Hiệu Quả Kinh Tế - Xã Hội Của Phát Triển Du Lịch


chậm phát triển, thậm chí không phát triển và sử dụng lãng phí, có thể hủy hoại tài nguyên du lịch...

1.1.5. Hiệu quả kinh tế - xã hội của phát triển du lịch

1.1.5.1. Hiệu quả về kinh tế, xã hội

+ Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu kinh tế - xã hội tổng hợp được dùng để xem xét, lựa chọn các phương án hoặc các quyết định trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của con người ở mỗi lĩnh vực và những thời điểm khác nhau. Hiệu quả kinh tế là một khái niệm biểu thị mối tương quan giữa kết quả sản xuất kinh doanh và chi phí sản xuất.

Nếu gọi kết quả là D, chi phí là C và hiệu quả là H, thì H là sự so sánh giữa D và C. H có thể bằng: D - C hoặc H bằng: D/C.

+ Hiệu quả xã hội :Du lịch tạo điều kiện cho con người có được nghỉ ngơi thoải mái, phục hồi sức khoẻ, nâng cao hiểu biết về văn hoá, xã hội, tạo ra công ăn việc làm… đồng thời làm cho các dân tộc trên thế giới đều hiểu biết và xích lại gần nhau hơn, góp phần củng cố tình hữu nghị giữa nhân dân các nước trên thế giới.

1.1.5.2. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động du lịch

+ Tăng thu nhập quốc dân, tăng GDP.

Du lịch góp phần làm tăng GDP (tổng sản phẩm quốc nội) cho nền kinh tế quốc dân. Du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng, đóng góp đáng kể và hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa... của đất nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

+ Tạo ra nhiều hơn nữa cơ hội việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực địa phương.

Du lịch với tính chất là ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, du lịch phát triển sẽ tạo nhiều công ăn việc làm cho lao động nông thôn mà không cần phải đào tạo công phu, từ đó góp phần

Phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy - tỉnh Phú Thọ - 5


từng bước nâng cao tích lũy và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Hiện nay tỷ lệ hộ kinh tế làm dịch vụ trong nông thôn mới chỉ chiếm 11,2%. Tiếp tục khuyến khích phát triển mạnh thêm du lịch sẽ giúp cho nông thôn giải quyết hàng loạt vấn đề: tạo công ăn việc làm, nâng cao dân trí, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, từ đó, làm thay đổi cơ cấu kinh tế và lao động trong nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, phát triển nông thôn văn minh, hiện đại phù hợp với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

+ Góp phần nâng cao hiệu quả xuất khẩu và khuyến khích thu hút được đầu tư.

* Góp phần nâng cao hiệu quả xuất khẩu

Du lịch là hoạt động xuất khẩu, tuy nhiên hoạt động xuất khẩu du lịch không giống như hoạt động xuất khẩu hàng hóa khác, nó mang lại hiệu quả cao hơn vì những lý do sau:

- Xuất khẩu du lịch là hoạt động "xuất khẩu tại chỗ" và có lợi thế hơn xuất khẩu thông thường về nhiều mặt :

+ Không đòi hỏi một khối lượng sản phẩm lớn, chất lượng cao tập trung vào một thời điểm nhất định.

+ Tiết kiệm được chi phí lưu thông và những rủi ro trên đường vận chuyển

+ Không phải chịu thuế xuất, nhập khẩu và được bán với giá bán lẻ

+ Ít chịu rủi ro trong thanh toán công nợ

+ Xuất khẩu du lịch còn có thể thu được “địa tô du lịch”: giá của các khách sạn, nhà hàng nằm ở trung tâm thành phố, gần biển... thường cao hơn so với các khách sạn, nhà hàng cùng loại.

- Xuất khẩu du lịch là hoạt động “xuất khẩu vô hình” có ưu điểm là chỉ bán cho khách du lịch quốc tế những cái quyền được cảm nhận giá trị tài nguyên du lịch tại nơi đến du lịch trong khi tài nguyên du lịch vẫn giữ nguyên giá trị.


* Góp phần nâng cao hiệu quả khuyến khích vốn đầu tư :

Nhìn chung sự phát triển của bất cứ ngành nào cũng tạo cơ hội đầu tư. Khác với các ngành kinh tế khác, du lịch có một cấu trúc độc đáo - là ngành được tạo nên bởi rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và hàng loạt các dịch vụ khác nhau như lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, vận chuyển.... Ngoài ra, sự đầu tư của nhà nước vào cơ sở hạ tầng như: đường sá, công viên, hệ thống cấp nước

- điện, viễn thông... và đôi khi cả cấu trúc thượng tầng: nghệ thuật, lễ hội, văn hóa dân gian... nhằm tạo điều kiện cho du lịch phát triển sẽ kích thích đầu tư rộng rãi của người dân, của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

1.1.6. Nội dung phát triển du lịch

Phát triển du lịch là sự phát triển về quy mô, số lượng, năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, số cơ sở lưu trú, số phòng…; kết hợp với sự tăng trưởng về doanh thu, số lượng khách du lịch đến lưu trú kể cả trong nước và quốc tế của ngành du lịch. Đồng thời, chất lượng các dịch vụ về lưu trú, lữ hành,… ngày càng được nâng cao, hoàn thiện; các sản phẩm du lịch, các loại hình du lịch ngày càng được đa dạng hóa, cơ cấu dịch vụ du lịch tăng lên chiếm tỷ trọng cao trong tổng cơ cấu kinh tế chung của huyện… Ngoài ra, còn giải quyết việc làm…Nói tóm lại, hoạt động phát triển du lịch ngày càng được hiệu quả. (Trần Thị Thúy Lan và Nguyễn Đình Quang, 2005)

1.1.6.1. Doanh thu và lượng khách du lịch

Phản ánh quy mô du lịch và lượt khách du lịch đến với địa phương qua thời gian. Đây là nội dung phản ánh về kết quả của hoạt động kinh doanh du lịch của địa phương.

+ Gia tăng doanh thu từ hoạt động du lịch là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh sự gia tăng quy mô hay số lượng phát triển du lịch. Doanh thu du lịch bao gồm các khoản thu từ các hoạt động phát triển du lịch, các dịch vụ du lịch khác.


Khi phát triển du lịch có sự gia tăng thì doanh thu du lịch sẽ tăng. Như vậy việc tăng doanh thu du lịch thì bổ sung phát triển các hoạt động du lịch mới, mở rộng mạng lưới phát triển.

+ Phát triển du lịch được phản ánh qua lượng khách du lịch. Vì khách du lịch là người trực tiếp tham gia vào các loại hình và tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ du lịch, nếu sản phẩm phong phú đa dạng và có chất lượng thì du khách sẽ đông và ngược lại.

Chỉ tiêu này bao gồm: Gia tăng lượng khách quốc tế, Gia tăng lượng khách nội địa

1.1.6.2. Phát triển loại hình sản phẩm du lịch

Dựa trên nhu cầu của du khách và tiềm năng du lịch địa phương nhằm cung cấp cho du khách những sản phẩm du lịch tốt nhất, đáp ứng tốt nhất mong đợi cho du khách. Đây là một loại sản phẩm đặc biệt do nhiều yếu tố hợp thành, cung cấp cho thị trường chủ yếu ở các mặt: nhà ở, giao thông du lịch, cung cấp ăn uống, du ngoạn tham quan, hạng mục vui chơi giải trí, dịch vụ mua sắm, tuyến du lịch, sắp xếp chương trình và các dịch vụ chuyên môn khác.

Sản phẩm du lịch có các đặc điểm sau: Bộ phận dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong sản phẩm du lịch. Không thể đưa sản phẩm đến nơi có khách mà bắt buộc khách phải đến nơi có sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của mình. Phần lớn quá trình tạo ra và tiêu dùng các sản phẩm trùng nhau về thời gian và không gian. Chúng không thể cất đi, tồn kho.

1.1.6.3. Phát triển các dịch vụ du lịch

Phát triển hoạt động kinh doanh lưu trú tại địa phương đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi cho du khách. Phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành và vận tải hành khách đáp ứng nhu cầu đi lại của du khách đến các điểm tham quan. Phát triển hoạt động kinh doanh ẩm thực, vui chơi giải trí, quà lưu niệm phục vụ nhu cầu du khách.


1.1.6.4. Hệ thống cơ sở vật chất du lịch

Được tạo ra là yếu tố quan trọng tác động đến mức độ thỏa mãn nhu cầu của du khách bởi năng lực và tính tiện ích của nó. Có ba yếu tố cấu thành để tạo nên sản phẩm và dịch vụ du lịch thoản mãn nhu cầu của du khách. Đó là: Tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất-kỹ thuật du lịch, lao động trong du lịch. Như vậy, cơ sở vật chất-kỹ thuật là yếu tố quan trọng, không thể thiếu.

1.1.6.5. Tổ chức quản lý nhà nước về du lịch và nguồn lao động du lịch

Tổ chức quản lý nhà nước về du lịch và nguồn lao động du lịch là nguồn tài nguyên giữ vai trò quan trọng và mang tính quyết định sự phát triển du lịch của mỗi quốc gia cũng như mỗi địa phương.

Tổ chức quản lý nhà nước về du lịch bao gồm mô hình tổ chức quản lý, các cán bộ quản lý, nội dung, nhiệm vụ và cách thứ quản lý sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp đến tất cả mọi hoạt động du lịch ở mỗi địa phương cũng như quốc gia. Ở các địa phương, các quốc gia có bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về du lịch ổn định, hợp lý, khoa học, đội ngũ quản lý có chất lượng chuyên môn nghiệp vụ cao, phẩm chất tốt, làm việc hiệu quả, đảm bảo quản lý điều hành, theo dõi giám sát chặt chẽ mọi hoạt động trong ngành Du lịch chắc chắn ngành Du lịch sẽ đạt được hiệu quả cao về nhiều mặt.

1.1.6.6. Đầu tư phát triển du lịch

Đầu tư cơ sở hạ tầng công cộng nhằm cung cấp tốt nhất các dịch vụ công và đầu tư cho phát triển các cơ sở du lịch vừa đảm bảo phục vụ tốt cho du khách vừa đảm bảo giữ chân du khách đến với địa phương.

Cụ thể đầu tư cho một số ngành:

- Đầu tư cho sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng và bảo vệ môi trường;

- Đầu tư cho sức khoẻ con người và phát triển trí tuệ văn hoá xã hội;

- Đầu tư khác như: đầu tư cho bộ máy quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, hợp tác quốc tế,..


- Đầu tư phát triển du lịch không chỉ giúp gia tăng về quy mô phát triển du lịch mà còn bảo đảm chất lượng các sản phẩm du lịch.

- Đầu tư phát triển du lịch trong nhiều trường hợp còn bao gồm cả đầu tư cho nguồn nhân lực. Nếu không có khoản đầu tư này sẽ khó bảo đảm chất lượng của dịch vụ du lịch.

1.1.6.7. Liên kết phát triển du lịch

Liên kết là xu hướng tất yếu để phát triển mọi lĩnh vực, trong đó có du lịch. Dựa vào liên kết có thể khai thác tốt lợi thế của nhau và góp phần quan trọng hạn chế tối đa những nhược điểm.

1.1.7. Những hạn chế của phát triển du lịch

1.1.7.1. Nguy cơ nảy sinh lạm phát cục bộ

Du lịch phát triển là nguyên nhân làm gia tăng lạm phát. Khi khách du lịch đến và tiêu tiền tại điểm đến du lịch, họ đã chuyển một lượng tiền tệ lớn đến nơi đó hoặc vào nền kinh tế của một quốc gia. Trong khi đó nếu khối lượng hàng hóa cung ứng không gia tăng một cách tương ứng thì sẽ dẫn đến nguy cơ trình trạng lạm phát một cách cục bộ tại nơi khách đến. Đặc biệt đối với những loại hàng hóa mà du khách ưa tiêu dùng.

Khách du lịch thường có khả năng thanh toán cao nên có cách sống của những người có thu nhập cao. Du lịch phát triển, những người làm du lịch cũng sẽ có thu nhập cao và chịu ảnh hưởng của lối sống của du khách. Hai đối tượng này sẽ tạo ảnh hưởng, làm cho những tầng lớp khác, những cư dân vùng du lịch sống với nhu cầu cuộc sống cao hơn mức xã hội cho phép.

1.1.7.2. Nguy cơ lãng phí vốn đầu tư

Trong phát triển du lịch cần phải có một chiến lược hoạch định đúng đắn và khoa học, trên cơ sở đó các nhà đầu tư sẽ định hướng hoạt động đầu tư một cách tương xứng với tiềm năng du lịch của một địa phương. Ngược lại, nếu thiếu sự định hướng đúng, sẽ dễ dẫn đến tình trạng đầu tư xây dựng phát


triển các cơ sở kinh doanh du lịch một cách ồ ạt, không tương xứng với tiềm năng thì nguy cơ hoạt động thua lỗ là rất lớn.

1.1.7.3. Nguy cơ ô nhiễm môi trường

Bên cạnh những tác động tích cực, hoạt động du lịch đã có những tác động tiêu cực nhất định đến môi trường do tốc độ phát triển quá nhanh trong điều kiện còn thiếu phương tiện xử lý môi trường, nhận thức của con người và biện pháp, công cụ quản lý nhà nước về môi trường còn hạn chế.

1.1.7.4. Du nhập văn hoá không phù hợp với thuần phong mỹ tục

Du lịch phát triển sẽ tạo ra sự hội nhập của các vùng văn hóa, từ đó sẽ có nguy cơ những luồng văn hóa không lành mạnh ảnh hưởng đến đời sống văn hóa của người dân địa phương (lối sống, cách ăn mặc, ứng xử, quan hệ cộng đồng...).

1.1.7.5. Nguy cơ giảm giá trị các tác phẩm nghệ thuật và đồ thủ công

Trong nhiều trường hợp, các tác phẩm nghệ thuật sản xuất để bán cho du khách trở nên ít chi tiết, ít cẩn thận và ít chân thực. Vì họ cho rằng du khách sẽ mua bất kỳ thứ gì tại nơi đến du lịch. Không những vậy, việc sản xuất đồ thủ công, tác phẩm nghệ thuật với số lượng lớn, làm bằng máy móc thay vì thủ công, các tác phẩm nghệ thuật đã bị thương mại hoá, làm giảm giá trị của các tác phẩm nghệ thuật đó.

Như vậy, điều quan trọng là khi phát triển du lịch, ngành Du lịch và Nhà nước cần phải khắc phục được những hạn chế về kinh tế, môi trường, văn hóa...

1.2. Cơ sở thực tiễn cho phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ

1.2.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch ở nước Lào và Việt Nam

1.2.1.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch ở nước Lào

Kinh nghiệm tại khu du lịch Văng Viêng Lào, các hoạt động du lịch mang tính phổ biến trong vài thập niên trở lại đây. Tạo nên thành thị mới sôi động có sức thu hút, lôi cuốn ngày càng nhiều du khách trong nước và quốc


tế, nhất là du khách quốc tế. Mới đầu các điểm du lịch của Văng Viêng chủ yếu là phục vụ người dân địa phương. Cùng với sự phát triển của du lịch thì các điểm này phát triển nhờ khách du lịch đến tham quan Văng Viêng. Đồng thời Văng Viêng không chỉ là điểm đến của khách du lịch mà còn là điểm xuất phát cho các chuyến du lịch đến Luang Pra Bang. Đó chính là "cổng vào" để hình thành chương trình du lịch của du khách quốc tế và trong nước. Chính vì vậy đã tập trung làm tốt một số mặt sau đây:

+ Tạo ra các "cổng vào" thuận tiện, dễ dàng, nhanh chóng cho du khách vào tham quan, mua sắm.

+ Xây dựng các cơ sở lưu trú theo quy hoạch, phù hợp với đối tượng khách đến Văng Viêng.

+ Quy hoạch, nâng cấp các điểm tham quan du lịch, các điểm vui chơi giải trí trong thành phố và các điểm phụ cận phục vụ khách.

+ Xây dựng các trung tâm thương mại, trung tâm hội chợ triển lãm và trung tâm hội nghị phục vụ du khách.

+ Đa dạng hoá các cơ sở kinh doanh du lịch lưu hành.

+ Xây dựng các cơ chế, chính sách hợp lý tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

1.2.1. 2 Kinh nghiệm phát triển du lịch ở Việt Nam

Kinh nghiệm phát triển du lịch ở Việt Nam, sử dụng rất nhiều hình thức phục vụ khách, với nhiều hình thức độc đáo, nên đã thu hút được lượng khách trong nước và quốc tế đến ngày càng đồng. Như ở Việt Nam có các cửa hàng miễn thuế, bán các sản phẩm truyền thống giá rẻ, chất lượng cao, các mặt hàng xa xỉ phẩm của các nước nổi tiếng, quần áo hợp thời trang nhằm thu hút khách du lịch, tư tưởng chỉ đạo dịch vụ của Việt Nam là: luôn luôn tìm cách thoả mãn một cách tối đa nhu cầu của khách cả về vật chất lẫn tinh thần, tâm lý; khẩu hiệu phục vụ khách là "gây ấn tượng tốt cho khách ngay từ bước chân đầu tiên và làm cho khách hài lòng đến bước chân cuối cùng".

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/10/2023