được. Một môi trường pháp lý hoàn chỉnh tạo điều kiện tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh thuận tiện và hiệu quả, và tạo ra cơ sở pháp lý để giải quyết các vấn đề khiếu nại
Môi trường pháp lý bao gồm hệ thống luật pháp đầy đủ, các văn bản của Nhà nước ban hành liên quan đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nền kinh tế càng phát triển thì hệ thống các văn bản này càng phải hoàn chỉnh để bắt kịp sự
phát triển đó. Hệ thống các văn bản pháp luật của hoạt động ngân hàng nói
chung và hoạt động tín dụng nói riêng có tác động hết sức mạnh mẽ tới sự rủi ro trong hoạt động tín dụng hay bảo toàn vốn mà ngân hàng bỏ ra, trong điều kiện các chủ thể tham gia quan hệ tín dụng tuân thủ đúng các văn bản pháp luật thì quan hệ tín dụng mới đem lại lợi ích cho các bên tham gia.
Năm là: Môi trường chính trị
Một nền chính trị ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng được diễn ra an toàn và đảm bảo. Môi trường chính trị lành mạnh và ổn định tạo niềm tin cho các nhà kinh doanh an tâm mở rộng đầu tư sản xuất từ đó nguồn tín dụng ngân hàng mới là nguồn tài trợ có hiệu quả. Từ đó các ngân hàng cũng yên tâm giải ngân vốn cho nền kinh tế, không lo các rủi ro đạo đức có thể xảy ra. Nếu chính trị bất ổn, các chính sách của Nhà nước thiếu sự nhất quán và nhiều xung đột sẽ gây bất lợi đối với sự phát triển kinh tế và ảnh hưởng xấu đến hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Sáu là: Môi trường tự nhiên
Đây là nhân tố gián tiếp ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của ngân hàng cũng như chất lượng của nền kinh tế. Việt Nam là đất nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thiên tai hỏa hoạn, bệnh dịch thường xuyên xảy ra. Điều kiện khí hậu có ảnh hưởng lớn đến một số ngành, đặc biệt là những ngành có liên quan đến nông nghiệp, thủy sản, hàng hải,… Vì thế, việc đầu tư vào những ngành này có thể dẫn đến những rủi ro do môi trường tự nhiên gây ra, làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng ngân hàng.
1.2.4 Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại
Chất
Có thể bạn quan tâm!
- Nhóm Chỉ Tiêu Thể Hiện Khả Năng Sinh Lời Từ Hoạt Động Tín Dụng
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Tín Dụng Của Ngân Hàng Thương Mại
- Mô Hình “3 Vòng Kiểm Soát” Rủi Ro Tínhdàụnng Củarnhtm
- Bài Học Rút Ra Trong Công Tác Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Đối Với Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam
- Số Điểm Giao Dịch Của Các Nhtmcp Việt Nam Tính Đến
- Thực Trạng Chất Lượng Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam
Xem toàn bộ 254 trang tài liệu này.
lượng
tín dụng
là một
chỉ tiêu kinh tế tổng
hợp,
có ý nghĩa quan
trọng đối với quản lý vĩ mô và vi mô.
1.2.4.1 Phương diện quản lý vĩ mô
Nâng cao CLTD của NHTM là cơ sở để thực hiện tốt chức năng trung gian TD trong nền kinh tế. CLTD đảm bảo là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư,
góp phần
điều
hòa vốn
trong nền
kinh tế.
Thông qua điều
hòa vốn
để giải
quyết cung cầu về vốn trong nền kinh tế.
Nâng cao CLTD của NHTM đảm bảo là cơ sở để NHTM thực hiện tốt
chức
năng trung gian thanh toán, thúc đẩy
sản
xuất,
lưu
thông hàng hóa phát
triển, tiết kiệm chi phí lưu thông cho xã hội và ổn định lưu thông tiền tệ, tạo
điều kiện phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.
Chất lượng tín dụng NHTM có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản
xuất và lưu thông hàng hoá dịch vụ, giải quyết công ăn việc làm, khai thác có
hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế,… Hoạt động cho vay có chất lượng sẽ
kiểm soát lạm phát, ổn định tiền tệ, thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng kinh tế phát
triển bền vững.
Thông qua chất lượng tín dụng NHTM, các nhà hoạch định chính sách nhà nước và nhà quản lý tiền tệ ngân hàng xây dựng các mục tiêu chung của
nền kinh tế và các mục tiêu riêng của hoạt động tín dụng trong từng thời kỳ.
Nâng cao CLTD đồng
nghĩa với
việc
giải
quyết
tốt
mối
quan hệ giữa
tăng
trưởng tín dụng với tăng trưởng kinh tế.
1.2.4.2 Phương diện quản lý vi mô
Thứ nhất, đối với ngân hàng thương mại
Đứng
trên phương
diện
của
NHTM, nâng cao chất
lượng
tín dụng
thường quan tâm tới hai nội dung sau:
Cung cấp hệ thống sản phẩm tín dụng tốt cho khách hàng
Một sản phẩm tín dụng tốt là phải thoả mãn kịp thời, đúng lúc các nhu cầu
về vốn
của
KH cả về quy mô, kỳ hạn,
lãi suất,…
nhưng
vẫn
đảm
bảo
quy
trình cho vay được
xây dựng
mang tính khoa học,
các thủ tục
đơn
giản. Bên
cạnh đó sản phẩm tín dụng tốt còn thể hiện các chính sách hỗ trợ KH đi kèm theo
khoản
cấp
tín dụng
như: dịch
vụ thanh toán, tư vấn tài chính, chăm sóc khách
hàng,…Thông qua cung cấp
hệ thống
sản
phẩm
tín dụng
tốt,
sẽ tạo
được uy
tín của KH đối với ngân hàng, góp phần tăng quy mô khách hàng, tăng trưởng tín dụng nhưng vẫn đảm bảo được nguyên tắc an toàn vốn và sinh lời
Hạn chế rủi ro tín dụng trên cơ sở xác định và kiểm soát được các rủi
ro.
Trong nền kinh tế thị trường hoạt động kinh doanh của khách hàng luôn
đối mặt với các rủi ro trong sản xuất kinh doanh từ đó
ảnh
hưởng
đến
CLTD
ngân hàng. Vì vậy
rủi
ro của
khách hàng cũng là rủi
ro cho ngân hàng. Hoạt
động cho vay của NHTM là loại hình kinh doanh đặc biệt tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nâng cao CLTD là cơ sở cho NHTM thu thập thông tin về KH, phân tích
KH trên các chỉ tiêu định
tính và định
lượng
để xác định
chính xác về tình
trạng
của
khách hàng; xử lý thông tin và xác định
nguy cơ đối
với
KH. Qua
đó CBTD dễ dàng trong việc
phân loại KH, thu thập
thông tin và quản
lý hồ
sơ. Tương ứng với mức độ tín nhiệm của từng KH, là cơ sở để NHTM quy định
cụ thể về cấp tín dụng và giám sát cho vay, đề ra chính sách tín dụng phù hợp
như:
hạn
mức
tín dụng,
lãi suất,
phí; đảm
bảo
tiền
vay; thời
hạn
cho vay;
chính sách KH để mở rộng
và giữ KH tốt
và thu hẹp
cho vay đối
với khách
hàng xấu; phát hiện và đối phó kịp thời những khoản tín dụng có vấn đề.
Nâng cao CLTD là cơ sở để NHTM phân loại
dư nợ,
trích lập dự
phòng chung và dự phòng cụ thể theo từng món vay; phân chia giới hạn rủi ro
hoặc phân tán rủi ro theo từng ngành nghề kinh doanh đối với từng đối tượng
KH phù hợp với xu thế phát triển và mức độ tăng trưởng tại mỗi địa phương;
Dự đoán yếu tố môi trường kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh như lạm phát, chính trị, tỷ giá hối đoái … là cơ sở phòng ngừa, hạn
chế và xử lý rủi ro, đảm bảm hoạt động kinh doanh của NH an toàn hiệu quả.
Nâng cao CLTD là cơ sở để NHTM xây dựng hệ thống quản lý hoạt động tín dụng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh doanh của NHTM phù hợp với các quy định của NHNN, với đặc điểm KH và theo thông lệ quốc tế. Đồng thời giúp NHTM đưa ra các chính sách tín dụng phù hợp trong từng giai đoạn cụ thể. Vì vậy, hạn chế RRTD dựa trên cơ sở xác định và kiểm soát được các rủi ro khi cung cấp khoản tín dụng là mục tiêu chính không thể thiếu trong công tác nâng cao chất lượng tín dụng.
Thứ hai, đối với khách hàng
Thông qua công tác quản
lý nâng cao CLTD của
NHTM đã giúp KH rút
ngắn
thời
gian thẩm định và phê duyệt các khoản vay; tạo
điều kiện cho các
KH kịp thời tiếp
cận
các cơ hội
kinh doanh. Trên cơ sở đánh giá chất
lượng
của từng khoản vay ở mỗi khách hàng, giúp cho KH thỏa thuận với NHTM có
thể đưa
ra các điều
kiện
vay vốn
phù hợp
như: mức
lãi suất,
kỳ hạn
vay và
trả nợ, bảo đảm tiền vay... Bên cạnh, đánh giá chất lượng khoản vay của KH thường xuyên, NH có được cơ sở dự liệu thông tin về KH được cập nhật, đánh giá thương xuyên giúp cho ngân hàng có thể trở thành nhà tư vấn hiệu quả cho các khách hàng trong hoạt động SXKD.
1.3 Kinh nghiệm quốc tế về nâng cao chất lượng tín dụng và bài học rút ra cho các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam
1.3.1 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên thế giới
1.3.1.1 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng của Citibank – Mỹ
Để nâng cao chất lượng tín dụng, Citibank đã có những biện pháp sau:
Thứ nhất, Citibank có sự phân định rõ chức năng các ban trong cơ cấu tổ chức có liên quan đến quy trình tín dụng:
Ban lãnh đạo: Đây là bộ phận có quyền quyết định cao nhất của
Citibank. Ban lãnh đạo phân bổ nguồn vốn, điều hành hoạt động của cả ngân hàng trong đó có hoạt động tín dụng. Ban lãnh đạo có trách nhiệm đề ra mức rủi ro của ngân hàng; đề ra những mục tiêu chiến lược và các quy định chung sử dụng trong toàn ngân hàng; kiểm tra lại quyết định cấp tín dụng của các cán bộ tín dụng nếu thấy nghi ngờ có khả năng gây ra thiệt hại về vật chất, hoặc ảnh hưởng tới uy tín của ngân hàng.
Ban hoạch định chính sách tín dụng: Ban này phải chịu trách nhiệm trong việc duy trì một hình thức QTRRTD hoàn chỉnh, có hiệu quả; tham gia vào việc lập kế hoạch đầu tư gián tiếp, dự đoán những tổn thất tín dụng; thiết lập các chính sách và tiêu chuẩn tín dụng phù hợp với luật, với quy định chung của ngân hàng; xem xét và chỉnh sửa chính sách tín dụng nếu xét thấy chúng có thể gây ra
rủi ro bất thường; xem xét trao quyền cấp tín dụng cho những cán bộ có đủ năng
lực; lập các báo cáo về đầu tư gián tiếp, tập trung đánh giá chất lượng các thông tin rủi ro, tiến trình xử lý rủi ro đối với tất cả các trường hợp quá hạn mức tín dụng cho phép.
Ban quản trị hạn mức tín dụng: Những người quản trị hạn mức tín dụng có nhiệm vụ điều hành và phát triển các kế hoạch kinh doanh, xem xét và thông qua các khoản tín dụng, chịu trách nhiệm về chất lượng của khoản tín dụng đó.
Những người quản trị hạn mức tín dụng còn có trách nhiệm phát triển chiến
lược kinh doanh, xét và duyệt cho vay các chương trình tín dụng, quản trị đầu tư gián tiếp và kiểm tra chất lượng, sửa chữa các thiếu sót khi cần.
Ban đánh giá rủi ro kinh doanh: Nhân viên của ban này ít nhất phải có 10 năm làm việc về nghiệp vụ tín dụng và luân phiên nhau làm trong ban theo yêu cầu phát triển nghiệp vụ. Ban này thực hiện việc đánh giá tình hình kinh doanh của các đơn vị và cung cấp thông tin rủi ro trong đầu tư gián tiếp; đánh giá sự đánh giá độc lập về các hoạt động tín dụng, về các chính sách, sự thi hành và các thủ tục trong quản trị tín dụng; phối hợp hoạt động với giám sát viên và kiểm toán viên độc lập.
Thứ hai, Citibank thực hiện đánh giá độ tin cậy của người đi vay: việc đánh giá độ tin cậy của người đi vay tập trung vào những điểm chủ yếu theo truyền thống "Tín dụng 5 chữ C" như sau:
Character of management: Năng lực quản trị của người vay;
Financial capacity of the venture: Năng lực tài chính của người vay;
Collateral security: Thế chấp đảm bảo khoản vay;
Condition of the industry: Lĩnh vực mà người vay hoạt động;
Condition of terms: Các điều khoản và điều kiện tín dụng.
Thứ ba, Citibank có sự phân biệt giữa quyền cấp TD và quyền phê duyệt:
Quyền cấp tín dụng được ủy nhiệm cho cán bộ tín dụng dựa trên năng lực và tư cách, kỹ năng và kinh nghiệm nghề nghiệp, trình độ học vấn và đào tạo của nhân viên, chứ không dựa vào chức vụ của cá nhân đó trong ngân hàng.
Quyền phê duyệt: Ở Citibank, việc cấp tín dụng không do một người quyết định, mà được quyết định bởi 3 cán bộ tín dụng, những người chịu trách
nhiệm về cho vay và phải thông qua các chương trình tín dụng hay giao dịch tín dụng riêng lẻ.
Thứ tư, Citibank xây dựng mô hình tổ chức quản trị rủi ro theo mô hình tập trung. Hoạt động quản trị rủi ro được tập trung tại Hội sở chính và chia thành 3 bộ phận chức năng: Bộ phận tác nghiệp, bộ phận quản trị rủi ro, bộ phận quản trị nợ
1.3.1.2 Kinh nghiệm Quốc
nâng cao CLTD của
các ngân hàng thương mại
Hàn
Để thực hiện quá trình xử lý nợ xấu, các biện pháp đã được các ngân hàng thương mại Hàn Quốc thực hiện theo quy định của Chính phủ là:
Các ngân hàng phải phân loại nợ thắt chặt theo tiêu chuẩn quốc tế. Đầu tiên, các khoản nợ quá hạn từ 3 tháng trở lên sẽ phải xếp vào nợ xấu; Tiếp đến việc phân loại nợ được dựa trên khả năng tài chính của khách hàng vay vốn trong tương lai trong việc hoàn thành nghĩa vụ với ngân hàng; Và cuối cùng, mức độ
thắt chặt hơn khi phân loại các khoản vay có mức độ khách hàng trả được lãi vào nhóm nợ xấu.
rủi ro lớn ngay cả
khi
Cũng như nhiều quốc gia khác, Hàn Quốc tiến hành xử lý nợ xấu bằng
việc
thành lập
công ty quản
lý tài sản
Hàn Quốc
(KACOM). KACOM có
nhiệm
vụ xử lý các khoản
nợ quá hạn
thông qua bán đấu
giá. Sau cuộc
khủng
hoảng
năm 1997, KACOM được cơ cấu lại và bắt đầu thực hiện xử lý
các tài sản nợ đọng của các tổ chức tài chính và đóng góp vào sự phục hồi của
nền kinh tế Hàn Quốc. Theo luật Hàn Quốc, KACOM được quyền quyết định
thời điểm, khối lượng, phương thức mua và giá mua. Trong đó yếu tố giá mua
là quan trọng
nhất
trong việc
mua nợ tồn
đọng.
Việc
đánh giá thực
trạng sau
khi mua, KACOM sẽ tự thực hiện hoặc nhờ các đơn vị trung gian khác và việc đưa ra chính xác xử lý tài sản sẽ phụ thuộc vào việc đánh giá thực trạng.
Công ty quản lý tài sản Hàn Quốc (KACOM) ưu tiên mua các khoản nợ mà dễ dàng chuyển giao quyền thu nợ, các khoản nợ giúp các tổ chức tài chính
khôi phục lại hoạt động và hình ảnh trước công chúng và các khoản cho vay
đồng tài trợ. Các khoản nợ mà KACOM mua lại gồm 6 nhóm: Nợ thông thường có bảo đảm (Chiếm 17,9%); Nợ thông thường không có bảo đảm (5,8%); Nợ đặc biệt có bảo đảm (32,2%); Nợ đặc biệt không có bảo đảm (10,6%); Nợ của
tập đoàn Daeiwoo (32%) và nợ được gia hạn lại (1,5%). Khoản nợ xấu được
định giá dựa trên khả năng thu hồi, tài sản đảm bảo và phương pháp định giá được thay đổi tùy theo từng thời kỳ.
Sau khi mua nợ xấu, KACOM sẽ nhóm các khoản nợ xấu này lại để phát hành các chứng khoán có bảo đảm bằng tài sản dựa trên các khoản nợ xấu đã mua hoặc bán cho các nhà đầu tư thông qua đấu giá quốc tế cạnh tranh. Luật chứng khoán có bảo đảm bằng tài sản đã được ban hành để thúc đẩy việc bán các khoản nợ cho các công ty có chức năng chứng khoán hóa các khoản nợ xấu và bán lại cho các nhà đầu tư. Hàn Quốc đã rất thành công trong việc thu hút các
nhà đầu tư
nước ngoài đầu tư
vào xử
lý nợ
xấu thông qua việc mua các trái
phiếu được bảo đảm bằng các khoản nợ xấu, cũng như mua các khoản nợ xấu thông qua đấu giá. Bên cạnh đó KACOM cũng tịch thu các tài tài sản bảo đảm của các khoản nợ để bán thu hồi lại tiền. KACOM nắm giữ các khoản nợ xấu và cố gắng tái cơ cấu nợ, tái tài trợ hay chuyển đổi thành vốn chủ sở hữu nếu công ty đó có khả năng hồi phục, giảm lãi suất, giãn nợ. Ngoài ra còn có các biện pháp khác như truy đòi lại chủ nợ ban đầu của nợ xấu, bán nợ cho công ty quản lý tài sản, công ty tái cơ cấu doanh nghiệp để mua lại cổ phiếu của những công ty này và tiến hành tái cơ cấu lại hoạt động của công ty.
Nguyên tắc xử lý nợ xấu của KACOM là: xử lý nhanh với giá trị thu hồi
cao nhất.
Quá trình phát mại
tài sản
rõ ràng và mua bán công bằng.
Đối
với
những tài sản có giá trị nhỏ và dễ bán, KACOM thực hiện biện pháp bán càng
nhanh càng tốt.
Đối
với những
tài sản
có giá trị lớn
KACOM áp dụng
biện
pháp quảng
bá giá trị tài sản.
Các phương
thức
xử lý nợ quá hạn
được
KACOM thực hiện như sau: Phát mại tài sản trực tiếp bao gồm bán buôn danh mục tài sản, chứng khoán hoá tài sản, đấu giá, bán lẻ các khoản nợ quá hạn; Cơ cấu lại nợ bao gồm chiết khấu, điều chỉnh lãi suất, gia hạn nợ; Khôi phục lại doanh nghiệp bao gồm trợ cấp, cấp tín dụng.
1.3.1.3 Kinh nghiệm nâng cao CLTD Bangkok Bank Thái Lan
Bangkok Bank là một trong những ngân hàng trong hệ thống ngân hàng
Thái Lan có một bề dày lịch sử, và đã từng chao đảo trước sóng gió của cuộc
khủng hoảng 1997 1998. Nằm trong một thị trường tài chính đang trong giai
đoạn chuyển đổi, Bangkokbank đã và đang áp dụng mô hình QLRR theo mô hình tập trung và có sự giám sát và kiểm soát rất chặt chẽ. Đặc điểm công tác quản trị rủi ro của Bangkok Bank như sau:
Đo lường rủi ro định tính
Do nằm trong thị trường tài chính đang phát triển và nền tảng công nghệ lạc hậu, đang trong quá trình chuyển đổi, Bangkokbank sử dụng mô hình định tính thông qua việc sử dụng hệ thống các chuyên gia phân tích để đưa ra những
đánh giá về
khách hàng. Nếu như trước đây Bangkokbank không hề
quan tâm
đến dòng tiền khách hàng để nợ xấu có lúc lên đến 40% giai đoạn 19971998 thì
giai đoạn này ngân hàng đặc biệt quan tâm đến việc phân tích “dòng tiền” và
“tài sản thế chấp” của khách hàng. Ngoài ra ngân hàng còn áp dụng các phương pháp phân tích tín dụng cổ điển, phương pháp chuyên gia, cho điểm tín dụng để
đo lường rủi ro khách hàng. Với điều kiện công nghệ còn hạn chế, Bangkok
Bank đang nỗ lực tìm kiếm mô hình đo lường rủi ro định lượng phù hợp để áp dụng cho cả hệ thống ngân hàng.
Tổ chức QTRR tập trung
Với những nỗ lực trong quá trình cải cách hoạt động QTRRTD nhằm nâng cao sự an toàn và bền vững của ngân hàng, Bangkok Bank đã xây dựng mô hình tổ chức quản trị rủi ro tập trung. Ngân hàng đã tách hẳn thành 2 bộ phận độc lập nhau: Bộ phận tiếp nhận và giải quyết hồ sơ và bộ phận thẩm định. Ngân hàng đã phân loại khách hàng theo từng nhóm khác nhau: khách hàng kinh doanh, khách hàng cá nhân, từ đó, nhận ra tính chất khác nhau, làm cơ sở cho việc xác định nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận nói trên trong việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ quyết định, thẩm định.
Kiểm soát RRTD kép
Hiện tại, Bangkokbank đã dần bắt đầu áp dụng mô hình kiểm soát RRTD kép. Mô hình tín dụng kép được thể hiện qua ngoài việc kiểm soát tín dụng thông qua hệ thống kiểm soát tín dụng nội bộ của NHTM, NHTW, còn có hệ thống kiểm soát tín dụng bởi các cơ quan kiểm soát bên ngoài như Cục thông tin tín dụng được quản lý bởi các công ty tư nhân. Tất cả các ngân hàng báo cáo thông tin về Cục, sau đó Cục kết xuất thông tin chủ động thực hiện các báo cáo về