khách hàng vay và lịch sử trả nợ vay hàng tháng cho các đơn vị liên quan theo yêu cầu. Trên cơ sở đó, thông tin được công bố minh bạch, công khai, chính xác.
1.3.1.4 Kinh nghiệm nâng cao CLTD của ngân hàng ANZ Úc
ANZ là một trong những ngân hàng hàng đầu của Úc, với tài sản trị giá 507 tỷ USD vào năm 2009 và có hơn 30.000 nhân viên trên khắp các châu lục. Đặc điểm công tác QTRRTD của ANZ như sau:
Đo lường rủi ro định lượng
Do đã xây dựng được hệ thống dữ liệu tích hợp, tập trung nên ANZ có thể áp dụng mô hình đo lường tín dụng nội bộ. ANZ áp dụng mô hình này theo quy trình chung theo quy định của Basel 2. Tuy nhiên, ANZ đánh giá tiêu chí xác suất
không trả
được nợ
như
là một tiêu chí chủ
chốt để
xem mức độ
tin cậy của
người vay trong quá trình xếp hạng khách hàng. Hệ thống xếp hạng tín dụng của ANZ được thiết kế tham khảo tổ chức đánh giá mức tín nhiệm Standard & Poor, và tuân thủ các quy tắc nghiêm ngặt của Basel 2.
Tổ chức mô hình quản trị rủi ro tập trung
ANZ đo lường rủi ro theo mô hình tổ chức quản trị rủi ro tập trung. Thứ
nhất, mọi quyết định về chiến lược quản trị rủi ro của ANZ tập trung ở Hội
đồng quản trị. Thứ hai, để đảm bảo quyết định tín dụng được chặt chẽ và rõ ràng, cấu trúc của hoạt động quản trị rủi ro ở ANZ chia làm 3 bộ phận: Bộ phận kinh doanh và quan hệ khách hàng, Bộ phận Quản trị rủi ro, Bộ phận quản trị nợ. Thứ ba, đối với các khoản vay lớn thì quyết định cuối cùng được đưa ra bởi Ủy ban quản trị rủi ro và hội đồng quản trị rủi ro.
Kiểm soát RRTD kép
ANZ hoạt động trong một thị trường tài chính phát triển qua nhiều thập kỉ, do đó toàn bộ hoạt động tín dụng của ngân hàng đều được giám sát chặt chẽ qua các cổ đông và thị trường. Điều này góp phần làm tăng tính minh bạch và công khai về thông tin của ANZ.
Ngoài ra, ANZ còn chú trọng xây dựng một hệ thống kiểm soát tín dụng nội bộ toàn diện trong đó có: (i) Hệ thống cảnh báo các dấu hiệu bất thường của các khoản tín dụng được nghiên cứu và đi vào hoạt động để có thể khấc phục kịp thời tránh tổn thất xảy ra; (ii) Hoạt động "kiểm tra thử khủng hoảng" được
thực hiện định kỳ hoặc tại những thời điểm nền kinh tế có dấu hiệu bất ổn để lượng hóa rủi ro chính xác trong từng thời kỳ và có biện pháp phòng chống, dự
phòng rủi rọ, chính sách giá phù hợp; (iii) Hoạt động kiểm toán nội bộ với
phương thức kiểm tra bất ngờ đang được duy trì một cách rất hiệu quả đảm bảo tính tuân thủ tuyệt đối trong hệ thống.
1.3.2 Bài học rút ra trong công tác nâng cao chất lượng tín dụng đối với các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
Từ thực tế những kết quả đạt được trong hoạt động nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại của một số quốc gia trên thế giới, luận án rút ra
những bài học cần nghiên cứu sau:
vận
dụng
đối
với
các NHTMCP Việt
Nam như
Thứ nhất: Tách bạch và phân công rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận thực hiện nghiệp vụ tín dụng.
Thực
hiện
nghiêm túc việc
giám sát khoản
vay. Sau khi giải
ngân vốn
NHTM cần coi trọng kiểm tra, giám sát khoản vay thông qua thu thập thông tin về
khách hàng, giám sát và đánh giá xếp loại khách hàng thường xuyên, định kỳ để có biện pháp xử lý kịp thời rủi ro có thể xảy ra ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của NHTM.
Thứ hai: Thực hiện quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế
Tăng cường sử dụng phương pháp định lượng trong phân tích, đánh giá, đo
lường rủi ro tín dụng. Áp dụng
mô hình định lượng hoặc
kết hợp với mô hình
định tính để chấm điểm TD khách hàng từ đó đưa ra các quyết định cho vay.
Thứ ba: Lựa chọn mô hình quản trị rủi ro tín dụng dựa trên điều kiện cụ thể của từng ngân hàng thương mại.
Các NHTM trên thế giới rất linh hoạt trong việc lựa chọn mô hình quản trị RRTD sao cho phù hợp với điều kiện và nội lực của mình tiến tới mô hình đạt chuẩn mực quốc tế. Sự kết hợp các phương thức quản trị rủi ro rất đa dạng và thay đổi khi điều kiện thị trường thay đổi. Hơn thế nữa, việc xác định mô hình quản trị RRTD cần phải phù hợp và tương thích với điều kiện cụ thể của từng ngân hàng. Một ngân hàng phát triển trong điều kiện thị trường tài chính yếu kém không thể chuyển sang áp dụng ngay mô hình định lượng vì dữ liệu thông tin
trong thị trường đó không thể tốt lên ngay, hoặc không thể áp dụng mô hình kiểm soát kép vì trong thị trường tài chính đang phát triển, vai trò kiểm soát của thị trường rất mờ nhạt. Nếu xác định mô hình không phù hợp với điều kiện của mình sẽ lãng phí tài nguyên và không đem lại hiệu quả thiết thực.
Thứ tư: Phòng ngừa và xử lý nợ xấu luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu nhằm trong sạch bảng tổng kết tài sản cũng như nâng cao năng lực tài chính của các NHTM.
Kinh nghiệm các nước cho thấy, để xử lý nợ xấu thành công thì trước hết phải làm rõ nợ xấu trên cơ sở áp dụng các quy định phân loại nợ chặt chẽ, phù hợp với thực tế và thông lệ quốc tế. Khi nợ xấu đã được lộ diện, tùy vào tình trạng và nguyên nhân để xử lý. Thực tế, hai nhóm giải pháp xử lý nợ xấu thường
được áp dụng
ở các nước mà các NHTMCP Việt Nam có thể
tham khảo là:
Trước hết, các NHTM tự xử lý nợ xấu trên cơ sở sử dụng quỹ dự phòng rủi ro hay tích cực đôn đốc, xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Biện pháp này được sử dụng phổ biến, tuy nhiên không phải ngân hàng nào cũng đủ khả năng tự xử lý nợ xấu do quy mô nợ xấu vượt quá “tình trạng”sức khỏe cho phép của các NHTM. Vì vậy, các NHTM có thể thực hiện bán nợ cho công ty mua nợ quốc gia. Điểm chung ở các quốc gia là các công ty mua nợ đều được thành lập dưới sự hỗ trợ của Chính phủ. Cách thức tổ chức hoạt động, đối tượng nợ xấu được mua cũng như giá mua nợ xấu đều được công khai, minh bạch. Với tính chất chuyên môn hóa trong việc xử lý nợ xấu, các công ty mua nợ sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết như thu nợ, xử lý tài sản, chuyển nợ thành vốn góp…Thành lập công ty
quản lý nợ xấu có quyền tịch thu tài sản
và bán đấu
giá các tài sản
thế chấp
và quyền bán các tài sản cầm cố để nộp thuế thông qua đấu giá. Đảm bảo quá
trình xử lý tài sản công khai và duy trì nền kinh tế thị trường.
Xây dựng
nền
tảng
vững
chắc
và tận
dụng
hiệu
quả hệ thống
quản
lý thông tin trong quá
trình quản lý và phát mại tài sản.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Có thể nói hoạt động TD đem lại lợi nhuận chủ yếu cho các NHTM. Nâng
cao chất
lượng
tín dụng
sẽ góp phần
nâng cao chất
lượng
hoạt
động
kinh
doanh của ngân hàng thương mại. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho các NHTM Việt
Nam là phải phát triển, đa dạng sản phẩm và nâng cao chất lượng quản lý các
nghiệp vụ kinh doanh của mình nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng, nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh của mỗi NH.
Với ý nghĩa hình thành khung lý thuyết dung đã được trình bày trong chương 1 gồm có:
cho toàn bộ luận
án, những
nội
Bản chất, hoạt động, khái niệm NHTM trong nền kinh tế.
Các lý luận căn bản về CLTD của NHTM như:
Khái niệm
CLTD của
NHTM. Trong chương 1 quan niệm về CLTD được đánh giá trên trên phương diện là NHTM. Tác giả cũng chỉ ra rằng, nâng cao chất lượng tín dụng là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Trên cơ sở đó, luận án đã đưa ra 3 nhóm chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tín dụng bao gồm: Nhóm chỉ tiêu thể hiện quy mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng; Nhóm chỉ tiêu thể hiện khả năng sinh lời của tín dụng; Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ an toàn vốn của hoạt động tín dụng.
Các nhân tố ảnh hưởng đến CLTD bao gồm 2 nhóm: Nhân tố bên trong (Chính sách tín dụng, quy trình tín dụng và công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, hệ thống công cụ đánh giá tín nhiệm đối với khách hàng vay vốn, hệ thống thông
tín dụng của NHTM, công tác tổ
chức bộ
máy, chất lượng nhân sự
của ngân
hàng, hệ thống công nghệ ngân hàng); Nhân tố bên ngoài (Môi trường vĩ mô, vi mô, KH, tác động cách mạng 4.0)
Luận án cũng tóm tắt được kinh nghiệm của ngân hàng thương mại một số nước trong việc nâng cao CLTD, từ đó rút ra những bài học có giá trị tham khảo đối với các NHTM cổ phần Việt Nam.
Nội dung trình bày của chương 1 là nền tảng lý luận khi đánh giá thực trạng cũng như đưa ra các giải pháp nâng cao CLTD của các NHTMCP Việt Nam ở các chương sau
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
2.1 Khái quát về hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
2.1.1.1 Quá trình hình thành hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
Sự phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam có thể được đánh dấu từ sự
ra đời của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vào ngày 06/05/1951. Tuy nhiên các
ngân hàng thương mại ở Việt Nam lại có một lịch sử hình thành mới mẻ, cụ
thể là vào tháng 5/1990 khi hai pháp lệnh quan trọng được ban hành: Pháp
lệnh về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và pháp lệnh về Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng, các công ty tài chính. Với cơ sở pháp lý này, hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã có sự tách bạch giữa chức năng quản lý của NHNN và chức năng kinh doanh của các tổ chức tín dụng. Các tổ chức tín dụng đã trở thành công ty kinh doanh tiền tệ thực sự, tự chủ và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của mình. Đây là một hướng đi hoàn toàn phù hợp yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường. Chuyển đổi từ mô hình ngân hàng một cấp sang mô hình ngân hàng hai cấp đã xóa bỏ tính độc quyền trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Theo quy định của pháp lệnh các tổ chức tín dụng năm 1990 có nêu rõ “Ngân hàng thương mại cổ phần là NHTM được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần, trong đó một cá nhân hoặc một tổ chức không được sở hữu số cổ phần của NH quá tỷ lệ do NHNN quy định”
Từ năm 1991 đến nay, tham gia kinh doanh ngân hàng không chỉ có các
NHTM nhà nước mà còn có sự tham gia của các loại hình NHTM khác như
NHTM cổ phần, NHTM liên doanh, chi nhánh NHTM nước ngoài. Tại Việt Nam có 4 NHTM nhà nước đầu tiên với cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động của các ngân hàng này hoàn toàn do nhà nước bổ nhiệm và quản lý. Chính phủ đã cổ
phần hóa các NHTM nhà nước nhằm đưa lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt
Nam phát triển đây:
ngang tầm
với
các nước trong khu vực, cụ thể như bảng dưới
Bảng 2.1: Thời điểm cổ phần hóa của các NHTM nhà nước
BIDV | Vietcombank | Vietinbank | |
Năm cổ phần hóa | 2012 | 2007 | 2008 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Tín Dụng Của Ngân Hàng Thương Mại
- Mô Hình “3 Vòng Kiểm Soát” Rủi Ro Tínhdàụnng Củarnhtm
- Ý Nghĩa Của Việc Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Của Ngân Hàng Thương Mại
- Số Điểm Giao Dịch Của Các Nhtmcp Việt Nam Tính Đến
- Thực Trạng Chất Lượng Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam
- Nim Của Nhtmcp Việt Nam Và Tỷ Lệ Tăng Trưởng Nim Từ 2014 2018
Xem toàn bộ 254 trang tài liệu này.
(Nguồn: [27])
Như vậy, NHTMCP là một trong các định chế tài chính kinh doanh trên lĩnh
vực
tiền
tệ,
tín dụng.
Trong nền
kinh tế thị trường
NHTMCP hoạt
động
linh
động,
nhạy
bén với
những
thay đổi
của
nền
kinh tế, đóng vai trò quan trọng
trong việc nước ta.
cung cấp
vốn tiền tệ cho nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở
2.1.1.2 Sự phát triển của hệ thống ngân hàng TMCP Việt Nam
a. Số lượng các ngân hàng TMCP Việt Nam
Số lượng các NHTMCP tăng mạnh trong thập kỷ 90, lên đỉnh điểm với
51 ngân hàng trong năm 1996, nhưng đã giảm dần từ đó xuống còn 31 ngân
hàng do các quy định liên quan tới vốn điều lệ tối thiểu và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, dẫn đến việc sáp nhập và hợp nhất của một loạt các ngân hàng nhỏ và yếu kém. Trong bối cảnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 254/QĐ TTg ngày 1/3/2012 ban hành Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 20112015”, theo đó khuyến khích sáp nhập, hợp nhất các tổ chức tín
dụng (TCTD) và thực hiện các giải pháp để lành mạnh hóa tài chính và hoạt
động của hệ thống, đảm bảo sự an toàn và phát triển bền vững hơn. Sau 4 năm triển khai đề án này, hệ thống các TCTD đã giảm mạnh về số lượng, theo đó có 17 TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã giảm do thực hiện sáp nhập, hợp nhất hoặc rút giấy phép hoạt động, một số TCTD chuyển đổi mô hình từ ngân hàng thương mại cổ phần sang ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
Giai đoạn từ năm 2014 – 2018 có những thương vụ sát nhập, hợp nhất
theo đề
án tái cấu trúc của Ngân hàng nhà nước làm cho số
lượng NHTM cổ
phần càng giảm mạnh: từ 37 ngân hàng năm 2014 xuống còn 31 ngân hàng năm
2018. NHTMCP là nhóm ngân hàng có nhiều
thương
vụ mua bán sáp nhập
(M&A) diễn ra nhất trong toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam như bảng dưới đây:
Bảng 2.2: Các thương vụ M&A ngành ngân hàng Việt Nam từ 2015 – 2018
Tổ chức trước M&A | Tổ chức sau M&A | Năm | |
1 | MHB, BIDV | BIDV | 2015 |
2 | PG Bank, Vietinbank | Vietinbank | 2015 |
3 | Southern bank, Sacombank | Sacombank | 2015 |
4 | MDB, Maritime Bank | Maritime Bank | 2016 |
5 | Shinhan Vietnam mua lại mảng bán lẻ của ANZ Vietnam | 2017 | |
6 | KB Securities – Maritime Bank Securities | 2017 | |
7 | Sumitomo Bank mua cổ phần BIDV Leasing | 2018 |
Nguồn: [2 9 ]
Trong năm 2018, trên cơ sở các nội dung của Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 1058/QĐTTg ngày 19/7/2017 (Đề án 1058), Ngân hàng Nhà nước tiếp tục triển khai các giải pháp cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, trong đó khuyến khích thực hiện hoạt động M&A, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong nước, nước ngoài, các định chế tài chính nước ngoài mua lại, sáp nhập tổ chức tín dụng yếu kém của Việt Nam. Đến nay, số lượng các NHTM Việt Nam được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 2.3: Số lượng Ngân hàng ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2014 – 2018
Đơn vị tính: Ngân hàng
Loại hình NH | Năm 2014 | Năm 2015 | Năm 2016 | Năm 2017 | Năm 2018 | |
1 | NHTM NN | 1 | 3 | 4 | 4 | 4 |
2 | NHTM CP | 37 | 32 | 31 | 31 | 31 |
3 | NH 100% vốn nước ngoài | 5 | 5 | 5 | 5 | 5 |
4 | NH Liên doanh | 4 | 3 | 2 | 2 | 2 |
5 | Chi nhánh NHNNg | 53 | 61 | 61 | 61 | 61 |
(Nguồn: [21])
Như vậy, tính đến cuối năm 2018 số lượng ngân hàng TMCP Việt Nam là 31 ngân hàng bao gồm: 3 NHTM Nhà nước trước đây đã được cổ phần hóa như:
BIDV, Vietcombank, Vietinbank và 28 NHTMCP tư nhân
b. Số lượng chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàng TMCP Việt Nam
Những năm trước, việc phát triển hệ thống mạng lưới được các ngân hàng rất chú trọng và cũng không quá khắt khe, tuy nhiên kể từ khi Thông tư 21 quy
định về
mạng
lưới hoạt động của các ngân hàng có hiệu lực vào 21/10/2013,
NHNN đã siết chặt hơn rất nhiều việc mở mới các chi nhánh, khiến cho các ngân hàng gặp khó về mở rộng mạng lưới, đặc biệt là với các ngân hàng nhỏ và vốn thấp. Theo quy định hiện hành, mỗi ngân hàng chỉ được mở tối đa 10 chi nhánh trong nội thành Hà Nội và TP HCM. Để được mở thêm chi nhánh, ngân hàng phải kinh doanh có lãi theo báo cáo tài chính được kiểm toán của năm trước liền kề, đồng thời nợ xấu của năm trước liền kề không được vượt quá 3% hoặc một tỷ lệ khác theo quy định của Thống đốc. Tỷ lệ vốn tối thiểu cho mỗi chi nhánh là 300 tỷ đồng.
Theo số
liệu tổng hợp từ báo cáo thường niên năm 2018, hệ
thống các
ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam có 9.068 chi nhánh, phòng giao dịch
trải khắp cả
nước.
Hình dưới đây thể
hiện số
lượng điểm giao dịch của các
ngân hàng TMCP tính đến thời điểm 31 tháng 12 năm 2018
Đơn vị tính: số điểm giao dịch