Theo đối tượng khách hàng
Đối với huy động vốn từ các TCKT, về tỷ trọng, nếu như ở các NHTM cổ phần khác, tiền gửi của các tổ chức kinh tế luôn chiếm khoảng 40% - 45% tổng nguồn vốn huy động thì tại MB, tiền gửi của các tổ chức chiếm từ 60% - 68%. Điều này là do đặc điểm hoạt động riêng có tại MB là phục vụ các tổ chức, doanh nghiệp trực thuộc Bộ quốc phòng. Đây là lượng khách hàng ổn định, trung thành và lượng tiền gửi của các tổ chức này luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn huy động tại MB. Ngoài ra, trong giai đoạn này, MB thực hiện các đợt phát hành trái phiếu. Đối tượng khách hàng chủ yếu của những đợt phát hành này là các TCKT. Do vậy, lượng vốn huy động từ các tổ chức này luôn ở mức cao.
Mặc dù chiếm tỷ trọng thấp hơn trong tổng nguồn vốn trên thị trường 1 nhưng khi xem xét tới tốc độ tăng trưởng có thể thấy trong giai đoạn 2011 – 2017, lượng vốn huy động từ khu vực dân cư tại MB có sự tăng trưởng đáng kể với tốc độ tăng trưởng bình quân là 21,96%, cao hơn so với mức tăng trưởng huy động vốn nói chung tại MB, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng bình quân của nguồn vốn huy động từ dân cư trong toàn hệ thống ngân hàng (18,7%). Điều này cho thấy, thị phần hoạt động của MB đã dần được mở rộng sang các đối tượng khách hàng cá nhân không công tác trong lĩnh vực Quân đội.
Theo loại tiền tệ
Tỷ trọng tiền gửi nội tệ chiếm từ 73% - 76% tổng nguồn vốn huy động tại MB. Đây cũng là tỷ trọng thường thấy tại các NHTM Việt Nam do việc hạn chế sử dụng ngoại tệ trong lưu thông để tránh đô la hóa nền kinh tế của NHNN Việt Nam.
Trong giai đoạn này, tiền gửi ngoại tệ biến động nhiều nhất ở năm 2011, 2014 và 2015. Năm 2011 và năm 2014, tốc độ tăng trưởng tiền gửi bằng ngoại tệ tăng lên tới 54,5% và 55% là do trong hai năm này, nhu cầu thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp tại MB tăng, kéo theo tiền gửi ký quỹ bằng ngoại tệ tại MB tăng mạnh. Năm 2015, 2016 chứng kiến sự sụt giảm trong tốc độ tăng trưởng tiền gửi ngoại tệ, điều này là do nhu cầu thanh toán quốc tế giảm, lượng tiền gửi ký quỹ bằng ngoại tệ giảm. Thêm vào đó, với động thái quy định trần lãi suất của NHNN đối với tiền gửi bằng USD không kỳ hạn và có kỳ hạn là 0% làm giảm động lực gửi tiền bằng USD của cả cá nhân và tổ chức kinh tế.
Thời hạn gửi tiền
Lượng vốn MB huy động từ thị trường 1 chủ yếu là nguồn vốn có thời hạn ngắn, chủ yếu là nguồn vốn tiền gửi. Tại MB, nguồn vốn tiền gửi không kỳ hạn
chiếm chiếm khoảng 40% tổng nguồn vốn huy động trong khi các NHTM Nhà nước, nguồn vốn này chỉ chiếm khoảng 20% - 30%, còn tại các NHTM cổ phần mà Nhà nước không nắm vai trò cổ đông chi phối thì nguồn vốn này có tỷ trọng dưới 20% (PHỤ LỤC 2.2). Điều này là do tất cả các tổ chức trực thuộc Bộ quốc phòng đều mở tài khoản tại MB và tất cả các khoản tiền gửi này dưới dạng không kỳ hạn. Do đặc điểm riêng có này nên chi phí huy động vốn tại MB giảm đáng kể. Đối với nguồn vốn trung và dài hạn, nguồn vốn này luôn chiếm tỷ trọng khoảng 18 – 19% tổng nguồn vốn huy động trên thị trường 1 tại MB. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn này cao ở năm 2012 là do trong năm này, lãi suất huy động tiền gửi trung dài hạn tại MB ở mức cao (12%/năm) trong khi các kênh đầu tư khác như: chứng khoán, bất động sản không hấp dẫn. Từ năm 2013, lãi suất huy động vốn giảm cùng với đó là sự phục hồi của thị trường chứng khoán nên tốc độ tăng trưởng tiền gửi trung dài hạn giảm. Năm 2016, 2017, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn trung và dài hạn cao do ngoài sản phẩm tiền gửi kỳ hạn dài, MB còn thực hiện các đợt phát hành GTCG trung và dài hạn. Đây có thể được coi là nỗ lực của MB trong việc gia tăng tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn trong tổng nguồn vốn huy động, từ đó, là cơ sở
để gia tăng tỷ trọng hoạt động cho vay và đầu tư trung dài hạn.
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng
Tính chung lại, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân giai đoạn 2011 – 2017 tại MB đạt 20,6%. Tốc độ tăng trưởng tín dụng tại MB luôn cao hơn so với tốc độ tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng. Đây là con số tăng ấn tượng, thể hiện nỗ lực của MB trong điều kiện nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng thấp. (PHỤ LỤC 2.3)
73
Bảng 2.2: Hoạt động tín dụng trên thị trường 1 tại MB giai đoạn 2011 - 2017
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | |||||||
ST (tỷ đồng) | ST (tỷ đồng) | +/- (%) | ST (tỷ đồng) | +/- (%) | ST (tỷ đồng) | +/- (%) | ST (tỷ đồng) | +/- (%) | ST (tỷ đồng) | +/- (%) | ST (tỷ đồng) | +/- (%) | |
Tổng số tiền | 59.045 | 74.479 | 26,1 | 87.743 | 17,8 | 100.569 | 14,6 | 121.349 | 20,7 | 150.738 | 26,3 | 184.188 | 22,2 |
Theo chủ thể | |||||||||||||
TCKT | 50.972 | 65.306 | 28,12 | 75.464 | 15,6 | 80.051 | 6,07 | 90.070 | 12,5 | 105.685 | 17,3 | 120.707 | 14,2 |
Cá nhân | 8.073 | 9.173 | 13,6 | 12.279 | 33,8 | 20.518 | 67,0 | 31.279 | 52,4 | 45.053 | 44,03 | 63.481 | 40,9 |
Theo kỳ hạn | |||||||||||||
Ngắn hạn | 38.929 | 53.651 | 34,6 | 64.130 | 19,9 | 63.158 | -2,3 | 63.705 | 0,2 | 74.063 | 15,2 | 91.991 | 24,2 |
Trung, dài hạn | 19.179 | 20.828 | 8,6 | 23.613 | 1,1 | 37.411 | 50,9 | 57.644 | 27,7 | 76.675 | 22,1 | 92.197 | 20,2 |
Theo chất lượng tín dụng | |||||||||||||
Nhóm 1 | 55.721 | 69.794 | 25,3 | 81.197 | 16,3 | 94.976 | 17,0 | 116.723 | 22,9 | 146.846 | 25,8 | 178.795 | 21,8 |
Nhóm 2 | 2.210 | 3.032 | 37,2 | 4.202 | 38,6 | 2.631 | -37,4 | 2.381 | -9,5 | 1.905 | -20,0 | 3.175 | 66,7 |
Nhóm 3 | 307 | 299 | -2,6 | 653 | 118,4 | 478 | -26,8 | 425 | -11,1 | 896 | 110,8 | 736 | -17,9 |
Nhóm 4 | 409 | 436 | 6,6 | 674 | 54,6 | 903 | 34,0 | 442 | -51,1 | 477 | 7,9 | 668 | 40,0 |
Nhóm 5 | 398 | 918 | 130,7 | 1.017 | 10,8 | 1.581 | 55,5 | 1.378 | -12,8 | 614 | -55,4 | 814 | 32,6 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh Nghiệm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Một Số Ngân Hàng Thương Mại Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội
- Kinh Nghiệm Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (Vcb)
- Thu Nhập Thuần Từ Hoạt Động Phi Tín Dụng Tại Vcb Giai Đoạn 2011 – 2017
- Thu Nhập, Tốc Độ Tăng Trưởng Thu Nhập Tại Mb Giai Đoạn 2011 – 2017
- Thu Nhập Từ Hoạt Động Đầu Tư Tại Mb Giai Đoạn 2011 - 2017
- Chi Phí Cho Các Hoạt Động Phi Tín Dụng Tại Mb Giai Đoạn 2011 – 2017
Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.
Nguồn: [43]
Năm 2012, MB thuộc nhóm các NHTM được tăng trưởng tín dụng ở mức cao nhất là 17% theo quy định của NHNN. Tuy nhiên, năm 2012, MB thực hiện tăng quy mô vốn điều lệ, mở rộng hoạt động kinh doanh nên MB được NHNN chấp thuận “nới room” tăng trưởng lên 25%. Thực tế, tính đến cuối năm 2012, tốc độ tăng trưởng tín dụng tại MB đạt 26,5%, dẫn đầu ngành ngân hàng.
Năm 2013, nợ xấu bùng phát, các NHTM nói chung và MB nói riêng đã đưa chất lượng tín dụng là ưu tiên hàng đầu trong quyết định cho vay nên tốc độ tăng trưởng cho vay chậm lại. Từ năm 2015, khi vấn đề nợ xấu dần dần được xử lý, kinh tế có nhiều điểm sáng, tốc độ tăng trưởng tín dụng cao trở lại lên mức trên 20% trong giai đoạn 2015 – 2017.
Xét về chủ thể vay vốn
Về tỷ trọng, dư nợ cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao trong dư nợ cho vay tại MB. Đây cũng là thực trạng chung của các NHTM Việt Nam.
100%
80%
60%
40%
20%
0%
Đơn vị tính: %
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | |||||||||
Tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN | 13,67% | 12,32% | 13,99% | 20,40% | 25,78% | 29,89% | 34,47% | ||||||||
Tỷ trọng dư nợ cho vay TCKT | 86,33% | 87,68% | 86,01% | 79,60% | 74,22% | 70,11% | 65,53% |
Nguồn: [43]
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu dư nợ cho vay theo chủ thể vay vốn tại MB giai đoạn 2011 - 2017
Đối với khách hàng là tổ chức kinh tế: Tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp có sự sụt giảm mạnh trong năm 2013, 2014 do ngân hàng chú trọng nhiều đến chất lượng tín dụng. Trong những năm này, kinh tế vĩ mô diễn biến bất lợi làm suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng nên số lượng doanh nghiệp có nợ xấu nhiều. Do vậy, tốc độ tăng trưởng tín dụng khu vực khách hàng doanh nghiệp có sự suy giảm. Từ năm 2015, nợ xấu được giải quyết, kinh tế có nhiều điểm sáng cùng với các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp đã nhanh trở lại. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tín dụng của đối tượng khách hàng này luôn thấp hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng nói
chung tại MB và tỷ trọng dư nợ cho vay đối với KHDN có xu hướng giảm trong toàn giai đoạn cho thấy khả năng thu hút KHDN mới của MB còn nhiều hạn chế.
Đối với khách hàng cá nhân, tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân cũng dần gia tăng tỷ trọng trong tổng dư nợ cho vay tại MB. Tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân tăng từ 13,7% năm 2011 lên 34,5% năm 2017. Tốc độ tăng trưởng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng luôn cao, đặc biệt từ năm 2013 bởi MB đẩy mạnh triển khai, mở rộng hoạt động ngân hàng bán lẻ. Với các chính sách cho vay ưu đãi cùng uy tín, thương hiệu, MB đã thu hút được nhiều khách hàng mới.
Xét về thời hạn cấp tín dụng
Danh mục cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. Tuy nhiên, trong hai năm cuối của giai đoạn, tốc độ tăng trưởng cho vay trung và dài hạn tăng cao. Điều này là do kinh tế vĩ mô có nhiều điểm sáng, các dự án lớn bắt đầu được triển khai, đây là một dấu hiệu đáng mừng bởi đối với các dự án này sẽ đem lại lợi ích dài hạn không chỉ cho ngân hàng thông qua việc cung ứng dịch vụ mà còn đem lại hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội cho đất nước.
Xét về chất lượng tín dụng
Đơn vị tính: %
100%
98%
96%
94%
92%
90%
88%
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Dư nợ nhóm 5 0,67% 1,23% 1,16% 1,57% 1,14% 0,41% 0,44%
Dư nợ nhóm 4 0,69% 0,59% 0,77% 0,90% 0,36% 0,32% 0,36%
Dư nợ nhóm 3 0,52% 0,40% 0,74% 0,48% 0,35% 0,59% 0,40%
Dư nợ nhóm 2 3,74% 4,07% 4,79% 2,62% 1,96% 1,26% 1,72%
Dư nợ nhóm 1 94,37% 93,71% 92,54% 94,44% 96,19% 97,42% 97,07%
Nguồn:[43]
Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng dư nợ theo chất lượng tín dụng tại MB giai đoạn 2011 - 2017
Tỷ trọng dư nợ nhóm 1 tại MB luôn duy trì ở mức cao. Trong giai đoạn 2012
– 2014, trong bối cảnh nợ xấu bùng phát, dư nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 tại ngân hàng có xu hướng tăng cả về số lượng, tốc độ gia tăng cũng như tỷ trọng. Từ năm 2015,
với nỗ lực xử lý nợ xấu của bản thân ngân hàng cũng như các chính sách hỗ trợ từ phía Chính phủ, NHNN, dư nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu tại MB có xu hướng giảm.
Xét về cơ cấu tín dụng theo ngành, nghề
Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành kinh tế tại MB giai đoạn 2011 – 2017
Đơn vị tính:%
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | |
Nông, lâm nghiệp, thủy sản | 5,04 | 6,44 | 6,42 | 3,06 | 1,56 | 1,36 | 1,45 |
Công nghiệp khai thác | 5,04 | 4,62 | 4,24 | 3,60 | 2,99 | 2,22 | 2,29 |
Công nghiệp chế biến | 25,57 | 22,66 | 23,24 | 16,38 | 19,17 | 15,76 | 16,57 |
SX và phân phối điện khí đốt và nước | 9,37 | 11,57 | 11,85 | 6,23 | 3,48 | 3,63 | 3,33 |
Xây dựng | 8,54 | 9,45 | 8,70 | 8,69 | 8,74 | 9,4 | 9,91 |
Thương nghiệp; sửa chữa ô tô, xe máy và xe có động cơ khác | 17,42 | 21,68 | 21,74 | 27,52 | 27,65 | 24,48 | 23,92 |
Vận tải, kho bãi, liên lạc | 9,51 | 7,44 | 7,30 | 7,98 | 10,68 | 9,59 | 7,53 |
Kinh doanh bất động sản | - | 7,36 | 6,55 | 4,23 | 3,79 | 4,27 | 2,93 |
Tiêu dùng | 13,67 | 5,89 | 7,10 | 13,65 | 18,53 | 22,84 | 25,23 |
Chứng khoán | 1,59 | 0,76 | 0,53 | 0,99 | 1,15 | 1,52 | 1,42 |
Dư nợ tại chi nhánh nước ngoài | - | - | - | 1,89 | 2,17 | 1,86 | 2,03 |
Khác | 4,25 | 2,13 | 2,33 | 5,78 | 0,09 | 3,07 | 3,39 |
Nguồn:[43]
Từ bảng số liệu có thể thấy, danh mục cho vay tại MB đa dạng. MB không quá tập trung đầu tư vào một ngành, nghề hay lĩnh vực nào. Tỷ trọng cho vay tại MB tập trung vào một số lĩnh vực truyền thống của ngân hàng như: công nghiệp chế biến; thương nghiệp; sửa chữa ô tô, xe máy và xe có động cơ; vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc. Đối với dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản, đây là lĩnh vực cho vay tiềm ẩn nhiều rủi ro, do vậy, với phương châm hoạt động an toàn, bền vững, trong giai đoạn này, MB thực hiện giảm tỷ trọng cho vay trong lĩnh vực bất động sản. So với các NHTM cùng hoạt động trên thị trường, tỷ trọng cho vay kinh doanh bất động sản tại MB thấp hơn nhiều so với các NHTM khác (chẳng hạn: tỷ trọng dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản năm 2016 của một số NHTM khác là: Sacombank 11,9%, VPBank 11,3%, VCB 5,5%, BIDV 5,25%).
2.1.3.3. Hoạt động đầu tư
Giá trị hoạt động đầu tư tại MB có xu hướng tăng trong toàn giai đoạn. Tốc độ tăng trưởng trung bình của giá trị hoạt động đầu tư đạt 13,9%
Đơn vị tính: tỷ đồng, %
70000
60000
50000
40000
30000
20000
10000
0
2011 2012 2013 2014 2015 2016
Giá trị HĐ đầu tư 22020 43364 51491 62012 48601 53067
Tốc độ tăng trưởng 96,93% 18,74% 20,43% -21,63% 9,19%
2017
54860
3,38%
120%
100%
80%
60%
40%
20%
0%
-20%
-40%
Nguồn: [43]
Biểu đồ 2.3: Giá trị hoạt động đầu tư tại MB giai đoạn 2011 – 2017 (*)Giá trị của hoạt động đầu tư mà NCS tính toán không bao gồm giá trị khoản trái phiếu do VAMC phát hành mà MB nắm giữ trong giai đoạn 2014 – 2017 bởi các loại trái phiếu này không sinh lời.
Năm 2012, quy mô hoạt động kinh doanh mở rộng trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn nên MB đã chủ động chuyển hướng sang danh mục đầu tư, trong đó đầu tư chủ yếu vào trái phiếu Chính phủ. Đây là khoản đầu tư có mức độ an toàn cao, đem lại thu nhập chủ yếu cho hoạt động đầu tư.
Năm 2015, kinh tế vĩ mô bắt đầu có những tín hiệu tích cực, hoạt động cấp tín dụng được mở rộng trở lại nên hoạt động đầu tư vào trái phiếu Chính phủ và trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh có sự sụt giảm, từ đó làm giảm tổng giá trị đầu tư của ngân hàng.
Năm 2016, mặc dù MB thực hiện đầu tư nhiều vào các loại chứng khoán của các TCKT nhưng giá trị hoạt động đầu tư chỉ tăng nhẹ so với 2015 là do việc mua thêm cổ phần của MIC để MIC trở thành công ty con của MB và sáp nhập SDFC vào MB đã làm giảm giá trị góp vốn liên doanh, liên kết tại MB. Tuy nhiên, việc sáp nhập SDFC kéo theo việc MB tiếp nhận lại các khoản đầu tư của công ty này và nhiều khoản đầu tư có chất lượng thấp, không đem lại thu nhập cho ngân hàng. Do vậy, mặc dù giá trị các khoản đầu tư tăng nhưng thu nhập từ hoạt động đầu tư giảm.
2.1.3.4. Hoạt động phi tín dụng
Ngoài hoạt động truyền thống huy động vốn, cấp tín dụng và đầu tư, MB còn cung cấp rất nhiều các sản phẩm, dịch vụ phi tín dụng thông qua hệ thống ngân hàng mẹ và các công ty con như: dịch vụ thanh toán, kinh doanh ngoại tệ; dịch vụ môi giới và kinh doanh chứng khoán; dịch vụ bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ;
dịch vụ quản lý quỹ, kinh doanh khách sạn… Các mảng hoạt động này giúp MB đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, đồng thời đóng góp đáng kể vào tổng thu nhập của ngân hàng.
- Hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán
MB cung cấp dịch vụ thanh toán trong nước thông qua mạng lưới các điểm giao dịch, hệ thống ATM, ngân hàng điện tử và thỏa thuận với các NHTM khác để tham gia mạng lưới thanh toán của họ. Trong thanh toán quốc tế, MB với hệ thống mạng lưới ngân hàng đại lý tại nhiều nước trên thế giới, các giao dịch của MB được thực hiện nhanh chóng, chính xác, an toàn và được khách hàng đánh giá cao. Ngoài ra, trong giai đoạn này, các loại thẻ của MB được tích hợp thêm rất nhiều ưu đãi khi thực hiện thanh toán tại một số đơn vị liên kết của MB. Việc tăng cường tính năng cũng như ưu đãi đối với các sản phẩm thẻ đã khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán tại MB.
- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ
MB thực hiện hoạt động mua bán ngoại tệ trao ngay và các công cụ phái sinh như quyền chọn, hoán đổi, quyền chọn.
- Hoạt động kinh doanh bảo hiểm
Năm 2016, MB thành lập công ty MB Ageas Life chuyên cung cấp các dịch vụ bảo hiểm nhân thọ. Đồng thời trong năm 2016, MIC – một công ty chuyên cung ứng các dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ trở thành công ty con của MB.
- Các hoạt động khác
Thông qua các công ty con, MB hiện cung cấp nhiều các dịch vụ tài chính khác như: dịch vụ môi giới và tư vấn chứng khoán của MBS; dịch vụ quản lý quỹ của MB Capital; dịch vụ định giá tài sản, mua bán tài sản của MB AMC; dịch vụ khách sạn, tư vấn bất động sản của MBLand… Các mảng hoạt động này góp phần đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ tại MB, giúp MB gia tăng thu nhập từ các hoạt động phi tín dụng.
2.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội
2.2.1. Thực trạng khả năng sinh lời
2.2.1.1. Tình hình thu nhập
a. Về thu nhập, tốc độ tăng trưởng thu nhập
Tính chung trong toàn giai đoạn, tốc độ tăng trưởng bình quân thu nhập tại MB đạt 9,3%.