Nâng cao hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đến năm 2035 - 10


của DNNN, thực hiện quyền và nghĩa vụ thông qua các đại diện tại hội đồng quản trị.

Để tạo ra sự năng động, thay đổi quản trị thì cần phải cổ phần hóa PVN, trong đó nhà nước vẫn chi phối cổ phần và có sự tham gia của các thành phần kinh tế trong PVN, sở hữu nước ngoài, sở hữu tư nhân… đúng theo chủ trương của Đảng là có nhiều thành phần kinh tế tham gia và các yếu tố đó sẽ tác động tích cực đến hoạt động của PVN làm cho PVN có áp lực nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động và cải cách về quản trị, và có nguồn tài chính để tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Các công ty con phải được cổ phần hóa hoàn toàn, công ty ngoài lĩnh vực kinh doanh cần bán hết cổ phần, nếu kinh doanh yếu kém mà không thể vực dậy để bán thì cần cho phá sản, để PVN tập trung vào nguồn lực kinh doanh chính, nâng cao hiệu quả hoạt động.

3.2.1.2. Giải pháp đối với hệ thống quản trị và hệ thống kiểm tra, giám sát

Từ giải pháp đối với quản lý nhà nước, cơ quan chuyên biệt cần xây dựng hệ thống quản trị đối với doanh nghiệp nhà nước theo hướng chuẩn quốc tế. Đó là hệ thống đánh giá hoạt động của DNNN, hệ thống báo cáo, giám sát, tài chính kế toán, đầu tư, nhân sự, thông tin, chiến lược kinh doanh ngắn hạn và dài hạn được phân tích đầy đủ…

Sau khi cổ phần hóa PVN, phải gia tăng quyền của cổ đông thiểu số, tiếp nhận các ý kiến của cổ đông nước ngoài để cải cách hệ thống quản trị

Các thành viên hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc, ban kiểm soát phải có tiêu chuẩn cao và được tuyển dụng gắt gao với tiêu chí sử dụng người giỏi nhất, gia tăng kiểm soát viên độc lập và thành viên hội đồng quản trị độc lập có kinh nghiệm và năng lực để tăng sự giám sát và ý kiến khách quan từ bên ngoài.

Hội đồng quản trị phải được hoạt động độc lập, có khả năng thực hiện các mục tiêu, đánh giá độc lập để định hướng phát triển chiến lược và giám sát quản lý, có hành động vì lợi ích doanh nghiệp và không xung đột lợi ích, có kinh nghiệm và


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

chuyên môn liên quan, có toàn quyền quyết định mọi hoạt động của PVN và chịu trách nhiệm giám sát, giải trình gắt gao trước chủ sở hữu.

Giám đốc điều hành cần được chọn với người giàu kinh nghiệm và tài năng, giám đốc không được kiêm là thành viên hội đồng quản trị để độc lập 2 lớp quản lý và điều hành, giám đốc phải được bổ nhiệm hoàn toàn từ hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm về giám sát, giải trình về hoạt động của PVN trước hội đồng quản trị. Giám đốc có thể được thuê ngoài PVN thậm chí là người nước ngoài.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đến năm 2035 - 10

Thu nhập của thành viên hội đồng quản trị, giám đốc điều hành và ban kiểm soát phải được trả theo giá trị trường và thưởng hàng năm được tính trên hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Mô hình tổ chức cần được tinh gọn, các loại hình kinh doanh trùng lắp cần được tái cấu trúc bằng cách sắp nhập và loại bỏ các tổ chức kinh doanh yếu kém.

Việc đánh giá hiệu quả DNNN cần phải tách bạch hoạt động kinh doanh, hoạt động chính trị, xã hội do nhà nước giao, các chi phí cần tính đúng, tính đủ, doanh thu được ghi nhận theo giá thị trường để đảm bảo DNNN được đánh giá hiệu quả khách quan và có nguồn lực để phát triển kinh doanh, không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chính.

Công bố thông tin đầy đủ theo chuẩn quốc tế, công khai, minh bạch để các cổ đông giám sát.

Giải pháp cơ bản và hữu hiệu nhất đối với hệ thống kiểm tra, giám sát là tăng cường kiểm soát nội bộ, các kiểm soát viên phải được thực hiện quyền và nghĩa vụ theo luật định chứ không mang tính hình thức hay bị chi phối bởi lãnh đạo quản lý, điều hành của doanh nghiệp, kiểm soát viên cũng phải được cung cấp toàn bộ mọi thông tin về hoạt động của doanh nghiệp.

Ban kiểm soát và Ban kiểm soát nội bộ phải tuyển chọn được những người có năng lực thực sự, giàu kinh nghiệm chuyên môn, bản lĩnh và độc lập, vì lợi ích của nhà nước, gia tăng kiểm soát viên độc lập từ kiểm toán viên độc lập từ các công ty kiểm toán lớn.


Các cuộc kiểm tra của nhà nước cần được tập trung hóa và hạn chế trên cơ sở lựa chọn các phương pháp kiểm tra và người kiểm tra tốt để không ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới các quyết định của lãnh đạo doanh nghiệp.

Hàng năm trên cơ sở hệ thống đánh giá hoạt động của doanh nghiệp đã được xây dựng cần thành lập Hội đồng đánh giá có thời hạn bao gồm các chuyên gia, nhà quản lý, nhà chuyên môn có năng lực và giàu kinh nghiệm.. để đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp, cảnh báo cáo các rủi ro và đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Báo cáo thường niên hàng năm phải được giám sát bởi các cơ quan kiểm toán tối cao, cơ quan giám sát tài chính và kiểm toán viên độc lập trong và ngoài nước.

3.2.1.3. Giải pháp đổi mới khoa học, công nghệ cho PVN

Mặc dù tự thân PVN đã có nhu cầu về đổi mới sáng tạo do đặc thù ngành dầu khí đỏi hỏi công nghệ cao, tuy nhiên chính phủ cần phải tham gia xem xét, đánh giá hoạt động của PVN để từ đó thấy được và hỗ trợ PVN về vốn và chính sách để tạo điều kiển cho PVN đầu tư đổi mới công nghệ hiện đại, làm chủ công nghệ có thể sản xuất kinh doanh trong điều kiện khó khăn hay phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng.

Hiện nay, sản lượng các mỏ đang khai thác đã sụt giảm về sản lượng. Chính vì vậy, phải đầu tư công nghệ để tận thu các mỏ sẵn có và phát triển các mỏ ở vùng nước sâu và xa, nơi được đánh giá là có trữ lượng dầu khí lớn

Mặt khác, ở khâu chế biến dầu khí, vì các sản phẩm hóa dầu có giá trị gia tăng rất cao nhưng hiện tại việc sản xuất là những sản phẩm này còn hạn chế nên cũng phải đầu tư khoa học công nghệ để sản xuất ra những sản phẩm này, vừa tránh lãng phí, lại còn tạo ra giá trị kinh tế, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa.

Để tạo ra môi trường đổi mới sáng tạo hiệu quả thì đòi hỏi cải cách mạnh về quản lý nhà nước và quản trị, và việc đầu tư dựa trên nhu cầu và đánh giá của doanh nghiệp, chính phủ hỗ trợ các dịch vụ đổi mới công nghệ và nguồn vốn để doanh nghiệp đầu tư đồng bộ hệ thống để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.


Đầu tư mạnh vào các lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D). Lựa chọn những sản phẩm có tiềm năng để tập trung nghiên cứu. Tập trung vào các chương trình nghiên cứu dài hạn với mục tiêu cho từng giai đoạn rõ ràng. Nghiên cứu tối ưu hóa sản xuất, giảm tiêu hao năng lượng, vật tư, phụ trợ tại các nhà máy đang hoạt động để giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh.

Chính phủ cần chi tiêu nhiều hơn và một cách thỏa đáng cho hoạt động nghiên cứu, phân bổ kinh phí theo tiêu chí ứng dụng và chất lượng của các nghiên cứu.

Chính phủ cũng cần làm việc với các chuyên gia, với các công ty đa quốc gia để đào tạo nguồn nhân lực cho PVN, để có thể tiếp thu, quản lý, ứng dụng công nghệ cao.

3.2.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả về mặt chính trị, xã hội

PVN đã tham gia nhiều và thực hiện tốt vào các nhiệm vụ chính trị, xã hội như đóng góp vào việc ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an ninh năng lượng và an ninh lương thực quốc gia, an ninh chủ quyền lãnh hải, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng, địa phương và hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện các công tác an sinh, xã hội.

PVN đã tạo ra nhiều việc làm trực tiếp và gián tiếp có thu nhập tốt cho người lao động so với mặt bằng thu nhập ở Việt Nam. Tuy nhiên so sánh với các tập đoàn quốc tế thì còn nhiều chênh lệnh. Chính vì vậy nâng cao thu nhập cho người lao động dầu khí là nhiệm vụ khó khăn vì ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế nhưng phải đạt được nếu PVN muốn thu hút nhân tài và vươn tầm quốc tế.

Việc tái cơ cấu mạnh mẽ, gia tăng sản lượng, giá dầu suy giảm thì sẽ ảnh hưởng đến công ăn, việc làm của người lao động, chính vì thế việc nâng cao hiệu quả kinh tế, tích lũy tư bản, tái sản xuất mở rộng là cơ sở để PVN có thể phát triển và tạo công ăn việc làm và thu nhập tốt cho người lao động

PVN cũng phải bám sát tình hình biển đông qua các bộ, ban, ngành và chuẩn bị các nguồn lực về công nghệ và vốn để có các kế hoạch tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí ở biển đông và gia tăng trữ lượng dầu khí phù hợp để đảm bảo phát triển bền vững và bảo vệ chủ quyền biển đảo.


KẾT LUẬN

Đảng và nhà nước luôn quan tâm đến sự phát triển của PVN bởi PVN là đầu tàu kinh tế của cả nước, là đơn vị chủ lực của ngành dầu khí, vì vậy Đảng và nhà nước đã xây dựng cho PVN chiến lược phát triển đến năm 2035, giao cho PVN nhiều nhiệm vụ to lớn về kinh tế và chính trị xã hội, mong muốn PVN là đơn vị mạnh, có năng lực cạnh tranh quốc tế và cải cách về mặt quản trị, khoa học công nghệ, quản lý nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi cho PVN hoạt động. Từ chủ trương mới của Đảng là phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước mang tầm khu vực và quốc tế; đa dạng hóa sở hữu trong các DNNN, mở cửa sâu rộng hội nhập kinh tế quốc tế; đổi mới, sắp xếp, nâng cao hiệu quả DNNN .Và vì PVN là doanh nghiệp do nhà nước sở hữu 100%, nên PVN đang đứng trước viễn cảnh cạnh tranh gay gắt ở thị trường trong và ngoài nước, và đứng trước quá trình cải cách, tái cơ cấu mạnh mẽ theo yêu cầu của chủ sở hữu nhà nước. PVN sẽ phải cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường, chịu sự vận động của cơ chế thị trường và giảm sự hỗ trợ, ưu đãi từ phía nhà nước. Vậy làm sao để PVN có thể đứng vững và phát triển, để có vai trò là lực lượng nòng cốt trong thành phần kinh tế nhà nước, vừa thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, vừa thực hiện các nhiệm vụ chính trị, xã hội và nâng cao hiệu quả hoạt động theo tình hình mới và theo kỳ vọng và định hướng của Đảng và nhà nước?

Đảng luôn coi trọng và quan tâm đến việc cải cách DNNN để DNNN hoạt động có hiệu quả và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN là chủ đề không những được đề cập trong các văn kiện đại hội Đảng toàn quốc trong hơn 20 năm qua, mà còn là một chủ đề quan trọng tại các Hội nghị TW trong các kỳ Đại hội Đảng. Ở các Hội nghị TW, việc đánh giá tình hình hoạt động của các DNNN luôn được xem xét kỹ, từ đó đưa ra các mục tiêu, quan điểm và phương hướng hoạt động để nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN. Theo quan điểm mới nhất của Đảng thì để nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN thì phải cải cách về quản lý nhà nước, về quản trị và tăng cường đầu tư khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, DNNN cũng giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia và cũng hoạt động kém hiệu quả do đặc thù bởi môi trường hoạt


động khác các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thông thường bởi sự can thiệp hành chính từ Chính phủ và phải thực hiện các nhiệm vụ xã hội, chính trị. Do đó việc nâng cao hiệu quả DNNN cũng luôn được các nước quan tâm và đánh giá, cải cách thường xuyên. Cải cách DNNN bước đầu được thực hiện bởi cải cách về sở hữu, đó là có nhiều thành phần kinh tế tư nhân tham gia vào hoạt động của DNNN, sau đó cải cách DNNN được thực hiện bằng việc cải cách về quản trị để tăng khả năng cạnh tranh và tối ưu hóa hoạt động, nâng cao năng suất lao động.

Các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng để nâng cao hiệu quả hoạt động cho DNNN thì đòi hỏi phải cải cách để DNNN có môi trường hoạt động thuận lợi và có khả năng cạnh tranh trên thị trường như các doanh nghiệp thông thường khác, để DNNN nhà nước tự chủ trong hoạt động bằng cách cải cách quản lý nhà nước, và tối ưu hóa hoạt động và tăng cường kiểm tra giám sát một cách tập trung và cải cách quản trị theo hướng hiện đại.

Từ quan điểm, đường lối của Đảng, từ kinh nghiệm quốc tế và từ các nghiên cứu khoa học có liên quan, luận văn này đã hệ thống lại và đưa ra khung lý thuyết để làm cơ sở đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động của PVN và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của PVN. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của DNNN quan trọng và cốt lõi là: Quản lý nhà nước; Quản trị và giám sát; Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Quản lý nhà nước cần phải điều chỉnh về môi trường kinh doanh như hệ thống luật pháp và tổ chức bộ máy nhà nước để cho DNNN hoạt động hiệu quả, bên cạch đó cần phải cải cách về mặt sở hữu để các thành phần kinh tế khác tham gia tại DNNN tạo áp lực tăng khả năng cạnh tranh, cải thiện quản trị và nâng cao hiệu quả hoạt động và cần phải hạn chế sự can thiệp hành chính vào DNNN để cho DNNN hoạt động dễ dàng và hiệu quả trên thị trường. Quản trị phải được xây dựng, hệ thống áp dụng chung cho các DNNN theo chuẩn quốc tế, phải đánh giá liên tục, thường xuyên bởi một hội đồng có năng lực và công tâm, hệ thống thông tin của DNNN phải được công khai minh bạch, hội đồng quản trị phải hoạt động hiệu quả, các thành viên phải có năng lực thực sự và được chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ và độc lập với các lợi ích của DNNN,


giám đốc điều hành phải được tuyển chọn, bổ nhiệm và giám sát bởi hội đồng quản trị và phải có năng lực và giàu kinh nghiệm theo hướng thị trường, giám sát cần một đầu mối và tăng khả năng giám sát nội bộ. Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là yếu tố sống còn và phát triển bền vững, là nhân tố quyết định đến khả năng cạnh tranh trên thương trường và nâng cao năng suất và hiệu quả của các doanh nghiệp trong thời đại hiện nay và xu hướng chung của tương lai, chính vì thế các DNNN phải nhận diện được vai trò của nó, từ đó hướng tới cải tiến công nghệ, áp dụng công nghệ tiên tiến của thế giới và mục tiêu phải là đổi mới sáng tạo, về phía chính phủ cũng phải đầu tư thỏa đáng cho khoa học công nghệ, phát triển giáo dục và đạo tạo và có các chính sách liên quan để tạo phong trào, có hệ thống hỗ trợ dịch vụ đổi mới sáng tạo rộng khắp.

Trải qua hơn 50 năm thành lập ngành, hơn 40 năm thành lập PVN, đến nay, về cơ bản PVN đã xây dựng được một nền công nghiệp dầu khí hoàn chỉnh bao gồm các khâu tìm kiếm, thăm dò, khai thác – chế biến dầu khí – dịch vụ dầu khí. PVN đã có những đóng góp hết sức to lớn về kinh tế, chính trị và xã hội đối với đất nước, là đơn vị đầu tàu, trụ cột của nền kinh tế quốc dân. Tuy vậy, so với khu vực và thế giới PVN đứng ở vị trí còn rất khiêm tốn về qui mô, hiệu quả hoạt động và thương hiệu toàn cầu. Chính vì vậy yêu cầu cải cách để nâng cao hiệu quả hoạt động của PVN là cấp bách và hiện hữu.

Thực trạng cho thấy hoạt động của PVN vẫn còn nhiều điểm hạn chế từ các nhân tố. Đối với quản lý nhà nước còn nhiều bất cập về hệ thống qui định quản lý, giám sát, đánh giá, còn nhiều sự can thiệp từ các cơ quan quản lý nhà nước, các chính sách tái cơ cấu và phát triển kinh doanh đa ngành đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của PVN, việc kiểm tra giám sát được tiến hành bởi nhiều cơ quan nhà nước, hệ thống kiểm soát nội bộ còn nhiều hạn chế và còn nhiều sai phạm xảy ra. Do vậy, cần phải tiến hành cải cách theo các nhân tố này để nâng cao hiệu quả hoạt động của PVN.

Từ kinh nghiệm quốc tế, lý luận của Đảng và cơ sở lý thuyết đã trình bày và việc đánh giá thực trạng. Các giải pháp đưa ra gồm giải pháp về cải cách quản lý


nhà nước, giải pháp cải cách quản trị và giám sát, cải cách về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Giải pháp về cải cách quản lý nhà nước: Để nâng cao hiệu quả hoạt động đòi hỏi phải tăng tính tự chủ về hoạt động cho PVN, nâng cao trách nhiệm giải trình và tự chịu trách nhiệm, muốn thế phải giảm sự can thiệp trực tiếp của nhà nước vào hoạt động của PVN, tách chức năng quản lý nhà nước và chức năng kinh doanh, tập trung kiểm tra, giám sát, nhà nước giữ vai trò tạo lập môi trường, giám sát, đánh giá PVN. Giải pháp về quản trị và giám sát: Khi gia tăng tính tự chủ cho PVN, tức cải cách về mặt quản lý thì phải gia tăng cải cách quản trị và giám sát để PVN hoạt động đúng hướng. Do vậy chính phủ cần phải xây dựng khung quản trị hiện đại, căn cứ vào đó đánh giá thường xuyên, liên tục bằng hội đồng có năng lực, PVN phải công khai, minh bạch thông tin, gia tăng kiểm soát nội bộ để tăng khả năng giám sát trực tiếp. Bên cạnh đó phải cải cách về tổ chức, lựa chọn người tài, và cổ phần hóa để gia tăng áp lực cạnh tranh và cải cách quản trị.Giải pháp về khoa học công nghệ và đổi mới công nghệ: Hiện nay các mỏ gần bờ đã gần cạn kiệt, cần phải đầu tư công nghệ để khai thác tận thu và đầu tư công nghệ để khai thác các vùng nước sâu và xa bờ, nơi có trữ lượng dầu khí lớn. Bên cạnh đó ở khâu chế biến dầu khí cần đầu tư công nghệ để sản xuất được nhiều sản phẩm hóa dầu hơn, mang lại giá trị gia tăng cao. Chính phủ cần tham gia nhiều hơn trong việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ đổi mới công nghệ, hỗ trợ về vốn, hỗ trợ về đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Các chính sách phát triển kinh tế đối với các DNNN nói chung và PVN nói riêng cần phải bám sát chủ trương của Đảng, cụ thể hóa và thể chế hóa nhanh chóng đường lối phát triển DNNN của Đảng, mặt khác cũng cần dựa vào kinh nghiệm quốc tế để đưa ra các chính sách kinh tế phù hợp, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN nói chung và PVN nói riêng. Đối với các địa phương cũng như PVN cần nắm bắt nhanh các chính sách của TW và Chính phủ và nghiên cứu bài học quốc tế, các nghiên cứu khoa học để có những sự chuẩn bị về nguồn lực để thực thi chính sách và sẵn sàng cải cách, đổi mới, sắp xếp lại nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN hay PVN.

Xem tất cả 92 trang.

Ngày đăng: 08/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí