực Hiện An Tử Tại Bỉ (2002-2011)[22]

hoặc tinh thần không chịu đựng nổi mà không thể giảm bớt, và là kết quả từ một rối loạn nghiêm trọng và không thể cứu chữa gây ra bởi bệnh tật hoặc tai nạn; (iv) trẻ vị thành niên có năng lực nhận thức ở trong tình trạng y tế vô vọng không thay đổi và đau khổ thể xác không chịu đựng nổi mà không thể giảm bớt và sẽ gây ra cái chết trong thời gian ngắn, và là kết quả từ một rối loạn nghiêm trọng và không thể cứu chữa gây ra bởi bệnh tật hoặc tai nạn.

Đạo luật này cũng yêu cầu quá trình đưa ra yêu cầu của bệnh nhân cần có sự tham vấn của một bác sĩ khác là bác sĩ tâm thần hoặc một chuyên gia; với trẻ vị thành niên sống tự lập cần tham vấn một bác sĩ tâm thần trẻ em hoặc một nhà tâm lý học và thông báo về lý do được tham vấn. Mọi yêu cầu phải được đưa ra bằng văn bản, và với bệnh nhân là trẻ vị thành niên sẽ cần sự đồng ý của người đại diện hợp pháp

Về số lượng các trường hợp an tử đã thực hiện ở Bỉ, theo thống kê sau 10 năm luật có hiệu lực, con số luôn có chiều hướng tăng (xem biểu đồ). Trong 2 năm tiếp theo (2012 và 2013), con số lần lượt là 1.432 và 1.816 trường hợp.

Biểu đồ 2 2 Số lượng các trường hợp đã thực hiện an tử tại Bỉ 2002 2011 1

Biểu đồ 2.2. Số lượng các trường hợp đã thực hiện an tử tại Bỉ (2002-2011)[22]

Tại Bỉ, người ta đã bãi bỏ những hạn chế về “cái chết êm dịu” vào tháng 9/2002 với các bệnh nhân tuổi từ 18 trở lên, có yêu cầu chấm dứt cuộc sống một cách tự nguyện, đã được cân nhắc theo cách lặp đi lặp lại để tránh

việc bị cưỡng ép. Quy định về cái chết được bác sĩ hỗ trợ trong các trường hợp đáp ứng những tiêu chí theo luật cũng có thể được quy định trong “di chúc sống” được viết bởi người khỏe mạnh trước khi họ bị ốm và đang còn hiệu lực trong vòng 5 năm. Vào tháng 2/2014, Bỉ đã trở thành quốc gia đầu tiên cho phép trẻ em được yêu cầu cái chết êm dịu nếu họ bị một căn bệnh nan y giai đoạn cuối và hiểu được hậu quả của hành động này. Mặc dù điều này vẫn bị các tôn giáo như Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo phản đối kịch liệt. Nhiều bác sĩ nhi khoa cũng đã ký thỉnh nguyện thư lên Quốc hội Bỉ để phản đối điều luật này bởi họ cho rằng trẻ em chưa đủ khả năng ra quyết định kết thúc cuộc sống của mình. Nhưng những người ủng hộ thông qua luật này cho rằng đây là lựa chọn tốt nhất, bao hàm ý nghĩa nhân đạo đối với các em nhỏ xấu số này. Tiến sĩ Gerlant van Berlaer, một bác sĩ nhi khoa tại Bệnh viện UZ Brussels nói: “Rất hiếm khi, nhưng nó vẫn xảy ra, có những đứa trẻ mà chúng tôi đã cố gắng chữa trị nhưng không có cách gì để giúp họ tốt hơn được. Những trẻ em đó phải có quyền quyết định việc kết thúc cuộc sống của họ” [15].

Lucxembourg

Ngày 20/2/2008, Quốc hội Lucxembourg đã thông qua một dự luật hợp thức hóa cái chết nhân đạo với 30/39 phiếu ủng hộ. Đây là quốc gia thứ ba thuộc Liên minh Châu Âu chấp nhận quyền được chết. Người bị bệnh ở giai đoạn cuối có thể sẽ kết thúc cuộc sống của mình nếu nhận được sự chấp thuận của hai bác sỹ và bảng chỉ dẫn của chuyên gia. Bệnh nhân bắt buộc phải có những yêu cầu nhiều lẫn với bác sỹ với những tài liệu và sự chứng kiến rõ ràng của người làm chứng. Cái chết êm ả chỉ được áp dụng đối với các bệnh nhân bị bệnh nan y không thể chữa trị và đang chịu nhiều đau đớn.

Mỹ:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.

Ở Mỹ, Chính phủ Liên bang và tất cả 50 bang và Quận Columbia đều nghiêm cấm an tử theo luật về tội giết người nói chung. Chính phủ Liên bang không có luật về trợ tử mà những luật này thường chỉ được sử dụng ở cấp

bang. Hiện tại, đã có tới 8 bang thông qua luật hợp pháp hóa trợ tử là California, Colorado, Hawaii, New Jersey, Oregon, Vermont, DC và Washington; 1 bang là Montana hợp pháp hóa trợ tử qua phán quyết của Tòa án Tối cao (của bang). Điểm chung là bệnh nhân phải cư trú trên lãnh thổ của các bang và phải thỏa mãn các điều kiện:

(i) độ tuổi tối thiểu của bệnh nhân là 18;

(ii) bệnh nhân có khả năng thực hiện và truyền đạt các quyết định chăm sóc y tế cho mình;

(iii) thời gian dự kiến cái chết sẽ xảy ra trong 6 tháng hoặc ít hơn;

(iv) yêu cầu được thực hiện 2 lần bằng miệng (cách nhau ít nhất 15 ngày) và 1 lần bằng văn bản.

Biểu đồ 2 3 Số lượng các trường hợp tử ở Oregon 1998 2018 26 Biểu đồ 2 4 2

Biểu đồ 2.3. Số lượng các trường hợp tử ở Oregon (1998-2018)[26].

Biểu đồ 2 4 Số lượng các trường hợp trợ tử ở Washington 2009 2017 28 Qua các 3


Biểu đồ 2.4. Số lượng các trường hợp trợ tử ở Washington (2009 - 2017)[28].

Qua các biểu đồ trên cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân thực hiện cái chết/được kê đơn ở Oregon dao độngtrong khoảng từ 55 đến 70% và xu hướng thực hiện cái chết là tăng nhẹ. Oregon là tiểu bang đầu tiên hợp pháp trợ tử và đặt ra những tiêu chuẩn cho việc thực hành ở các tiểu bang khác sau đó. Ở Washington, tỷ lệ này là cao hơn (từ 95 đến 99%) và xu hướng tăng cũng rõ hơn

Thụy Sỹ:

Ở Thụy Sỹ không có luật về an tử hay trợ tử. Mọi dạng an tử chủ động đều bị cấm, và luật chỉ cho phép trợ tử. Sự cho phép này được suy ra từ Điều 115 Bộ luật Hình sự của Thụy Sỹ (có hiệu lực từ năm 1942), trong đó quy định rằng: “Xúi giục và hỗ trợ tự tử: Bất kỳ người nào vì động cơ ích kỷ xúi giục hoặc trợ giúp người khác thực hiện hoặc cố gắng thực hiện tự tử mà sau đó người này thực hiện hoặc cố gắng thực hiện tự tử thì sẽ phải chịu án tù không quá 5 năm hoặc bị phạt tiền”. Như vậy, trợ tử chỉ bị coi là tội phạm khi động cơ thực hiện là “ích kỷ” (ví dụ: thu lợi cá nhân).

Về số lượng các trường hợp thực hiện trợ tử ở Thụy Sỹ, số liệu thống kê cho thấy một xu hướng tăng mạnh; và có một điểm đáng chú ý đó là do luật của Thụy Sỹ về trợ tử là không rõ ràng, do đó, ngày càng có nhiều du khách đến quốc gia này chỉ với mục là để kết thúc cuộc sống của mình (tự tử), chiếm từ 25 đến 30% số trường hợp được hỗ trợ tự tử mỗi năm (tính từ năm 2008 đến năm 2012).

Biểu đồ 2 5 Số lượng các trường hợp trợ tử ở Thụy Sĩ 1995 2010 21 Thụy 4

Biểu đồ 2.5. Số lượng các trường hợp trợ tử ở Thụy Sĩ (1995-2010)[21]

Thụy Sĩ là quốc gia cho phép trợ tử bằng chính bệnh nhân thông qua một liều thuốc gây chết. Quốc gia này không cho phép “cái chết êm ái” tích cực và trực tiếp bởi một bên thứ ba, nhưng cho phép việc cung cấp các chất để giảm bớt sự đau khổ, ngay cả khi tác dụng phụ của nó có thể là cái chết. Chết êm dịu thụ động hoặc dừng các thủ thuật y tế để duy trì sự sống cũng được chấp nhận ở Thụy Sĩ [15].

Thụy Sĩ là quốc gia duy nhất chấp nhận trợ tử đối với người có quốc tịch nước ngoài. Hàng loạt các tổ chức hỗ trợ tự tử đã được thành lập ở Thụy Sĩ cuối những năm 1990 đầu 2000 với mục đích mang tới “cái chết nhân đạo” cho khách hàng, là những người dân trong và ngoài nước. Trong đó, điển hình nhất là các tổ chức Dignitas hay Life Circle mở rộng dịch vụ của mình đón tiếp khách nước ngoài. Điều này đã làm nở rộ một xu hướng du lịch tới Thụy Sĩ - “Du lịch tự tử”.

Một nghiên cứu được tiến hành ở Zurich (Thụy Sĩ) từ năm 2014 về dịch vụ “trợ tử” cho thấy số lượng người nước ngoài đến Thụy Sĩ tìm kiếm những dịch vụ này ngày càng tăng. Theo số liệu các nhà nghiên cứu đưa ra, có khoảng 123 người nước ngoài sử dụng dịch vụ này ở Thụy sĩ vào năm 2008 và con số này tăng lên 172 người vào năm 2012. Tổng cộng trong 4 năm

2008 - 2012 có khoảng 611 người tham gia “du lịch tự tử” đến từ 31 quốc gia, chủ yếu là từ Đức và Anh chiếm lần lượt 44% và 21%. Độ tuổi trung bình của những du khách “một đi không về” này là 69, trong đó nữ giới chiếm gần 60%. Tính đến nay, đã có hơn 1000 người nước ngoài tìm đến Thụy Sĩ với mong muốn được chấp dứt cuộc sống của mình. Gần đây nhất, ngày 10/5/2018, giáo sư người Australia David Goodall cũng đã lựa chọn “quyền được chết” tại trung tâm trợ tử Life Circle(Thụy Sĩ) khi 104 tuổi. Ông bày tỏ trước chuyến bay rằng: “Tôi chẳng muốn đi nhưng cần cơ hội mà chính phủ Australia không cho phép”.[7]

Trên đây là một số khái quát về thực tiễn và pháp luật về an tử và trợ tự ở một số quốc gia điển hình mà có số lượng các trường hợp mỗi năm là tương đối lớn. Từ đây có thể thấy, một mặt, nó phản ánh nhu cầu hưởng thụ quyền an tử trên thực tế ngày càng tăng; mặt khác, nó cũng cho thấy những mối lo ngại như những tranh luận phản đối an tử đã đưa ra. Dường như xu hướng “trượt dốc” (slippery slope) đang diễn ra khi số lượng các trường hợp an tử và trợ tử tăng rất nhanh (ở Hà Lan, Bỉ và Thụy Sỹ); đồng thời đối tượng được an tử và trợ tử đã dần được mở rộng (ở Thụy Sỹ).

2.2.2. Một số vụ việc điển hình về quyền an tử trên thế giới

Vụ 1: Cái chết của giáo hoàng John Paul II

Tòa thánh Vatican cũng từng gặp rắc rối liên quan tới cái chết của giáo hoàng John Paul II năm 2006. Tiến sĩ Lina Pavanelli, một nữ chuyên gia hồi sức cấp cứu đã tố cáo Vatican đã thực hiện “cái chết êm ái” đối với giáo hoàng. Dựa trên kiến thức chuyên môn của mình cùng sự quan sát về tình hình sức khỏe của giáo hoàng trong những ngày cuối đời, bà cho rằng Vatican đã để giáo hoàng John Paul II được dùng ống truyền thức ăn quá muộn và điều này là nguyên nhân gây nên cái chết.

Vụ 2: Sự ra đi trong cô đơn của bà Sebire

Bà Sebire có khối u ác tính tấn công cơ thể từ khoang mũi. Căn bệnh đã cướp đi gần hết ngũ giác của bà và gây cho bà những cơn đau khủng khiếp,

mỗi cơn có thể kéo dài tới bốn giờ. Chỉ có hai nhà phẫu thuật thần kinh nhận điều trị cho bà và đều kết luận đây là căn bệnh bất trị. Trong lời thỉnh cầu của mình, bà nói: "Ngay cả thú vật, người ta cũng không để phải chịu đựng như tôi đang chịu đựng”.Chỉ vài ngày sau khi tòa án Dijon (Pháp) bác bỏ thỉnh nguyện xin được "ra đi xứng đáng" bằng cách được chích thuốc độc chết (mà người ta vẫn hay gọi là “cái chết êm ái” hay “an tử’), hôm 20-3-2008, người ta đã phát hiện thi thể của bà Sebire tại một căn hộ ở Plombières-les-Dijon, miền đông nước Pháp. Mặc dù nguyên nhân cái chết của bà chưa được xác định, nhưng đã gây nên sự thổn thức trên toàn thế giới. Bởi trước đó, bà nói: “Tôi biết cách xoay những thứ cần thiết để tự chết”.Giữa tháng 3, bà Sebire làm đơn gửi tòa án xin được chết, sau khi đã thỉnh cầu Tổng thống Sarkozy can thiệp để bác sĩ điều trị được kê toa độc dược “giúp” bà được chết trong tỉnh táo, nhanh và trong vòng tay thân quyến, bạn bè.Sau khi tòa Dijon bác bỏ thỉnh nguyện của bà Sebire, với lý do luật hiện hành không cho phép bác sĩ giúp bệnh nhân được chết, thủ tướng Pháp đã chỉ thị lập một ủy ban xem xét có thể điều chỉnh luật hay không. Tuy nhiên, trong khi cả nước Pháp còn đang bàn cãi về “cái chết êm ái” dưới lăng kính đạo đức thì bà Sebire ra đi trong sự cô đơn.

Cùng lúc với cái chết của bà Sebire, tại Bỉ - một nước không xa Pháp là bao, người ta cũng đưa tin cái chết của nhà văn Bỉ Hugo Claus, 78 tuổi. Bị mắc chứng Alzheimer, ông đã sử dụng “quyền an tử” theo luật pháp Bỉ và đã “được” chết tại Bệnh viện Middelheim. Với “quyền an tử”, ông đã "chọn giờ chết cho chính mình, vì không muốn kéo dài đau đớn".

Như vậy, cùng là bệnh nhân bị bệnh nan y, cùng là chết - nhưng một người thì bị từ chối và đã ra phải ra đi trong đau đớn và cô đơn, còn một người khác thì được chọn và ra đi trong trong êm ái giữa những người thân. Sự khác biệt ở đây chính là pháp luật. Đó là vấn đề: quyền được chết

Vụ 3: Vụ án của Cruzan

Vụ án năm 1983, Nancy Beth Cruzan bị tai nạn xe hơi, rơi vào “tình trạng thực vật vĩnh viễn,” gia đình nạn nhân yêu cầu đình chỉ hệ thống duy trì

sự sống để Nancy được chết, bệnh viện đòi phải có sự chấp thuận của tòa án. Tòa án Tối Cao Hoa Kỳ phán quyết rằng gia đình bệnh nhân không có đủ bằng chứng cho thấy Nancy không muốn duy trì sự sống. Sau đó gia đình Cruzan trình được bằng chứng ấy trước Tòa án Tối Cao Missouri và tòa đã chấp thuận vào cuối năm 1990. Việc dinh dưỡng cho Nancy được cắt đứt vào tháng 12-1990 và cô chết trong tháng ấy. Quyết định của tòa án gây ra nhiều tranh cãi về pháp lý. Trong vụ án này, Cruzan kiện Giám đốc Sở Y tế Missouri, vấn đề là có thể đình chỉ hay chăng, việc điều trị duy trì sự sống cho một bệnh nhân hôn mê, mà trong suốt mấy năm trời chỉ tỏ ra được rất ít dấu hiệu của ý thức. Cha mẹ và các bác sĩ của Nancy Cruzan đã không được phép đình chỉ việc điều trị vì không có bằng chứng “rõ ràng và thuyết phục,” như luật pháp Missouri đòi hỏi, rằng Nancy muốn được thực hiện điều đó cho mình.

Một số vụ việc khác

Ở một số nước trên thế giới, nhất là tại các nước Tây Âu, đang tồn tại thực tế là các bác sĩ "giúp" bệnh nhân chấm dứt cuộc sống đớn đau vì những căn bệnh nan y. Chẳng hạn như tại Ý, theo một báo cáo của Hiệp hội Bác sĩ quốc gia, có khoảng 0,7% bác sĩ Ý thừa nhận đã tiến hành an tử cho bệnh nhân.

Cuối năm 2006, ở Ý có một sự kiện làm dấy lên sự tranh cãi và ồn ào trên cả nước liên quan đến một cái chết được thực hiện theo kiểu “an tử” nhưng trái pháp luật. Bệnh nhân 60 tuổi là nhà thơ Welby, bị teo cơ làm liệt các ngón tay, đau đớn và hạn chế nhiều trong giao tiếp. Ông đã gửi thư lên Tổng thống Giorgio Napotalino xin được chết. Lá thư đã gây xúc động sâu sắc, khiến Tổng thống Napotalino mời các chính khách, chuyên gia cùng bàn bạc. Sau đó, một tòa án được yêu cầu ra phán quyết. Nhưng họ lại chuyển hồ sơ về quốc hội với lý do không tìm ra luật nào giải quyết trường hợp này. Ngày 20- 12-2006, bác sĩ điều trị của Welby là Mario Riccio khẳng định nguyện vọng xin được chết của Welby không bị một cản trở pháp lý nào. Và ông đã tắt máy trợ thở, “giúp” an tử.

Tuy vậy, cái chết của Welby không giải quyết được vấn đề đạo đức nói trên mà thậm chí còn gây chia rẽ ngay trong nước Ý nhiều hơn. Trong khi

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/07/2023