Đặc Điểm Hệ Thống Khách Sạn Tại Bà Rịa – Vũng Tàu


Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1- Mô tả địa bàn nghiên cứu


4.1.1. Đặc điểm vị trí địa lý Bà Rịa – Vũng Tàu


4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên


Vị trí địa lý


Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ, thuộc vùng kinh tế Đông Nam Bộ và nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Phía Bắc của tỉnh giáp tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận, phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai, phía Nam giáp Bà Rịa - Vũng Tàu, phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông với đường bờ biển dài 192 km. Ngoài khơi có đảo Phú Quý cách thành phố Phan Thiết 120 km. Trung tâm tỉnh cách thành phố Hồ Chí Minh 200 km, cách thành phố Nha Trang 250 km, có quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam chạy qua nối Bà Rịa – Vũng Tàu với các tỉnh phía Bắc và phía Nam của cả nước, quốc lộ 28 nối liền thành phố Phan Thiết với các tỉnh Nam Tây Nguyên, quốc lộ 55 nối với trung tâm dịch vụ dầu khí và du lịch Vũng Tàu

Với vị trí trên, bên cạnh mối quan hệ kinh tế truyền thống với địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam, Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ có điều kiện mở rộng mối quan hệ giao lưu phát triển kinh tế với các tỉnh Tây Nguyên và cả nước. Sức hút của thành phố và trung tâm phát triển như thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Nha Trang đã tạo điều kiện cho tỉnh đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, tiếp thu nhanh khoa học và kỹ thuật.

Đặc điểm địa hình


Đại bộ phận lãnh thổ là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, địa hình hẹp ngang kéo theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, phân hóa thành 4 dạng địa hình: đất cát và cồn cát ven biển chiếm 18,22% diện tích đất tự nhiên, đồng bằng phù sa chiếm 9,43% diện tích đất tự nhiên, vùng đồi gò chiếm 31,65% diện tích đất tự nhiên, vùng núi thấp chiếm 40,7% diện tích đất tự nhiên. Với địa hình này đã tạo điều kiện cho tỉnh phát triển kinh tế đa dạng.


Khí hậu


Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong khu khu vực có vùng khô nhất cả nước, nhiều gió, nhiều nắng, không có mùa đông, nhiệt độ trung bình là 26,50C - 27,50C; lượng mưa trung bình là 800 - 1600mm/năm, thấp hơn trung bình cả nước (1900 mm/năm.

4.1.1.2- Tài nguyên thiên nhiên


Tài nguyên đất


Với diện tích 785.462 ha, Bà Rịa – Vũng Tàu có 10 loại đất với 20 tổ đất khác nhau: đất cát, cồn cát ven biển và đất mặn phân bố dọc theo bờ biển từ Nam Tuy Phong đến Hàm Tân, diện tích là 146,5 nghìn ha (18,3 % diện tích đất toàn tỉnh), với loại đất này có thể phát triển mô hình trồng cây ăn quả và các loại hoa mùa như dưa, hạt đậu các loại...; trên đất lợ có thể làm muối hoặc nuôi tôm nước lợ; đất phù sa với diện tích 75.400 ha (9,43% đất toàn tỉnh) phân bố ở vùng đồng bằng ven biển và vùng thung lũng sông La Ngà, diện tích đất này trồng được lúa nước, hoa màu và cây ăn quả...; đất xám có diện tích là 151.000 ha (19,22 % diện tích đất toàn tỉnh), phân bố hầu hết trên địa bàn các huyện, thuận lợi cho việc phát triển cây điều, cao su, cây ăn quả và các loại cây có giá trị kinh tế cao. Diện tích còn lại chủ yếu là đồi núi, đất đỏ vàng, đất nâu vùng bán khô hạn... Những loại đất này sử dụng vào mục đích nông - lâm nghiệp

Tài nguyên rừng


Theo kết quả kiểm kê hiện trạng rừng năm 1999, diện tích đất rừng của tỉnh là

368.319 ha; diện tích đất rừng tự nhiên là 344.385 ha với tổng trữ lượng gỗ trên 19 triệu m3 và trên 95 triệu cây tre, nứa. Kiểu rừng gỗ lá rộng, kiểu rừng rụng lá, kiểu rừng hỗn giao lá kim chiếm ưu thế; kiểu rừng hỗn giao và tre nứa thuần lợi. Điều này lưu ý là hiện nay đang diễn ra tình trạng giảm diện tích rừng giàu, rừng trung bình và tăng diện tích rừng hỗn giao tre, nứa và rừng trồng nguyên liệu.

Tài nguyên khoáng sản


Bà Rịa – Vũng Tàu có nhiều tích tụ khoáng sản đa dạng về chủng loại: vàng, wolfram, chì, kẽm, nước khoáng và các phi khoáng khác. Trong đó, nước khoáng, sét, đất xây dựng có giá trị thương nghiệp và công nghiệp

Trữ lượng sa khoáng ilmenít là 1,08 triệu tấn, zicon 193.000 tấn, đi cùng với zicon còn có nhiều monazít và đất hiếm. Nguồn khoáng sản rất lớn của Bà Rịa – Vũng Tàu là thủy tinh với tổng trữ lượng 496 triệu m3 cấp P2, hàm lượng SiO2. Nó có thể đáp ứng được yêu cầu sản xuất thủy tinh cao cấp và kính dân dụng hoặc sản xuất nguyên liệu. Khoáng vật liệu xây dựng có các kết vôi 3,9 triệu m3 cấp P2 phân bố ở Vĩnh Hảo và Phước Thế, đá vôi san hô (Tuy Phong), sét gạch ngói phân bố ở nhiều nơi; đá xây dựng và trang trí ở Tà Kóu trữ lượng 45 triệu m3, núi nhọn (Hàm Tân) trữ lượng cấp P là 30 triệu m3

Bên cạnh đó, tỉnh còn có nhiều mỏ nước khoáng có trữ lượng lớn và chất lượng tốt, có khả năng khai thác thương mại sản xuất nước giải khát, sản xuất tảo, phục vụ dịch vụ tắm chữa bệnh và nghỉ dưỡng. Riêng 3 điểm nước suối Vĩnh Hảo, Văn Lâm, Hàm Cường và Đa Kai là các mỏ nước khoáng loại cácbonát - batri được dùng sản xuất nước giải khát với khả năng khai thác hàng năm khoảng 300 triệu lít.

4.1.2- Tiềm năng du lịch


Bà Rịa – Vũng Tàu là một tỉnh có nhiều tiềm năng, tài nguyên lợi thế cho phát triển du lịch; tiềm năng về nhân văn, tính ngưỡng, di tích lịch sử phục vụ cho phát triển loại hình du lịch tham quan nghiên cứu như: lịch sử văn hóa về dân tộc Chăm, chùa Hang, dinh Thầy Thím, lầu ông Hoàng gắn với nhà thơ Hàn Mặc Tử, di tích và lễ hội nghinh Ông... Có bờ biển dài gần 200 km với nhiều bãi biển sạch đẹp, đồi cát, rừng cây ven biển, có suối nước nóng, nước khoáng... phát triển nhiều loại hình du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và chữa bệnh. Có nhiều hồ, thác nước và rừng thích hợp cho các loại hình du lịch sinh thái

Với lợi thế nhờ vị trí nằm giữa tam giác du lịch thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu - Đà Lạt – Nha Trang, với khoảng cách di chuyển không dài (2 - 4 tiếng đồng hồ), với hệ thống giao thông, đường bộ vừa được nâng cấp rất thuận lợi cho việc di


chuyển và cùng với tiềm năng, tài nguyên du lịch như trên, trong những năm gần đây tỉnh đã tập trung quy hoạch, nâng cấp tôn tạo kết cấu hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ trong các khu du lịch thực hiện nhiều giải pháp, chính sách tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư... Những việc làm này đã và đang tạo cho tỉnh một lợi thế so sánh rất lớn về du lịch, có sức hấp dẫn, thu hút nhiều nhà đầu tư.

Du lịch tỉnh đã và đang đạt mức độ phát triển nhanh cả về đầu tư cơ sở vật chất và lượng khách đến ngày càng được nâng lên. Hiện nay, toàn tỉnh đã thu hút được trên 250 dự án đầu tư phát triển du lịch tập trung tại các khu du lịch Phan Thiết - Mũi Né, Tiến Thành, Hàm Thuận Nam. Trong đó, khoảng 60 dự án đã đi vào hoạt động. Nhiều dự án có quy mô lớn từ 50 - 220 ha. Lượng khách đến tham quan, nghỉ dưỡng tăng bình quân hàng năm 25 - 30%, trong đó khách du lịch quốc tế chiếm 7 - 8%; công suất huy động buồng, phòng bình quân đạt trên 60%.

4.1.2.1- Đặc điểm hệ thống khách sạn tại Bà Rịa – Vũng Tàu


Theo thống kê chính thức của Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu, tại Bà Rịa – Vũng Tàu tính đến hết năm 2019 hiện có 477 cơ sở lưu trú tổng số phòng 14.405 phòng, trong đó 3 - khách sạn 5 sao; 29 - khách sạn 4 sao; 20 - khách sạn 3 sao; 35 - khách sạn 2 sao; 41 - khách sạn 1 sao và 112 nhà nghỉ bình dân phục vụ du lịch

Đặc điểm phát triển của hệ thống khách sạn tại Bà Rịa – Vũng Tàu từ 2007 đến 2019, bảng 4.1

Bảng 4.1. Tình hình phát triển hệ thống khách sạn tại BR-VT từ 2007 – 2019



Năm


CSLT


5 sao


4 sao


3

sao


2 sao


1 sao

Nhà nghỉ du lịch

Chưa xếp hạng

Số phòng

2007

110


4

9

21

14

12

50

3431

2008

125


6

9

25

17

12

56

4240

2009

131


8

10

25

20

14

54

4575

2010

134


10

11

24

20

16

53

5009

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Nâng cao chất lượng dịch vụ khách sạn phục vụ khách du lịch đến Bà Rịa – Vũng Tàu - 7


2011

137


12

12

23

19

16

55

5903

2012

160


13

11

25

23

32

56

6890

2013

186


14

11

29

26

47

59

7541

2014

210

1

16

12

28

31

57

65

8583

2015

227

3

19

12

30

32

64

67

9259

2016

271

3

25

11

34

30

51

99

10401

2017

290

3

27

11

34

37

52

95

11127

2018

425

3

29

18

34

39

67

196

13334

2019

475

3

28

19

34

42

73

236

14289

Tốc độ tăng bình quân (%)

12,94

24,57

17,60

6,42

4,10

9,59

16,24

13,81

12,62


Qua bảng 4.1, chúng ta thấy tốc độ tăng bình quân của hệ thống khách sạn tại Bà Rịa – Vũng Tàu từ năm 2007 đến 2019 tăng bình quân mỗi năm 12,94% - trung bình mỗi năm có hơn 30 cơ sở lưu trú được xây dựng và hình thành. Trong đó, khách sạn 5 sao tăng nhanh nhất mặc dù mới chỉ có tại Bà Rịa – Vũng Tàu từ năm 2014 (bình quân mỗi năm tăng 24,57%). Khách sạn 4 sao cũng có tốc độ tăng mạnh (bình quân mỗi năm tăng 17,60%). Nhà nghỉ bình dân và nhà nghỉ trưa xếp hạng cũng tăng mạnh, tốc độ tăng bình quân mỗi năm là 16,24% cho nhà nghỉ bình dân và 13,81% cho nhà nghỉ chưa xếp hạng. Đặc biệt hệ thống khách sạn 3 sao, 2 sao và 1 sao có tốc độ tăng chậm hơn (6,42% - cho 3 sao; 4,10% - cho 2 sao; 9,59% - cho 1 sao). Nhìn chung, hệ thống khách sạn tại Bà Rịa – Vũng Tàu trong những năm qua đều tăng hàng năm.

Trong nghiên cứu hiện tại, tác giả đã xác định đối tượng nghiên cứu là khách sạn 2 sao trở lên. Với đặc điểm như bảng 4.1, người nghiên cứu khẳng định đề tài khả thi vì số lượng khách sạn 2 sao trở lên tại Bà Rịa – Vũng Tàu khá lớn, đủ cho quá trình thu thập thông tin bằng mẫu.


4.1.2.2- Đặc điểm khách sạn du lịch nội địa tại Bà Rịa – Vũng Tàu


Nghiên cứu hiện tại đã xác định khung mẫu là khách du lịch nội địa tại Bà Rịa

– Vũng Tàu. Theo thống kê của Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu, tại Bà Rịa – Vũng Tàu tính trong 6 tháng đầu năm 2019 hiện có 2.278.392 lượt khách du lịch nội địa đến Bà Rịa – Vũng Tàu. Tình hình phát triển số lượng khách du lịch nội địa đến Bà Rịa – Vũng Tàu từ năm 2007 đến 2019 như sau, bảng 4.2:

Bảng 4.2. Tình hình phát triển số lượng khách du lịch nội địa Đến Bà Rịa – Vũng Tàu từ 2007 – 2019


Năm

Khách nội địa đến Bà Rịa – Vũng Tàu (lượt)

2007

1122907

2008

1401590

2009

1623125

2010

1804700

2011

1979106

2012

2264000

2013

2502338

2014

2800008

2015

3144785

2016

3354029

2017

3701375

2018

3994084

2019

4541582

Tốc độ tăng bình quân (%)


12,35

Từ bảng trên, chúng ta thấy hàng năm từ 2007 đến 2019, du khách nội địa đến Bà Rịa – Vũng Tàu đều tăng qua các năm - bình quân mỗi năm tăng 12,35% tương ứng với 284.890 lượt khách mỗi năm. Điều này cho thấy, việc tiếp cận với đối tượng


điều tra để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu hiện tại là hoàn toàn thuận lợi. Người nghiên cứu có thể thực hiện đủ số lượng quan sát cần thiết cho đề tài.

4.2- Đặc điểm mẫu điều tra


Người nghiên cứu tiến hành lấy mẫu theo phương pháp thuận tiện và áp dụng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp từng đối tượng (các đáp viên). Kết quả 445 bảng câu hỏi (quan sát) đạt yêu cầu. Các tỷ lệ phân bổ trong mẫu như sau (bảng 4.3)

Bảng 4.3: Phân bổ mẫu điều tra


Tiêu thức


Biểu hiện


Số quan sát

Tỷ trọng quan sát trong mẫu (%)


Khách sạn đang lưu trú của đáp viên

2

46

10,3

3

178

40,0

4

109

24,5

5

112

25,2

Tổng

445

100,0


Nơi thường trú của đáp viên

Miền Bắc

141

31,7

Miền Trung

86

19,3

Miền Nam

218

49,0

Tổng

445

100,0


Mục đích đến Bà Rịa – Vũng Tàu của đáp viên

Du lịch

403

90,6

Làm việc

29

6,5

Thăm thân

13

2,9

Tổng

445

100,0


Đặc điểm phân bổ mẫu như sau:


- Theo tiêu thức loại khách sạn đang lưu trú: số quan sát có tỷ lệ cao thuộc loại khách sạn lưu trú tại khách sạn 3 sao, với khách sạn 4 sao và 5 sao - tỷ lệ quan sát


trong mẫu chiếm tỷ lệ thấp hơn. Đặc biệt quan sát là khách lưu trú tại khách sạn 2 sao có tỷ lệ khá thấp chỉ 10,3% trong mẫu.

- Theo tiêu thức nơi thường trú của khách: Quan sát là khách từ miền Nam tới là nhiều nhất và thấp nhất là miền Trung.

- Theo tiêu thức mục đích đến Bà Rịa – Vũng Tàu của khách lưu trú tại khách sạn: đa số là khách lưu trú với mục đích là đi du lịch, còn mục đích đến Bà Rịa – Vũng Tàu vì công việc hay thăm thân là rất ít.

Tỷ lệ phân bổ trong mẫu thể hiện mẫu được phân bổ hoàn toàn hợp lý và thông tin trong mẫu đủ điều kiện đại diện cho cả tổng thể. Tổng số quan sát là 445 đơn vị đủ độ tin cậy cho các kết quả phân tích dữ liệu (mô hình nghiên cứu được sử dụng xác định gồm 34 biến quan sát - chương III).

4.3- Kết quả phân tích dữ liệu


4.3.1- Phân tích bằng hệ số Cronbach Alpha


Tiêu chuẩn trong phân tích được tác giả xác định là mỗi nhân tố phải có hệ số Alpha trên 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của mỗi chỉ báo trên 0,3 (theo Trọng và Ngọc, 2005).

Kết quả phân tích bằng hệ số Cronbach Alpha (phụ lục 4) cho thấy trong mỗi nhân tố mặc dù hệ số Alpha đều đặt trên yêu cầu (trên 0,6) và hệ số tương quan biến tổng đều trên 0,3, nhưng nếu thực hiện loại một vài chỉ báo trong các nhân tố thì hệ số Alpha sẽ đạt cao hơn, vì thế người nghiên cứu thực hiện loại biến, cụ thể như sau: (bảng 4.4)

Bảng 4.4: Kết quả phân tích bằng hệ số Cronbach Alpha




Ký hiệu

Alpha nếu loại biến (trước khi

loại biến

Mức độ đáp ứng

Cronbach Alpha


0,841

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 28/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí