Các Công Ty Chứng Khoán Không Ngừng Tăng Về Số Lượng Và Quy Mô Hoạt Động


Nam trong 7 năm qua, các CTCK đã có những bước trưởng thành, dần khẳng định được vai trò quan trọng của mình, góp phần tạo nên sự vận hành thông suốt của thị trường thông qua việc kết nối nhà đầu tư với thị trường. Những kết quả mà các CTCK đạt được đáng được ghi nhận qua các mặt sau:

1. Các công ty chứng khoán không ngừng tăng về số lượng và quy mô hoạt động

Đến hết tháng 9/2007 UBCKNN đã cấp phép hoạt động cho 60 CTCK với tổng số vốn điều lệ là 8.181,75 so với cùng kỳ năm ngoái con số này chỉ là 15 công ty với số vốn điều lệ 1.481 tỷ đồng. 43 trong số 60 công ty đã được cấp phép đều đăng ký đủ cả 4 nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của Luật chứng khoán gồm: môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư chứng khoán. Trong đó:

Về loại hình doanh nghiệp: Trong số 60 CTCK có 50 công ty cổ phần và 10 công ty trách nhiệm hữu hạn. Đa số các CTCK được tổ chức dưới loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn đều là CTCK trực thuộc một ngân hàng mẹ. Tuy nhiên về lâu dài, khi các ngân hàng mẹ đã cổ phần hoá thì các CTCK này cũng sẽ chuyển thành công ty cổ phần. Do vậy hình thức công ty cổ phần với những ưu điểm của nó vẫn là loại hình công ty ưu việt và phổ biến.

Về mô hình công ty chứng khoán: Trong số 60 CTCK hiện nay có 44 CTCK độc lập, 3 công ty trực thuộc tổng công ty và 13 công ty là công ty con của các ngân hàng hoạt động dưới mô hình ngân hàng đa năng một phần.

Như đã đề cập ở chương một, thế mạnh của các CTCK trực thuộc ngân hàng là được nhận một nguồn vốn lớn cũng như kinh nghiệm tổ chức, hoạt động từ ngân hàng mẹ – một tổ chức đã hoạt động lâu đời trong lĩnh vực tài chính. Do vậy, có thể thấy các CTCK trực thuộc ngân hàng đều có số vốn


điều lệ rất lớn, hầu hết đều trên 150 tỷ đồng1, một số công ty như CTCK SBS2 (trực thuộc Ngân hàng Sài gòn Thương Tín) có vốn điều lệ lên tới

1.100 tỷ đồng, ACBS (trực thuộc Ngân hàng Á Châu), DAS (trực thuộc ngân hàng Đông Á) cũng có vốn điều lệ là 500 tỷ đồng…

Tuy nhiên chính điều này cũng phần nào thể hiện sự phụ thuộc trong hoạt động của CTCK vào chiến lược kinh doanh chung của ngân hàng mẹ. Trong bối cảnh hiện nay khi ngân hàng nhà nước ra chỉ thị 03/2007/NHNN về hạn mức cho vay đầu tư chứng khoán, có hiệu lực từ 1/7/2007, theo đó giới hạn cho vay đầu tư chứng khoán của các ngân hàng thương mại chỉ ở mức 3% thì có thể việc tăng vốn cho các CTCK con trực thuộc nhằm mục đích rót vốn cho CTCK “con” làm repo (mua – bán chứng khoán có kỳ hạn). Bởi thực tế cho thấy, sau một thời gian tạm ngưng cho vay, một số ngân hàng đã ra thông báo cho vay cầm cố chứng khoán trở lại thông qua CTCK hoặc các CTCK trực thuộc ngân hàng mẹ vẫn duy trì hình thức repo cho nhà đầu tư. Ví dụ như trường hợp ngân hàng SeaBank Hà Nội đã phối hợp với CTCK “con” là SEABS để cung cấp dịch vụ cho vay cầm cố chứng khoán vào cuối tháng 8/2007 vừa qua.

Ngoài ra, thế mạnh của các CTCK trực thuộc ngân hàng so với các CTCK chuyên doanh còn là mạng lưới trụ sở hoạt động. Bám theo hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng, các CTCK trực thuộc chỉ cần đầu tư thêm thiết bị, con người là có thể thiết lập được một chi nhánh, phòng giao dịch mới trong thời gian ngắn. Ví dụ như trường hợp VCBS (trực thuộc ngân




1 Số liệu về vốn điều lệ của các công ty chứng khoán được chi tiết tại Phụ lục 1

2 Tên các công ty chứng khoán trong khoá luận được sử dụng theo tên viết tắt tại Phụ lục 1


hàng Vietcombank) với 2 chi nhánh tại TP.Hồ Chí Minh, 2 phòng giao dịch, 6 đại lý nhận lệnh ở các tỉnh, hay ACBS cũng có tới 4 chi nhánh, 3 đại lý và 5 phòng giao dịch…

Không chỉ tăng lên về số lượng, các CTCK trong quá trình hoạt động cũng không ngừng đổi mới và nâng cao quy mô cũng như chất lượng hoạt động. Cuối năm 2006, đầu năm 2007 các CTCK liên tiếp thực hiện tăng vốn điều lệ. Tiêu biểu như: CTCK SBS (trực thuộc ngân hàng Sài Gòn Thương tín – Sacombank) ngày 11/9/2007 đã công bố việc tăng vốn điều lệ từ 300 tỷ đồng lên 1.100 tỷ đồng. SSI sau lần tăng vốn cuối năm 2006 từ 125 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng, ngày 10/8/2007 lại tiếp tục tăng vốn lên tới 800 tỷ đồng. Vào ngày 6/9/2007, ACBS cũng công bố tăng vốn điều lệ gấp đôi lên 500 tỷ đồng. Và trước đó, ngày 17/8 vốn điều lệ của DAS (trực thuộc Ngân hàng Đông Á) cũng chính thức được điều chỉnh tăng từ 135 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng…

Bên cạnh đó, để nâng cao năng lực tài chính và đáp ứng quy định về vốn pháp định theo yêu cầu của Nghị định 14 hướng dẫn thi hành Luật chứng khoán, những CTCK mới thành lập cuối năm 2006 cũng lần luợt tăng vốn điều lệ, như: CTCK ABS tăng từ 50 tỷ đồng lên 330 tỷ đồng; KLS tăng từ 18 tỷ đồng lên 315 tỷ đồng, HASC tăng từ 18 tỷ đồng lên 315 tỷ đồng; VSSCorp tăng từ 20 tỷ đồng lên 36 tỷ đồng…

Việc tăng vốn điều lệ giúp các CTCK có đủ năng lực hoạt động và nâng cao năng lực cạnh tranh khi thị trường ngày càng có thêm nhiều CTCK tham gia hoạt động. Vì khi vốn điều lệ tăng lên, Công ty sẽ có điều kiện nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư mở rộng quy mô hoạt động, nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Và nhìn chung điều đó sẽ có lợi cho khách hàng là các nhà đầu tư cũng như có lợi cho thị trường nói chung.


2. Các công ty chứng khoán đã đạt được những kết quả đáng khích lệ


Cùng với sự phát triển của thị trường, doanh thu và lợi nhuận của các CTCK cũng không ngừng tăng lên theo các năm.

Bảng 1: Kết quả hoạt động của các công ty chứng khoántừ khi thành

lập đến nay



Năm

Doanh thu (DT)

Lợi nhuận (LN)

Tỷ trọng LN trong DT

Đv: %

Số tiền Đv: tỷ đồng

Thay đổi Đv: %

Số tiền Đv: tỷ đồng

Thay đổi Đv: %

2000

8,6

--

0

--

0

2001

39,66

+361,6

16

--

40,34

2002

53,67

+35,33

8,7

- 45,63

16,21

2003

135,3

+152,10

31

+256,32

22,91

2004

490,7

+262,68

120

+287,10

24,45

2005

681,2

+38,82

167

+39,17

24,52

2006

1480

+117

765

+358

51,69

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Mô hình và hoạt động của các công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay - 6

Nguồn: UBCKNN


Sự tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận của các CTCK qua các năm được thể hiện trong biểu đồ sau.

Biểu đồ 1: Doanh thu, lợi nhuận của các công ty chứng khoán qua

các năm



1600

1400

1200

1000

Doanh thu

Lợi nhuận

800

600

400

200

0

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006


Nguồn: UBCKNN


Nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy được tổng doanh thu và lợi nhuận của các CTCK đều tăng trưởng không ngừng qua các năm. Chỉ riêng lợi nhuận năm 2002 có giảm hơn so với năm 2001, vì giai đoạn này TTCK mới thành lập sau một thời gian và rơi vào khủng hoảng, có sự rời bỏ thị trường của công chúng đầu tư.

Tuy nhiên, những năm đầu dù doanh thu và lợi nhuận có tăng nhưng vẫn chỉ đạt được những thành quả rất nhỏ, mãi đến năm 2004 nhờ sự quan tâm của chính phủ đến việc phát triển TTCK và đã có những động thái nhất định thì thị trường mới đi lên. Doanh thu và lợi nhuận của các CTCK nhờ đó cũng tăng theo. Tuy nhiên mức tăng mạnh nhất đạt được vào năm 2006 khi TTCK bùng nổ và phát triển vượt bậc. Doanh thu đạt gần 1500 tỷ đồng, tăng hơn 117% so với năm trước đó, trong đó lợi nhuận chiếm tới trên 50% và đạt được 765 tỷ đồng, gấp hơn 4,5 lần so với năm 2005.


Sau 6 năm hoạt động, các CTCK từ quy mô và những kết quả nhỏ bé ban đầu đã phát triển vượt bậc. Doanh thu năm 2006 gấp gần 40 lần năm 2001 và lợi nhuận năm 2006 gấp 50 năm 2001. Bên cạnh đó, tỷ trọng lợi nhuận trong tổng doanh thu của các CTCK cũng ngày càng tăng lên. Năm 2000, các CTCK mới thành lập và đi vào hoạt động do vậy cũng thu được doanh thu là 8,5 tỷ đồng nhưng chưa có lợi nhuận. Trong năm tiếp theo lợi nhuận đạt 40,34% tổng doanh thu, tuy nhiên cả lợi nhuận và doanh thu còn rất nhỏ bé. Tỷ trọng này ngày càng tăng trong các năm tiếp theo nhưng lợi nhuận cũng chỉ đạt tỷ trọng ở mức dưới 25% tổng doanh thu. Tuy nhiên con số này năm 2006 là 51,69%, tức là lợi nhuận chiếm hơn nửa doanh thu. Điều đó chứng tỏ hoạt động kinh doanh của các CTCK ty qua các năm ngày càng phát triển và hiệu quả hơn. Các CTCK ngày một thể hiện vai trò quan trọng của mình đối với TTCK trong nước.

Tuy nhiên, doanh thu và lợi nhuận theo các công ty không đồng đều. Năm 2006 là năm đánh dấu sự tăng trưởng mạnh mẽ của TTCK do vậy hầu hết các CTCK đều có kết quả doanh thu, lợi nhuận đều tăng vượt bậc so với năm 2005. Cũng như các năm trước, các vị trí dẫn đầu vẫn thuộc về khối các CTCK thuộc khối ngân hàng như Trong đó các vị trí dẫn đầu thuộc về các CTCK như : CTCK VCBS đạt doanh thu 150,55 tỷ đồng, lợi nhuận 108,85 tỷ đồng (mức tăng trưởng lợi nhuận 270%), ACBS : doanh thu là 83,1 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 73,25 tỷ đồng (mức tăng trưởng lợi nhuận 221%), BVSC: doanh thu đạt 82,55 tỷ đồng trong đó lợi nhuận chiếm tới 50.88 tỷ (mức tăng trưởng lợi nhuận đạt 507 %)… Có thể thấy, tính riêng lợi nhuận sau thuế năm 2006 của từng công ty trong top dẫn đầu trên đã hơn tổng lợi nhuận của tất cả các CTCK trong năm 2005, điều đó chứng tỏ sự phát triển mạnh mẽ của thị trường và những thành tựu mà các CTCK đã đạt được trong năm qua.


Năm 2006 cũng đánh dấu sự phát triển vượt bậc của CTCK Sài Gòn– SSI. Đây là CTCK lớn duy nhất không trực thuộc một tổ chức tài chính mẹ. Những năm trước đây, SSI vẫn chiếm thị phần nhỏ hơn các công ty như VCBS, BVSC… Tuy nhiên, năm 2006 vừa qua, cùng với đội ngũ nhân lực trẻ năng động, biết tiếp thị cho hình ảnh công ty và đặc biệt phát triển tốt nghiệp vụ tự doanh, công ty này đã nắm giữ vị trí dẫn đầu trong khối các CTCK với doanh thu đạt 367 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế lên đến 242 tỷ và đạt được mức tăng trưởng lợi nhuận khổng lồ 897%, một mức tăng trưởng không một ngành nào có thể có được.

g 2: Kết quả kinh doanh năm 2005, 2006 của các công ty chứng khoán

Đv: tỷ đồng


S T T


Công ty

Doanh thu

Lợi nhuận

2005

( tỷ đồng)

2006

(Tỷ đồng)

Thay đổi

(%)

2005

(tỷ đồng)

2006

(tỷ đồng)

Thay đổi

(%)

1

SSI

50.91

339.4

667%

26.97

242.03

897

2

VCBS

124.60

150.55

121

40.32

108.85

270

3

ACBS

45.33

83.10

183

33.08

73.25

221

4

BSC

69.05

200.54

290

14.53

52.28

360

5

BVSC

22.61

82.55

365

10.02

50.89

507

6

AGRISECO

59.40

191.25

322

15.72

41.01

261

7

TLS

13.77

59.65

433

7.55

35.46

470

8

ICBS

52.10

55.59

107

12.82

25.72

201

9

HASECO

5.19

26.27

506

1.25

20.38

1630

10

DAS

8.50

40.82

480

3.33

21.84

642

11

MSC

2.96

20.35

687

-0.28

5.86

--

12

FSC

11.25

30.21

268

5.64

25.12

445

13

HSC

15.53

38.14

245

7.58

29.64

391


14

HBBS

--

25.29

--

--

18.36

--

15

SBS

--

10.49

--

--

4.86

--

16

VPBS

--

0.17

--

--

-0.19

--

17

ABS

--

0

--

--

-0.25

--

Nguồn: TTGDCK Hà Nội - HASTC


Sang năm 2007, mặc dù số lượng CTCK đi vào hoạt động tăng gấp 3-4 lần so với năm 2006, nhưng kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2007 của nhiều CTCK vẫn khá tốt. Mức lợi nhuận của các CTCK đều đã vượt mức kế hoạch, thậm chí vượt mức kế hoạch kinh doanh của cả năm 2007. Nhiều công ty lớn, đã hoạt động từ lâu như SSI, BVSC, ACBS…mức lợi nhuận sau thuế trong 6 tháng đầu năm xấp xỉ gần bằng vốn điều lệ.

Trong đó, SSI vẫn là công ty đầu ngành chứng khoán khi công bố con số lợi nhuận quý I/2007 lên tới xấp xỉ 465 tỷ đồng (vốn điều lệ chỉ có 500 tỷ đồng), chiếm 80,22% doanh thu, trong đó đóng góp lớn nhất trong tổng doanh thu của SSI là từ hoạt động tự doanh (chiếm trên 60%) - đây cũng là thế mạnh của SSI và cũng là hướng đi của nhiều CTCK. Trong 6 tháng đầu năm 2007, lợi nhuận sau thuế của SSI lên tới 688,5 tỷ đồng (gấp gần 3 lần lợi nhuận đạt được trong cả năm 2006). Hiện nay SSI được coi là công ty có mảng tự doanh mạnh nhất trên thị trường.

Tiếp đó là BVSC, cũng công bố mức lợi nhuận ấn tượng không kém: lợi nhuận quý I đạt 123,3 tỷ đồng (trên vốn điều lệ 150 tỷ đồng), bằng 76,3% doanh thu và đạt 78% kế hoạch cả năm. 6 tháng đầu năm 2007 lợi nhuận sau thuế đạt 156,8 tỷ đồng (gấp 3 lần lợi nhuận đạt được trong cả năm 2006). Thế mạnh của BVSC là tư vấn và bảo lãnh phát hành cho các tổ chức niêm yết và các quỹ đầu tư.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022