Cơ chế quốc tế đảm bảo quyền con người - 12

tắc này là một nguyên tắc bất di, bất dịch đối với mọi hoạt động áp dụng pháp luật của những cơ quan thi hành pháp luật của Việt Nam. Mọi phán quyết của toà án đều dựa trên cơ sở đúng người, đúng tội. Mọi quyền của công dân đều được công nhận và bảo đảm như nhau không có bất cứ sự phân biệt nào. Điều 3 khoản 2 Bộ Luật hình sự nước CHXHCNVN có ghi: “Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật không phân biệt nam nữ dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần địa vị xã hội ”.

Tham gia vào hoạt động xã hội, công việc Nhà nước là quyền của mọi công dân. Tuy nhiên vấn đề này luôn gặp nhiều trở ngại tại nhữn quốc gia có sự phân biệt về giới tính. Tại Việt Nam quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội được nhân dân hưởng ứng một cách mạnh mẽ. Việc tham gia quản lý Nhà nước và xã hội được tiến hành bằng việc bầu cử hoặc ứng cử. Bầu cử là một hoạt động tham gia quản lý Nhà nước và xã hội một cách gián tiếp. Công dân lựa chọn những người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của mình tham gia vào quản lý xã hội, Pháp luật Việt Nam cũng có quy định đảm bảo quyền tham gia quản lý xã hội một cách trực tiếp đó là việc ứng cử vào Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp. Theo quy định tại Điều 54 hiến pháp 1992 thì: “Công dân không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào quốc hội, hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật”.

Quyền bầu cử và ứng cử là quyền cơ bản của mọi người trong xã hội và được công ước về quyền dân sự chính trị quy định tại điều 25. Ngoài việc được quy định tại hiến pháp vấn đề này còn được quy định tại luật bầu cử đại biểu quốc hội. Những cuộc bầu cử tại Việt Nam hoàn toàn được tiến hành một cách chân thực và có định kỳ rõ ràng. Những người tham gia bầu cử tiến hành bằng cách tiến hành bỏ phiếu kín, phổ thông đầu phiếu, bình đẳng qua đó đảm bảo được việc tự do bày tỏ ý chí nguyện vọng của cử tri.

Một trong những thay đổi cơ bản của hiến pháp 1992 so với những bản hiến pháp trước đây là việc ghi nhận quyền tự do kinh doanh. Trước đây trong thời kỳ chiến tranh và một thời gian sau khi thống nhất đất nước do chế độ tập trung, bao

cấp cho nên quyền tự do kinh doanh không được công nhận. Vì vậy những tiềm năng nhiều mặt đã không được huy động vào việc phát triẻn đất nước. Xét trên một khía cạnh khác, việc ngăn cản quyền tự do kinh doanh đã đẩy người dân vào thế thụ động, hoàn toàn trông chờ vào nhà nước. Trong khi đó với một số khó khăn về kinh tế Nhà nước đã không thể đáp ứng được những yêu cầu về vật chất từ phía nhân dân, xã hội lâm vào tình trạng kinh tế khó khăn. Xét trên phương diện kinh tế, chính trị và phương diện bảo đảm quyền con người hiến pháp 1992 đã quy định tại điều 57 “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”. Tiếp thoe quy định này luật doanh nghiệp đã ra đời quy định một cách chi tiết hơn về quyền tự do kinh doanh. Bên cạnh việc đảm bảo quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản cũng được quy định đầy đủ hơn. Những quy định này tạo ra một niềm tin của nhân dân đối với Nhà nước, chế độ. Nhân dân nói chung đã tích cực tham gia vào lĩnh vực sản xuát kinh doanh. Từ đó đời sống nhân dân đã được nâng lên một bước rõ rệt. Đánh giá trên mọi phương diện, góc độ, những quy định mới về quyền tự do kinh doanh và sở hữu là một bước tiến đáng ghi nhận của chúng ta đối với việc bảo vệ quyền con người.

Quyền học tập được quy định một cách hợp lý cho phù hợp với tình hình kinh tế xã hội ở Việt nam. Theo quy định tại điều 60 hiến pháp 1980 thì Nhà nước thực hienẹ chế độ không phải trả tiền và chính sách cấp học bổng. Đây là một quyết định thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta nhưng đồng thời nó cũng thể hiện tính nóng vội thiếu thực tế của chúng ta. để công tác, giáo dục được tiến hành tố hơn một mặt ta khẳng định học tập là quyền của công dân nhưng đồng thời việc thu học phí được áp dungj ngoại trừ ở cấp tiểu học. Nhằm phát triển giáo dục ta có chính sách về học phí và cấp học bổng hợp lý. Việc giáo dục miễn phí ở cấp tiểu học hoàn toàn phù hợp với điều 28 về công ước quyền trẻ em. Nhà nước đã ban hành một đạo luật nhằm đảm bảo thi hành vấn đề này đó là luật phổ cập giáo dục tiểu học.

Bên cạnh quyền được học tập, quyền nghiên cứu khoa học kỹ thuật, phát minh sáng chế, sáng tác, phê bình văn học nghệ thuật … được bảo vệ. Bộ luật dân

sự của Việt Namcó ghi nhận vấn đề này tại điều 750 “Quyền của tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả đối với tác phẩm do mình sáng tạo”. Như vậy công dân được tiến hành những hoạt động nghiên cứu khoa học và kỹ thuật và những quyền này được Nhà nước bảo vệ. Những quy định của Việt Nam trong lĩnh vực này hoàn toàn phù hợp với nội dung điều 15 của công ước về quyền kinh tế xã hội, văn hoá. Quyền đạt tới một tiêu chuẩn sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở mức cao nhất được ghi tại điều 12 công ước về quyền kinh tế văn hoá, xã hội. Công dân nước Việt Nam có quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ. Theo hiến pháp năm 1980 thì Nhà nước áp dụng chế độ khám chữa bệnh không phải trả tiền. Tuy nhiên để nâng cao chất lượng khám và chữa bệnh chế độ viện phí được áp dụng nhằm tạo thêm kinh phí cho việc xây dựng và mua sắm trang thiết bị y tế. Những vấn đề cụ thể như cải thiện mọi mặt về vệ sinh môi trường và vệ sinh công nghiệp, ngăn ngừa và xử lý bệnh dịch, bệnh nghề nghiệptạo điều kiện bảo đảm mọi dịch vụ và chăm sóc y tế đã quy định trong công ước đều được Nhà nước ta quan tâm một cách thích đáng và áp dụng những biện pháp cụ thể.

Bình đẳng giữa nam và nữ là một nhiệm vụ cần thực hiện nhằm đảm bảo giá trị của mỗi con người. Hiến chương Liên Hợp QUốc và tuyên ngôn thế giới về nhân quyền đều đã khẳng định vấn đề này. Đảm bảo quyền bình đẳng giữa nam và nữ là một nhiệm vụ của Nhà nước ta vì trước khi dành được độc lập chúng ta chịu ảnh hưởng rất nặng nề bởi tư tưởng nho giáo trọng nam, khinh nữ. Hiến pháp 1946 có quy định: “Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hoá”. Quy định này đã bao hàm quyền bình đẳng giữa nam và nữ nhưng tại hiến pháp 1982 nó còn được quy định rõ ràng hơn. “Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình ”. Bình đẳng giữa nam và nữ tại Việt Nam được thực hiện một cách toàn diện và triệt để. Quyền của phụ nữ được đảm bảo thể hiện trên phương diện. Không có bất cứ một quy định nào có hàm ý phân biệt giữa nam và nữ. Chế độ hôn nhân bình đẳng một vợ, một chồng được đảm bảo phụ nữ Việt Nam hiện đã có một trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. nhiều phụ nữ giữ những cương vị lãnh đạo của các cơ quan Nhà nước như luật pháp, hành pháp tư pháp và kiểm sát. Tỉ lệ phụ

nữ thành đạt trong lĩnh vực khoa học và kinh doanh cũng rất lớn. Đánh giá một cách chung nhất bình đẳng nam nữ đã được đảm bảo tại Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Việt Nam là một trong những nước đầu tiên trên thế giới phê chuẩn công ước về quyền trẻ em. Việc phê chuẩn này đã thể hiện thái độ tích cực của chúng ta đối với công tác bảo vệ quyền trẻ em. Trẻ em là tương lai của mỗi quốc gia dân tộc cũng như của toàn thế giới. Chính vì vậy không phải đợi đến khi có công ước quốc tế về quyền trẻ em chúng ta mới quan tâm đến việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Tuy nhiên sau khi có công ước quyền trẻ em Việt Nam đã có những quy định cụ thể và đầy đủ hơn đôí với việc bảo vệ quyền trẻ em Điều 65 hiến pháp 1992 quy định “Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục”. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã xác định rõ vai trò và quyền trẻ em, trách nhiệm gia đình, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Luật nghiêm cấm người lớn, các cơ quan tổ chức… làm những điều có hại đối với trẻ em như: Ngược đãi, hành hạ, ruồng bỏ, bắt trộm trẻ em hành động, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật: nghiêm cấm việc sử dụng lao động trẻ em trái với những quy định của pháp luật, lôi kéo trẻ em vào những tệ nạn xã hội như mại dâm, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường ở trẻ em. Để thực hiện và đảm bảo quyền trẻ em Nhà nước đã áp dụng những biện pháp như:

Cơ chế quốc tế đảm bảo quyền con người - 12

- Theo dõi giám sát việc thực hiện quyền trẻ em

- Chăm sóc sức khoẻ bằng cách tiêm phòng và cung cấp bổ sung VitaminA.

- Giảm độ suy dinh dưỡng.

- Phát triển giáo dục.

- Tạo điều kiện để trẻ em có thể tham gia hoạt động vui chơi, giải trí.

- Bảo vệ và chăm sóc trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

- Cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Uỷ ban về quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc đã đưa ra một số kết luận bày tỏ sự đánh giá cao đối với Việt Nam như Việt Nam đã nộp báo cáo và tham gia đối thoại trên tinh thần xây dựng và thẳng thắn giữa một đoàn đại biểu cấp cao với uỷ

ban về quyền trẻ em. Việt Nam là nước Châu Á đầu tiên đã ký và phê chuẩn công ước về quyền trẻ em. Việt Nam đã nộp báo cáo và thực hiện đúng thời hạn quy định.

- Báo cáo đã được thực hiện một cách đầy đủ theo đúng như yêu cầu. Việt Nam đã chấp hành những nghĩa vụ đề ra trong công ước về quyền trẻ em.

- Việt Nam đảm bảo thực hiện điều khoản của công ước bằng việc thông qua chương trình hành động quốc gia về trẻ em 1991 – 2000.

- Thành lập uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em ở cấp trung ương và ở các địa phương.

Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng những đóng góp của Việt Nam được uỷ ban quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc ghi nhận là một bằng chứng khách quan cho thấy những cố gắng của Việt Nam trong việc thực hiện những nghĩa vụ theo công ước về quyền trẻ em.

Nhóm quyền liên quan đến vấn đề dân sự chính trị được hiến pháp 1992 ghi nhận phù hợp với những quy định trong công ước. Điều 12 công ước quyền dân sự chính trị bảo vệ quyền tự do đi lại và lựa chọn nơi cư trú trong phạm vi lãnh thổ. Ngoài những quyền trên đây công dân còn có quyền tự do rời khỏi đất nước và trở về đất nước. Nội dung của điều 68 hiến pháp 1992 hoàn toàn phù hợp với quy định của điều 12 nói trên. Việc thực hiện quyền này ở Việt Nam được thực hiện tốt. Việc ra đi của công dân được thực hiện đúng quy định và những người trở về nước không bị gây khó khăn – Hàng năm có một số lượng lớn người cư trú ở nước ngoài về thăm quê hương.

Một trong những quyền quàn trọng của con người là quyền tự do ngôn luận, báo chí, quyền được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Những quyền này được công nhận trong hiến pháp 1992 và luật báo chí của Việt Nam không có sự cấm đoán nào đối với việc tự do ngôn luận báo chí, hội họp, biểu tình. Tại Việt Nam có rất nhiều loại báo, tạp chí đại diện cho tiếng nói của nhiều tầng lớp dân cư khác nhau. Có rất nhiều tổ chức đại diện cho lứa tuổi, nghề nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam. Nhưng tổ chức này hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được bảo vệ bằng pháp luật. Nhân dân có quyền bày tỏ quan điểm của mình về những vấn

đề diễn ra trong đất nước cũng như những vấn đề quốc tế khác. Việc thu nhận và truyền đạt thông tin diễn ra khá phong phú dưới nhiều hình thức khác nhau. Người dân Việt Nam có thể tìm hiểu thông tin trên những phương tiện thông tin đại chúng và qua những xuất bản phẩm như báo, tạp chí… Những quy định tại điều 19 công ước về quyền dân sự chính trị với nội dung về những quyền nói trên đã được pháp luật Việt Nam quy định phối hợp trong hiến pháp và những đạo luật khác.

Việt Nam là một quốc gia tồn tại nhiều tôn giáo khác nhau. Tại Việt Nam người dan có quyền tự do tư tưởng tín ngưỡng, tôn giáo. Việc theo hay không theo một tôn giáo là một vấn đề hoàn toàn tự nguyện không gây ra những chia rẽ về mặt xã hội. Những tôn giáo khác nhau vẫn tồn tại cùng nhau mà không có sự mâu thuẫn nào xảy ra. Tuy nhiên theo đúng quy định tại điều 18 khoản 3 của công ước thì những tôn giáo mà có nội dung ddi ngược với đạo đức hoặc gây tổn hại đến sức khoẻ tinh thần con người có thể không được công nhận. Trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã tồn tại nhiều giáo phái đạo có nội dung ảnh hưởng đến sức khoẻ tinh thần, an ninh và hoà bình những giáo phái, đạo giáo này đã bị nhiều nước trên thế giới cấm không cho hoạt động. Đại diện của những tôn giáo tại Việt Namcòn tham gia vào các cơ quan, tổ chức chính trị, như quốc hội và uỷ ban mặt trận tổ quốc… Những buổi lễ hội của các tôn giáo đều được tổ chức theo đúng nghi lễ và trong trường hợp cần, để đảm bảo an ninh trật tự chính quyền địa phương còn cử lực lượng giữ gìn an ninh trật tự cho lễ hội. Điều 70 Hiến pháp có quy định “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào ”… Điều 129 Bộ luật hình sự Việt Nam có quy định: “Người nào có hành vi cản trở công dân thực hiện quyền hội họp phù hợp với lợi ích của Nhà nước và của nhân dân, quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào đã bị xử lý kỷ luật hoặc sử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đều một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến 1 năm ”.

Tự do và an ninh cá nhân là một quyền được công ước bảo vệ. Việc bảo đảm tự do và an ninh cá nhân của con người là trách nhiệm của Nhà nước. Mọi việc liên quan đến bắt, giam giữ đều phải tiến hành theo đúng pháp luật. Theo yêu

cầu của Điều 9 Công ước về quyền dân sự chính trị thì người bị bắt giữ phải được thông báo về những lý do bắt giữ và thông báo về sự buộc tội. Những người bị bắt giữ phải sớm được đưa ra xét xử và không áp dụng nguyên tắc chung là những người chờ đợi xét xử phải bị giam giữ. Bất cứ người nào bị bắt hoặc giam giữ đều có quyền yêu cầu xét xử trước toà án. Bộ luật tố tụng hình sự của Việt Nam đã quy định rõ những trường hợp được phép áp dụng những biện pháp ngăn chặn đối với bị cáo. Trên cơ sở luật này mọi việc bắt giữ và xét xử đều được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật. Điều 71 hiện pháp có ghi: “Không ai bị bắt nếu không có quyết định của toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân trừ trường hợp phạm tội bị bắt quả tang…”. Những người là nạn nhân của việc bắt giữ, truy tố xét xử trái pháp luật đều có quyền yêu cầu được bởi thường về vật chất và phục hồi danh dự. Những người làm trái quy định của pháp luật trong lĩnh vực này sẽ bị xử lý. Với những quy định chặt chẽ trên đây việc bắt giữ, truy tố, xét xử được tiến hành trên cơ sở bảo đảm quyền chính đáng của công dân đảm bảo yêu cầu vèe quyền tự do và an ninh cá nhân được công ước công nhận. Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì khi xét xử, Thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Quy định này đảm bảo được tính độc lập, không thiên vị của toà án.

Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, thư tín, điện thoại được bảo vệ không ai được tự ý xâm phạm đến nhà ở, thư tín, điện thoại của công dân. Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì những xâm phạm kể trên bị coi là tội phạm hình sự. Luật hình sự quy định hành vi xâm phạm chỗ ở của công dân có thể sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tù.

Tội xâm phạm bí mật an toàn thư tín, điện thoại cũng bị trừng trị, theo đó thì nếu vi phạm người phạm tội có thể sẽ bị từ phạt tù đến phạt tiền Điều 125.

Như vậy có thể khẳng định rằng những quy định của pháp luật Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân hoàn toàn phù hợp với những quy định tại những công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Bằng những quy định trong hiến pháp và những văn bản luật khác Việt Nam đã chuyển tải nội dung các công ước bảo vệ quỳen con người và pháp luật Việt Nam. Nội dung công ước

quyền dân sự chính trị, công ước về quyền chính trị văn hoá, xã hội, công ước chống phân biệt chủng tộc, công ước xoá bỏ hình thức phân biệt đòn tử với phụ nữ, công ước về quyền trẻ em đều đã được thể hiện từ cơ bản đến cụ thể chi tiết trong pháp luật Việt Nam. Những quy định này đã được thể hiện rất nghiêm túc nhằm đảm bảo quyền công dân theo đúng quy định của pháp luật. Việc ghi nhận và thực hiện tốt những quyền này là đóng góp tích cực của Việt Nam đối với cơ chế bảo đảm quyền con người những quy định và thực hiện này của Việt Nam là thực hiện những nghĩa vụ đã cam kết khi chúng ta tham gia vào các công ước. Bên cạnh hoạt động này Việt Nam đã tích cực hợp tác với những tổ chức chuyên môn của Liên Hợp Quốc hoạt động liên quan đến lĩnh vực quyền con người như FAO, WHO,ILO…

Những đóng góp của Việt Nam còn phải kể đến nữa đó là việc thực hiện những báo cáo theo yêu cầu của từng công ước. Việt Nam là nước báo cáo thường kỳ đối với công ước về quyền trẻ em và được uỷ ban quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc đánh giá cao. Những gợi ý và khuyến nghị của cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc cũng được Việt Nam nghiên cứu và đề ra những biện pháp thực hiện cụ thể.

Như vậy từ khi tham gia những công ước quốc tế về quyền con người Việt Nam đã có những đóng góp tích cực vào việc bảo vệ quyền con người toàn cầu. Những đóng góp này được thể hiện ở nhiều góc độ, phương diện khác nhau song đã thể hiện được lòng mong muốn và thái độ tích cực của Việt Nam trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người.

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 06/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí