Thu Nhập, Tốc Độ Tăng Trưởng Thu Nhập Tại Mb Giai Đoạn 2011 – 2017



Đơn vị tính: tỷ đồng, %

30000

20000

10000

0

2011 2012 2013 2014 2015 2016

2017

60%

40%

20%

0%

-20%

Thu nhập

Tốc độ tăng trưởng

15033,00 17427,00 15604,00 15763,50 16346,00 18570,10 25612,10

15,92% -10,46% 1,02%

3,70%

13,61% 37,92%

Nguồn:[43]

Biểu đồ 2.4: Thu nhập, tốc độ tăng trưởng thu nhập tại MB giai đoạn 2011 – 2017

Thu nhập tại MB từ thu nhập từ hoạt động sử dụng vốn và thu nhập từ hoạt động phi tín dụng. Do vậy, phân tích sự thay đổi của hai loại thu nhập này để giải thích cho sự thay đổi thu nhập tại MB.

(i) Thu nhập từ hoạt động sử dụng vốn

Thu nhập này chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng thu nhập tại MB. Sự thay đổi thu nhập từ hoạt động sử dụng vốn có thể giải thích qua sự chuyển dịch cơ cấu tài sản tại MB trong giai đoạn 2011 – 2017

Bảng 2.4: Cơ cấu tài sản tại MB giai đoạn 2011 – 2017

Đơn vị tính: tỷ đồng, %


Chỉ tiêu

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

1. Ngân quỹ

ST(tỷ đồng)

7.586

7.514

7.311

10.397

16.211

15.274

26.285

Tỷ trọng (%)

5,46

4,2

4,05

5,19

7,33

5,96

8,37

Độ lệch tỷ trọng(%)

-

-1,19

-0,23

1,13

2,15

-1,37

2,41

2. Tín dụng trên thị trường 1

ST(tỷ đồng)

59.045

74.479

87.743

100.569

121.349

150.738

184.188

Tỷ trọng (%)

42,5

42,4

48,6

50,2

54,9

58,8

58,7

Độ lệch tỷ trọng(%)

-

-0,1

6,2

1,6

4,7

3,9

-0,1

3. Tín dụng trên thị trường 2

ST (tỷ đồng)

41.027

42.694

24.319

18.760

22.135

23.201

35.738

Tỷ trọng (%)

29,55

24,31

13,48

9,36

10,01

9,05

11,39

Độ lệch tỷ trọng(%)

-

-5,24

-10,83

-4,12

0,65

-0,96

2,34

4. Đầu tư

ST (tỷ đồng)

22.020

43.364

51.491

62.012

48.601

53.067

54.860

Tỷ trọng (%)

15,86

24,69

28,55

30,93

21,99

20,71

17,48

Độ lệch tỷ trọng(%)

-

8,83

3,85

2,38

-8,94

-1,28

-3,23

5. Tài sản có khác

ST(tỷ đồng)

9.153

7.559

9.526

8.751

12.746

13.979

12.807

Tỷ trọng (%)

6,59

4,30

5,28

4,36

5,77

5,46

4,08

Độ lệch tỷ trọng(%)

-

-2,29

0,98

-0,92

1,40

-0,31

-1,37

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - 12

Nguồn:[43]



* Đối với hoạt động ngân quỹ:

Tỷ trọng ngân quỹ có xu hướng tăng qua các năm. Đây là hoạt động không sinh lời hoặc mức độ sinh lời rất thấp nên tỷ trọng này tăng đảm bảo khả năng thanh khoản nhưng giảm thu nhập tại MB. Sự chuyển dịch tỷ trọng này là do: (i) Trong giai đoạn 2015 – 2017, MB giảm lượng chứng khoán Chính phủ nắm giữ - một loại dự trữ thanh khoản thứ cấp. Do vậy, tăng ngân quỹ để đảm bảo thanh khoản là điều cần thiết. (ii) Trong giai đoạn này, đặc biệt năm 2017, MB ký kết nhiều hợp đồng thanh toán song phương với các NHTM khác để thuận tiện hơn cho thanh toán liên ngân hàng. Điều này làm cho số dư tiền gửi thanh toán tại các TCTD khác của MB tăng mạnh (PHỤ LỤC 2.4).

* Đối với hoạt động tín dụng trên thị trường 1:

Tỷ trọng tín dụng trên thị trường 1 có xu hướng gia tăng trong toàn giai đoạn. Trong giai đoạn 2011 – 2014, do những biến động tiêu cực từ kinh tế vĩ mô, các chủ thể trong nền kinh tế hoạt động không có hiệu quả cao, khả năng mở rộng tín dụng của các NHTM nói chung và MB nói riêng gặp nhiều khó khăn. Cùng với đó, khả năng trả nợ của khách hàng suy giảm, tỷ lệ nợ xấu tăng cao, mặt bằng lãi suất cho vay giảm nên mặc dù tỷ trọng tín dụng trên thị trường 1 tăng nhưng thu nhập từ hoạt động tín dụng có xu hướng giảm. Từ năm 2015 – 2017, kinh tế vĩ mô có nhiều khởi sắc, cơ cấu tài sản chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng cấp tín dụng trên thị trường 1 là do năng lực tài chính của khách hàng được cải thiện, thu nhập lãi của ngân hàng tăng, góp phần vào tăng thu nhập nói chung của ngân hàng.

* Đối với hoạt động cấp tín dụng trên thị trường 2:

MB khá tích cực tham gia hoạt động trên thị trường này. Năm 2011, 2012, vốn khả dụng của các TCTD khác trên thị trường thiếu hụt, MB đã tận dụng thời cơ thực hiện cho vay trên thị trường liên ngân hàng thông qua các khoản tiền gửi có kỳ hạn và các khoản vay ngắn hạn. Trong 2 năm này, với tỷ trọng cao trong tổng tài sản, thu nhập từ hoạt động cấp tín dụng trên thị trường 2 đã có những đóng góp quan trọng vào tổng thu nhập tại MB bởi lẽ MB chủ yếu thực hiện cấp tín dụng đối với các TCTD có năng lực tài chính tốt, có uy tín trên thị trường. Do vậy, so với các khoản cấp tín dụng trên thị trường 1, các khoản tín dụng trên thị trường 2 của MB có chất lượng tốt hơn. Từ năm 2013, thanh khoản của các ngân hàng được cải thiện, lượng vốn khả dụng của các TCTD khác bắt đầu dư thừa làm giảm nhu cầu giao dịch, dẫn tới tỷ trọng vốn cho vay trên thị trường này giảm.



* Đối với hoạt động đầu tư:

Từ năm 2012 – 2014, trong bối cảnh kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn, khả năng mở rộng tín dụng thấp, MB tập trung đầu tư vào Trái phiếu Chính phủ - một kênh đầu tư sinh lời và an toàn. Từ năm 2015, dưới tác động của Thông tư 36 cùng với những tác động tích cực từ kinh tế vĩ mô, MB dần giảm tỷ trọng vào hoạt động đầu tư.

Qua việc phân tích cơ cấu sử dụng vốn tại MB có thể thấy trong giai đoạn 2012 – 2014, chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng hoạt động đầu tư, đặc biệt là đầu tư vào các tài sản có mức độ rủi ro thấp, khả năng sinh lời thấp như: Trái phiếu Chính phủ và Trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh, làm thu nhập tại MB giảm. Từ năm 2015 – 2017, cơ cấu tài sản chuyển dịch theo hướng tăng cấp tín dụng trên thị trường 1, giảm hoạt động đầu tư làm thu nhập có xu hướng tăng.

* Đối với thu nhập từ hoạt động phi tín dụng:

Giai đoạn 2011 – 2014, thu nhập từ hoạt động này tại MB không có sự biến động lớn. Từ năm 2015, với sự nỗ lực cải thiện chất lượng sản phẩm dịch vụ, thu nhập từ hoạt động tín dụng có xu hướng tăng mạnh. Năm 2017 thu nhập từ hoạt động này tăng mạnh do MB mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm (Phân tích chi tiết hơn tại mục 2.2.1.1.c3)

b. Về cơ cấu thu nhập

Cơ cấu thu nhập phản ánh hoạt động thế mạnh của NHTM. Tại MB, thu nhập từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng thu nhập, tuy nhiên, tỷ trọng này có xu hướng giảm trong toàn giai đoạn.

Đơn vị tính: %


100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Tỷ trọng thu nhập từ HĐ phi tín dụng 10,16% 7,33% 10,22% 11,00% 15,80% 15,16% 21,59%

Tỷ trọng thu nhập từ đầu tư 6,48% 18,59% 28,53% 35,13% 26,33% 18,98% 14,88%

Tỷ trọng thu từ tín dụng 83,36% 74,08% 61,25% 53,87% 57,87% 65,86% 63,53%

Nguồn: [43]

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu thu nhập tại MB giai đoạn 2011 – 2017



* Đối với thu nhập từ hoạt động tín dụng:

Trong giai đoạn 2011 – 2017, là một ngân hàng kinh doanh truyền thống, hoạt động tín dụng luôn đóng vai trò là chủ đạo, do vậy, thu nhập từ hoạt động này luôn là nguồn thu chính cho MB chiếm khoảng từ 53% - 83% tổng thu nhập tại MB. Trong năm 2011, 2012, tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tới 83,36% và 74,08% tổng thu nhập, cao nhất trong toàn giai đoạn. Điều này là do: (i) Năm 2011, MB chưa mở rộng hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư cũng như các hoạt động dịch vụ phi tín dụng chưa được chú trọng nên tỷ trọng thu nhập từ các hoạt động này chiếm tỷ trọng nhỏ. Điều này dẫn tới thu nhập gần như chỉ tập trung ở hoạt động tín dụng; (ii) Năm 2012, tốc độ tăng trưởng tín dụng trên thị trường 1 đạt 26,1%, cao nhất trong toàn hệ thống; (iii) Trong bối cảnh thanh khoản của hệ thống ngân hàng căng thẳng, số lượng NHTM có nhu cầu vay trên thị trường 2 lớn. MB sử dụng một lượng vốn lớn dưới dạng tiền gửi có kỳ hạn tại các TCTD khác và cho vay trên thị trường 2 (năm 2011 và năm 2012 lần lượt là 29,55% và 24,31% tổng tài sản) (Bảng 2.4). Đây là các khoản cho vay được phân loại vào nợ nhóm 1,

thu nợ đúng hạn, góp phần vào tăng thu nhập từ hoạt động tín dụng nói chung.

Năm 2014, do những biến động tiêu cực từ kinh tế vĩ mô, tỷ lệ nợ xấu tăng cao, việc thu lãi từ các khoản tín dụng đã cấp gặp nhiều khó khăn. Cùng với đó, tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm từ 26,1% năm 2012 xuống còn 17,8% năm 2013 và 14,6% năm 2014. Điều này làm cho thu nhập từ hoạt động tín dụng tại MB giảm mạnh, tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng chỉ còn 53,87%, thấp nhất trong toàn giai đoạn.

Từ năm 2015, tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng cao trở lại nhưng không đạt mức cao như giai đoạn trước là do MB thực hiện chiến lược gia tăng thu nhập từ các hoạt động phi tín dụng để hạn chế rủi ro. Do vậy, mặc dù tốc độ tăng trưởng thu nhập từ hoạt động tín dụng từ năm 2015 – 2017 đạt lần lượt là 11,04%, 29,29% và 33,03% nhưng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động này không cao như trước.

* Đối với thu nhập từ hoạt động đầu tư:

Tỷ trọng này có xu hướng tăng nhanh trong giai đoạn 2011 – 2014 và giảm trong những năm còn lại. Đặc biệt trong năm 2014, tỷ trọng thu nhập từ hoạt động đầu tư chiếm 35,13% tổng thu nhập tại MB. Điều này là do trong năm 2014, tỷ lệ nợ xấu tăng cao, hoạt động cấp tín dụng gặp nhiều khó khăn nên MB đã linh hoạt chuyển hướng sang gia tăng đầu tư vào Trái phiếu Chính phủ và Trái phiếu do



Chính phủ bảo lãnh. Đây là khoản đầu tư không tạo ra tỷ suất sinh lời cao nhưng đảm bảo an toàn và có thu nhập cho MB trong bối cảnh khó khăn đó. Từ năm 2015, hoạt động tín dụng tăng mạnh trở lại, cùng với đó, theo Thông tư 36/2014/TT – NHNN có hiệu lực từ ngày 01/02/2015, các NHTM chỉ được đầu tư tối đa 35% nguồn vốn ngắn hạn vào trái phiếu Chính phủ và Trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh. Do vậy, MB phải giảm dần tỷ trọng đầu tư vào Trái phiếu Chính phủ nên tỷ trọng thu nhập từ hoạt động này có xu hướng giảm.

* Đối với hoạt động phi tín dụng:

Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động này có xu hướng tăng. Điều này là do MB có sự nỗ lực trong việc đa dạng hóa các sản phẩm phi tín dụng thuộc các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, quản lý quỹ,… Từ đó, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ tại MB. Việc gia tăng tỷ trọng thu nhập từ các hoạt động phi tín dụng tạo nguồn thu ổn định, giảm rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Đây cũng là xu hướng chung của các NHTM hiện đại.

c. Về tốc độ tăng trưởng từng loại thu nhập

c1. Về tốc độ tăng trưởng thu nhập từ hoạt động tín dụng

20000


15000


10000


5000

40%

30%

20%

10%

0%

-10%

-20%

-30%

Thu nhập từ hoạt động tín dụng

Đơn vị tính: tỷ đồng, %



0

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017
























12532

12910

9558

8492,5

9460

12231

16271



Tốc độ tăng trưởng


3,02%

-25,96%

-11,15%

11,39%

29,29%

33,03%

Nguồn:[43]

Biểu đồ 2.6: Thu nhập, tốc độ tăng trưởng thu nhập từ hoạt động tín dụng tại MB giai đoạn 2011 – 2017

Sự biến đổi thu nhập lãi trong giai đoạn 2011 – 2017 có thể được giải thích thông qua các nguyên nhân sau:

(i) Tốc độ tăng trưởng tín dụng trên thị trường 1 tại MB trong toàn giai đoạn (luận giải trong nội dung 2.1.2.2)



(ii) Sự thay đổi về cơ cấu các khoản tín dụng tại MB trên thị trường 1 và thị trường 2 trong giai đoạn 2011 – 2017

Cơ cấu các khoản cấp tín dụng tại MB trong giai đoạn 2011 – 2017 có sự biến động đáng kể. Tỷ trọng dư nợ tín dụng trên thị trường 1 luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng MB cấp cho nền kinh tế. Tuy nhiên, năm 2011 – 2012, tỷ trọng này ở mức thấp. Từ năm 2013 – 2017, tỷ trọng này duy trì ở mức ổn định hơn (khoảng 80% tổng dư nợ).

Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ các khoản tín dụng tại MB giai đoạn 2011 – 2017

Đơn vị tính: tỷ đồng, %


Chỉ tiêu

Dư nợ tín dụng

trên TT1

Dư nợ cho vay

trên TT2

Tiền gửi có kỳ hạn

tại các TCTD khác

2011

ST (tỷ đồng)

59.045

610

40.417

Tỷ trọng (%)

59,0

0,6

40,4

2012

ST (tỷ đồng)

74.479

24.759

17.935

Tỷ trọng (%)

63,6

21,1

15,3

2013

ST (tỷ đồng)

87.743

20.040

4.269

Tỷ trọng (%)

78,3

17,9

3,8

2014

ST (tỷ đồng)

100.569

10.753

8.007

Tỷ trọng (%)

84,3

9,0

6,7

2015

ST (tỷ đồng)

121.349

11.143

10.992

Tỷ trọng (%)

84,6

7,8

7,6

2016

ST (tỷ đồng)

150.738

14.088

9.113

Tỷ trọng (%)

86,7

8,1

5,2

2017

ST (tỷ đồng)

184.188

14.733

21.005

Tỷ trọng (%)

83,7

6,7

9,6

Nguồn: [43]

Điểm đáng chú ý trong cơ cấu tín dụng tại MB là năm 2011, tiền gửi có kỳ hạn tại các TCTD khác của MB đạt 40,4% tổng dư nợ tín dụng. Điều này là do trong năm 2011, tất cả các NHTM huy động vốn với lãi suất bằng nhau và bằng với trần lãi suất do NHNN quy định, điều này gây ra khó khăn cho các NHTM nhỏ trong hoạt động huy động vốn. Với lượng khách hàng riêng có trong lĩnh vực Quân đội và uy tín trên thị trường, hoạt động huy động vốn tại MB không gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, MB thực hiện cho vay các TCTD khác dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn. Hình thức tiền gửi này không phải trích lập DPRR nên nếu xét riêng năm 2011, có thể thấy, MB đã tận dụng được bối cảnh thị trường, đưa ra quyết định để đem lại thu nhập cho mình nhưng lại tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng.



Năm 2012, NHNN ban hành Thông tư 21/2012/TT – NHNN (hiệu lực từ 1/9/2012), theo đó, các TCTD không được gửi, nhận tiền gửi (trừ TGTT) tại/ của các TCTD khác. Do vậy, số dư tiền gửi có kỳ hạn tại các TCTD khác của MB giảm mạnh. Số dư theo báo cáo của MB là các hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn trước hiệu lực của Thông tư. Hoạt động trên thị trường liên ngân hàng chủ yếu là khoản vay có kỳ hạn ngắn, đáp ứng nhu cầu thanh khoản bởi lẽ NHNN khống chế chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các NHTM nên các NHTM cũng phần nào giảm sự lệ thuộc vào thị trường liên ngân hàng. Thêm vào đó, theo quy định tại Thông tư 21, các TCTD chỉ có thể vay trên thị trường liên ngân hàng nếu họ không có khoản vay liên ngân hàng nào quá hạn trên 10 ngày. Do vậy, các khoản cấp tín dụng trên thị trường này trong năm 2012 tại MB có mức độ rủi ro thấp. Ngoài ra, năm 2012, tốc độ tăng trưởng tín dụng trên thị trường 1 tại MB đạt 26,1%, cao nhất trong ngành ngân hàng Việt Nam. Sự mở rộng tín dụng này đem lại nguồn thu nhập cao cho MB trong năm.

Từ năm 2013, thanh khoản của hệ thống ngân hàng được cải thiện đáng kể, tỷ lệ LDR của toàn hệ thống các NHTM giảm từ 117% năm 2011 và 98% năm 2012 xuống còn 86,19% năm 2013. Do vậy, hoạt động cấp tín dụng trên thị trường 2 của MB sụt giảm, dư nợ tín dụng trên thị trường 1 chiếm tỷ trọng chính trong tổng dư nợ. Đối với hoạt động trên thị trường 2, Thông tư 01/2013/TT – NHNN có hiệu lực từ ngày 07/1/2013, các NHTM được phép gửi tiền tại TCTD khác với kỳ hạn không quá 3 tháng. Do vậy, từ năm 2013, khoản mục tiền gửi có kỳ hạn tại các TCTD khác của MB vẫn có nhưng không chiếm tỷ trọng cao như năm 2011, 2012.

Năm 2013, 2014, hoạt động kinh doanh của khách hàng vẫn gặp nhiều khó khăn, thu nhập trả nợ của khách hàng không được cải thiện trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn nên thu nhập từ hoạt động tín dụng tại MB sụt giảm. Thêm vào đó, tốc độ tăng trưởng tín dụng trên thị trường 1 mặc dù cao hơn so với tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế nhưng ở mức thấp so với những năm trước và lãi suất tín dụng cũng giảm theo xu thế thị trường. Những lý do trên làm thu nhập lãi từ hoạt động tín dụng tại MB năm 2013 giảm so với những năm trước mặc dù quy mô dư nợ tín dụng trên thị trường 1 vẫn được mở rộng.

Từ năm 2015, kinh tế vĩ mô có nhiều điểm sáng, hoạt động tín dụng được mở rộng nên tỷ trọng dư nợ tín dụng trên thị trường 1 luôn chiếm tỷ trọng lớn. Hoạt động kinh doanh của khách hàng có hiệu quả, tỷ lệ nợ xấu thấp nên thu nhập từ hoạt động tín dụng tại MB tăng nhanh trở lại.



(iii) Chất lượng tín dụng tại MB có nhiều biến động

Bảng 2.6: Tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu tại MB giai đoạn 2011 – 2017

Đơn vị tính: %


Chỉ tiêu

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

Tỷ lệ nợ quá hạn

5,78

6,24

7,57

5,68

3,92

2,78

3,13

Tỷ lệ nợ xấu

1,89

2,22

2,67

2,95

1,85

1,32

1,20

Nguồn:[43]

Tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu tại MB ở mức cao trong giai đoạn 2012 – 2014 là do trong giai đoạn này, kinh tế suy giảm, hàng loạt doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hoặc bị phá sản nên không trả nợ ngân hàng đúng hạn, thu nhập của khách hàng vay là cá nhân bị sụt giảm làm ảnh hưởng tới nguồn trả nợ cho ngân hàng. Thêm vào đó là hậu quả của tình trạng tăng trưởng dư nợ quá nóng của những năm trước đó, ngân hàng cấp một số khoản tín dụng cho những khách hàng không đảm bảo khả năng trả nợ làm tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Do đó, thu nhập từ hoạt động tín dụng tại MB có sự suy giảm.

Từ năm 2013, thay vì chỉ tập trung vào mở rộng dư nợ cho vay, MB chú trọng vào chất lượng của khoản vay nên chất lượng các khoản tín dụng được cấp mới có sự cải thiện đáng kể. Do vậy, đến năm 2015, số lượng các khoản tín dụng mới cấp bị xếp vào nợ xấu giảm đáng kể. Cùng với đó, diễn biến kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực làm gia tăng khả năng trả nợ của khách hàng. Chất lượng tín dụng tại MB được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh và thu nhập từ hoạt động tín dụng tăng trở lại.

(iv) Sự thay đổi về lãi suất tín dụng tại MB trong giai đoạn 2011 – 2017

Giai đoạn 2011 – 2017, lãi suất cấp tín dụng tại MB có sự biến động lớn, phù hợp với những biến động lãi suất trên thị trường. Lãi suất biến động ảnh hưởng lớn đến thu nhập từ hoạt động tín dụng tại MB (PHỤ LỤC 2.5). Lãi suất cấp các khoản tín dụng tại MB có xu hướng giảm qua các năm. Do vậy, trong giai đoạn 2013 – 2015, mặc dù quy mô hoạt động tín dụng tại MB được mở rộng nhưng thu nhập lãi tại ngân hàng giảm. Từ năm 2015 – 2017, lãi suất giữ ở mức ổn định, tốc độ tăng trưởng tín dụng cao dẫn tới thu nhập từ hoạt động tín dụng tại MB lấy lại tốc độ tăng trưởng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/04/2023