Người Vi Phạm Nghĩa Vụ Nuôi Dưỡng Người Để Lại Di Sản 108194

thường được thực hiện thông qua hành động chửi mắng, nhục mạ, bỏ mặc, bắt ăn đói, mặc rách làm cho người để lại di sản đau đớn về mặt tinh thần, danh dự bị xúc phạm, bị giày vò và khốn khổ về thể xác. Những hành vi trên được qui định tại Điều 110 tội hành hạ người khác; Điều 111, 112 tội hiếp dâm trẻ em; Điều 114-tội cưỡng dâm trẻ em; Điều 115 tội giao cấu với trẻ em; Điều 116 tội dâm ô với trẻ em; Điều 119 tội mua bán phụ nữ; Điều 121 tội làm nhục người khác; Điều 122 tội vu khống...

Những hành vi nói trên vi phạm ở mức độ như thế nào thì bị coi là nghiêm trọng, điều này chưa được qui định và giải thích cụ thể bằng văn bản pháp luật. Tuy nhiên theo qui định của pháp luật, khi người được hưởng di sản có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người để lại di sản chỉ bị tước quyền hưởng di sản khi hành vi đó đã bị kết án bằng một bản án đã có hiệu lực của Tòa án. Nghĩa là một hành vi khi thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của cấu thành tội phạm và đã bị kết án bằng một bản án hình sự về hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người để lại di sản tự nó đã xác định tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi và bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án chính là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết việc thừa kế tuyên bố những người có hành vi đó không được quyền hưởng di sản. Tuy nhiên đối với những trường hợp một người mặc dù đã có đủ căn cứ chứng tỏ người đó có hành vi ngược đãi, vi phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng chưa bị kết án hoặc không thể kết án thì họ có được hưởng di sản của người chết để lại không? Về vấn đề này, tại Điều 9 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2004 đã khẳng định một nguyên tắc "Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật". Nhưng theo qui định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2004, một vụ án hình sự phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau từ khởi tố, điều tra, xét xử sơ thẩm, nếu có kháng cáo, kháng nghị còn có thể kéo dài đến phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm mới có được bản án cuối

cùng đúng pháp luật. Và thời điểm mở thừa kế chính là thời điểm người có di sản chết, như vậy trong thời gian chưa bị kết án thì những người thừa kế đó vẫn được chia di sản thừa kế vì chưa có đủ căn cứ chính xác xác nhận họ là người có tội.

Khi người phạm tội có hành vi làm trái với qui định của Bộ luật hình sự thì họ sẽ phải gánh chịu hình phạt nghiêm khắc mà Tòa án thay mặt Nhà nước áp dụng đối với hành vi của họ. Nhưng theo qui định tại Điều 12, Điều 23 Bộ luật hình sự năm 1999 không thể kết án đối với người phạm tội cho dù họ đã thực hiện những hành vi đã liệt kê ở trên:

Thứ nhất: Tại Điều 12 Bộ luật hình sự năm 1999 "Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng", vậy trong trường hợp người phạm tội dưới 14 tuổi hoặc từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi nhưng phạm tội ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng với lỗi vô ý thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều này nếu đánh giá một cách khách quan trên thừa tế thì không hợp lý, như hành vi giết người táo bạo và liều lĩnh với động cơ chiếm đoạt tài sản của một đứa trẻ chưa đủ 14 tuổi nhưng không thể kết án vì đứa trẻ đó chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, pháp luật dân sự cần có qui định về vấn đề này để không quá phụ thuộc vào tiêu chí phải có bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Điều 13 Bộ luật hình sự, về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi của mình. Một người mắc bệnh tâm thần trong khi thực hiện hành vi phạm tội họ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tuy nhiên việc mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức như bệnh tâm thần kinh niên, bệnh loạn thần, bệnh si ngốc, các bệnh gây rối loạn tinh thần tạm thời… phải được Hội đồng giám định tâm thần xác định và kết luận. Tuy

nhiên ở nước ta mặc dù ngànhh tâm thần học mới ra đời và đã có những kết quả nhất định nhưng vẫn còn bộc lộ những hạn chế về kiến thức tâm thần học trong đội ngũ cán bộ y tế về việc phòng và chữa bệnh tâm thần cũng như việc xác định năng lực trách nhiệm hình sự đối với người mắc bệnh tâm thần thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Có những trường hợp kết quả của việc xác định tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự giữa các hội đồng giám định tâm thần lại trái ngược nhau, làm cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội không chính xác, thậm chí có những kết luận của Hội đồng giám định vì thiếu cơ sở khoa học, không phù hợp với trạng thái của người phạm tội nên không được cơ quan tiến hành tố tụng chấp nhận kết quả giám định đó.

Thứ hai: Hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể là 5 năm với tội phạm ít nghiêm trọng, 10 năm với tội phạm nghiêm trọng, 15 năm với đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Hết thời hạn trên mà người phạm tội không bị kết án thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thứ ba: Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp (Điều 25 Bộ luật hình sự).

+ Nếu khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

+ Trong trường hợp trước khi thực hiện hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội đã đầu thú, khai rõ sự việc, góp phần hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm thì cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

+ Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có quyết định

Những người không được quyền hưởng di sản theo qui định của pháp luật hiện hành - 6

đại xá.

Theo qui định tại Điều 25 Bộ luật Hình sự năm 1999, cả 3 trường hợp trên người phạm tội đã thực hiện hành vi trái với qui định của Bộ luật hình sự đã gây ra hoặc đe dọa gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội, thông thường trong những trường hợp trên người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng do chuyển biến của tình hình xã hội mà hành vi hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa hoặc khi Nhà nước có quyết định đại xá đối với người phạm tội nên họ được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối với trường hợp người phạm tội đầu thú, khai báo về hành vi phạm tội góp phần vào việc điều tra và hạn chế hậu quả xảy ra cho xã hội thì cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự, vì vậy khi khi xem xét miễn trách nhiệm hình sự cho người ra tự thú thì phải căn cứ vào nhiều yếu tố như mức độ nguy hiểm của hành vi, hậu quả, thái độ khai báo của người tự thú, sự đóng góp của họ trong việc điều tra, việc hạn chế hậu quả của tội phạm để có quyết định chính xác miễn hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.

Thứ tư: Nếu hành vi xâm phạm đến tính mạng người để lại di sản là hành vi khách quan của tội giết người phải là hành vi tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật, thì hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác trong một số trường sau lại không bị coi là tội phạm và không phải chịu trách nhiệm hình sự:

+ Hành vi phòng vệ chính đáng qui định tại Điều 15 Bộ luật Hình sự năm 1999 "Phòng vệ chính đáng là hành vi của một người vì bảo vệ lợi ích của nhà nước, của tổ chức, bảo vệ lợi ích của nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm đến các lợi ích nói trên" [24]. Phòng vệ chính đáng là trường hợp một người buộc phải thực hiện một hành vi gây ra một thiệt hại để bảo vệ bản thân, bảo vệ người khác để chống lại một hành vi nguy hiểm của người khác và đã gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cho chính bản thân người có hành vi nguy hiểm đó. Hành vi gây thiệt hại trong

trường hợp này thường phát sinh trong những tình huống cụ thể như để chống lại tội phạm đang dùng bạo lực, ngăn chặn phạm nhân trốn trại, phòng vệ để chống lại sự tấn công của lâm tặc… Tuy nhiên, gây thiệt hại trong trường hợp được coi là phòng vệ chính đáng khi hành vi phòng vệ chính đáng gây ra những thiệt hại tương xứng với hành vi nguy hiểm của người bị gây thiệt hại, tức là không có sự chênh lệch quá đáng giữa hành vi phòng vệ với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm, nhưng nếu hành vi chống trả rõ ràng là quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại thì là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Người vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự, tuy nhiên trách nhiệm hình sự với họ được giảm nhẹ rất nhiều so với trường hợp phạm tội không thuộc trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

+ Sự kiện bất ngờ là người thực hiện hành vi nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình cũng như hậu quả của hành vi đó, tức là người có hành vi nguy hiểm không có lỗi trong việc gây ra hậu quả hoặc đe dọa gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Không có lỗi tức là hành vi của họ không cấu thành tội phạm, sự kiện bất ngờ được qui định ở Điều 11 Bộ luật Hình sự năm 1999 "Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó thì không phải chịu trách nhiệm hình sự". Ví dụ: A đẩy mạnh cửa sổ nhà mình ra để hóng mát, nhưng ở phía bên ngoài cửa sổ có một cậu bé đang đứng bắt tổ chim, hành động đẩy cửa sổ của A đã làm cho cậu bé bị ngã xuống đất đầu đập vào hòn gạch nên bị chết. Qua sự kiện trên, hành động của A không phải là hành vi trái pháp luật, nhưng đã xảy ra thiệt hại về tính mạng đối với cậu bé. Hành vi của A không có lỗi, do đó A không phải chịu trách nhiệm hình sự theo qui định tại Điều 11 Bộ luật Hình sự năm 1999.

Tuy nhiên, cần phân biệt giữa sự kiện bất ngờ và lỗi vô ý do quá cẩu thả, bởi giữa sự kiện bất ngờ và lỗi vô ý do quá cẩu thả có nhiều điểm giống và khác nhau. Người có hành vi trong sự kiện bất ngờ và lỗi vô ý do quả cẩu thả đều không thấy trước được hậu quả của hành vi của mình, nhưng khác nhau ở chỗ người có lỗi vô ý vì cẩu thả có đủ điều kiện để thấy trước hậu quả nhưng người gây thiệt hại trong sự kiện bất ngờ do hoàn cảnh khách quan hoặc do trình độ nhận thức nên không thấy trước được hậu quả.

2.1.2. Người vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản

Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình hình thành từ quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng. Xuất phát từ những quan hệ đó mà các thành viên trong gia đình có sự gắn bó với nhau về tình cảm và trách nhiệm với nhau, sự quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình tồn tại một cách tự nhiên như một nhu cầu tất yếu về mặt tình cảm và đạo đức. Tuy vậy sự điều chỉnh của pháp luật đối với quan hệ của pháp luật liên quan tới các thành viên trong gia đình là rất cần thiết, nó không chỉ là nghĩa vụ về đạo đức mà còn là nghĩa vụ pháp lý được pháp luật qui định cụ thể.

Kế thừa các qui định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng đã có các qui định tương tự về nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau giữa cha mẹ và con, ông bà và cháu, giữa các anh chị em ruột thịt, nghĩa vụ cấp dưỡng khi vợ và chồng ly hôn, nghĩa vụ nuôi dưỡng con khi cha mẹ ly hôn… Như vậy, nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa các thành viên trong gia đình đã được đề cập từ rất lâu trong lịch sử, nó phản ánh tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau giữa con người với nhau trong xã hội đây cũng chính là đạo lý, truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, với sự tác động của nền kinh tế thị trường đã ảnh hưởng ít nhiều đến quan hệ của các thành viên trong gia đình, sự xuống cấp về đạo đức thể hiện qua lối sống ích kỷ, thực dụng không quan tâm đến nhau… đòi hỏi phải có những qui định cụ thể đề đề

cao trách nhiệm của các thành viên trong gia đình đối với nhau để bảo đảm sự ổn định, bền vững của gia đình.

Điểm 11 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã đưa ra khái niệm về cấp dưỡng như sau:

Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không chung sống với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó khăn, túng thiếu theo qui định của luật này [26].

Như vậy, nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ phát sinh giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng. Điều 50 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định "Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha mẹ và con, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa vợ với chồng theo qui định của luật này" [26]. Như vậy nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ phát sinh giữa những người được xác định tại điều 50 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, chính vì đặc điểm này mà quan hệ cấp dưỡng thường hình thành một cách tự nhiên trên cơ sở đạo đức và tình cảm ruột thịt, người cấp dưỡng thường thực hiện một cách tự giác, tự nguyện.

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có đưa ra hai khái niệm là cấp dưỡng và nuôi dưỡng, tiêu chí quan trọng để phân biệt khái niệm cấp dưỡng và nuôi dưỡng trong quan hệ hôn nhân và gia đình đó là trong quan hệ nuôi dưỡng, các bên cùng chung sống trong một gia đình, ngược lại trong quan hệ cấp dưỡng các bên không sống chung với nhau. Tuy vậy, giữa nuôi dưỡng và cấp dưỡng vẫn có mối quan hệ với nhau, nuôi dưỡng không chỉ bao hàm cả việc chi phí tiền bạc, tài sản mà còn chứa đựng cả hành vi chăm sóc nuôi nấng

trực tiếp, nuôi dưỡng là cơ sở của việc cấp dưỡng, nuôi dưỡng có thể thực hiện một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua việc cấp dưỡng. Tuy nhiên, trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau mà trốn tránh nghĩa vụ này thì việc đặt ra nghĩa vụ cấp dưỡng là rất cần thiết. Điều 50 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 qui định "Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng mà trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ đó thì buộc phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo qui định của luật này" [26]. Như vậy từ sự trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng đã được pháp luật chuyển hóa thành việc phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng khi người có nghĩa vụ nuôi dưỡng không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng của mình như cha mẹ không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng với con chưa thành niên của mình, con đã thành niên sống cùng cha mẹ đã già yếu không có khả năng lao động nhưng không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng đối với cha mẹ… Nghĩa vụ cấp dưỡng phát sinh chính là do người có nghĩa vụ nuôi dưỡng đã không thực hiện nghĩa vụ của mình, họ đã bỏ bê không thực hiện việc chăm sóc nuôi dưỡng người mà mình có nghĩa vụ nuôi dưỡng.

Theo qui định trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, người thừa kế được xác định là người có nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại thừa kế trong những trường hợp sau:

+ Nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa con với cha mẹ:


Hiếu thảo là đạo lý truyền thống của con cái với cha mẹ, trong Nho giáo và Phật giáo chữ Hiếu được đề cao đó là tấm lòng của người con đối với cha mẹ, đó là điều căn bản nhất trong đạo lý làm người. Trong "Tam Cương" của Nho Giáo, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái được xác định ở vị trí thứ hai "Quân thần- Phụ tử- Phu phụ". Mạnh Tử có nói: "Không trọn đạo với cha mẹ, không đáng làm người". "Mười bốn điều răn của Phật" viết: "Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu". Thiên chúa giáo cũng chú trọng giáo dục gia đình, đề cao lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ. Điều răn thứ bốn

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 02/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí