Marketing địa phương thị xã Châu Đốc qua phát triển du lịch - 9


2

Doanh thu du lịch

Tỷ đồng

1.054

1.224

2.161

3

Cơ sở vật chất






- Khách sạn

KS

63

68

85


- Công suất buồng

%

40

45

60


- Nhà hàng

Nhà hang

10

15

35

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.

Marketing địa phương thị xã Châu Đốc qua phát triển du lịch - 9


Đã xác định các dự án đầu tư ưu tiên sau đây:

Khu du lịch lịch sử văn hóa Núi Sam (Châu Đốc, 350 ha, 175 tỷ đồng);

Trạm xử lý môi trường tại khu vực Núi Sam (Châu Đốc, 19,04 ha, 64,08 tỷ đồng);

Cầu tầu du lịch Châu Đốc (Châu Đốc, 3.647 m2, 10,84 tỷ đồng);

Trung tâm vui chơi giải trí thị xã Châu Đốc (Châu Đốc, 100 ha, 25 tỷ đồng);

Hệ thống cáp treo Núi Sam (1.900 m2, 100 tỷ đồng).

Trung tâm vui chơi giải trí Mỹ Khánh (Long Xuyên, 252,75 ha, 564 tỷ đồng);

Khu du lịch Núi Cấm (Tịnh Biên, 438 ha, 275,3 tỷ đồng);

Khu du lịch Núi Sập (Thoại Sơn, 15 ha, 48 tỷ đồng);

Khu du lịch sinh thái Trà Sư (Tịnh Biên, 1000 ha, 20 tỷ đồng);

Khu DLCĐ Mỹ Hòa Hưng (Long Xuyên, 40 ha, 23 tỷ đồng); Mục đích và mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh là:

Có thể phát triển du lịch mạnh mẽ và bền vững như một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh cùng với việc phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất và xây dựng một điểm đến độc đáo và hấp dẫn vào năm 2010.

Đạt tốc độ tăng trưởng 103,1% đối với khách quốc tế và 103,9% đối với khách nội địa, thời gian lưu trú và chi tiêu của khách tăng lên.

Đã xác định các phương hướng phát triển kinh doanh du lịch sau:

Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch địa phương và cải thiện chất lượng dịch vụ.

Xúc tiến mạnh mẽ đầu tư du lịch trong các lĩnh vực lễ hội, các hoạt động du lịch lịch sử văn hóa, các làng nghề, du lịch sinh thái rừng tràm, các trung tâm vui chơi giải trí và thương mại tại các khu vực đô thị.

Sự hỗ trợ của Chính phủ về xúc tiến du lịch và liên kết với các đối tác kinh doanh bên ngoài.

Cuối cùng việc quản lý Nhà nước về du lịch sẽ được củng cố như sau:

UBND tỉnh quyết định thành lập một ban điều phối thực hiện chương trình do giám đốc SDL chủ trì với sự tham gia của các ban ngành và UBND các huyện thị. Vai trò, chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của họ cần được làm rõ và thống nhất.

Phân thêm chỉ tiêu biên chế cho các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch cấp huyện thị.

Đào tạo nguồn nhân lực du lịch địa phương.


Hướng dẫn và thanh tra chặt chẽ hơn đối với các đơn vị kinh doanh du lịch địa phương để đảm bảo thực tế kinh doanh tuân thủ các qui định của địa phương.

Chương trình và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh là 2 văn bản pháp quy quan trọng nhất để xây dựng một số văn bản pháp quy sau tại Châu Đốc:

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Châu Đốc. Đã có một số bản quy hoạch liên quan như Quy hoạch phát triển trục đô thị Châu Đốc – Núi Sam hay Quy hoạch chi tiết khu du lịch hồ Trương Gia Mô làm cơ sở pháp lý để phê duyệt các dự án đầu tư trong khu vực này. Tuy nhiên cần có những tính toán đặc thù của ngành du lịch trong các bản quy hoạch này như nhu cầu thị trường và hành vi của khách du lịch, các yếu tố hỗ trợ cho du lịch hơn là xây dựng, sự phối hợp phát triển ngành giữa du lịch và các ngành kinh tế - xã hội khác, kết nối với các tuyến và trung tâm du lịch bên ngoài, v.v… Một bản Quy hoạch tổng thể du lịch sẽ giải quyết các vấn đề này, mở ra con đường phát triển dài hạn cho ngành du lịch.

Quy chế tạm thời quản lý nhà nước về du lịch tại thị xã. UBND thị xã có thể ban hành Quy chế này với sự hướng dẫn về mặt chuyên môn của SDL và sự tán thành của UBND tỉnh. Bản Quy chế này sẽ qui định chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của các đơn vị liên quan tại địa phương và khách du lịch, quản lý các tuyến và điểm tham quan du lịch địa phương và các đơn vị kinh doanh du lịch khác và việc thu phí tham quan du lịch. Ngoài những chức năng nhiệm vụ và quyền hạn chung đã xác định trong các văn bản pháp quy liên quan, bản Quy chế này cần đưa ra những hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện công tác quản lý Nhà nước về du lịch tại thi xã, bao gồm lập sổ sách và báo cáo, đăng ký khách tạm trú qua đêm, cấp phép tham quan các tuyến điểm du lịch địa phương, cấp phép kinh doanh và chứng nhận, vệ sinh thực phẩm, đạo đức kinh doanh, bảo vệ môi trường và tài nguyên, tôn trọng văn hóa địa phương và trật tự xã hội. Bản quy chế cũng cần xác định và nhấn mạnh các tuyến điểm du lịch chính.

5. Quyết định số 717/ QD-UBND của UBND tỉnh về chương trình bào vệ tài nguyên và môi trường thời kỳ 2006 – 2010

Hiện tại sự ô nhiễm nước tại các kênh rạch và ô nhiễm không khí tại các làng nghề đang tăng lên. Vệ sinh môi trường tại các khu vực nông thôn không được giải quyết thích hợp dẫn đến rác thải đổ xuống sông va các ao cá, nuôi sức vật trong nhà, thiếu nước sạch, v.v… Việc khai thác tài nguyên thiên nhiên phá hoại cảnh quan của một số khu du lịch. Do vậy, đè xuất các giải pháp khắc phục sau:

(1) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử phạt vi phạm hành chính như: “phí bảo vệ môi trường”, “phí xả thải ”, "ký quỹ phục hồi môi trường" để tăng nghĩa vụ và trách nhiệm của các cơ sở sản xuất địa phương.

(2) Thiết lập cơ chế, chính sách để cộng đồng tham gia lập và thực hiện kế hoạch và thực hiện sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và môi trường.


(3) Lập Quy hoạch tổng thể bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh An Giang và Quy hoạch chi tiết bảo vệ môi trường một số khu đô thị và khu du lịch.

(4) Xây dựng dự án nhà máy xử lí rác và tái chế chất thải tại thành phố Long Xuyên và thị xã Châu Đốc.

(5) Đầu tư hệ thống thoát nước và xử lý nước thải cho khu vực các đô thị. Trước mắt tập trung cho thành phố Long Xuyên và thị xã Châu Đốc.

(6) Đề án thu phí nước thải sinh hoạt và công nghiệp.

(7) Mô hình xã hội hoá trong lĩnh vực thu gom rác tại cơ sở.

(8) Mô hình xử lý nước thải cụm tuyến dân cư trọng điểm.

(9) Phát triển hệ thống cây xanh đô thị thành phố Long Xuyên và TX.Châu Đốc.

(10) Xây dựng hệ thống thông tin tài nguyên và môi trường.

Đề xuất một số hành động cụ thể để bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch địa phương như sau:

Điều tra, đánh giá và phân loại tài nguyên du lịch địa phương. Du lịch là một ngành khai thác tài nguyên, chủ yếu do các ngành khác quản lý như lâm nghiệp, thủy sản hay văn hóa. Tài nguyên là thành phần chính trong sản phẩm du lịch, vì vậy là yếu tố thành công cho việc phát triển sản phẩm du lịch. Tuy nhiên tài nguyên du lịch khá nhạy cảm dễ bị thay đổi bởi các hoạt động phát triển. Do vậy việc khảo sát tài nguyên sẽ là nền tảng vững chắc cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên trong tương lai. Mặc dù đã có sẵn một số thông tin về tài nguyên du lịch, ngành du lịch cần phối hợp với các ngành quản lý tài nguyên khác tiến hành các nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về đặc điểm và mức độ hấp dẫn của các tài nguyên tự nhiên và văn hóa, bao gồm địa hình và cảnh quan, khí hậu, tài nguyên nước, đa dạng sinh học, sinh thái, văn hóa truyền thống, lễ hội, tôn giáo và các vấn đề khác. Cần có sự tham gia của chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan trong nghiên cứu này. Việc lập hồ sơ, đánh giá và phân loại tài nguyên du lịch địa phương sẽ là cơ sở xây dựng các kế hoạch khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch và phát triển sản phẩm du lịch như thảo luận dưới đây.


Xã hội hóa bảo vệ tài nguyên du lịch. Trong nhiều trường hợp, cộng đồng địa phương vừa là chủ sở hữu tài nguyên du lịch địa phương, vừa chịu nhiều tác động tác động tích cực và tiêu cực nhất từ việc khai thác sử dụng tài nguyên. Trong khi chủ các bè cá lồng trên sông có thể kiếm tiền bằng việc cho khách đến tham quan các lồng bè này và các dịch vụ kèm theo khác, họ cũng chịu rủi ro bởi ô nhiễm nước và tiếng ồn từ các hoạt động tham quan này. Họ chỉ có thể tránh được, hoặc giảm thiểu, tác dộng tiêu cực nếu chương trình tour này được tổ chức có trách nhiệm, có nghĩa là vào thời gian thích hợp, với số khách ít và quản lý chặt chẽ các hoạt động của du khách và quan trong nhất là đem lại lợi ích tối đa cho các chủ lồng bè. Nhờ vậy, người chủ có thể hiểu được giá trị tài nguyên du lịch của họ và cách thức thích hợp để bảo vệ tài nguyên. Ví dụ đơn giản này minh họa cho một chiến lược to lớn về xã hội hóa bảo vệ tài nguyên du lịch kiến nghị thực hiện ở thị xã.


Xây dựng các cơ sở phương tiện xử lý chất thải. Như đã xác định trong Quy hoạch phát triển trục đô thị Châu Đốc – Núi Sam, một nhà máy xử lý chất thải do dự án MTDP hỗ trợ và hệ thống thoát nước với hồ sinh học sẽ được xây dựng để giải quyết vấn đề ô nhiễm chất thải và nước mặt trong khu vực. Cần trang bị thêm một xe tải rác. Cần xây dựng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại các khu vực tập trung khách du lịch. Sử dụng thùng rác các màu để thu thập và phân loại rác thải hữu cơ và không thể phân hủy. Cũng rất cần thiết lắp đặt hàng loạt các biển thông tin về vệ sinh môi trường để nâng cao nhận thức cộng đồng và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường của người dân địa phương. Đối với các đơn vị kinh doanh du lịch, chính quyền địa phương cần yêu cầu họ cam kết sử dụng các công nghệ thân thiện môi trường (như sử dụng năng lượng sạch, các nguyên vật liệu không có hóa chất độc hại, tiết kiệm tài nguyên, …) trong hoạt động kinh doanh.


6. Quyết định số 1253/QD-UBND của UBND tỉnh về bảo tồn các đặc điểm lịch sử văn hóa của các khu di tich địa phương thời kỳ 2006 – 2010

Rõ ràng hiện đang có những xâm phạm đến các đặc điểm lịch sử văn hóa của các khu di tích và điểm tham quan địa phương, bao gồm xây dựng trái phép, thay đỏi kết cấu và kiến trúc truyền thống, chức năng và hình dạng các khu di tích và hiện vật, chèo kéo khách để bán hàng và mê tín dị đoan gây mất trật tự công cộng và đời sống tâm linh của khách hành hương. Các lễ hội không đáp ứng được nhu cầu của khách thập phương. Đôi khi việc sử dụng nguồn phí thắng cảnh thu được không tuân theo qui định. Vì vậy, cần thực hiện các giải pháp khắc phục sau:

(1) Phân cấp viẹc quản lý di tích cho các cơ quan quản lý Nhà nước cấp huyện và xã phường;

(2) Ngăn chặn có hiệu quả việc gây rối trật tự công cộng, mất vệ sinh, mê tín dị đoan, bài bạc và đeo bám khách;

(3) Xã hội hóa việc gìn giữ và khai thác các đặc điểm lịch sử văn hóa;

(4) Kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm các khu di tích và di sản lịch sử văn hóa;

(5) Nâng cấp các khu di tích và di sản văn hóa;

(6) Biên tập tài liệu các di sản văn hóa phi vật thể;

(7) Các hoạt động tour và tham quan đến các khu di tích địa phương để tuyên truyền và giáo dục du khách về lịch sử và văn hóa truyền thống của An Giang;

(8) Tổ chức các lễ hội truyền thống theo đúng các qui định.


Phụ lục 3: Lộ trình thực hiện các chiến lược


STT

Hoạt động

Chịu trách nhiệm

Khung thời gian / Hoàn thành

1

Chiến lược củng cố thể chế

1.1

Thành lập bộ phận chuyên trách

về quản lý du lịch tại phòng Kinh tế

UBND thị xã Châu

đốc


Cuối năm 2010

1.2

Sửa đổi chức năng nhiệm vụ của BQL phát triển du lịch

UBND thị xã Châu

đốc

Giữa năm 2010

1.3

Thành lập đội liên ngành quản lý

du lịch

UBND thị xã Châu

đốc

Quý I 2011

1.4

Củng cố BQL lăng miếu Núi Sam

UBND thị xã Châu

đốc

Quý III 2011

1.5

Thành lập một Trung tâm thông tin và hướng dẫn viên du lịch

UBND thị xã Châu

đốc

Cuối năm 2010

1.6

Thành lập đơn vị kinh doanh xe

ôm và xe lôi du lịch

Công đoàn thị xã

Châu đốc

Cuối năm 2010

1.7

Đối thoại chính quyền địa phương

- khối kinh doanh

Phòng Kinh tế/ BQL phát triển du

lịch thị xã


Cuối năm 2010

1.8

Xây dựng quy chế tạm thời quản lý nhà nước về du lịch tại Châu

đốc


Phòng Kinh tế


Cuối năm 2010

2

Chiến lược quy hoạch, phát triển sản phẩm và đâu tư du lịch

2.1

Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Châu Đốc;

UBND thị xã Châu

đốc với sự hỗ trợ của SDL


Cuối năm 2010

2.2


Điều tra tài nguyên du lịch

BQL phát triển du lịch thị xã / Phòng

Kinh tế


Cuối năm 2010

2.3


Nghiên cứu thị trường du lịch

BQL phát triển du lịch thị xã / Phòng

Kinh tế


Cuối năm 2010

2.4


Xây dựng các tuyến điểm du lịch

địa phương

BQL phát triển du lịch thị xã / Phòng Kinh tế với sự hỗ

trợ của SDL


Giữa năm 2011

2.5


Kêu gọi và thực hiện các dự án

đầu tư du lịch mới

BQL phát triển du lịch thị xã / với sự hỗ trợ của ATTIP và SDL


Từ năm 2011 trở đi


2.6


Hỗ trợ thực hiện các dự án đầu tư hiện tại

BQL phát triển du lịch thị xã / với sự

hỗ trợ của ATTIP và SDL


Đang thực hiện

2.7

Sắp xếp lại các cơ sở kinh doanh du lịch và giới thiệu các nguyên tắc đạo đức kinh doanh

BQL phát triển du lịch thị xã / Phòng Kinh tế với sự hỗ

trợ của ATTIP


Cuối năm 2010

3

Chiến lược nguồn nhân lực du lịch

3.1


Các khóa đào tạo tiếng Anh/ Pháp

BQL phát triển du lịch thị xã / với sự

hỗ trợ của ATTIP và SDL

Từ giữa năm 2010 trở đi. 3 khóa/ năm.

3.2


Các khóa đào tạo kỹ năng quản lý du lịch

BQL phát triển du lịch thị xã / với sự hỗ trợ của ATTIP

và SDL

Từ giữa năm 2010 trở đi. 2 khóa/ năm.

3.3

Các khóa đào tạo nghiệp vụ du lịch (nấu ăn và vệ sinh thực phẩm, phục vụ buồng, lễ tân, HDV,

v.v…)

BQL phát triển du lịch thị xã / với sự hỗ trợ ATTIP và

SDL

Từ giữa năm 2010 trở đi. 5 khóa/ năm.

4

Chiến lược marketing và xúc tiến du lịch

4.1


Tổ chức các lễ hội sự kiện lớn

UBND thị xã Châu đốc Chau Doc town PC với sự hỗ trợ của ATTIP, SDL và các

cơ quan ban ngành khác của tỉnh


Lịch cố định

4.2


Các chiến dịch marketing trực tiếp (B2C)

BQL phát triển du lịch thị xã / với sự hỗ

trợ của ATTIP và SDL


Từ năm 2010 trở đi. Quanh năm.

4.3


Các chiến dịch marketing đối tác (B2B)

BQL phát triển du lịch thị xã / với sự hỗ trợ của ATTIP và SDL


Từ năm 2010 trở đi. 4 lần/ năm.


Phụ lục 4: Các dự án đầu tư tại Thị xã Châu Đốc

Các dự án đầu tư sau đây được xác định trong các quy hoạch liên quan đến du lịch của thị xã:



1. Khu du lịch hồ Trương Gia Mô và hệ thống cáp treo lên đỉnh Núi Sam

100 tỷ đồng, công ty cổ phẩn Danh Phú

2. Chợ Vĩnh Đông

73 tỷ đồng, doanh nghiệp Như Ý

3. Siêu thị Châu Thới

33.7 tỷ đồng, dôanh nghiệp Công Chánh

4. Khu du lịch sinh thái Vĩnh Châu

Công ty TNHH du lịch và thương mại Châu Đốc

5. Hoa viên Vĩnh Khang

2 tỷ đồng, ô. Lê Nguyễn Minh

6. Cầu tầu du lịch quốc tế Châu Đốc

15 tỷ đồng, vốn ODA từ MTDP qua VNAT.

7. Nhà máy xử lý chất thải Châu Đốc

Vốn ODA từ MTDP qua VNAT.

8. Khu du lịch sinh thái Long Châu

Đã xác định nhà đầu tư

9. Trung tâm thương mại Núi Sam

Đang kêu gọi đầu tư

10. Cồn văn hóa, thể thao, du lịch Vĩnh Mỹ

Đang kêu gọi đầu tư

11. Trại điêu khắc quốc tế

Đang kêu gọi đầu tư

12. Trung tâm vui chơi giải trí dọc lộ Châu Đốc – Núi Sam

Đang kêu gọi đầu tư

13. Nhà hàng nổi

Đang kêu gọi đầu tư

14. Tàu du lịch

Đang kêu gọi đầu tư


Phụ lục 5: Tour Liên Kết Vùng


Ngày 1

TPHCM – SA ĐÉC – CHÂU ĐỐC




Sáng: Xe và HDV đón đoàn tại điểm hẹn, khởi hành đi Châu Đốc. Trên đường đi, đoàn ghé ăn sáng với món cháo lòng Chợ Đệm. Tiếp tục hành trình theo quốc lộ 1A, qua Cầu Mỹ Thuận, dừng chân tại Sa Đéc thưởng thức đặc sản nem Lai Vung nổi

tiếng nhất miền Tây.

Chiều: Đến Châu Đốc, viếng chùa Bà Chúa Xứ Tây An cổ tự, lăng Thoại Ngọc Hầu, đi chợ Châu Đốc mua đặc sản.

Tối: Ăn tối và nghỉ đêm tại Châu Đốc.

Ngày 2 CHÂU ĐỐC HÀ TIÊN Sáng Khởi hành đi Hà Tiên Trên đường đi đoàn 1

Ngày 2

CHÂU ĐỐC - HÀ TIÊN



Sáng: Khởi hành đi Hà Tiên. Trên đường đi, đoàn ghé Tri Tôn – Xà Tón, thưởng thức đặc sản trái Thốt Nốt.

Chiều: Đến Hà Tiên, tham quan Lăng Mạc Cửu, Thạch Động, bãi biển Mũi Nai, đi chợ Hà Tiên.

Tối: Ăn tối và nghỉ đêm tại Hà Tiên.

Ngày 3 HÀ TIÊN CẦN THƠ Sáng Khởi hành đi Hòn Trẹm – Kiên Lươngchùa Hang 2

Ngày 3

HÀ TIÊN - CẦN THƠ



Sáng: Khởi hành đi Hòn Trẹm – Kiên Lươngchùa Hang, Hòn Phụ Tử, hang Cá Sấu. Sau đó khởi hành về lại Cân Thơ.

Tối: Đến Cần Thơ, nhận phòng khách sạn, ăn tối và thưởng thức chương trình đờn ca tài tử Nam Bộ. (cách Hà Tiên 30 km), tham quan

Ngày 4 CẦN THƠ SÓC TRĂNG TPHCM Sáng Sau khi tham quan chợ nổi Cái Răng đoàn 3

Ngày 4

CẦN THƠ - SÓC TRĂNG - TPHCM



Sáng: Sau khi tham quan chợ nổi Cái Răng, đoàn khởi hành về lại TPHCM. Trên đường về, ghé Sóc Trăng, tham quan Chùa Dơi, Chùa Đất Sét.

Khoảng 06:00 chiều về đến TPHCM, kết thúc chương trình tham quan


Chùa Đất Sét Khoảng 06 00 chiều về đến TPHCM kết thúc chương trình tham quan 4

Xem tất cả 84 trang.

Ngày đăng: 29/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí