Sơ Đồ Mô Hình Quản Lý Nhà Nước Đối Với Tập Đoàn Dầu Khí.

đối với một số mặt hàng mà Nhà nước quản lý như mặt hàng điện, phân bón…

- Trong lĩnh vực hợp tác quốc tế: Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra các Tổng công ty trong việc triển khai thực hiện các chương trình hợp tác kinh tế với nước ngoài mà Chính phủ đã ký kết; chủ trì hướng dẫn chủ đầu tư trong việc tiến hành đàm phán, ký kết hợp đồng liên doanh với nước ngoài; xem xét việc đi công tác nước ngoài của các thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc các Tổng công ty.

- Trong lĩnh vực tổ chức cán bộ – lao động tiền lương - đào tạo nhân lực: thẩm định các đề án thành lập, điều lệ tổ chức hoạt động của Tổng công ty; xây dựng đề án trình Chính phủ về việc thành lập doanh nghiệp, quyết định thành lập doanh nghiệp sau khi có ý kiến của Chính phủ; tham gia xét duyệt việc thành lập, giải thể các doanh nghiệp, đơn vị thuộc các tổng công ty; trình Chính phủ xem xét quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật…các thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc các Tổng công ty; tham gia quản lý tiền lương ở các doanh nghiệp trong Tổng công ty cùng các Bộ khác.

- Trong công tác thanh tra: Thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật của các doanh nghiệp trong các Tổng công ty; giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của các Bộ đối với doanh nghiệp trong Tổng công ty; hướng dẫn, kiểm tra Tổng công ty thực hiện các quyết định của Nhà nước về công tác thanh tra và xem xét giải quyết các khiếu nại, tố cáo…

3. BộGiao thông vận tải

Ngày 04/04/2003 Chính phủ đã ban hành nghị định số 34/2003/NĐ-CP 51quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải. Theo quy định của Nghị định thì Bộ Giao


51 http://www.nea.gov.vn/luat/toanvan/Nghidinh_34-03_ND-CP.htm

thông vận tải có nhiệm vụ quản lý nhà nước trong các lĩnh vực quy hoạch và định hướng chiến lược phát triển ngành vận tải, hạ tầng kỹ thuật giao thông; với các doanh nghiệp trực thuộc là phê duyệt định hướng kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm, 10 năm; tình hình thực hiện kế hoạch quý, 6 tháng, năm, chú trọng kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản; kết quả sản xuất kinh doanh đặc biệt là công nợ, lãi lỗ và cơ cấu lại doanh nghiệp; quyết định mô hình tổ chức (như chia tách, thành lập mới đơn vị thành viên) của các đơn vị, bổ nhiệm Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc; xác định giá trị doanh nghiệp, quyết định chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần.

Theo quy định của Nghị định số 86/2002/NĐ-CP thì Bộ Giao thông vận tải thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại hơn 300 doanh nghiệp thuộc Bộ và tại 4 Tổng công ty 91 đó là đường sắt, công nghiệp tầu thủy, hàng hải và hàng không. Vai trò đại diện chủ sở hữu thể hiện ở việc: (1) Quyết định mô hình tổ chức như việc chia tách, sáp nhập của các doanh nghiệp thành viên Tổng công ty; (2) Bổ nhiệm, miễn nhiệm Tổng giám đốc, Giám đốc…; (3) Phê duyệt điều lệ tổ chức, quy chế tài chính; (4) Thông qua kế hoạch sản xuất hàng năm, trung và dài hạn; (5) Cho phép chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc đi công tác nước ngoài… Các Vụ thuộc Bộ Giao thông vận tải như Vụ kinh tế tài chính thừa ủy quyền của Bộ theo dõi tình hình tài chính của các doanh nghiệp, xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa và chuyển đổi sở hữu, thẩm định tính khả thi của các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của Bộ; Vụ kế hoạch đầu tư lập kế hoạch đầu tư hàng năm sử dụng nguồn vốn ngân sách cho hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp…; Vụ tổ chức cán bộ theo dõi tình hình chuyển đổi, cơ cấu lại doanh nghiệp, công tác tổ chức cán bộ theo phân cấp…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Bộ Giao thông vận tải cũng như các Bộ quản lý nhà nước khác về từng lĩnh vực phê duyệt Điều lệ tổ chức và họat động của các doanh nghiệp

nhà nước bao gồm nhập, tách, thành lập mới, góp vốn thành lập công ty cổ phần, góp vốn liên doanh liên kết; mô hình tổ chức, bộ máy… Các quyết định về mô hình tổ chức, bộ máy và cán bộ quản trị doanh nghiệp cơ bản là đáp ứng yêu cầu phát triển doanh nghiệp, làm cho bộ máy doanh nghiệp ngày càng tinh gọn hơn đồng thời chất lượng được nâng cao hơn.

Mô hình quản trị: tách quyền chủ sở hữu ra khỏi quyền quản trị doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhà nước - 9

4. Ngành Dầu khí Việt Nam 52

Ngay sau khi thống nhất đất nước, ngày 09/08/1975 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam ra nghị quyết số 224/NQTW về việc triển khai thăm dò dầu khí trên cả nước. Tiếp đó ngày 03/09/1975 Chính phủ đã ban hành nghị định số 170/CP thành lập Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam trên cơ sở hợp nhất Liên đoàn Địa chất 36 và một bộ phận thuộc Tổng cục Hóa chất. Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam được tổ chức và hoạt động như một cơ quan ngang Bộ, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của ngành Dầu khí Việt Nam.

Ngày 09/09/1997 Chính phủ ra quyết định số 215/CP thành lập Công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam, gọi tắt là Petrovietnam, trực thuộc Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam. Ngày 06/07/1990 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ban hành quyết định số 250/HĐBT thành lập Tổng công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam trực thuộc Bộ Công nghiệp nặng trên cơ sở hợp nhất các tổ chức làm công tác dầu khí thuộc Tổng cục Dầu khí, Công ty xuất nhập khẩu dầu khí (Petechim), Tổng công ty xăng dầu (Petrolimex) và Công ty Dầu hỏa thuộc Bộ Thương nghiệp. Ngày 14/04/1992 Chính phủ ra quyết định số 125/HĐBT về việc đặt Tổng công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng. Ngày 04/02/1993 Chính phủ ban hành nghị định số 09/CP đặt Tổng công ty Dầu mỏ


52 http://www.pvn.vn/?portal=news&page=detail&category_id=7&id=388 http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_%C4%91o%C3%A0n_D%E1%BA%A7u

_kh%C3%AD_Qu%E1%BB%91c_gia_Vi%E1%BB%87t_Nam

và Khí đốt Việt Nam trực thuộc Chính phủ, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về dầu khí. Ngày 29/05/1995 Chính phủ ban hành Nghị định số 37/CP về tổ chức Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, quy định thôi không đặt Tổng công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam trực thuộc Chính phủ, thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về dầu khí và quyết định số 330/TTg về việc thành lập Tổng công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là Vietnam Oil and Gas Corporation.

Ngày 30/05/1995 Chính phủ ban hành nghị định số 38/CP về việc phê chuẩn điều lệ tổ chức và họat động của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam quy định Tổng công ty Dầu khí Việt Nam là Tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, chịu sự quản lý nhà nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước; đồng thời cũng chịu sự quản lý của các cơ quan này với tư cách là cơ quan thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Luật doanh nghiệp nhà nước. Ngày 29/08/2006 Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 199/2006/QĐ-TTg thành lập công ty mẹ – Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, tên giao dịch quốc tế là Vietnam Oil and Gas Group gọi tắt là Petrovietnam (PVN) và tại quyết định số 198/2006/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thành lập Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, tên giao dịch quốc tế là Vietnam National Oil and Gas Group.


Hình 6: Sơ đồ mô hình quản lý nhà nước đối với Tập đoàn Dầu khí.

Cách thức quản lý nhà nước đối với Tập đoàn Dầu khí có điểm khác so với các Tổng công ty nhà nước khác đó là Tập đoàn Dầu khí không có Bộ chủ quản mà chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, các vấn đề có liên quan đều trình trực tiếp Thủ tướng Chính phủ giải quyết mà không thông qua ý kiến của Bộ quản lý ngành. Với cách thức quản lý như thế này có ưu điểm là mọi quyết định đều được xử lý một cách nhanh chóng, kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh cũng như các quyết định đầu tư của công ty. Tuy nhiên với cách thức quản lý này cũng có nhược điểm là không có Bộ quản lý ngành để xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ các chiến lược, quy hoạch, phát triển, các kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm; chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện, kiểm tra thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được duyệt; thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư trước khi trình Thủ tướng Chính phủ…

Bộ Công thương đã không thực hiện được các chức năng về việc: trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển tổng thể, quy hoạch vùng, lãnh thổ, quy hoạch ngành; kế hoạch dài hạn và hàng năm… với ngành dầu khí. Các chiến lược phát triển của ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2010, hay định hướng phát triển đến năm 2020, kế hoạch 5 năm…do Tập đoàn trực tiếp trình lên Thủ tướng Chính phủ; được tiến hành các hoạt động dầu khí trên toàn bộ lãnh thổ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và hải đảo thuộc chủ quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và được tiến hành các hoạt động dầu khí ở nước ngoài khi Chính

phủ cho phép. Mọi họat động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí của các tổ chức, cá nhân khác tại Việt Nam chỉ được tiến hành trên cơ sở ký hợp đồng với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

5. Ngành Hàng không Việt Nam

Bộ Giao thông vận tải là Bộ quản lý ngành đối với Tổng công ty Hàng không Việt Nam còn các Bộ khác thì giám sát họat động của của Tổng công ty theo các lĩnh vực chuyên ngành như về công tác kế hoạch đầu tư, chính sách lao động và đơn giá tiền lương, quản lý vốn và chính sách tài chính, các chính sách và công tác cán bộ… Lịch sử ngành Hàng không dân dụng Việt Nam bắt đầu từ ngày 15/01/1956 khi Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký Nghị định số 666/TTg thành lập Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam. Tháng 4/1993 Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (tên giao dịch là Vietnam Airlines) được thành lập và là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam. Ngày 27/05/1996 Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ký quyết định thành lập Tổng công ty Hàng không Việt Nam là Tổng công ty nhà nước có quy mô lớn, lấy hãng Hàng không quốc gia làm nòng cốt và bao gồm các đơn vị thành viên là doanh nghiệp hạch toán độc lập, doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc.

Tổng công ty được thực hiện kinh doanh dịch vụ về vận tải hàng không đối với hành khách, hàng hóa ở trong nước và nước ngoài theo các kế hoạch và chính sách phát triển ngành Hàng không dân dụng của nhà nước ta; cung ứng các dịch vụ thương mại kỹ thuật Hàng không; xây dựng kế hoạch phát triển, tạo nguồn vốn; kinh doanh xuất nhập khẩu các vật tư thiết bị, nguyên nhiên liệu cho ngành Hàng không; liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước và kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.

Tổng công ty có quyền quản lý, sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác của Nhà nước giao để thực hiện được các mục tiêu, các

nhiệm vụ đã được Nhà nước giao. Tổng công ty có quyền thuê và cho thuê tàu bay dân dụng, thay thế, thế chấp, chuyển nhượng, cầm cố tài sản thuộc quyền quản lý của Tổng công ty trừ những thiết bị, nhà xưởng và các công trình quan trọng theo quy định của Chính phủ thì phải được cơ quan quản lý Nhà nước cho phép dựa trên nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn của Nhà nước.

Tổng công ty cũng có quyền tổ chức quản lý, tổ chức họat động kinh doanh trong phạm vi cả nước và quốc tế; tổ chức kinh doanh vận tải Hàng không dân dụng, cung ứng các dịch vụ về vận tải Hàng không trên lãnh thổ Việt Nam và ở nước ngoài; tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức kinh doanh phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ Nhà nước giao. Có quyền quyết định khung giá hay giá mua, giá bán vật tư, nguyên liệu, sản phẩm, các dịch vụ chủ yếu; xây dựng và áp dụng các định mức lao động; phân cấp việc tuyển chọn, thuê mướn, bố trí sử dụng, đào tạo lao động, lựa chọn hình thức trả lương, thưởng và các quyền khác của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật; được quyết định mức lương, thưởng cho người lao động trên cơ sở đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm, chi phí dịch vụ và hiệu quả hoạt động của công ty. Trong lĩnh vực tài chính thì Tổng công ty có quyền sử dụng vốn và các quỹ của Tổng công ty để phục vụ kịp thời các nhu cầu kinh doanh theo nguyên tắc bảo đảm và có hiệu quả.

Theo điều lệ của mình, Tổng công ty Hàng không có thể chủ động xử lý được hầu hết các vấn đề của mình trong sản xuất kinh doanh nhưng trên thực tế có rất nhiều vấn đề mặc dù thuộc thẩm quyền của Ban lãnh đạo công ty song công ty vẫn phải báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của các cấp trên chủ quản như là Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch đầu tư… Thêm một điểm nữa là ngành Hàng không dân dụng có đặc thù là những yêu cầu rất khắt khe về phục vụ và an toàn trong khai thác nên bất kỳ sự chậm trễ, sai sót nào trong việc xử lý và các quyết định của cơ quan chủ quản đều có

thể dẫn đến những tổn thất rất lớn cho Tổng công ty như lịch bay, chi phí thuê máy bay, tổ lái…ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của đơn vị.‌

IV MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ THỰC TRẠNG CỦA VIỆC TÁCH QUYỀN CHỦ SỞ HỮU VỚI QUYỀN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

1. Một sốưưu đđiểm.

Qua nhiều năm thực hiện chủ trương đổi mới tổ chức, cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước, quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước đã có rất nhiều thay đổi theo hướng là tăng cường hơn sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm, hợp tác và cạnh tranh bình đẳng đối với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Quá trình tách quyền chủ sở hữu và quyền quản trị doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta có một số ưu điểm:

- Xác định rõ hơn quyền quản lý nhà nước, quyền của chủ sở hữu và quyền của các cơ quan đại diện trực tiếp của chủ sở hữu (là Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc đối với những doanh nghiệp nhà nước không có Hội đồng quản trị) tại doanh nghiệp đó; hạn chế dần từng bước sự can thiệp hành chính trực tiếp vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước.

- Đã mở rộng và từng bước tăng cường quyền tự chủ của doanh nghiệp nhà nước trong phân cấp đầu tư; thu hút được các nguồn vốn trên thị trường theo quy định của pháp luật; chủ động trong việc sản xuất kinh doanh những sản phẩm theo yêu cầu của thị trường trong nước và ngoài nước; tuyển dụng nguồn nhân lực, trả lương người lao động theo các chính sách của công ty mà không trái với quy định của pháp luật.

- Các doanh nghiệp cũng đã dần định rõ được nhiệm vụ của quản trị doanh nghiệp, có những thay đổi về công nghệ và quản lý, tạo ra những động lực để thúc đẩy việc cải tiến tổ chức sản xuất, quản lý; nâng cao hiệu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022