BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
––––––––––––––––––––
NGUYỄN THỊ THANH VÂN
VĂN XUÔI TRƯƠNG TỬU TRONG TIẾN TRÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX
Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 62 22 01 21
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Có thể bạn quan tâm!
- Văn xuôi Trương Tửu trong tiến trình văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX - 2
- Văn xuôi Trương Tửu trong tiến trình văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX - 3
- Văn xuôi Trương Tửu trong tiến trình văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX - 4
Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN HỮU SƠN
THÁI NGUYÊN - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả được nêu trong luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Nếu sai, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2014
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Thanh Vân
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Nguyễn Hữu Sơn - người thầy đã tận tình hướng dẫn và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn ông Trương Tùng - con trai cả của nhà văn Trương Tửu đã cung cấp cho tôi nhiều tư liệu quý báu về cuộc đời, văn nghiệp và tác phẩm của nhà văn để hoàn thành luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cơ sở đào tạo Đại học Thái Nguyên, đơn vị đào tạo trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành khóa học và trình bày luận án.
Tôi xin cảm ơn tới Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái đã tạo điều kiện để tôi được tham gia học tập, nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn đến các đồng nghiệp và bạn bè đã động viên, chia sẻ những kinh nghiệm trong quá trình hoàn thành luận án.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, người thân đã động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2014
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Thanh Vân
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3
4. Phương pháp nghiên cứu 4
5. Đóng góp mới của luận án 5
6. Cấu trúc luận án 5
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6
1.1. Khái quát tình hình nghiên cứu về Trương Tửu 6
1.1.1. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 6
1.1.2. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 9
1.2. Tiếp nhận văn xuôi của Trương Tửu 26
1.2.1. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 26
1.2.2. Từ năm 1945 đến nay 30
1.3. Khái lược vị trí văn xuôi Trương Tửu trong tiến trình văn học Việt Nam
đầu thế kỷ XX 34
1.3.1. Tiến trình văn xuôi Việt Nam hiện đại 34
1.3.2. Vấn đề Trương Tửu trong tiến trình văn xuôi hiện đại 35
Chương 2: CƠ SỞ VĂN HOÁ, VĂN HỌC NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX VÀ SỰ XUẤT HIỆN TÁC GIẢ TRƯƠNG TỬU 39
2.1. Đời sống văn hóa xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX với những giao lưu và tiếp biến văn hóa 39
2.1.1. Một xã hội mới với nhiều biến động trong những năm đầu thế kỷ XX 39
2.1.2. Khung cảnh văn học Việt Nam trong sự giao lưu của văn hóa Đông - Tây 40
2.2. Tác giả, tác phẩm Trương Tửu trong dòng chảy văn học Việt Nam hiện đại ...47 2.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp 47
2.2.2. Nhà văn - Nhà lý luận phê bình Trương Tửu với những đóng góp trong tiến trình văn học hiện đại 49
Chương 3: HỆ THỐNG ĐỀ TÀI VÀ CẢM HỨNG SÁNG TÁC CHỦ ĐẠO CỦA NHÀ VĂN TRƯƠNG TỬU 66
3.1. Đề tài 66
3.1.1. Đề tài tình yêu 67
3.1.2. Đề tài tệ nạn xã hội trong hiện thực xã hội đô thị Việt Nam trước1945 74
3.1.3. Đề tài lịch sử 80
3.2. Hệ thống nhân vật - yếu tố quan trọng trong việc phát triển đề tài 88
3.2.1. Nhân vật tích cực 88
3.2.2. Nhân vật tiêu cực 91
3.2.3. Một số nhân vật ảnh hưởng của phân tâm học Freud 99
3.3. Cảm hứng chủ đạo trong văn xuôi Trương Tửu 101
3.3.1. Cảm hứng phê phán 102
3.3.2. Cảm hứng bi kịch 106
Chương 4: MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TRONG VĂN XUÔI TRƯƠNG TỬU 112
4.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua phương thức trần thuật 112
4.1.1. Phương thức trần thuật khách quan với những nhân vật tượng trưng 112
4.1.2. Phương thức trần thuật chủ quan với những nhân vật “tôi” 118
4.2. Kết cấu văn xuôi Trương Tửu 120
4.2.1. Kết cấu tâm lý 121
4.2.2. Kết cấu có nội dung vào vấn đề trung tâm của câu chuyện 123
4.2.3. Kết cấu lồng ghép hai nội dung vấn đề 126
4.3. Ngôn ngữ 128
4.3.1. Lời văn đối thoại 131
4.3.2. Lời văn độc thoại 136
4.3.3. Tiếng Pháp được Trương Tửu sử dụng trong các tác phẩm 139
4.4. Nghệ thuật vận dụng văn học dân gian vào tác phẩm văn xuôi của Trương Tửu .. 143
4.4.1. Vai trò của văn học dân gian trong văn Việt Nam hiện đại 143
4.4.2. Mô típ, nhân vật trong cổ tích, sử thi được nhà văn vận dụng vào văn xuôi dã sử 144
KẾT LUẬN 153
TÀI LIỆU THAM KHẢO 156
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 169
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong những năm đầu thế kỷ XX, sau những biến động lịch sử to lớn, xã hội Việt Nam có những thay đổi sâu sắc trên nhiều lĩnh vực. Chịu sự tác động của hoàn cảnh xã hội, với một nội lực mạnh mẽ, nền văn học cũng chuyển mình nhanh chóng trên con đường hiện đại hóa và đạt được nhiều thành tựu xuất sắc. Đặc biệt, trong giai đoạn này, nền văn học nước ta đã hình thành một lực lượng sáng tác đông đảo và tài năng, góp phần không nhỏ vào sự thay đổi diện mạo văn học một cách rò rệt từ nội dung đến hình thức nghệ thuật. Trương Tửu là một trong những đại diện tiêu biểu của đội ngũ này.
1.2. Trương Tửu (1913 - 1999) là nhà giáo, nhà văn, nhà nghiên cứu văn học Việt Nam được nhiều người biết tiếng. Trần Đình Sử đã khẳng định “Trương Tửu có lối viết khá khúc triết, chặt chẽ và hấp dẫn. Ông có một khí văn mạnh mẽ, lời văn đa dạng, biến hóa, giàu chất hùng biện với một niềm tin xác tín không lay chuyển đã làm nên sức lôi cuốn để dẫn dắt người đọc vào những lập luận khác lạ” [131]. Điều đó chứng minh từ những năm 30 của thế kỷ XX, tên tuổi Trương Tửu - Nguyễn Bách Khoa đã nhanh chóng thu hút công chúng độc giả và được ghi danh trên văn đàn công khai. Trong khoảng hơn hai mươi năm cầm bút, ông đã để lại một văn nghiệp đáng trân trọng với trên 30 đầu sách về lý luận, phê bình, nghiên cứu và sáng tác. Ông là một trong những nhà phê bình tiên phong đã đưa phê bình Việt Nam vào thời hiện đại. Với tinh thần khách quan khoa học, nhà phê bình Trương Tửu - Nguyễn Bách Khoa đã tạo được dấu ấn đặc biệt trong những công trình nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học của mình; trong đó có những công trình “bề thế” như Triết lý Truyện Kiều (1931), Nguyễn Du và Truyện Kiều (1941), Văn chương Truyện Kiều (1944),... Trần Đình Sử thể hiện thái độ và tình cảm trân trọng đối với Trương Tửu “chúng tôi không thể không biểu hiện niềm cảm phục ông như một nhà nghiên cứu có nhân cách cao thượng” [131]. Trong lĩnh vực sáng tác văn xuôi, Trương Tửu là một trong số những nhà văn tiên phong của dòng văn học hiện thực phê phán. Với tâm nguyện làm “chiến sĩ tận tụy chống lại cái thực thể
mục nát của xã hội”, “giữ nhiệm vụ tên lính cảm tử phất cao ngọn cờ tranh đấu, dắt xã hội chạy tìm những chân trời mới và đẹp trên con đường gay go của hạnh phúc”, người “thư ký trung thành của thời đại” ấy đã hướng ngòi bút vào những số phận bé nhỏ, những bi kịch cuộc đời, thâm nhập vào đời sống xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX để phản ánh hiện thực và sự chiêm nghiệm của nhà văn trước cuộc đời, hướng tới những “chân trời mới” mà nhà văn tin tưởng. Sáng tác văn xuôi của Trương Tửu thể hiện rò chủ đích đấu tranh xã hội, có tính tư tưởng thống nhất, mang đậm giá trị nhân văn. Lối văn luận đề, giàu chi tiết hiện thực khiến cho tác phẩm của ông còn có giá trị nhiều mặt, có thể trở thành điểm tựa của nhiều bộ môn liên ngành như lịch sử, báo chí, ngôn ngữ học, văn hóa học, xã hội học...
1.3. Tuy nhiên, độc giả hiện nay còn ít biết đến những trang văn xuôi của Trương Tửu ra đời vào những năm ba mươi, bốn mươi của thế kỷ XX. Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn chỉ ra nguyên nhân: “Sự lãng quên này có lý do bởi các tác phẩm văn xuôi Trương Tửu đều chưa được tái bản, hơn nữa còn chịu búa rìu của những quan niệm phê bình cực đoan, “bắt vít” một chiều, cơ hội chủ nghĩa, cố ý tạo nên luồng dư luận không đúng và không tốt” [120, tr. 6]. Trong thực tế sáng tác, văn xuôi Trương Tửu tạo được dấu ấn riêng và có những đóng góp đáng ghi nhận đối với sự phát triển của văn học giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám. Mặc dù Trương Tửu trải qua một cuộc đời 86 năm với nhiều vinh quang rạng rỡ nhưng cũng không ít vất vả, gian truân. Nguyễn Hữu Sơn khái quát: “Cuộc đời Trương Tửu là một chuỗi những thăng trầm, đong đầy nghịch lý với những cuộc dấn thân trên tinh thần trung thực, đấu tranh vì học thuật lẽ phải” [123]. Sau cuộc bể dâu, những đóng góp quan trọng của ông đối với nền văn học nước nhà đã dần được soi sáng và ghi nhận. Hiện nay, với độ lùi thời gian cho phép, dựa trên kết quả sưu tầm, biên khảo, nghiên cứu đã có, chúng tôi nhận thấy cần phải triển khai nghiên cứu văn xuôi Trương Tửu một cách hệ thống và sâu sắc để xác định rò diện mạo và đóng góp của nhà văn trong lĩnh vực sáng tác đối với tiến trình văn học hiện đại của dân tộc và đối với đời sống văn hóa đương thời. Tiếp nối những công trình đã có về cuộc đời, con người, sự nghiệp của Trương Tửu, đề tài luận án đi sâu nghiên cứu: "Văn xuôi