Hoạt Động Bảo Lãnh Phát Hành Tại Các Công Ty Chứng Khoán 6 Tháng Đầu Năm 2007


Bảng 8: Hoạt động bảo lãnh phát hành tại các công ty chứng khoán 6 tháng đầu năm 2007



Công ty

Khối lượng bảo

lãnh

Giá bảo lãnh

(đồng)

Vốn chủ sở hữu của CtyCK (tỷ

đồng)

Hình thức bảo

lãnh

Số hợp đồng bảo lãnh

Giá trị bảo lãnh (triệu

đồng)

BVSC

5.314

33.500

150

Chắc

chắn

1

178

ACBS

880.000

67.000

250

Chắc

chắn

1

58.960


Cty CK Thăng Long


108.758


451.000


120

Chắc chắn


2


49.050

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Mô hình và hoạt động của các công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay - 8

Nguồn: UBCKNN


Như vậy, trong 6 tháng đầu năm 2007 các CTCK chỉ thực hiện 4 hợp đồng bảo lãnh với hình thức bảo lãnh cam kết chắc chắn. Các hợp đồng bảo lãnh nói trên đã thực hiện theo đúng quy định hiện hành do giá trị chứng khoán đã được bảo lãnh không vượt quá 50% vốn điều lệ của CTCK. Tuy nhiên, số liệu trên cũng cho thấy trong thời gian gần đây, có rất ít CTCK thực hiện việc bảo lãnh phát hành và các công ty chưa chú trọng đầu tư tìm kiếm khách hàng, đào tạo nhân sự, xây dựng quy trình chuẩn để triển khai nghiệp vụ này.

Để tiến hành tốt nghiệp vụ bảo lãnh phát hành đòi hỏi một số vốn lớn cùng với kinh nghiệm và uy tín trên thị trường. Lợi thế này vẫn rơi vào các CTCK thuộc các ngân hàng, tổ chức bảo hiểm. Công ty tiến hành nghiệp vụ bảo lãnh phát hành hiệu quả nhất là BVSC. BVSC đã chiếm tới 70% thị phần trong hoạt động bảo lãnh phát hành năm 2006, và tiếp tục dẫn đầu trong nghiệp vụ này trong năm 2007.

Bảng 9: Kết quả hoạt động kinh doanh của BVCS

Đơn vị: tỷ đồng Nguồn: TTGDCK Hà Nội



ĐVT : Triệu đồng

Năm 2005

Năm 2006

DT hoạt động kinh doanh CK

22,606

82,553

DT môi giới CK cho nhà đầu tư

3,243

34,809

DT hoạt động tự doanh CK

1,735

18,745

DT QLDM đầu tư cho người ủy thác đầu tư

217

1,325

DT đại lý phát hành và bảo lãnh phát hành CK

10,185

13,001

DT tư vấn đầu tư CK cho người đầu tư

4,055

6,566

DT lưu ký CK cho người đầu tư

135

498

Hoàn nhập dự phòng và các khoản trích trước

-

-

DT về vốn kinh doanh

3,038

7,609

DT khác

-

-

Các khoản giảm trừ DT

-

-

DT thuần

22,606

82,553

Thu lãi đầu tư

3,204

9,628

Thu cổ tức

211

2,410

Thu trái phiếu

2,986

7,218

Thu lãi chứng chỉ đầu tư

6

-

DT hoạt động kinh doanh CK và thu lãi đầu tư

25,810

92,181

Chi phí hoạt đông kinh doanh CK

4,763

13,718

Lợi nhuận gộp

21,047

78,463

Chi phí quản lý doanh nghiệp

9,829

15,474

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh CK

11,218

62,989

Các khoản thu nhập ngoài hoạt động kinh doanh

4

56

Các khoản chi phí ngoài hoạt động kinh doanh

25

30

Lợi nhuận ngoài hoạt động kinh doanh

(21)

26

Tổng lợi nhuận trước thuế

11,197

63,015

Lợi nhuận tính thuế

10,985

60,605

Thuế TNDN phải nộp

1,174

12,121


Lợi nhuận sau thuế

10,023


50,894



Như trên đã nói, hoạt động bảo lãnh phát hành được coi là một nghiệp vụ cao cấp nhất đối với một CTCK, nó yêu cầu một số vốn lớn, có trình độ, kinh nghiệm và uy tín trên thị trường. Do vậy để phát triển hơn nữa nghiệp vụ này, đòi hỏi các CTCK cần nâng cao tiềm lực tài chính cũng như năng lực kinh doanh của chính mình.

Hoạt động tư vấn

Tư vấn bao gồm chủ yếu là các hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán, tư vấn niêm yết và một số hoạt động tư vấn khác như tư vấn cổ phần hoá, tư vấn tài chính...

- Tư vấn đầu tư chứng khoán: Mảng hoạt động này nhìn chung đã bắt đầu tiến triển với số hợp đồng tư vấn đầu tư chứng khoán của các công ty đạt 55 hợp đồng (tại thời điểm 1/1/2007 chỉ có 6 hợp đồng tư vấn đầu tư chứng khoán). Điều này cho thấy trong sự phát triển, các CTCK đang dần chuyển sang hướng quan tâm, chú trọng hơn đến hoạt động chăm sóc khách hàng. Tuy nhiên, so với khoảng 255.000 tài khoản giao dịch chứng khoán tại các CTCK hiện nay, số hợp đồng trên là không đáng kể và tiềm năng để các CTCK phát triển mảng hoạt động này là không nhỏ. Trong nghiệp vụ này, CTCK ABS tuy là CTCK mới được cấp phép cuối năm 2006 và triển khai hoạt động chưa lâu nhưng là công ty có số hợp đồng tư vấn đầu tư chứng khoán lớn nhất (50 hợp đồng).

- Tư vấn niêm yết: Tổng số hợp đồng tư vấn niêm yết tại thời điểm 31/6/2007 của các CTCK là 100 hợp đồng (so với 67 hợp đồng tại thời điểm 1/1/2007), trong đó có 9 hợp đồng được ký trong tháng 6/2007. Như vậy, hoạt động tư vấn niêm yết có những dấu hiệu khả quan hơn so với thời điểm đầu


năm. Những CTCK đang thực hiện nhiều hợp đồng tư vấn niêm yết là CTCK SSI (30 hợp đồng), ACBS (14 hợp đồng)…

- Tư vấn khác: Tổng số hợp đồng tư vấn khác tại ngày 30/6/2007 là 305 hợp đồng, trong đó 77 hợp đồng được ký, 42 hợp đồng được thanh lý trong tháng 6/2007. Các hợp đồng này chủ yếu là hợp đồng tư vấn cổ phần hoá và bán đấu giá cổ phần. Các công ty có nhiều hợp đồng tại thời điểm này là SSI (42 hợp đồng), ACBS (35 hợp đồng), IBS (32 hợp đồng)…

Nhìn chung, hoạt động tư vấn những tháng đầu năm 2007 đã có những phát triển đáng kể so với thời điểm cuối năm 2006 cũng như các năm trước, các CTCK đã chú trọng hơn đến nghiệp vụ tư vấn. Không chỉ những công ty đã hoạt động lâu năm mà cả những công ty mới được cấp phép hoạt động cũng thực hiện khá tốt. Tuy nhiên hoạt động tư vấn đặc biệt là tư vấn đầu tư chứng khoán vẫn chưa có sự phát triển phù hợp với tiềm năng của thị trường, do chưa được sự quan tâm thích đáng từ phía các CTCK và từ phía công chúng đầu tư. Điều này cũng cho thấy mức độ tin tưởng của người đầu tư vào dịch vụ tư vấn đầu tư của các CTCK còn nhiều hạn chế.‌


III. MỘT SỐ TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN HIỆN NAY

Trên bình diện hoạt động chung, các CTCK đã gặt hái được những kết quả khả quan, nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại những khiếm khuyết. Đó là:

1. Số lượng các công ty chứng khoán tăng nhanh chóng trong một thời gian ngắn như một mối đe doạ đến quyền lợi nhà đầu tư

Thực trạng các CTCK trên TTCK Việt Nam hiện nay cho thấy số lượng các CTCK trong thời gian qua đã tăng lên nhanh chóng, đặc biệt vào thời


điểm cuối năm 2006 (chỉ riêng tháng 12 năm 2006 đã có tới 34 CTCK mới được cấp phép thành lập). Hiện nay, toàn thị trường đã có tới 60 CTCK được thành lập và đang hoạt động, hiện còn có trên 80 bộ hồ sơ xin phép thành lập CTCK đang được trình lên. Nếu những hồ sơ này đáp ứng đủ điều kiện thì có thể cuối năm 2007 số CTCK lên tới trên 100 công ty. So với quy mô TTCK Việt Nam hiện nay và so với nhiều nước trong khu vực thì 100 CTCK là quá nhiều (một thị trường lớn như Trung Quốc cũng chỉ có khoảng 100 CTCK đang hoạt động, cũng như so với các quốc gia khác trong khu vực, tại Singapore, Thái Lan và Malaysia, số lượng CTCK tương ứng cũng chỉ là 71, 41 và 37).

Tuy nhiên việc tăng số lượng các CTCK nếu không đi đôi với việc nâng cao chất lượng và hoàn thiện thị trường dịch vụ chứng khoán, thì ngược lại, nó sẽ như một mối đe doạ đến quyền lợi nhà đầu tư. Bởi vì:

- Số lượng các CTCK gia tăng nhanh trong một khoảng thời gian ngắn đã dẫn đến một số công ty gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Với khả năng tài chính và kinh nghiệm còn hạn chế, vì mục tiêu lợi nhuận của mình, một số CTCK đã sử dụng những biện pháp cạnh tranh không lành mạnh, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chung của thị trường, tạo tâm lý lo ngại cho các nhà đầu tư.

Trên thực tế, hiện nay với số lượng trên 60 CTCK được cấp phép và đi vào hoạt động nhưng phải chia nhau một thị trường quá nhỏ, chỉ với trên

250.000 khách hàng, trong khi đó các CTCK lớn và hoạt động lâu năm như SSI, VCBS, ACBS, BVSC, BSC … đã thâu tóm khoảng 80% lượng khách hàng, những CTCK mới và quy mô vốn nhỏ phải chật vật chia nhau 20% thị phần nhỏ bé còn lại. Nhiều CTCK đã phải bỏ ra hàng chục tỷ đồng để mua sắm trang thiết bị, thuê mặt bằng…nhưng thực tế hoạt động trong thời gian


gần đây số lượng khách hàng đến đầu tư không đáng kể, khiến nhiều CTCK bị thâm hụt vốn sở hữu.

Để thu hút khách hàng trên thị trường, nhiều công ty đã mở rộng dịch vụ repo và hạ phí…Tuy nhiên, nóng bỏng hơn cả là cuộc đua hạ phí. Theo quy định, phí giao dịch thu từ các nhà đầu tư là 0,5% trên giá trị giao dịch. Nhưng hiện nay đã bị một số CTCK hạ đến mức thấp nhất, thậm chí có công ty không thu phí trong 3 tháng đầu hoạt động. Đặc biệt, có công ty còn khuyến khích khách hàng mở tài khoản giao dịch bằng cách tặng tiền vào tài khoản cho khách hàng mở tài khoản tại công ty và trừ dần vào phí giao dịch. Trên thực tế trong thời gian gần đây, thông tin về việc giảm, miễn phí giao dịch của các CTCK liên tục được công bố trên thị trường. Trong đó, tất cả các CTCK lớn nhỏ đều lần lượt vào cuộc. Mức giảm phổ biến là 50% phí giao dịch hiện hành, một số miễn phí 100%. Với các CTCK đã hoạt động từ lâu đây là một hình thức khuyến mãi, kéo nhà đầu tư đến sàn giao dịch…Tuy nhiên, đối với các công ty nhỏ, mới tham gia thị trường, kinh doanh đang lỗ thì việc giảm phí sẽ là một gánh nặng lớn.

- Tình trạng khan hiếm nhân lực tại các CTCK: Hiện nay vấn đề nhân sự tại các CTCK cũ còn chưa được giải quyết, do vậy, khi ra đời hàng loạt CTCK mới sẽ càng làm vấn đề trở nên phức tạp hơn. Sự quá tải trong đào tạo cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán cũng như thực tế khan hiếm nhân lực, việc lôi kéo cán bộ tại một số CTCK thời gian qua cho thấy, việc ra đời của các CTCK mới sẽ tiếp tục gây sức ép về nguồn nhân lực cho ngành chứng khoán.

- Số lượng các CTCK tăng nhanh đột biến trong một thời gian ngắn rất dễ dẫn đến sự đổ vỡ hàng loạt CTCK.


Việc ra đời số lượng lớn CTCK trong một khoảng thời gian ngắn như trên có thể lý giải được trong thời kỳ thị trường mới phát triển. Tuy nhiên, khi thị trường bước vào giai đoạn thoái trào trung hạn, sự đổ vỡ của nhiều CTCK là điều không tránh khỏi. Tại Trung Quốc, cao điểm vào những năm 2002- 2003 cũng đã có tới hàng nghìn CTCK được thành lập và hoạt động. Tuy nhiên thị trường bước vào thời kỳ suy sụp kéo dài trong 3 năm sau đó đã kéo theo sự đổ vỡ của hàng loạt CTCK. Chính phủ Trung Quốc cũng đã tiến hành một số biện pháp nhằm cơ cấu lại hệ thống tổ chức trung gian. Cho tới nay, Trung Quốc chỉ còn 107 CTCK. Hiện tượng này cũng đã xảy ra tại một số nước Đông Âu như Cộng hoà Séc.

Tại Việt Nam, nếu tiếp tục tăng lượng CTCK thì khả năng đổ vỡ xảy ra là có thể nhìn thấy trước. Trong khi đó, hệ thống văn bản pháp lý về phá sản còn chưa được hoàn thiện, nhất là khi các tổ chức này còn nắm giữ một lượng vốn lớn của công chúng đầu tư thì việc giải quyết hậu quả trong trường hợp có sự đổ vỡ hàng loạt CTCK rất phức tạp và tốn kém. Sự đổ vỡ hàng loạt này sẽ gây những ảnh hưởng tiêu cực đến toàn thị trường nói chung.

- Thực tế hạ tầng công nghệ của 2 TTGDCK đang trong tình trạng quá tải và khó có thể đáp ứng một cách hiệu quả lượng lớn hơn các CTCK, trong khi bản thân hệ thống công nghệ thông tin tại các CTCK cũng chưa được nâng cấp để đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư.

- Về năng lực giám sát của UBCKNN còn hạn chế, với lực lượng cán bộ còn mỏng, phần lớn cán bộ trẻ, ít kinh nghiệm. Hệ thống quản lý và giám sát hoạt động của các tổ chức trung gian trên thị trường nói chung và việc quản lý, giám sát đối với các CTCK nói riêng còn rất hạn chế. Do vậy, để UBCKNN có thể tập trung nguồn lực và nâng cao chất lượng quản lý, giám sát thị trường, đồng thời củng cố năng lực cho các tổ chức tài chính trung gian có ý kiến cho


rằng trong thời điểm hiện nay UBCKNN nên tạm ngừng cấp phép hoạt động cho các CTCK một thời gian.

2. Nhiều công ty chưa đáp ứng đủ mức vốn pháp định theo yêu cầu


Theo quy định mới trong Nghị định 14/2007/NĐ-CP ban hành ngày 19/1/2007, thì tổng mức vốn pháp định yêu cầu cho một CTCK muốn thực hiện đầy đủ cả 4 nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán phải là 300 tỷ đồng (trước đây là 40 tỷ đồng). Tuy nhiên hiện nay chỉ có 8 trong số 60 CTCK có vốn điều lệ từ 300 tỷ đồng trở lên. Vì phần lớn các công ty được thành lập trước thời điểm nghị định này có hiệu lực nên hiện nay số công ty có số vốn điều lệ dưới 100 tỷ đồng chiếm đa số (35/60 công ty). Cá biệt còn có 2 công ty có mức vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng (cách rất xa so với mức yêu cầu là 300 tỷ), đó là CTCK VSC: 9,75 tỷ đồng và VNSEC: 9 tỷ đồng (2 công ty này không được phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán).

Tất nhiên, trong quá trình hoạt động, các công ty sẽ phát triển và tăng thêm vốn điều lệ, theo quy định các công ty phải bổ sung vốn cho đủ theo quy định trong vòng 2 năm tới. Tuy nhiên, việc tăng vốn điều lệ lên gấp 10 lần như vậy sẽ không phải đơn giản cho tất cả các CTCK, và việc nhiều CTCK có quy mô nhỏ như vậy hoạt động sẽ ảnh hưởng đến độ đồng đều và chất lượng hoạt động chung của toàn thị trường.

3. Cơ sở hạ tầng và các trang thiết bị kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường

Tại thời điểm hiện nay, cơ sở hạ tầng của TTCK nói chung và các CTCK nói riêng còn khá lạc hậu, thiếu đồng bộ và có thể nói là chưa an toàn.

Về cơ sở hạ tầng, ngay cả yêu cầu tối thiểu đối với việc thành lập CTCK hiện nay nhiều công ty cũng chưa đáp ứng được: như diện tích sàn

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí