vật;
- Sản xuất, mua bán nguyên liệu, dược liệu, tinh dầu, hương liệu, dầu động
- Sản xuất, mua bán nguyên liệu, hóa chất (trừ hóa chất Nhà nước cấm),
phụ liệu để sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm, công nghệ bao bì và các sản phẩm y tế khác;
- Sản xuất, mua bán mỹ phẩm, sản phẩm vệ sinh, phụ gia thực phẩm, thực phẩm chức năng ( thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sản phẩm dinh dưỡng y học, sản phẩm sinh học);
- Sản xuất, mua bán hóa chất thông dụng, hóa chất xét nghiệm, kiểm nghiệm (trừ hóa chất Nhà nước cấm);
- Sản xuất, mua bán các loại nguyên liệu vật tư dùng cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông, vận tải, điện, điện tử (không bao gồm thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú y);
- Mua bán hàng nông, lâm, thủy sản, hàng thủ công mỹ nghệ (trừ lâm sản Nhà nước cấm);
- Giao nhận, kho vận, vận chuyển hàng hóa bằng ôtô, tàu thủy, ủy thác xuất nhập khẩu;
- Đại lý thu đổi ngoại tệ;
- Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hóa;
- Tổ chức sự kiện, hội chợ, triển lãm, quảng cáo thương mại;
- Lữ hành nội địa, quốc tế và các dịch vụ phục vụ khách du lịch (không bao gồm hoạt động kinh doanh phòng hát karaoke, vũ trường, quán bar);
- Kinh doanh bất động sản (không bao gồm hoạt động tư vấn về giá đất);
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh.
4.2. Mạng lưới kinh doanh:
Quan hệ buôn bán với hơn 150 nước và làm đại lý cho nhiều hãng dược phẩm, nhà sản xuất trang thiết bị y tế nổi tiếng trên thế giới. Là nhà cung cấp mặt hàng thuốc tân dược, nguyên liệu sản xuất thuốc, trang thiết bị y tế, mỹ phẩm… cho nhiều bệnh viện từ địa phương đến Trung Ương.
4.3. Năng lực tài chính
Năng lực tài chính của VIMEDIMEX:
- Vốn điều lệ: 15 tỷ VNĐ
- Doanh số trung bình 3 năm gần đây nhất: 450 tỷ VNĐ
- Lợi nhuận trung bình đạt 3,8% trên doanh số
- Có tài khoản tại các ngân hàng Vietcombank, ANZ, Stand Charterd Bank…
4.4. Nguồn nhân lực
Trong lĩnh vực kinh doanh: 110 người, cán bộ chuyên môn có trình độ đại học chiếm 70% tương đương với 70 người, trong đó cán bộ tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật có chứng nhận thiết bị y tế là 15 người, cán bộ vận tải 8 người. Cán bộ trong công ty là những người đã có nhiều năm kinh nghiệm trong kinh doanh ngoại thương, dược phẩm, chuyển giao công nghệ y tế, từ cung cấp thiết bị lẻ đến toàn bộ thiết bị cho bệnh viện.
III. Phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động nhập khẩu thuốc tân dược và nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam
1. Phân tích và đánh giá kim ngạch nhập khẩu qua các năm
Có thể nói rằng với VIMEDIMEX, nhập khẩu vẫn là hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa có sự tăng trưởng đều đặn qua các năm, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tân dược và nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược nhập khẩu của cả các cơ sở y tế và người tiêu dùng nội địa.
Bảng 2.3 : Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Vimedimex 2007 -2009
(Đơn vị: USD)
Năm 2007 | Năm 2008 | Năm 2009 | |
Tổng NK hàng hóa | 28211493 | 36430704 | 47471433 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hệ Thống Chỉ Tiêu Và Phương Pháp Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Nhập Khẩu Của Doanh Nghiệp
- Tổng Quan Về Thị Trường Thuốc Tân Dược Và Nguyên Liệu Sản Xuất Thuốc Tân Dược.
- Tham Khảo Các Thị Trường Cung Cấp Thuốc Trong Tháng 1/2010
- Cơ Cấu Mặt Hàng Nhập Khẩu Thuốc Tân Dược Giai Đoạn 2009
- Lợi Nhuận Kinh Doanh Nhập Khẩu Nguyên Liệu Sản Xuất Tân Dược
- Dự Báo Những Tác Động Chính Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Nhập Khẩu Của Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Y Tế Việt Nam.
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
(Nguồn: VIMEDIMEX (2007,2008,2009), Báo cáo hoạt động nhập khẩu hàng hóa)
Năm 2007, 2008 và năm 2009 cả nền kinh tế đứng trước những khó khăn thử thách khi cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng lan rộng khắp thế giới. Hầu
hết các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đều chững lại. Tuy nhiên ngành dược vẫn gặt hái được nhiều thành công. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam cũng hòa cùng thành công chung của cả ngành dược. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa vẫn tăng mặc cho cuộc khủng hoảng đang gây nhiều bất lợi. Trong đó mặt hàng tân dược và nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược là hai nhóm mặt hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong các năm trở lại đây. Điều đó được thể hiện trong biểu sau:
Bảng 2.4: Kim ngạch nhập khẩu tân dược và nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược của VIMEDIMEX giai đoạn 2007 – 2009
(Đơn vị: USD)
Năm 2007 | Năm 2008 | Năm 2009 | |
Thuốc tân dược | 17263510 | 20080849 | 29564105 |
Nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược | 11500 | 64453 | 153550 |
(Nguồn: VIMEDIMEX (2007,2008,2009), Báo cáo hoạt động nhập khẩu hàng hóa)
Sơ đồ 2.4: Kim ngạch nhập khẩu tân dược giai đoạn 2007 – 2009
Kim ngạch nhập khẩu thuốc tân dược giai đoạn
2007 - 2009
30000000
25000000
20000000
USD 15000000
10000000
5000000
0
29177105
17263510
20080849
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
(Nguồn: VIMEDIMEX (2007,2008,2009), Báo cáo hoạt động nhập khẩu hàng hóa)
Kim ngạch nhập khẩu tân dược vẫn tăng đều qua các năm nhưng có thể nhận thấy rằng tốc độ tăng không cao. Lý do cho hiện tượng trên có thể kể đến đó là do sự phát triển của công nghiệp sản xuất dược phẩm trong nước. Những năm trước đây, đặc biệt trong giai đoạn những năm 2004 – 2005, kim ngạch nhập khẩu tân dược của công ty có sự gia tăng mạnh mẽ vì khi đó công nghiệp dược chưa phát triển. Tân dược dùng trong các cơ sở y tế và tân dược được bán tại các đại lý chủ yếu là tân dược nhập khẩu. Tuy nhiên những năm trở lại đây, kim ngạch nhập khẩu tân dược của công ty và của các đơn vị kinh doanh nhập khẩu khác mặt dù vẫn tăng tuy nhiên tốc độ tăng không mạnh mẽ do các công ty dược được sự đầu tư của Đảng và Nhà nước đã sản xuất được nhiều mặt hàng thuốc đạt tiêu chuẩn quốc tế. Do vậy các mặt hàng này được ưu tiên sử dụng hàng trong nước hơn là hàng nhập khẩu.
Sơ đồ 2.5: Kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược giai đoạn 2007 – 2009
11500
Kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thuốc tân
dược giai đoạn 2007 - 2009
200000
150000
USD 100000
153550
50000
64453
0
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
(Nguồn: VIMEDIMEX (2007,2008,2009), Báo cáo hoạt động nhập khẩu hàng hóa)
Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược có sự gia tăng đột biến bất chấp nền kinh tế thể giới có sự biến động mạnh. Năm
2008 tăng 40,6 lần so với kim ngạch năm 2007 và năm 2009 tăng 2,4 lần so với năm 2008. Hiện nay, ngành sản xuất tân dược trong nước vẫn phụ thuộc trên 90% vào nguyên liệu nhập khẩu. Đó cũng là lý do tại sao công ty tăng cường, đẩy mạnh nhập khẩu mặt hàng này và cũng hoàn toàn dễ hiểu tốc độ gia tăng mạnh mẽ của kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược. Có thể nói rằng, với tiềm năng như vậy, trong thời gian tới, nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược sẽ mang lại hiệu quả kinh tế to lớn cho công ty. Cũng không thể phủ nhận rằng hoạt động nhập khẩu tân dược và nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược đang có hiệu quả tốt.
2. Phân tích và đánh giá tình hình nhập khẩu theo cơ cấu mặt hàng
Thực tế trong nhiều năm qua cho thấy, trong hoạt động kinh doanh của VIMEDIMEX, hoạt động nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Nhập khẩu tăng đều qua các năm và do đó có thể nhận thấy rằng cơ cấu nhóm hàng và cơ cấu hàng nhập khẩu cũng tăng nhanh.
Bảng 2.5: Cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu của VIMEDIMEX 2007 – 2009
(Đơn vị: USD)
Năm 2007 | Năm 2008 | Năm 2009 | ||||
KN | Tỷ trọng % | KN | Tỷ trọng % | KN | Tỷ trọng % | |
Tổng NK hàng hóa | 28211493 | 100 | 36430704 | 100 | 47471433 | 100 |
Nhóm nguyên liệu | 6291397 | 22,30 | 6331465 | 17,38 | 7504420 | 15,81 |
Nhóm thành phẩm | 17870827 | 63,34 | 23464669 | 64,41 | 31225915 | 65,78 |
Nhóm thiết bị y tế | 3139326 | 11,13 | 4826196 | 13,25 | 6720136 | 14,16 |
Nhóm hàng khác | 909943 | 3,23 | 1808374 | 4,96 | 2020873 | 4,25 |
(Nguồn: VIMEDIMEX (2007,2008,2009), Báo cáo hoạt động nhập khẩu hàng hóa)
VIMEDIMEX là doanh nghiệp kinh doanh hoạt động xuất nhập khẩu trong nhiều lĩnh vực tuy nhiên tập trung chủ yếu vào lĩnh vực y tế, cụ thể là kinh doanh nhập khẩu tân dược thành phẩn, nhóm nguyên liệu và trang thiết bị y tế. Hàng năm, kim ngạch nhập khẩu các nhóm mặt hàng này đều tăng trưởng đều đặn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên thị trường nội địa. Trong cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu thì nhóm thành phẩm và nhóm nguyên liệu có kim ngạch cao nhất, tỷ trọng trong tổng kim ngạch nhập khẩu luôn tăng qua các năm 2007 – 2009.Trong phạm vi bài nghiên cứu, người nghiên cứu tập trung làm rõ cơ cấu mặt hàng nhập khẩu thuốc tân dược và nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược.
Bảng 2.6: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu thuốc tân dược giai đoạn 2007 – 2008
(Đơn vị: USD)
Năm 2007 | Năm 2008 | |||
Kim ngạch | % | Kim ngạch | % | |
Tân dược | 17263510 | 100 | 20080849 | 100 |
Kháng sinh | 4331693 | 21 | 5779720 | 28 |
Hạ sốt, giảm đau, chống viêm | 1522684 | 8 | 986666 | 5 |
Tim mạch | 349394 | 2 | 355372 | 2 |
Tiêu hóa | 1224501 | 6 | 1524668 | 8 |
Vitamin | 1398936 | 7 | 1484558 | 7 |
Dịch truyền | 6770505 | 33 | 4210922 | 21 |
Loại khác | 4665797 | 23 | 5828943 | 29 |
(Nguồn: VIMEDIMEX (2007,2008), Báo cáo hoạt động nhập khẩu hàng hóa)
Tân dược và một bộ phận có kim ngạch nhập khẩu và tỷ trọng nhập khẩu cao trong nhóm thành phẩm. Đây có thể xem như mặt hàng nhập khẩu chủ lực của công ty, mang lại doanh thu lớn cho công ty. Năm 2007 và 2008, công ty về cơ bản nhập khẩu với cơ cấu mặt hàng giống nhau. Công ty tập trung chính vào 7 mặt hàng có khả năng tiêu thụ cao ở trong nước. Mặt hàng có kim ngạch nhập
khẩu cao nhất là dịch truyền, trong năm 2007, dịch truyền chiếm 33% tỷ trọng nhập khẩu tân dược. Vẫn giữ được đà tăng trưởng, năm 2008 đạt tỷ trọng là 21%. Tiếp theo mặt hàng dịch truyền là mặt hàng Vitamin. Theo đánh giá của các nhân viên xuất nhập khẩu trong phòng đây là mặt hàng có khả năng tiêu thụ rất cao trong nước và có nhiều đơn đặt hàng nhập khẩu từ phía các doanh nghiệp trong nước, dự báo mặt hàng này có khả năng tăng cao ở các năm tới.
Sơ đồ 2.6: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu tân dược năm 2007
Kháng sinh
Hạ sốt, giảm đau, chống viêm
Tim mạch
Tiêu hóa Vitamin Dịch truyền
Loại khác
Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu tân dược năm 2007
23%
21%
8%
2%
6%
33%
7%
(Nguồn: VIMEDIMEX (2007), Báo cáo hoạt động nhập khẩu hàng hóa)
Trong cơ cấu mặt hàng tân dược nhập khẩu kháng sinh và hạ sốt, giảm đau chống viêm là các mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu cao nhất. Đây là những mặt hàng thiết yếu, phục vụ cho hầu hết các đối tượng khách hàng, không chỉ là người tiêu dùng đơn lẻ, đại lý mà còn cả các bệnh viện. Mặc dù các loại thuốc trên ngành công nghiệp dược trong nước đã sản xuất được với khối lượng lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên thị trường nội địa nhưng do nhiều lý do khác nhau mà các loại thuốc tân dược nhập khẩu nói trên vẫn được ưa chuộng hơn. Nguyên nhân có thể kể đến đó là thói quen tiêu dùng kháng sinh ngoại ăn sâu vào tiềm thức của người dân. Và cũng phải nói đến một nguyên nhân quan trọng đó là giá cả. Tuy giá cả kháng sinh nội rẻ hơn nhưng biến động không ngừng. Kinh doanh mặt hàng này mang lại nhiều rủi ro cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Do vậy kháng sinh, hạ sốt, giảm đau kháng viêm ngoại vẫn được công ty ưu tiên nhập khẩu nhiều.
Sơ đồ 2.7: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu tân dược năm 2008
Kháng sinh
Hạ sốt, giảm đau, chống viêm
Tim mạch
Tiêu hóa
Vitamin Dịch truyền
Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu tân dược năm 2008
29%
28%
5%
21%
2%
7%
8%
(Nguồn: VIMEDIMEX (2008), Báo cáo hoạt động nhập khẩu hàng hóa)
Năm 2009 được đánh giá là năm khó khăn đối với nền kinh tế nói chung và của mọi doanh nghiệp nói riêng. Nhưng có thể nói rằng, năm 2009 lại được đánh giá là năm thành công của Vimedimex. Nền kinh tế diễn biến khó lường, lạm phát, nhu cầu giảm nhưng công việc kinh doanh của công ty vẫn diễn ra suôn sẻ. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu thuốc tân dược không bị bó hẹp mà lại có sự mở mang theo chiều hướng có lợi cho công ty. Bên cạnh các mặt hàng truyền thống, mang lại nhiều lợi nhuận như năm 2007 và năm 2008, công ty nhập thêm nhiều mặt hàng tân dược mới đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Nếu như năm 2007 và năm 2008, cơ cấu mặt hàng chỉ dừng lại ở con số 7 thì năm 2009, công ty nhập tới 17 mặt hàng. Một số mặt hàng nhập khẩu thêm phải kể đến như dị ứng, da liễu, gây mê hồi sức, ký sinh trùng, sản, thần kinh… Năm 2009 đánh dấu sự sụt giảm đáng kể của thuốc tiêu hóa mặc dù đây là loại thuốc thiết yếu. Giải thích cho nguyên nhân trên chính là do ngành công nghiệp dược sản xuất thuốc tiêu hóa trong nước đã thu được những thành công lớn khiến cho đơn đặt hàng nhập khẩu loại thuốc này giảm đi rõ rệt.