Kiến Nghị Với Ủy Ban Giám Sát Tài Chính Quốc Gia

diễn ra chậm trễ khiến cho các ngân hàng yếu kém phát sinh nhiều sai phạm

không những khắc phục chậm mà còn tiếp tục làm cho sai phạm trầm trọng hơn. Sau thanh tra, các cơ quan thanh tra của NHNN cũng như chi nhánh các NHNN tại

địa phương cần phải tích cực làm việc với các ngân hàng bị

thanh tra để

hoàn

thiện và khắc phục các sai phạm theo kết luận thanh tra với hạn định thời gian cụ thể rõ ràng và phải có biện pháp xử lý kịp thời khi không khắc phục được.

Trong công tác thanh tra giám sát ngân hàng cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan để đưa ra các kết luận thanh tra chính xác khách quan, không chồng chéo giữa nội dung thanh tra của các cơ quan khác nhau như thanh tra chính phủ, kiểm toán nhà nước, thanh tra thuế. Công tác thanh tra cần có sự đào tạo bồi dưỡng thường xuyên trên cơ sở cập nhật các văn bản pháp luật liên quan và phối hợp hợp tác với các bộ ngành khác cũng như học hỏi kinh nghiệm của các tổ chức tài chính thế giới áp dụng các nội dung thanh tra theo chuẩn mực quốc tế.

3.3.3 Kiến nghị với Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia


Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia cần chuẩn hóa chế độ công khai thông tin

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 254 trang tài liệu này.

của các định chế tài chính. Để có nguồn thông tin phục vụ cho giám sát, Ủy ban thu thập thông tin thông qua 3 kênh chủ yếu: các định chế tài chính báo cáo trực tiếp cho

Ủy ban theo mẫu biểu của Ủy ban, đề nghị các Bộ ngành liên quan báo cáo theo kênh

Nâng cao chất lượng tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 1669220937 - 27

của các cơ quan báo cáo cho nhau và khai thác các kênh thông tin quốc tế, nối mạng với các tổ chức tài chính, các cơ quan giám sát quốc tế để cung cấp được rộng hơn và tiếp cận với tình hình Việt Nam từ bên ngoài. Vì vậy, tính chuẩn hóa trong chế độ công khai thông tin sẽ giúp cho Ủy ban có đầy đủ nguồn thông tin phục vụ cho quá trình phân tích dự báo. Trên cơ sở các thông tin nhận được từ các kênh, báo cáo và thông qua công tác phân tích uỷ ban cần công bố kịp thời các cảnh báo và các nguy cơ gây mất an toàn anh ninh tài chính quốc gia, cảnh báo đối với các ngân hàng thương mại cổ phần, trên cơ sở các cảnh báo đó, các NHTMCP cần điều chỉnh trong hoạt động kinh doanh của mình.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Để thực hiện nội dung và mục tiêu nghiên cứu của đề tài, trong chương 3 tác giả đã hoàn thành các nội dung chính sau đây:

Một là: Chỉ rõ nhưng cơ hội và thách thức để nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế trong thời đại công nghệ 4.0. Những tín hiệu tích cực như công nghệ hiện đại giúp các ngân hàng không chỉ đẩy mạnh được hoạt động kinh doanh, giảm chi phí giao dịch mà còn tăng tính bảo mật, giao dịch minh bạch và an toàn hơn với những công nghệ mới . Bên cạnh đó, luận án cũng chỉ ra những thách thức khó khăn cho ngân hàng để nâng cao chất lượng tín dụng trong thời đại công nghệ 4.0 như: hệ thống ngân hàng truyền thống phức tạp, chi phí đầu tư công nghệ bị hạn chế, cạnh tranh từ các công ty tài chính công nghệ,...

Hai là: Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam đến năm 2030

Ba là: Trên cơ sở thực trạng CLTD của các NHTMCP đã đánh giá ở chương 2 và định hướng hoạt động ở chương 3, luận án đã đưa ra một số các giải pháp đối với

các NHTMCP trong việc nâng cao

CLTD như:

Tăng cường mở

rộng

nguồn

vốn,

nâng cao hệ số an toàn vốn đáp ứng tiêu chuẩn Basel 2, Xử lý nợ xấu, Hoàn thiện chiến lược và chính sách tín dụng, Quản lý rủi ro tín dụng, Nâng cao chất lượng công tác kiểm soát nội bộ và quản lý khoản vay, Nâng cao chất lượng Cán bộ tín dụng, Xây dựng hệ thống công nghệ ngân hàng, thông tin tín dụng

Bốn là: Bên cạnh những giải pháp từ phía các NHTMCP, luận án còn trình bầy một số kiến nghị với NHNN, Chính Phủ cũng như các Cơ quan Bộ ngành liên

quan nhằm hỗ

trợ

các NHTMCP trong việc nâng cao CLTD. Các kiến nghị

này

trọng tâm vào việc tháo gỡ những vướng mắc và tăng cường vai trò quản lý giám sát nhà nước đối với các NHTMCP. Cùng với những nỗ lực từ phía các NHTMCP, những kiến nghị được coi là điều kiện cần và đủ đối với NHTMCP trong việc nâng cao CLTD, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.


KẾT LUẬN LUẬN ÁN

Tín dụng

là hoạt

động

chủ yếu

và quan trọng nhất

trong hoạt động kinh

doanh của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Đây là hoạt động mang lại nguồn thu nhập lớn cho các ngân hàng nhưng vẫn còn nhiều chứa đựng khá nhiều rủi ro, do đó các ngân hàng cần quan tâm đúng mức đến các vấn đề về an toàn vốn tín dụng, hiệu quả cho vay và phát triển bền vững ngân hàng. Chất lượng tín dụng của ngân hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự lớn mạnh của một ngân hàng. Chất lượng tín dụng càng cao thì mức độ rủi ro trong hoạt động ngân hàng càng thấp và năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại trên thị trường được

nâng lên. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm biện pháp, cách thức nhằm nâng cao chất

lượng tín dụng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, công nghệ 4.0 là một đòi hỏi mang tính cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với các ngân hàng thương mại cổ phần

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, bám sát với mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của, luận án đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản như sau:

Một là: Hệ thống hóa những lý luận về chất lượng tín dụng của các Ngân hàng thương mại. Luận án đã đưa ra quan điểm riêng về tín dụng và chất lượng tín dụng của các Ngân hàng thương mại. Với những phân tích và lập luận, luận án đã chỉ ra những điểm đặc thù, các tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng của các Ngân hàng thương mại. Đặc biệt, luận án đã phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng Ngân hàng thương mại, nội dung này sẽ tạo cơ sở cho những phân tích đánh giá ở chương 2 cũng như các giải pháp đề cập trong chương 3.

Hai là: Luận án nghiên cứu kinh nghiệm của ngân hàng một số nước khu vực và trên thế giới, đồng thời rút ra bài học trong việc nâng cao chất lượng tín dụng như thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu hay tăng quy mô vốn tự có của các Ngân hàng thương mại dưới những định hướng của ngân hàng trung ương.

Ba là: Luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2014­ 2018. Tác giả sử dụng

phần

mềm SPSS 20.0 để phân tích tác động của

các nhân tố đến chất lượng tín

dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam dựa vào mức độ đánh giá của cán bộ tín dụng tại các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, từ đó đưa ra được hàm hồi quy như sau:

Chất lượng tín dụng = 0,296 Chiến lược và chính sách tín dụng + 0,238 Tổ chức và quản trị điều hành + 0,223 Quản lý rủi ro tín dụng + 0,182 Kiểm soát nội bộ + 0,121 Cán bộ tín dụng + 0,11 Công nghệ thông tin

Bên cạnh đó Luận án chỉ ra kết quả đạt được, hạn chế về chất lượng tín dụng của các Ngân hàng thương mại cổ phần. Hơn nữa, luận án đã phân tích nguyên nhân gây nên những ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của các Ngân hàng thương mại cổ phần trong giai đoạn khảo sát nghiên cứu.

Bốn là: Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín

dụng của các Ngân hàng thương mại cổ phần hiện nay định hướng đến năm 2030. Các giải pháp này được xây dựng dựa trên nền tảng lý luận cũng như thực tiễn hoạt động của các Ngân hàng thương mại cổ phần

Để hoàn thành được luận án tiến sĩ, Nghiên cứu sinh xin chân thành gửi lời cảm ơn tới thầy PGS.TS Hà Minh Sơn và cô TS. Nguyễn Hồ Phi Hà đã nhiệt tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi, luôn động viên và giúp đỡ tôi trong công

tác nghiên cứu và hoàn thiện Luận án. Đồng thời, tôi cũng xin chân thành gửi tới

toàn thể các thầy, cô giáo của Học viện Tài chính, các nhà khoa học phản biện và các thầy, cô giáo đã tham gia giảng dạy, góp ý, chỉnh sửa để luận án của tôi được hoàn thiện hơn

Tôi xin cám ơn

các đồng

chí lãnh đạo,

cán bộ công tác tại

các ngân hàng

thương mại cổ phần Việt Nam đã hỗ trợ tôi về tài liệu, số liệu để nghiên cứu, dành

thời gian cho ý kiến đối với các phiếu khảo sát của tôi. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ

lòng biết

ơn tới

các đồng

nghiệp,

bạn

bè và gia đình đã luôn động viên, chia sẻ

và tạo điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành Luận án của mình.

Trân trọng cám ơn!

DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Dương Thị Hoàn (2017), “Tác động của Hiệp ước Basel 2 tới hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, số 39, tháng 4 năm 2017, tr.108­112

2. Dương Thị Hoàn (2018), “Áp dụng hiệp ước Hiệp ước Basel 2 trong nâng cao chất lượng tín dụng tại các NHTMCP Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán, số 6 (179) năm 2018, tr.48­55

3. Dương Thị Hoàn (2019), “Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, số 50, tháng 2 năm 2019, tr.118­122

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tài liệu tiếng Việt

1. Hà Thị Mai Anh (2015), Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính

2. Nguyễn Tuấn Anh (2011),

Quản trị

rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân

3. Đồng Trung Chính (2013), Chất lượng dịch vụ tín dụng tại ngân hàng thương

mại

cổ phần

Công thương

Việt

Nam, Luận án tiến sĩ

kinh tế,

Đại học Thái

Nguyên

4. Chính phủ (2018), Quyết định 986/QĐ­TTg về Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

5. Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú Hưng, Cập nhật kết quả kinh doanh ngành Ngân hàng (2018)

6. Nguyễn

Đăng Dờn

(2010), Quản

trị ngân hàng thương

mại

hiện

đại,

Nhà

xuất bản Phương Đông

7. Phạm Ngọc Dũng, Đinh Xuân Hạng (2011), Giáo trình Tài chính tiền tệ, Nxb Tài chính

8. Trần Văn Dự (2010), Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay hộ sản

xuất

tại

các Ngân hàng Nông nghiệp

và Phát triển

nông thôn khu vực

đồng bằng Bắc

bộ, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng

9. Nguyễn Như Dương (2018), Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính

10. Đại học Kinh tế quốc dân (2017), Áp dụng Basel 2 trong quản trị rủi ro của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam: cơ hội, thách thức và lộ trình thực hiện, Hội thảo Khoa học Quốc gia

11. Nguyễn Thị Thu Đông (2012), Nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong quá trình hội nhập, luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân

12. Phan Thị Thu Hà (2012), Quản trị ngân hàng thương mại, nhà xuất bản Giao thông vận tải

13. Nguyễn Quang Hiện (2016), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính

14. Đinh Thu Hương và Phan Đăng Lưu

(2014), Hoàn thiện mô hình tổ

chức

quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập quốc tế, Tạp chí Ngân hàng, số 5

15. Fredric S.Mishkin (1994), The Economic of Money, Banking and Finacial Markets, bản dịch tiếng Việt, tr.8, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà nội.

16. Bùi Trung Kiên (2015), Mô hình nghiên cứu và kiểm định sự tin cậy thang đo lường trong mô hình nghiên cứu, Nghiencuudinhluong.com

17. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ­NHNN của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng

18. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư số 02/2013/TT­NHNN ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

19. Lê Thị Kim Nhung và Lê Nam Long (2017), Cơ hội và thách thức đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập sâu vào AEC và TPP, tạp chí Ngân hàng, số 11

20. Ngân hàng nhà nước

khai nhiệm vụ kế hoạch

Việt

Nam (2014­2018), Báo cáo tổng

kết

và triển

21. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, sbv.gov.vn, mục Thống kê

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/11/2022