Định Hướng Phát Triển Của Pvn, Ngành Dầu Khí Đến Năm 2035


2.4.3. Đổi mới khoa học công nghệ

Nhà nước cho phép trích lập Quỹ khoa học công nghệ từ 3% đến 10% thu nhập tính thuế hàng năm để doanh nghiệp có nguồn vốn phát triển khoa học công nghệ, tại ngày 31/12/2017 Quỹ khoa học công nghệ lũy kế của PVN là 3.750 tỷ đồng, Quỹ này phục vụ cho công tác nghiên cứu và ứng dụng các sản phẩm khoa học công nghệ. Ngoài ra các quỹ có thể áp dụng như Quỹ đầu tư, phát triển (2017) là 72.139 tỷ đồng, Quỹ hỗ trợ, sắp xếp doanh nghiệp (2016) là 2.584 tỷ đồng.

Tuy nhiên, đứng ở vị thế chi phối ngành dầu khí ở Việt Nam và việc đầu tư mới, thay đổi tài sản để phục vụ sản xuất kinh doanh phải được sự cho phép của chính phủ, điều này làm cho PVN ít có động cơ thay đổi công nghệ sản xuất để cạnh tranh trên thương trường, hay để tránh rủi ro chính trị. Đối với lĩnh vực dầu khí, việc đầu tư vào tài sản để sản xuất kinh doanh đòi hỏi nguồn vốn rất lớn, trang thiết bị càng tân tiến thì giá càng cao cũng là một yếu tố trong việc hạn chế đổi mới công nghệ. Việc Chính phủ gây áp lực để đổi mới công nghệ, tăng khả năng cạnh tranh để nâng cao hiệu quả hoạt động là chưa thấy rõ hay chưa có chiến lược cụ thể về đổi mới khoa học công nghệ để PVN mang tầm khu vực và quốc tế.

Mặc dù thế, do đặc thù ngành dầu khí là ngành đòi hỏi công nghệ cao, tích hợp nhiều chuyên ngành khác nhau như: máy tính, công nghệ thông tin, toán, địa chất, tự động hóa, vật lý, vv… nên tự thân PVN cũng phải đầu tư đổi mới công nghệ thì mới có thể tìm kiếm, thăm dò và chế biến được những sản phẩm từ dầu khí để đáp ứng nhu cầu năng lượng quốc gia và phát triển kinh tế đất nước. Thực tế đã có nhiều sản phẩm chất lượng được chế biến từ dầu khí như: phân bón, xăng, dầu, khí…

Dầu khí hiện là ngành áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại nhất ở Việt Nam so với các ngành công nghiệp khác, khoa học và công nghệ là một trong những giải pháp đột phá để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành công nghiệp dầu khí.

Các kết quả nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ cho thấy các tiềm năng dầu khí, cấu trúc địa chất từ đó có các kế hoạch khai thác, sản xuất kinh doanh và phát kinh tế vùng, địa phương.


PVN đã tiếp nhận chuyển giao, áp dụng và làm chủ hàng loạt công nghệ hiện đại nhất của thế giới vào các lĩnh vực hoạt động của ngành công nghiệp dầu khí.

Các bể trầm tích dầu khí được phân bố ở Việt Nam gồm:

Bảng 2.13: Các bể trầm tích dầu khí ở Việt Nam


STT

Tên bể trầm tích

dầu khí

Địa điểm

Diện tích

Độ sâu

1

Sông Hồng

Móng Cái-Quảng

Ngãi

110.000

Km2

1000m-3000m

2

Hoàng Sa

Tri Tôn (Hoàng Sa)

70.000

Km2

3500m

3

Phú Khánh

Quảng Ngãi-Phan

Thiết

80.000

Km2

800m-2500m

4

Cửu Long

Vũng Tàu-Bình

Thuận

36.000

Km2

80m-90m

5

Nam Côn Sơn

Đông Nam thềm lục

địa

100.000

Km2

1000m

6

Tư Chính – Vũng

Mây

Đông Nam thềm lục

địa, vùng nước sâu

90.000

Km2

1000m – 3000m

7

Trường Sa

vùng nước sâu và xa bờ Đông Nam

(Trường Sa)

200.000

Km2

1500m-4500m

8

Mã Lai – Thổ Chu

thềm lục địa Tây- Nam, (Cà Mau- Hà

Tiên)

80.000

Km2

50m-70m

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đến năm 2035 - 9

(Nguồn: tổng hợp từ Nguyễn Trọng Tín (2014))

Hiện tại các mỏ gần bờ đã gần cạn kiệt, công nghệ tận thu dầu còn hạn chế, các trữ lượng dầu khí lớn ở xa bờ có độ sâu từ 800m - 4500m, đòi hỏi các thiết bị và công nghệ tìm kiếm, thăm dò và khai thác cao và đắt tiền, công nghệ khoan hiện đại nhất của Việt Nam mới chỉ khoan tới độ sâu 1200m, để tìm kiếm, thăm dò, khai


thác những vùng xa bờ hiện tại buộc phải hợp tác với nước ngoài hoặc thuê các nhà thầu nước ngoài với chi phí rất cao, như thế sẽ làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh và giảm năng lực cạnh tranh và không có tự chủ về công nghệ.

Đối với khâu chế biến dầu khí, mặc dù đã đầu tư nhà máy với công nghệ hiện đại, tuy nhiên công nghệ chế biến của các nhà máy lọc hóa dầu của PVN chủ yếu để sản xuất nhiên liệu, mức độ tích hợp lọc dầu - hóa dầu rất thấp so với thế giới (tỉ lệ sản phẩm hóa dầu - lọc dầu của NMLD Dung Quất 2,4%, Nghi Sơn là 13%). Trong khi thông thường các sản phẩm hóa dầu tạo ra giá trị gia tăng cao hơn so với lọc dầu và việc tích hợp tối đa lọc hóa dầu là xu hướng hiện nay trên thế giới do có lợi thế chia sẻ cơ sở hạ tầng, phụ trợ, dịch vụ dùng chung, nâng cao hiệu quả chế biến, giảm chi phí giá thành sản phẩm, cơ cấu sản phẩm đa dạng, linh hoạt nên hạn chế ảnh hưởng của biến động thị trường. Nhà máy xơ sợi polyester Đình Vũ không được tích hợp tạo thành chuỗi giá trị sản xuất mà phải nhập khẩu nguyên liệu nên hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp trong khi sản phẩm đầu ra không có hệ thống tiêu thụ của PVN nên bị cạnh tranh, ép giá. Việc đầu tư không đồng bộ, không tích hợp trong chuỗi chế biến dầu khí nên không chủ động được nguồn nguyên liệu, phải nhập khẩu nguyên liệu với chi phí cao.

Đối với hoạt động dịch vụ dầu khí: Việc triển khai các dự án dầu khí lớn đã được nội địa hóa nhiều, có nhiều người Việt thay thế các chuyên gia nước ngoài, đã có thể tổ chức, quản lý và thực hiện các dự án mà không còn phải liên doanh với nước ngoài. Tuy nhiên, các máy móc thiết bị chính do trong nước chưa sản xuất được hoặc chưa đáp ứng được tiêu chuẩn khai thác dầu khí nên phải nhập khẩu từ nước ngoài, khâu quan trọng nhất là công nghệ thiết kế cơ bản, có thiết kế này mới kiểm soát được toàn bộ quá trình thực hiện thì vẫn phải thuê hay liên doanh với nhà thầu nước ngoài, một số khâu, thiết bị vẫn phải phụ thuộc vào nhà thầu nước ngoài.

Vai trò của Chính phủ còn hạn chế trong việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ phát triển tiếp thu, ứng dụng, và chuyển giao công nghệ.


Mặc dù được hỗ trợ nhiều từ phía Chính phủ để sản xuất kinh doanh, tuy nhiên các rủi ro pháp lý, sự can thiệp hành chính và việc đầu tư không đồng bộ do thiếu vốn cũng là những rào cản cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Hiện tại PVN có 01 Viện nghiên cứu dầu khí; 01 Trường đại học và 01 trường cao đẳng nghề có thể đào tạo ra lượng lao động đáp ứng cho ngành dầu khí và phục vụ việc ứng dụng và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dầu khí.

Ngoài ra, PVN cũng thu hút lao động từ các nơi khác, lao động nước ngoài, hợp tác đào tạo, nghiên cứu với các viện nghiên cứu và trường đại học nước ngoài để phục vụ nền công nghiệp dầu khí.

Để có nguồn lao động chất lượng cao, thay thế được các chuyên gia nước ngoài, có các sản phẩm khoa học ứng dụng hiệu quả áp dụng để phát triển ngành dầu khí trong các khâu, các bộ phận thì đòi hỏi phải có sự hỗ trợ từ Chính phủ trong chính sách phát triển giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ trong toàn quốc.

2.5. Đánh giá kết quả đạt được và hạn chế

Ngành dầu khí được thành lập từ năm 1961 và PVN được thành lập từ năm 1977, đơn vị trụ cột của ngành dầu khí, thay mặt nhà nước quản lý tài nguyên dầu khí và phát triển nền công nghiệp dầu khí. PVN là DNNN, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, nên sự vận hành của PVN tuân theo cơ chế và môi trường hoạt động của DNNN. Đến nay, về cơ bản một nền công nghiệp dầu khí đã được hình thành bao gồm các khâu tìm kiếm, thăm dò, khai thác – chế biến dầu khí – dịch vụ dầu khí.

Đặc điểm kinh doanh trong lĩnh vực dầu khí là đầy rủi ro, khó khăn, đòi hỏi công nghệ cao và nguồn vốn đầu tư rất lớn, nhưng hoạt động này cũng mang lại lợi nhuận cao.

Trải qua quá trình hình thành và phát triển PVN đã có những đóng góp hết sức to lớn về kinh tế, chính trị và xã hội đối với đất nước, là đơn vị đầu tàu, trụ cột của nền kinh tế quốc dân.

Tuy vậy, so với khu vực và thế giới PVN đứng ở vị trí còn rất khiêm tốn về qui mô, hiệu quả hoạt động và thương hiệu toàn cầu. Thực trạng cho thấy nguyên


nhân do vẫn còn nhiều điểm hạn chế từ các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động như:

Đối với quản lý nhà nước: có nhiều sự can thiệp trực tiếp của nhà nước vào mọi hoạt động PVN như hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, nhân sự...các chính sách về tái cơ cấu các đơn vị thua lỗ, kém hiệu quả nhập vào PVN gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của PVN, các chính sách về kinh doanh đa ngành tạo điều kiện cho PVN kinh doanh dàn trải trong khi PVN chưa có kinh nghiệm về các lĩnh vực khác, năng lực quản trị hạn chế và nguồn lực có hạn, có quá nhiều cơ quan nhà nước tham gia quản lý nhà nước PVN.

Đối với hệ thống quản trị và kiểm tra giám sát: hoạt động quản trị còn lạc hậu, mang tính hành chính, chưa theo chuẩn quốc tế, hiện đại làm năng lực cạnh tranh hạn chế gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động.Việc kiểm tra giám sát được tiến hành bởi nhiều cơ quan nhà nước, hệ thống kiểm soát nội bộ còn nhiều hạn chế và còn nhiều sai phạm xảy ra.

Đối với khoa học công nghệ vẫn còn phụ thuộc vào công nghệ của các nhà đầu tư, nhà thầu nước ngoài, các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác vẫn chủ yếu ở khu vực gần bờ đã khai thác gần hết, các hoạt động xa bờ có nhiều tiềm năng về dầu khí còn hạn chế, ở khâu chế biến dầu khí có giá trị kinh tế cao tuy nhiên khoa học công nghệ còn hạn chế, chủ yếu sản xuất xăng, dầu.

Đối với các hoạt động chính trị, xã hội PVN đã thực tốt và có nhiều đóng góp cho xã hội, tuy nhiên PVN cần nâng cao hiệu quả hoạt động về mặt kinh tế để có nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ chính trị, xã hội mà nhà nước giao, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động trong thời gian tới là thách thức đối với PVN bởi biến động giá dầu, gia tăng trữ lượng dầu khí và tái cơ cấu tổ chức. Do vậy cần phải tiến hành cải cách theo các nhân tố này để nâng cao hiệu quả hoạt động của PVN.


CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM


3.1. Định hướng phát triển của PVN, ngành dầu khí đến năm 2035

Về định hướng phát triển của ngành dầu khí, trong đó chủ yếu liên quan đến PVN đến năm 2035 đã được Đảng và nhà nước xây dựng trong các văn bản sau:

Bảng 3.1: Các quyết định liên quan đến chiến lược phát triển PVN


Số văn bản/Ngày

Cấp ban hành

Nội dung

Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 23/07/2015

Bộ Chính trị

Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn

đến năm 2035

Quyết định 1748/QĐ-TTg ngày 14/10/2015

Thủ tướng Chính phủ

Thể chế hóa Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025

và tầm nhìn đến năm 2035

Quyết định 1749/QĐ-TTg ngày 14/10/2015

Thủ tướng Chính phủ

Chiến lược phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn

đến năm 2035

Quyết định 60/QĐ-TTg ngày 16/01/2017

Thủ tướng Chính phủ

Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến

năm 2035

(Nguồn: Theo tổng hợp của tác giả)

Theo các văn bản trên xác định PVN là doanh nghiệp chủ lực của ngành dầu khí, mục tiêu của Đảng và nhà nước là xây dựng và phát triển PVN là đơn vị nòng


cốt của ngành Dầu khí, có tiềm lực mạnh về tài chính và khoa học công nghệ, có sức cạnh tranh cao ở trong nước và quốc tế, góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc và định hướng phát triển ngành dầu khí đến năm 2035, trong đó có liên quan chủ yếu đến PVN như sau:

- Phát triển ngành dầu khí Việt Nam gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển năng lượng quốc gia, chiến lược biển Việt Nam, bảo đảm an ninh năng lượng và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

- Phát triển ngành Dầu khí Việt Nam với hiệu quả kinh tế cao, bền vững, , nâng cao năng lực cạnh tranh; mở rộng tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại, tiết kiệm tài nguyên, gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái.

- Phát triển ngành Dầu khí Việt Nam theo nguyên tắc kinh tế thị trường; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và tăng cường tính chủ động trong quản trị sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Đẩy mạnh tìm kiếm, thăm dò, đầu tư dầu khí truyền thống, ở khu vực nước sâu, xa bờ, đồng thời tích cực đầu tư ra nước ngoài trên cơ sở nguyên tắc đảm bảo có hiệu quả kinh tế. Phát triển các nguồn năng lượng phi truyền thống, phát triển đa dạng các sản phẩm chế biến dầu khí có giá trị gia tăng cao.

- Huy động sự tham gia mạnh mẽ của các thành phần kinh tế khác và đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Dầu khí

- Xây dựng, phát triển PVN gắn liền với chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Căn cứ các nội dung trên và căn cứ vào cơ sở lý thuyết, để nâng cao hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và để PVN là Tập đoàn kinh tế mạnh, có năng lực cạnh tranh quốc tế thì cần định hướng PVN đến năm 2035 như sau:

- Nâng cao hiệu quả, chất lượng của công tác quản lý nhà nước theo xu hướng quốc tế để tạo môi trường thuận lợi và huy động các nguồn lực cho PVN hoạt động hiệu quả.


- Xây dựng và cải cách hệ thống quản trị và kiểm tra giám sát theo hướng hiện đại và chuẩn quốc tế nhằm tạo động lực kinh doanh và nâng cao hiệu quả hoạt động, kiểm soát hiệu quả PVN mà không cần đến sự can thiệp trực tiếp.

- Đổi mới khoa học công nghệ tiên tiến theo mặt bằng chung của thế giới nhằm gia tăng sức cạnh tranh thông qua tăng năng suất lao động và tối ưu hóa chi phí đầu vào, nâng cao chất lượng sản phẩm, gia tăng sản lượng khai thác từ các vùng dầu khí tiềm năng.

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

PVN là DNNN, nằm trong môi trường hoạt động và vận hành theo cơ chế hoạt động của DNNN, nên các giải pháp về nâng cao hiệu quả đối với PVN cũng là các giải pháp đối với cải cách và nâng cao hiệu quả đối với DNNN

3.2.1. Các giải pháp về nâng cao hiệu quả kinh tế

3.2.1.1. Giải pháp cải cách công tác quản lý nhà nước

Để tạo ra sự năng động, linh động, chủ động trong kinh doanh, tạo động lực trong kinh doanh, tránh các lợi ích nhóm, tham ô, tham nhũng từ đó mới có thể nâng cao hiệu quả hoạt động thì đòi hỏi phải loại trừ việc can thiệp trực tiếp của Chính phủ vào hoạt động của PVN, thực trạng cho thấy Chính phủ can thiệp vào hầu hết các hoạt động của PVN. Còn việc kiểm soát các hoạt động của DNNN, thì phải dựa vào cải cách tốt đối với quản trị và kiểm tra, giám sát.

Cần phải có một cơ quan chuyên biệt để thực hiện quản lý nhà nước, cơ quan này chuyên về xây dựng chính sách để tạo môi trường thuận lợi và cơ chế hoạt động cho DNNN. Đó là xây dựng và cải cách Luật, hệ thống quản trị và kiểm tra giám sát, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo… theo chuẩn quốc tế. Điều phối, quản lý, phân tích, đánh giá DNNN, báo cáo Chính phủ tình hình hoạt động của DNNN và đề xuất cải thiện hoạt động và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN

Tách hoạt động quản lý nhà nước và hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động quản lý nhà nước do cơ quan chuyên biệt cấp bộ thuộc chính phủ phụ trách, hoạt động kinh doanh do siêu công ty mẹ phụ trách có chức năng phát triển kinh doanh

Xem tất cả 92 trang.

Ngày đăng: 08/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí