Công Tác Quản Lý Chất Thải Rắn Công Nghiệp Ở Kcn Phúc Khánh

tác xã hội hóa quản lý CTR chưa được chú trọng và đẩy mạnh, chưa thu hút được sự tham gia của các thành phần kinh tế khác; việc xử lý CTR còn gặp nhiều khó khăn do chưa có hệ thống phân loại CTR tại nguồn, công nghệ chưa ổn định và hạn chế về kinh phí vận hành.

3.2.2. Công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp ở KCN Phúc Khánh

3.2.2.1. Quản lý chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động phục vụ công tác sản xuất

Các nguồn phát sinh chủ yếu chất thải rắn khu công nghiệp gồm: Từ các doanh nghiệp. Ngoài ra, chất thải rắn còn phát sinh từ các đơn vị vận chuyển hàng hóa trong và ngoài Khu công nghiệp... Trên thực tế, tình hình và quy mô công nhân tăng lên kéo theo tình hình rác thải trên địa bàn KCN diễn biến khá phức tạp. Lượng rác thải sinh hoạt trong khu công nghiệp ngày càng nhiều, hiện nay lên đến 400 tấn/ngày với nguồn phát sinh đa dạng và khó kiểm soát điều đó tạo nên áp lực rất lớn đối với công tác giữ gìn vệ sinh môi trường. Hiện nay tất cả các loại chất thải rắn phát sinh trên địa bàn KCN do nhiều công ty dịch vụ đứng ra thu gom và chịu trách nhiệm thu gom và vận chuyển đến nơi xử lý.

3.2.2.2. Quản lý chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sản xuất trong khu công nghiệp

a, Quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường

Các nguồn phát sinh chủ yếu loại chất thải rắn khu công nghiệp này chủ yếu từ các doanh nghiệp, từ quá trình sản xuất... Hiện nay theo số lượng thống kê, lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường trong khu công nghiệp khoảng 830 tấn/tháng. Tương tự chất thải rắn sinh hoạt, tất cả các loại chất thải rắn công nghiệp phát sinh trên địa bàn KCN đều do các công ty dịch vụ đứng ra thu gom và chịu trách nhiệm về quá trình thu gom này cùng vận chuyển đến nơi xử lý.

b, Quản lý chất thải rắn nguy hại

Các nguồn phát sinh chất thải rắn khu công nghiệp chủ yếu từ các doanh nghiệp, quá trình sản xuất... Tuy nhiên, việc quản lý chất thải rắn độc hại là phức tạp hơn rất nhiều, theo số liệu thống kê thì lượng chất thải rắn nguy hại trong khu công nghiệp lên đến 160 tấn/ tháng, đây là một con số rất lớn, điều này thực sự đang

tạo nên áp lực đối với công tác quản lý. Do đó, việc xử lý chất thải rắn nguy hại do nhiều công ty dịch vụ có năng lực đứng ra thu gom và chịu trách nhiệm vận chuyển và xử lý dưới sự giám sát năng lực của ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình cũng như các cơ quan chức năng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.

3.2.2.3. Đánh giá công tác quản lý tại khu công nghiệp Phúc Khánh

Hiện nay công tác quản lý chất thải rắn tại khu công nghiệp Phúc Khánh do công ty Đài Tín thực hiện, công ty TNHH Đài Tín nằm dưới sự giám sát của Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình. Tuy nhiên, việc quản lý chất thải rắn công nghiệp tại đây là chưa thực sự triệt để, còn nhiều vấn đề cần phải đặt ra. Xét trên các tiêu chí như công tác thu gom, công tác tái chế chất thải rắn và năng lực giám sát để đánh giá công tác quản lý của khu công nghiệp Phúc Khánh, thì Phúc Khánh mới chỉ đáp ứng được một số yêu cầu nhất định.

Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn tại khu công nghiệp Phúc Khánh - Thành phố Thái Bình - Tỉnh Thái Bình - 7

Về năng lực quản lý, hiệu quả quản lý chất thải rắn tại khu công nghiệp Phúc Khánh về phương diện pháp luật, thủ tục được thực hiện khá tốt, các công ty xử lý chất thải rắn nguy hại đều phải được đánh giá, giám sát năng lực xử lý, còn các công ty thu gom chất thải rắn thông thường cũng phải có nhân lực, phương tiện thực hiện công việc và có những cam kết về thu gom với ban quản lý.

Về năng lực thu gom chất thải rắn, theo các số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ thu gom đạt 40-67%, đây là một tỷ lệ chưa cao, phản ánh công tác quản lý chất thải rắn tại khu công nghiệp Phúc Khánh cần phải có thêm nhiều giải pháp triệt để trong tương lai để hiệu quả thu gom tăng cao hơn nữa, nhằm giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trong khu công nghiệp.

Về năng lực tái chế chất thải rắn, Phúc Khánh là một khu công nghiệp đa ngành nghề, và công tác tài chế ở mỗi ngành có sự khác biệt, trong đó ngành dệt nhuộm và may mặc chiếm một tỷ trọng rất lớn, với gần 58% chất thải rắn trong khu công nghiệp là từ ngành này, tuy nhiên tỷ lệ tái chế lại chỉ có <30%, trong khi theo lý thuyết thì ngành dệt nhuộm và may mặc có thể tái chế đến 80-90%. Như vậy, năng lực tái chế của khu công nghiệp chưa mang lại hiệu quả cao, vẫn đang còn ở mức khá thấp.

Nhìn chung, để công tác quản lý chất thải rắn tại khu công nghiệp Phúc Khánh mang lại hiệu quả cao, cần phải tập trung vào các tiêu chí cần thiết và kết hợp các yếu tố này với nhau để tạo thành một bộ khung trong công tác quản lý.

3.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn

3.3.1. Giải pháp về tổ chức, quản lý

3.3.1.1 Đề xuất quản lý CTR trong KCN a, Đề xuất quản lý chất thải rắn nguy hại

Thu gom, vận chuyển và đặc biệt là đốt chất thải nguy hại rất đắt tiền. Cần phải có chiến lược giảm thiểu chất thải tại các công ty và tái sử dụng chất thải khi đó chi phí xử lý chất thải và các tác động môi trường sẽ giảm.

Các biện pháp bao gồm:

• Tận dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu chất thải.

• Thu hồi, tái chế và tái sử dụng chất thải

• Xử lý, chôn lấp và biến đổi chất thải nguy hại thành chất thải không nguy hại

• Chôn lấp hợp vệ sinh (ở bãi chôn lấp riêng biệt).

Ngoài ra, giai đoạn trước xử lý/chôn lấp, cần củng cố kỹ thuật phân loại và tồn trữ tại các nhà máy nhằm giảm thiểu các tác động đến môi trường. Do đó, biện pháp quản lý chất thải được đề nghị như sau:

• Tất cả các nguồn thải và khối lượng chất thải phải được xác định chính xác. Mỗi xí nghiệp phải lập một danh sách các nguồn thải nguy hại và các đặc tính của chúng. Chất thải nguy hại có thể được phân loại dựa vào hệ thống phân loại của Việt Nam với các đặc điểm sau:

• Tính dễ cháy - hầu hết là các chất bay hơi và các dung dịch lỏng dễ cháy, chất khí…

• Tính ăn mòn: acid, base…

• Tính hoạt động: cyanide, sulfide…

• Tính độc: các hợp chất độc.

• Các xí nghiệp cần phải đặt mục tiêu là giảm thiểu cả số lượng chất thải lẫn thành phần độc hại trong chất thải. Biện pháp giảm thiểu chất thải cần phải được thực hiện như sau:

• Không sản xuất chất thải nguy hại (không dùng nguyên liệu, hoá chất độc).

• Nếu nguyên liệu và hóa chất độc cần cho công nghệ sản xuất, khi đó sử dụng với lượng nhỏ nhất (chỉ ở các công đoạn đặc biệt cần).

• Tái chế nguyên liệu nếu có thể (ví dụ sử dụng lại chất thải cho một công đoạn nào khác trong xí nghiệp).

• Nếu nguyên liệu và hóa chất độc cần cho công nghệ sản xuất và không thể tái chế chúng, khi đó biến đổi chúng thành những hợp chất không độc (ví dụ trung hòa chất thải acid bằng kiềm, sử dụng các hợp chất hoạt động mạnh để oxi hóa hợp chất hữu cơ).

• Trong trường hợp không thể biến đổi chúng thành chất thải không nguy hại, khi đó cẩn thận tồn trữ và xử lý chúng.

• Có những trường hợp chất thải là những hoá chất có giá trị cần cho nhiều công nghệ sản xuất khác nhau. Do đó cần phải có những hệ thống tái chế chất thải trong từng xí nghiệp và giữa các xí nghiệp liên quan.

• Sở TN&MT và Sở CN phải chịu trách nhiệm để xây dựng các kế hoạch / chương trình chi tiết để nghiên cứu thị trường chất thải và khuyến khích các xí nghiệp trao đổi chất thải.

• Mỗi xí nghiệp cần phải xây dựng kế hoạch chi tiết quản lý chất thải nguy hại, trong đó đề cập đến sự giúp đỡ của thành phố về việc tìm ra thị trường tái sử dụng sản phẩm của họ.

• Thu gom và vận chuyển chất thải nguy hại từ từng xí nghiệp hoặc KCN cần phải được hoạch định tốt và phải tuân thủ nghiêm ngặt các qui định về kỹ thuật và độ an toàn. Chất thải công nghiệp nguy hại phải được phân loại ngay tại điểm xả và vận chuyển riêng từng loại chất thải tùy vào đặc tính của chúng. Cần phải lưu ý một lần nữa là phải phân loại các chất thải không đồng nhất và giữa chất thải nguy

hại và không nguy hại. Khi không có điều kiện mà phải lưu giữ ngoài trời thì cần tuân thủ 1 số nguyên tắc sau:

“Khi lưu giữ chất thải nguy hại ngoài trời thì phải có mái che mưa che nắng. Các thùng chứa phải đặt thẳng đứng trên gỗ lót, phải lưu giữ các thùng sao cho luôn có đủ đường ra, vào để chữa cháy. Thùng lưu giữ đặt trên mặt đất phải được đặt trong khu vực có đắp gờ ngăn cách, có thể tích không nhỏ hơn 110% thùng lớn nhất đặt phía trong.

Các chất thải nguy hại chứa trong thùng trên mặt đất không được lưu giữu chung trong các khu vực riêng biệt nếu không có cùng cách phân loại quốc tế. Gờ ngăn cách từng khu vực phải làm bằng vật liệu chống thấm.

Nhà ăn, phòng thay quần áo không được xây dựng như là một phần cấu thành nhà kho mà phải xây tách biệt với khu lưu trữ ít nhất 10m. Cần phải có các phương tiện vệ sinh thích hợp, có vòi nước rửa mắt trong trường hợp khẩn cấp. Không cho phép đặt khu nhà ở hay nhà bếp trong kho bãi lưu giữ chất thải nguy hại.” (trích: Lâm Minh Triết, Lê Thanh Hải (2006) Giáo trình quản lý chất thải nguy hại, trang 122) [6]

• Một khi nguồn chất thải nguy hại được xác định và đã tận dụng mọi phương cách để giảm thiểu hoặc tái sử dụng chất thải, xí nghiệp phải có biện pháp kiểm soát chất thải nghiêm ngặt. Tùy thuộc vào mức ô nhiễm (chất lượng và số lượng) để quyết định việc đóng cửa xí nghiệp hay đổi mới công nghệ.

b, Đề xuất quản lý chất thải rắn thông thường

Thực tế cho thấy chỉ có một phần nhỏ các chất thải rắn công nghiệp là được tuần hoàn và tái sử dụng bên trong và bên ngoài các xí nghiệp này. Còn lại hầu hết các chất thải rắn công nghiệp từ các CSSX được trộn lẫn với chất thải sinh hoạt (rác) và được chở đi đổ bỏ tại các bãi rác thành phố. Một thực tế tệ hại hơn cũng được ghi nhận: các chất thải công nghiệp từ KCN Phúc Khánh đôi khi được đổ trực tiếp xuống các bãi đất trống gây ra một tình trạng ô nhiễm khá nặng nề cho môi trường, tình trạng mất vệ sinh môi trường và mỹ quan công nghiệp khá nặng nề cũng như đe doạ chất lượng các nguồn nước mặt và nước ngầm. Hơn nữa, có một

phần đáng kể các chất thải được xem như là nguy hại chứa trong thành phần các chất thải rắn công nghiệp từ các Doanh nghiệp, và điều này có thể mang lại một mối đe dọa trực tiếp cho sức khỏe cộng đồng. Giải pháp này áp dụng phù hợp cho các xí nghiệp công nghiệp qui mô lớn:

- Thu gom và vận chuyển: Chất thải công nghiệp thường được phân loại tại điểm xả và được vận chuyển riêng tùy từng loại và tùy đặc tính của chất thải.

- Thực hiện tốt việc phân loại chất thải tại điểm xả, đặc biệt phân loại chất thải nguy hại từ hỗn hợp chất thải rắn. Bảo đảm mỗi loại chất thải được thu gom riêng biệt trong từng container.

- Phân loại tại điểm xả: Tất cả các nguyên liệu không độc và có thể bán, được xem như là chất thải công nghiệp sẽ được phân thành từng loại như giấy (báo, tạp chí và những dạng chất thải giấy khác), kim loại (sắt, các kim loại không phải sắt như vỏ đồ hộp), thủy tinh (chai lọ, thủy tinh vụn), nhựa, quần áo, gỗ, rác thực phẩm.

- Các nguồn thải khác cũng nên được phân loại, trước khi thải ra ngoài, thành những dạng như sau: chất thải nguy hại (ngoại trừ những chất dễ cháy), chất dễ cháy và chất không cháy.

- Xây dựng một địa điểm để xử lý sơ bộ chất thải. Địa điểm này được sử dụng để: thu gom, trung chuyển, xử lý sơ bộ như phân loại, điều biến (thay đổi tính chất) sơ bộ… Khi xây dựng địa điểm này cần phải tuân thủ tất cả các yêu cầu về kỹ thuật và quản lý; đặc biệt phải chú trọng bảo đảm điều kiện môi trường của khu vực xung quanh và tạo một điều kiện thuận lợi nhất đểvận chuyển chất thải từ xí nghiệp đến bãi chôn lấp hoặc thị trường chất thải.

- Áp dụng các phương pháp thích hợp để xử lý chất thải tại địa điểm xử lý, một số biện pháp được đề nghị như sau:

+ Phương pháp đốt: đây là phương pháp có khả năng ứng dụng rất cao để xử lý một số loại chất thải tại địa điểm xử lý chất thải trong phạm vi xí nghiệp: thực phẩm, giấy và một số loại chất thải không độc có khả năng cháy khác. Một số loại

lò đốt thông dụng và đơn giản được sử dụng cho mục đích này: lò đốt stocker và lò đốt fluidising bed.

+ Xử lý chất thải không có khả năng đốt: trong một số trường hợp, có thể xử lý sơ bộ chất thải nguy hại không có khả năng đốt và những nguyên liệu độc, biến đổi chúng thành dạng ít độc hơn, sạch hơn, thích hợp hơn cho chôn lấp hoặc xử lý tiếp theo tại khu xử lý chung của thành phố. Phương pháp này rất phù hợp cho một số loại chất thải công nghiệp hóa chất. Một số quá trình công nghệ đơn giản hoàn toàn có thể áp dụng trong phạm vi khu xử lý của xí nghiệp là: trung hòa (bằng hóa chất), ổn định, làm ráo nước, phân hủy sơ bộ.

+ Nhìn chung, trong phạm vi xí nghiệp, kiến nghị không xử lý chất thải nguy hại và độc hại ngoại trừ việc cẩn thận phân loại và vận chuyển ra khỏi xí nghiệp. Kiến nghị những tuyến đường thích hợp nhất cho các phương tiện thu gom chất thải, hoàn thiện kế hoạch thu gom chất thải…là nhiệm vụ của mỗi xí nghiệp trong KCN. Hơn nữa, mỗi KCN (ban quản lý) phải thành lập những con đường và kế hoạch tương tự cho toàn bộ KCN.

- Chất thải công nghiệp được phân loại tại nguồn và được thu gom trong các container riêng biệt tại địa điểm gọi là “điểm tập kết rác” của xí nghiệp. Điểm này dùng để chứa rác thu gom và là trạm trung chuyển.

- Các xe tải hoặc các xe chở rác khác sẽ chở các container rác đã được tập kết tại đây đến trạm xử lý sơ bộ của KCN. Trạm này được xây dựng với chức năng sau:

+ “Xử lý” chất thải: sau khi phân loại, các chất thải cần xử lý được đốt bằng lò đốt. Có thể áp dụng các biện pháp xử lý đơn giản khác

+ Tái sử dụng chất thải: xây dựng một diện tích để chứa loại chất thải này. Phân loại chất thải để tái xử lý trước khi vận chuyển ra khỏi KCN đến thị trường chất thải. Dạng chất thải có thể tái sử dụng trong phạm vi KCN có thể được thỏa thuận giữa các nhà máy.

+ Trạm trung chuyển: Chất thải được phân loại trước khi đưa ra khỏi nhà máy đến các khu xử lý chung của thành phố.

3.3.1.2. Đề xuất quản lý CTR trong KCN từ phía nhà quản lý

- Ban quản lý khu công nghiệp Phúc Khánh nên xây dựng tuyến đường lộ trình thu gom rác cho các xí nghiệp, nhà máy, cơ sơ sản xuất tại đây, nhằm tối ưu khả năng thu gom rác, dễ quản lý, đảm bảo mỹ quan khu công nghiệp, ít gây ô nhiễm môi trường.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục bảo vệ Môi trường, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình, Công ty quản lý cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Phúc Khánh – công ty Đài Tín nên tổ chức điều tra khảo sát thực tế, các cuộc hội thảo thu thập ý kiến nhằm cung cấp các dữ liệu, thông tin để các cấp ra những quyết định tăng cường công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại trong khu công nghiệp Phúc Khánh.

- Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban quản lý khu công nghiệp, Công ty Đài Tín, Các Công ty thu gom, vận chuyển, tái chế và xử lý chất thải cần được trang bị các trang thiết bị lưu giữ và phân loại chất thải đồng thời thiết lập hệ thống cho việc lưu giữ tạm thời chất thải an toàn, thuận lợi trong quá trình thu gom, vận chuyển ra khỏi khu công nghiệp Phúc Khánh, tăng cường công tác kiểm tra nhằm đảm bảo 100% chất thải được thu gom, phân loại, lưu giữ an toàn và vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải đúng qui định và đảm bảo về mặt môi trường.

- Các Công ty, doanh nghiệp sản xuất nên được gặp gỡ, trao đổi thông tin, tuyên truyền nhận thức BVMT và công nghệ sản xuất nhằm giảm khối lượng chất thải rắn công nghiệp - chất thải nguy hại phát sinh phải đem đi xử lý. “Giảm thiểu chất thải rắn tại nguồn có thể thực hiện bằng cách thiết kế, sản xuất và đóng gói các sản phẩm bằng các loại vật liệu hay bao bì với thể tích nhỏ nhất, hàm lượng độc tố thấp nhất hay sử dụng các loại vật liệu có thời gian sử dụng lâu dài hơn”(trích: Võ Đình Long, Nguyễn Văn Sơn (2008), Giáo trình chất thải rắn và chất thải nguy hại, trang 21) [7]

- Báo đài, thông tin đại chúng, hỗ trợ các công ty thu gom, xử lý chất thải, hướng dẫn thu gom, phân loại chất thải để gia tăng kỹ thuật bảo vệ môi trường tốt hơn.

Xem tất cả 74 trang.

Ngày đăng: 23/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí