Cơ Cấu Doanh Thu Một Số Công Ty Chứng Khoán 2008-2009 17

trích lập dự phòng đầy đủ. Điều này đã trực tiếp đẩy chi phí kinh doanh tăng cao, làm hầu hết các công ty chứng khoán rơi vào cảnh thua lỗ trong năm 2008. Khả năng cạnh tranh thấp do chi phí tăng cao trong khi doanh thu không tăng được, dẫn đến lợi nhuận sau thuế giảm, ROE giảm, tính cạnh tranh thấp. Ngoài ra, tỷ trọng tự doanh cao còn là nguyên nhân làm khả năng trả nợ thấp: các công ty có vốn chủ sở hữu thấp khó có thể trụ vững do thua lỗ mất vốn, ảnh hưởng tới khả năng trả nợ. Bên cạnh đó, các mảng kinh doanh khác phát triển không đồng đều, mất cân đối, tăng trưởng không bền vững. Điều này được thể hiện rõ trong bảng sau:

Bảng 15: Cơ cấu doanh thu một số công ty chứng khoán 2008-200917



Cơ cấu doanh thu

SSI

BVSC

HSC

2008

2009

2008

2009

2008

2009

Môi giới

11%

17,47%

27,11%

31,44%

8,96%

24,64%

Tự doanh

65,97%

53,83%

38,79%

54,79%

63,05%

54,58%

Tư vấn

0,91%

4,54%

7,27%

2,28%

1,24%

0,52%

Quản lý danh mục đầu tư

4,26%

7,84%

-

0,67%

-

-

Bảo lãnh phát

hành

0,52%

0,81%

-

-

-

0,03%

HĐ khác

17,34%

15,51%

26,83%

10,82%

26,75%

20,23%

Tổng cộng

100%

100%

100%

100%

100%

100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.


Chiếm tỷ trọng lớn nhất qua các năm vẫn là hoạt động tự doanh. Công ty có kết quả kinh doanh tuyệt đối cao nhất năm 2008 là SSI, doanh thu tự doanh của công ty này chiếm 65,97% doanh thu toàn công ty và năm 2009 là công ty chứng khoán BVSC doanh thu tự doanh chiếm 54,79 % tổng doanh thu. Điều này phản ánh rõ rệt xu thế đi lên của thị trường trong giai đoạn bùng nổ 2006-2007, ở thời


17 Nguồn : Báo cáo tài chính 2008 -2009 trên website Hose, Hastc

điểm đó các công ty ra đời sớm hầu hết danh mục cổ phiếu đều có giá mua rất thấp. Tuy nhiên, trong giai đoạn thị trường suy thoái như năm 2008 thì những công ty có tỷ trọng tự doanh lớn sẽ gặp phải rủi ro giá đi xuống, phải trích lập dự phòng, bán cắt lỗ.

Tỷ trọng các mảng dịch vụ chiếm không nhiều chỉ dưới 10%, thể hiện sự không đồng đều và mất cân bằng trong phát triển dài hạn. Trong khi đó, xét về bản chất, công ty chứng khoán phải sống nhờ dịch vụ (môi giới, tư vấn tài chính, mua bán sáp nhập) vì bản chất của công ty chứng khoán là người môi giới . Khác với các công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư họ sống nhờ đầu tư , lãi lỗ do kết quả đầu tư mang lại.

3.2. Coi nhẹ quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ

Là một hoạt động đặc thù, bên cạnh tầm quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ, kết quả hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán còn luôn gắn liền với rủi ro. Chứng khoán là một lĩnh vực rủi ro rất cao, trong 2006-2008 thị trường phát triển quá nóng do đó công tác phòng ngừa rủi ro bị xem nhẹ, các công ty chạy theo doanh thu, lợi nhuận, thương vụ.

Bên cạnh việc coi nhẹ tầm quan trọng của công tác quản lý rủi ro, còn phải kể tới sự yếu kếm và sơ sài trong hệ thống kiểm soát nội bộ của các công ty chứng khoán. Mặc dù hoạt động trong lĩnh vực tài chính, song hầu hết các công ty chứng khoán hiện nay vẫn chưa thực sự nhận ra tầm quan trọng của việc kiểm soát nội bộ. Quan sát quy trình kiểm soát nội bộ của một số công ty chứng khoán, kể cả các công ty chứng khoán vẫn chưa tuân thủ các quy trình kiểm soát một cách chặt chẽ, tuỳ tiện trong giải ngân tín dụng và kiểm soát bên trong doanh nghiệp. Rất ít công ty có sự tách bạch hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả, nhiều công ty không có phòng tín dụng, thu hồi công nợ, pháp chế… Điều này dẫn đến thất thoát, không thu hồi được nợ, tranh chấp kiện cáo kéo dài, tạo cơ hội để nhân viên lợi dụng trục lợi. Hậu quả cuối cùng là sự mất cân đối trong phân bổ chi phí, từ đó làm giảm tốc độ phát triển chung của công ty.

3.3. Năng lực phân tích thị trường và dự báo kém

Các công ty chứng khoán chưa chú trọng xây dựng đội ngũ phân tích xu thế thị trường, mới chỉ xây dựng đội ngũ phân tích theo các ngành, các công ty. Vì thế việc yếu kém trong phân tích xu thế thị trường dẫn đến đầu tư tài sản cố định tràn lan, thuê văn phòng, tuyển dụng nhân sự ồ ạt trong năm 2006-2007, làm tăng chi phí quản lý doanh nghiệp, hiệu quả chi phí sử dụng vốn thấp.

Mặt khác phân tích dự báo kém dẫn đến không kịp thời thu hồi, tất toán, thanh lý các khoản nợ (Repo, Uỷ thác đấu giá, Margin). Nhiều công ty còn tiếp tục giải ngân các khoản đầu tư mới làm tăng thêm thua lỗ và phải trích lập dự phòng.

Biểu 12. Cơ cấu phòng phân tích dự báo của công ty chứng khoán



3 4 Môi trường pháp lý cho sự phát triển của công ty chứng khoán chưa hoàn 1

3.4. Môi trường pháp lý cho sự phát triển của công ty chứng khoán chưa hoàn thiện

Hoạt động của các công ty chứng khoán mang tính đặc thù so với các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường. Hoạt động của các công ty chứng khoán nếu không được sự hướng dẫn và quy định chặt chẽ hệ thống pháp luật thì sẽ tạo môi trường tiêu cực không lành mạnh. Điều này có thể tạo khe hở cho những kẻ đầu cơ trục lợi làm giàu bất chính cho bản thân, gây lũng đoạn thị trường, tạo tâm lý

hoang mang cho nhà đầu tư cũng như gây mất an toàn cho hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng khoán. Trên thực tế, môi trường hành lang pháp lý cho sự phát triển của thị trường chứng khoán còn chưa hoàn thiện và còn nhiều bất cập. Mặc dù UBCK Nhà nước, Bộ Tài chính đã có nhiều nỗ lực, cố gắng để hoàn thiện môi trường pháp lý điều chỉnh các hoạt động trên thị trường chứng khoán, nhưng đến nay vẫn chưa hoàn chỉnh, đồng bộ và còn nhiều yếu tố chồng chéo. Luật chứng khoán ra đời vào năm 2007 nhưng vẫn không thể theo kịp với sự phát triển của thị trường, việc phát hành chứng khoán ra nước ngoài, niêm yết ở thị trường chứng khoán quốc tế, giao dịch trực tuyến, giao dịch từ xa, qua điện thoại hay máy fax không phải là đối tượng điều chỉnh của luật này. Ngoài ra, các dịch vụ hỗ trợ đang được các công ty chứng khoán phối hợp với các ngân hàng thương mại cung cấp cho khách hàng như cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán, cho vay cầm cố chứng khoán, cho vay bảo chứng, dịch vụ repo vẫn chưa có văn bản pháp lý hướng dẫn. Sự bất cập ở môi trường pháp lý đã ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển của thị trường chứng khoán, đến hoạt động của các công ty chứng khoán và đến cả nhà đầu tư.

3.5. Các nguyên nhân khác

3.5.1. Về bản thân thị trường chứng khoán

Quy mô thị trường chứng khoán còn nhỏ bé và phát triển không ổn định. Quy mô của thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn rất nhỏ bé so với tiềm năng và các nước trong khu vực. Hơn nữa, do thể chế thị trường và cơ cấu các nhà đầu tư tham gia thị trường còn nhiều bất cập, phát triển không ổn định. Từ thời điểm thị trường chứng khoán ra đời đến nay đã có khá nhiều giai đoạn thị trường biến động một cách bất thường, không theo quy luật, ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và gây thiệt hại đến tài sản của công chúng đầu tư.

3.5.2. Về các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán

Số lượng nhà đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường còn quá ít. Tham gia đầu tư trên thị trường bao gồm nhà đầu tư tổ chức là các ngân hàng, các quỹ đầu tư, các công ty bảo hiểm, các công ty chứng khoán và các nhà đầu tư các nhân trong và ngoài nước. Hiện nay, trên thị trường chứng khoán Việt Nam, các nhà đầu tư cá nhân trong nước là chủ yếu. Nhóm nhà đầu tư này có đặc trưng cơ bản là rất dễ bị

ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông, kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán nói riêng và nền kinh tế nói chung là hạn chế. Nên khi nhà đầu tư gặp thất bại, họ sẽ rút khỏi thị trường và sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý chung của thị trường.

Bên cạnh đó, vai trò của hiệp hội kinh doanh chứng khoán vẫn còn tương đối mờ nhạt. Có thể nói kể từ khi thành lập đến nay, hiệp hội kinh doanh chứng khoán Việt Nam chưa có nhiều đóng góp đáng kể đối với các thành viên tham gia thị trường, hiện vẫn chưa ban hành được bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp để quy định hành vi ứng xử của các cán bộ nhân viên hoạt động trong ngành, quan trọng hơn, Hiệp hội chưa có khả năng đề xuất những định hướng chiến lược cho thị trường hay các chính sách thúc đẩy sự phát triển của các công ty trong ngành. Đơn cử, việc phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, từ khi ra đời và đi vào hoạt động của thị trường Việt Nam đến nay, các công ty chứng khoán phải tự định hướng, tự trang bị hệ thống công nghệ thông tin cho chính mình. Nếu như Hiệp hội có thể đứng ra thay mặt cho các thành viên đàm phán với các nhà cung cấp hệ thống công nghệ thông tin chuyên nghiệp ở các thị trường phát triển thì bài toán giải quyết vấn đề tại các công ty chứng khoán sẽ đơn giản và hiệu quả hơn rất nhiều.

CHƯƠNG III.‌‌

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM


I. Định hướng và mục tiêu cơ bản phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến 2015

Ngày 2 tháng 8 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 128/2007/QĐ-TTG về việc phê duyệt Đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, Theo quyết định này, mục tiêu và định hướng phát triển vốn, trong đó TTCK như sau:

1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển nhanh, đồng bộ, vững chắc thị trường vốn Việt Nam, trong đó thị trường chứng khoán đóng vai trò chủ đạt; từng bước đưa thị trường vốn trở thành một cấu thành quan trọng của thị trường tài chính, góp phần đắc lực trong việc huy động vốn cho đầu tư phát triển và cải cách nền kinh tế, đảm bảo tnth công khai, minh bạch, duy trì trật tự, an toàn, hiệu quả, tăng cường quản lý, giám sát thị trường; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đầu tư, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh và chủ động hối nhập thị trường tài chính quốc tế. Phấn đấu đến năm 2020, thị trường vốn Việt Nam phát triển tương đương thị trường các nước trong khu vực.

2. Mục tiêu cụ thể

Phát triển thị trường vốn (cổ phiếu và trái phiếu) đa dạng để đáp ứng nhu cầu huy động vốn và đầu tư của một đối tượng trong nền kinh tế. Phấn đấu đến năm 2010 giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán đạt 50% GDP và đến năm 2020 đạt 70% GDP.

II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty chứng khoán trong thời gian tới‌

1. Nhóm giải pháp vi mô (thuộc bản thân các doanh nghiệp)

1.1. Xây dựng cơ cấu doanh thu phù hợp với tình hình thị trường

Xuất phát từ nguyên nhân dẫn đến hiệu quả hoạt động giảm sút trong năm 2008. Các công ty chứng khoán cần rút kinh nghiệm về cơ cấu doanh thu phù hợp với từng giai đoạn kinh doanh. Tỷ trọng doanh thu cần được hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc quyết định. Sau đó phân bổ cho các hoạt động kinh doanh (business line) – hoạt động làm ra doanh thu.

Tỷ trọng doanh thu dịch vụ như từ nghiệp vụ môi giới, tư vấn, bảo lãnh, phân tích danh mục đầu tư cần tăng, trong khi đó các công ty chứng khoán nên giảm bớt hoạt động tự doanh. Bởi lẽ, công ty chứng khoán bản chất là công ty trung gian, không phải là tổ chức đầu tư như công ty quản lý quỹ mặc dù có chức năng tự doanh.

Biểu 13. Cơ cấu phân bổ các nghiệp vụ


Mỗi business line có một giám đốc phụ trách riêng Managing Director độc lập 2


Mỗi business line có một giám đốc phụ trách riêng ( Managing Director ), độc lập báo cáo trực tiếp cho Tổng giám đốc. Mỗi business line có chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của năm bao gồm tỷ lệ % đóng góp trên tổng doanh thu, có ngân sách để hoạt động, doanh thu, nguồn lực.

Áp dụng chi phí sử dụng vốn cho từng business line theo tỷ lệ chi phí sử dụng vốn. Tỷ lệ này thông thường ít nhất bằng với ROE của năm. Các nghiệp vụ nào hoạt động không hiệu quả, bị lỗ hoặc có doanh thu nhưng chi phí sử dụng vốn quá cao thì cần điều chuyển nguồn lực sang những business line có hiệu quả hơn hoặc tìm nhân sự khác thay thế.

Để đảm bảo hiệu quả kinh doanh mỗi một hoạt động kinh doanh sẽ chịu 3 loại chi phí :

- Chi phí trực tiếp: Lương, thưởng, bảo hiểm, văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, hoa hồng cho các môi giới, Internet, đường truyền, Phí trả cho Hose, Hastc

- Chi phí gián tiếp: thuê văn phòng, điện, nước, bảo vệ, vệ sinh….

- Chi phí phân bổ: bao gồm chi phí của các phòng ban không trực tiếp tạo ra doanh thu ( ban giám đốc, hành chính, nhân sự, kiểm soát nội bộ,kế toán, IT)

Trong nghiệp vụ môi giới (Brokerage) cũng phải chia ra khách hàng tổ chức (Institutional), khách hàng cá nhân (Retail) , dịch vụ tài chính như ba business line độc lập do cơ cấu, đặc tính khách hàng, cách sử dụng dịch vụ và yêu cầu sử dụng dịch vụ , yêu cầu về nhân sự khác nhau. Sản phẩm áp dụng cho khách hàng cá nhân và tổ chức cũng khác nhau. Khách hàng tổ chức đòi hỏi tư vấn và phân tích cũng như chất lượng phục vụ rất cao. Khách hàng cá nhân đòi hỏi các sản phẩm hỗ trợ tài chính (margin, repo, ứng trước). Dịch vụ tài chính đòi hỏi sử dụng nguồn vốn lớn của công ty chứng khoán đồng thời dàn trải nhiều khách hàng tại nhiều thời điểm do đó việc quản lý chặt chẽ khoản vay, tuân thủ quy trình tín dụng, giao dịch được đặt lên hàng đầu . Song song với đó là phân bổ chi phí sử dụng vốn hợp lý.

Tự doanh cũng nên chia hai mảng kinh doanh: Cổ phiếu (Equity) , trái phiếu (Bond). Rút kinh nghiệm năm 2008 rất nhiều công ty chứng khoán bị lỗ do kinh doanh cổ phiếu phải trích dự phòng nhưng rất nhiều công ty đã bỏ qua cơ hội kinh doanh trái phiếu do chưa chuẩn bị kỹ càng về nhân sự và cơ cấu kinh doanh. Tự doanh cổ phiếu và trái phiếu cũng là một business line sử dụng nhiều vốn, dự phòng do đó chi phí sử dụng vốn phải được tính toán phân bổ rõ ràng.

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 07/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí